Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

23/10/201015:18(Xem: 8711)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Kinh Pháp Hoa ở Việt Nam đã có nhiều nhà giảng giải. Tuynhiên, hôm nay tôi giảng kinh Pháp Hoa theo cái nhìn của Thiền tông. Nếu quí vịnghe, thấy có chỗ dị biệt, chớ lấy làm lạ. Vì, đó là điểm đặc trưng của tinhthần triển khai kinh điển theo chỗ thông hội lý kinh của người giảng giải.

LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ KINH:

KinhPháp Hoa nguyên chữ Phạn (Sanskrit) tênSaddharmapundarikaSutra, được dịch ra chữ Hán bởi nhiều dịch giả vớinhiều bản khác nhau. Hiện nay còn đang lưu hành ba bản:

1.- Chánh Pháp Hoa Kinh, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vàođời Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Khang tại Đôn Hoàng, gồm mười quyển.

2.- Diệu Pháp Liên Hoa Kinh,do ngài Cưu-ma-la-thập dịch, vào đời Diêu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy và Long An(khoảng 396-397 Tây lịch) tại Trường An, gồm bảy quyển, sau thêm thành támquyển.

3.-Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do hai ngài Xà-na và Cấp-đa dịch vào đời Tùy, niênhiệu Nhân Thọ (khoảng 601 Tây lịch), tại chùa Đại Hưng Thiện, gồm bảy quyển.

Dịchtừ Hán văn ra Việt văn có những bản sau đây:

1/ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Đoàn Trung Còn dịch, xuấtbản vào năm 1936. Bản dịch này, dung hợp bản Hán văn của Cưu-ma-la-thập và bảnPháp văn của Eugène Bournouf.

2/ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnhdịch, xuất bản năm 1948. Bản dịch này căn cứ theo bản Hán văn của ngàiCưu-ma-la-thập.

3/ Pháp Hoa Huyền Nghĩa do Mai Thọ Truyền tuyển dịch,xuất bản năm 1964, ông dung hợp nhiều bản Hán văn và Pháp văn để dịch.

4/ Kinh Diệu PhápLiên Hoa Diễn Giải Lục do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch, xuất bản năm 1970,Ngài dịch nguyên bản chữ Hán và chú giải của Đại sư Thái Hư.

Về phẩm loại của những bản dịch Phạn Hán thì bản ChánhPháp Hoa của Trúc Pháp Hộ dịch có hai mươi bảy phẩm, không có phẩm Đề-bà-đạt-đavà phẩm Chúc Lụy là phẩm sau cùng. Bản Diệu Pháp Liên Hoa của hai ngài Xà-na vàCấp-đa dịch đủ hai mươi tám phẩm, có phẩm Đề-bà-đạt-đa và phẩm Chúc Lụy ở vàophẩm thứ hai mươi hai. Bản của ngài Cưu-ma-la-thập dịch, thiếu nửa phần đầu củaphẩm Dược Thảo Dụ, thiếu phần đầu của phẩm Pháp Sư, thiếu phẩm Đề-bà-đạt-đa,thiếu phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn và phẩm Chúc Lụy ở chót. Nhưng sau y cứ vàobản “bối diệp” do Xà-na, Cấp-đa mang tới, Ngài dịch bổ khuyết thêm đầy đủ làhai mươi tám phẩm. Do đó mà sau này được đặt tên là Thiêm Phẩm Pháp Hoa tức làkinh Pháp Hoa thêm một phẩm. Ba bản kinh Pháp Hoa dịch từ chữ Phạn ra chữ Hánđang lưu hành, thì bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Cưu-ma-la-thập dịchđược coi là định bản. Vì đa số tu sĩ cũng như cư sĩ đều dùng bản này để nghiêncứu tụng đọc, bởi văn kinh lưu loát sáng sủa đầy đủ ý nghĩa, lý sâu sắc, đọctụng dễ hiểu dễ nhận.

Bốn bản kinh Pháp Hoa được dịch từ chữ Hán ra chữ Việt màchúng tôi vừa nêu, thì bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, được hầu hếtngười xuất gia cũng như tại gia ở Việt Nam dùng để nghiên cứu học hỏi, trìtụng. Hôm nay giảng kinh Pháp Hoa, chúng tôi cũng dùng bản dịch của Hòa thượngThích Trí Tịnh để cho quí vị dễ theo dõi, dễ hiểu. Hòa thượng Thích Trí Tịnh làngười dày công nghiên cứu và phiên dịch kinh điển, nên có đầy đủ uy tín trênphương diện giáo dục cũng như dịch thuật. Pháp Phật mà Ngài phiên dịch vàtruyền bá hầu hết chúng ta đều tin tưởng, nên bản dịch của Ngài được mọi ngườitin cậy nhất. Tuy nhiên, một bản dịch dày đến năm sáu trăm trang, việc làmnhiều thì không tránh khỏi chút ít sơ sót. Nhưng phần căn bản thì đáng chochúng ta tin tưởng để y theo đó mà tu học.

Kinh Pháp Hoa chẳng những ở Trung Hoa, Tăng Ni Phật tửquí trọng, mà khi truyền sang Việt Nam cũng được các chùa kính trọng, nên haytổ chức các đạo tràng Pháp Hoa hay hội Pháp Hoa để trì tụng. Ở Nhật Bản, kinhPháp Hoa cũng được tôn trọng nên có ra đời một phái tên Nhật Liên Tông, chuyêntrì kinh Pháp Hoa và niệm câu Nam-mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Sớ giải kinh Pháp Hoa thì ở Trung Hoa có cả trăm nhà sớgiải. Nhưng hai bộ sách được quí trọng, phổ biến rộng rãi là Pháp Hoa HuyềnNghĩa, do Thiên Thai Trí Giả đại sư sớ giải và bộ Pháp Hoa Huyền Tán, do ngàiKhuy Cơ đệ tử ngài Huyền Trang sớ giải.

TÊN KINH:

Tên kinh, bản chữ Hán nói đủ là “Diệu Pháp Liên Hoa GiáoBồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”, gọi tắt là Diệu Pháp Liên Hoa, nói gọn nữa làkinh Pháp Hoa. Tên kinh được cấu tạo theo đề ghép, thuộc loại pháp dụ. DiệuPháp là pháp, Liên Hoa là dụ. Theo kinh Pháp Hoa, Diệu Pháp là Tri kiến Phật cósẵn nơi mỗi chúng sanh, còn gọi là Pháp thân thanh tịnh hay Phật tánh... Nếungười nhận ra Tri kiến Phật thì không còn kẹt trong pháp đối đãi hai bên củaphàm phu. Liên Hoa là dụ, sở dĩ dụ Tri kiến Phật như hoa sen, vì hoa sen cónhững đặc điểm như sau:

1/ Nhân quả đồng thời, nghĩa là hoa sen, gương sen cóđồng một lúc, không giống như những hoa khác khi nở, cánh hoa tàn rồi mới tượngnụ thành trái. Gương sen đã có sẵn trong hoa, vì cánh hoa chưa rụng nên gươngchưa lộ ra. Nếu cánh hoa rụng hết thì gương sen lộ ra đầy đặn. Cũng vậy, Trikiến Phật có sẵn nơi mỗi chúng sanh, vì vô minh phủ che nên nó không hiện. Nếungười biết tu hành, công phu viên mãn thì Tri kiến Phật hiển hiện tròn sáng. Đólà ý nghĩa nhân quả đồng thời.

2/ Hoa sen mọc trong bùn lầy nhơ nhớp mà không bị hôitanh, vẫn đẹp thơm thanh khiết. Hoa sen được người ưa quí, không phải ở sắcđẹp, mùi thơm như những hoa khác, mà quí ở chỗ hoa mọc từ nơi bùn lầy nhơ nhớpmà vẫn giữ được sắc hương thanh khiết. Cũng giống như thân năm uẩn này, nếunhìn với con mắt giác ngộ thì nó rất ô uế bất tịnh. Tuy nó ô uế bất tịnh, nhưngcó cái hằng thanh tịnh sáng suốt, kinh Pháp Hoa gọi đó là Tri kiến Phật.

3/ Hoa sen có những hoa vượt lên khỏi mặt nước hé nụ, trổhoa, bày gương hạt; lại có những hoa còn đang ở trong nước, và cũng có nhữnghoa vừa nhú lên khỏi bùn. Tất cả những hoa sen ấy, trước sau đều nở hoa sắchương thanh khiết. Cũng vậy, người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát căn cơtuy có sai biệt nhưng ai cũng có Tri kiến Phật, nếu tu hành viên mãn thì thànhPhật.

4/ Hoa sen không bị ong bướm bu đậu và không bị phụ nữdùng để trang điểm. Cũng vậy, Tri kiến Phật là pháp vi diệu nhiệm mầu, không bịbất cứ pháp thế gian nào làm ô nhiễm.

Sở dĩ gọi Tri kiến Phật làDiệu pháp là vì Tri kiến Phật siêu việt trên tất cả pháp đối đãi và không thểso sánh với bất cứ một pháp nào ở thế gian này được. Thiền tông gọi là Bản laidiện mục, là pháp gốc mà tất cả mọi chúng sanh xưa nay ai cũng có sẵn. Nếu tu,sạch hết vô minh vọng tưởng thì Bản lai diện mục hiện tiền. Bài kệ truyền phápmà Phật truyền cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp mở đầu bằng câu: “Pháp bản pháp vôpháp.” Pháp bản là Diệu pháp, gọi nó là pháp mà không phải pháp. Tại sao? Vìpháp ấy không phải là một vật đối đãi theocon mắt phàm tình thế gianthấy biết, nên nói không phải pháp. Pháp gốc là thể của muôn pháp. Diệu phápcũng tương đương nghĩa này. Tương truyền, ngày xưa Thiên Thai Trí Giả đại sưkhi ngộ được kinh Pháp Hoa, Ngài giảng chữ Diệu suốt một tuần lễ. Vì Diệu pháplà thể của muôn pháp nên nói không hết, giảng không cùng, vì vậy nên gọi Trikiến Phật là Diệu pháp và dụ như hoa sen. Ở hội Linh Sơn, Phật giơ cành hoa senlên, đưa mắt nhìn khắp tứ chúng; cả hội chúng lặng im, chỉ có Tôn giả Ma-haCa-diếp nhìn thấy liền chúm chím cười. Phật nhân đó ấn chứng cho Ngài là ngườiđã ngộ được lý Thiền, và được truyền thừa y bát làm Tổ thứ nhất phái Thiềntông. Như vậy, kinh Pháp Hoa được Phật nói ở núi Linh Thứu và dùng hoa sen đểdụ cho Diệu pháp; Tổ Ca-diếp thấy Phật đưa cành hoa sen, Ngài ngộ được Pháp gốc(Diệu pháp) cũng ở núi Linh Thứu. Điều đó cho chúng ta thấy kinh Pháp Hoa cómối liên hệ với Thiền tông rất mật thiết, nên các Thiền sư khi hoằng hóa haydùng hoa sen để ví dụ, như nói: “Hoa sen ở trong lò lửa mà vẫn tươi nhuần.” Lòlửa là chỉ cho thân vô thường, hoa sen thanh khiết chỉ cho Pháp thân thanhtịnh, ý nói từ nơi thân vô thường của mỗi chúng sanh có sẵn Thể bất sanh bấtdiệt hằng thanh tịnh.

Vì kinh Pháp Hoa có mối liên hệ với Thiền tông, nên hômnay chúng tôi giảng kinh Pháp Hoa theo tinh thần Thiền tông. Với con mắt củaThiền tông, chúng ta mới lãnh hội được những biểu trưng kỳ đặc ở trong kinh.Nếu nhìn theo lý thông thường thì không thấy được những ý nghĩa đặc biệt đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]