Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ bảy: Pháp thân

03/05/201320:24(Xem: 11238)
Phẩm thứ bảy: Pháp thân

Kinh Nhập Lăng Già (10 quyển - Quyển 1-6)

Phẩm thứ bảy: Pháp thân

Cư sĩ Tuệ Khai Việt dịch

Nguồn: Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo
Thích Đỗng Minh

Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri! Nguyện xin ngài diễn nói pháp Tự thân sở chứng nội giác tri! Do những pháp gì gọi là pháp thân? Con và tất cả các Bồ tát.v.v... giỏi biết tướng pháp thân của Như Lai để tự thân và người khác đều vào chỗ không nghi hoặc.

Đức Phật bảo Bồ tát Đại Tuệ rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Đại Tuệ! Ông có điều nghi ngờ gì, cứ tùy ý mà hỏi! Ta sẽ vì ông phân biệt.

Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Con xin vâng thọ giáo! - liền bạch đức Phật rằng - Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri! Pháp thân là tác pháp hay chẳng phải tác pháp vậy? Là chính là nhân hay là chính là quả vậy? Là năng kiến hay là sở kiến vậy? Là chính lời nói hay là có thể nói vậy? Là chính là trí hay là sự hay biết (giác) của trí vậy? Những từ cú (lời, câu) như vậy.v.v.... với pháp thân Như Lai là khác hay chẳng khác vậy?

Đức Phật dạy rằng:

- Này Đại Tuệ! Tướng pháp thân của Như Lai Ứng Chánh Biến Tri thì những từ cú như vậy.v.v... chẳng phải tác pháp, chẳng phải chẳng tác pháp, chẳng phải nhân, chẳng phải quả. Vì sao vậy? Vì do nhị biên là có lỗi vậy. Này Đại Tuệ! Nếu nói rằng, Như Lai chính là tác pháp thì tức là vô thường. Nếu vô thường thì tất cả tác pháp nên chính là Như Lai mà Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chẳng hứa (đồng ý) pháp này.

Này Đại Tuệ! Nếu pháp thân của Như Lai chẳng phải là tác pháp thì tức là không thân nên nói rằng, có người tu hành vô lượng công đức tất cả hạnh thì tức là hư vọng.

Này Đại Tuệ! Nếu chẳng tác thì nên đồng với sừng thỏ, thạch nữ sinh con.v.v... Do không tác nhân nên cũng không thân vậy. Này Đại Tuệ! Nếu pháp chẳng phải nhân, chẳng phải quả, chẳng phải có, chẳng phải không mà thể của pháp đó lìa khỏi bốn tướng thì, này Đại Tuệ! Bốn pháp đó gọi là ngôn thuyết của thế gian. Này Đại Tuệ! Nếu pháp lìa khỏi bốn thứ pháp thì pháp đó chỉ có danh tự như thạch nữ sinh con. Này Đại Tuệ! Thạch nữ sinh con.v.v... chỉ là pháp danh tự chương cú nói đồng với bốn pháp. Nếu rơi vào bốn pháp thì bậc trí giả chẳng chọn lấy. Như vậy, tất cả những câu hỏi Như Lai, kẻ trí nên biết!

Đức Phật lại bảo ngài Đại Tuệ - Ta nói tất cả các pháp vô ngã. Ông hãy lắng nghe nghĩa của vô ngã! Phàm vô ngã thì nội thân vô ngã, vậy nên vô ngã! Này Đại Tuệ! Tất cả các pháp tự thân là có, tha thân (thân người khác) là không, tựa như trâu, ngựa. Này Đại Tuệ! Ví như thân trâu chẳng phải là thân ngựa, ngựa cũng chẳng phải trâu. Vậy nên chẳng được nói có hay nói không mà tự thể của chúng chẳng phải là không vậy!?

Này Đại Tuệ! Tất cả các pháp cũng lại như vậy, chẳng phải không thể tướng hay có tự tự thể tướng. Phàm phu ngu si chẳng biết thể tướng các pháp vô ngã, do tâm phân biệt, chẳng phải tâm chẳng phân biệt.

Này Đại Tuệ! Như vậy tất cả pháp trống không, tất cả pháp chẳng sinh, tất cả pháp không thể tướng cũng vậy.

Này Đại Tuệ! Pháp thân Như Lai cũng lại như vậy, ở trong năm ấm chẳng phải một, chẳng phải khác. Này Đại Tuệ! Pháp thân Như Lai với năm ấm là một thì tức là vô thường, do năm ấm chính là pháp sở tác vậy. Pháp thân Như Lai với năm ấm khác thì tức là có hai pháp, chẳng đồng với thể tướng như hai cái sừng con trâu tương tợ chẳng khác, dù thấy có hình thể riêng, dài ngắn hơi khác.

Này Đại Tuệ! Nếu như vậy thì tất cả các pháp nên không khác tưởng nhưng lại có khác tướng như sừng trái con trâu khác sừng phải, sừng phải khác sừng trái. Như vậy tướng dài ngắn đối đãi đều khác biệt. Như hình sắc đủ thứ đó đây sai biệt.

Này Đại Tuệ! Như vậy, tướng của pháp thân Như Lai ở trong năm ấm chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, ở trong giải thoát chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, ở trong Niết Bàn chẳng thể nói một chẳng thể nói khác. Như vậy nương vào giải thoát nói tên tướng của pháp thân Như Lai.

Này Đại Tuệ! Nếu pháp thân Như Lai khác giải thoát thì đồng với sắc tướng tức là vô thường. Nếu pháp thân Như Lai chẳng khác giải thoát thì tức là không sai biệt năng chứng, sở chứng.

Này Đại Tuệ! Nhưng mà người tu hành thì thấy năng chứng và cả sở chứng. Vậy nên chẳng phải một. Này Đại Tuệ! Như vậy biết đến cảnh giới khả tri chẳng phải một, chẳng phải khác. Này Đại Tuệ! Nếu pháp chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải năng kiến, chẳng phải khả kiến (thấy), chẳng phải lìa khỏi ấm giới nhập, chẳng phải tức là ấm giới nhập, chẳng phải danh, chẳng phải cảnh giới, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải đều, chẳng phải chẳng đều, chẳng phải tương tục, chẳng phải chẳng tương tục... qua khỏi tất cả các pháp. Nếu qua khỏi các pháp thì chỉ có cái tên ấy thôi. Nếu chỉ có tên thì pháp đó chẳng sinh ra. Do chẳng sinh ra nên pháp đó chẳng diệt. Do chẳng diệt nên pháp đó thì như hư không bình đẳng.

Này Đại Tuệ! Hư không chẳng phải nhân, chẳng phải quả! Nếu pháp chẳng phải nhân, chẳng phải quả thì pháp đó tức là chẳng thể quan sát mà chẳng thể quan sát thì pháp đó qua khỏi tất cả những hí luận. Nếu qua khỏi tất cả các hí luận thì pháp đó gọi là pháp thân Như Lai. Này Đại Tuệ! Đó gọi là tướng của Pháp thân Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, do qua khỏi tất cả cảnh giới các căn vậy.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Lìa các pháp và căn Phi quả cũng phi nhân Đã lìa giác, sở giác Năng, khả kiến lìa luôn Năm ấm và các duyên Phật không có thấy pháp Nếu không có thấy pháp Làm sao mà biệt phân? Phi tác, phi bất tác Phi quả cũng phi nhân Chẳng (phi) ấm, chẳng lìa ấm Chỗ khác cũng chẳng còn. Những tâm nào phân biệt Phân biệt chẳng thấy được Pháp đó chẳng phải không Các pháp, pháp tự ấy Trước có nên nói không Trước không nên nói có Vậy nên chẳng nói không Cũng chẳng được nói có Mê theo ngã, vô ngã Chỉ chấp trước âm thanh Đó rơi vào nhị biên Vọng nói hoại thế gian Lìa khỏi tất cả lỗi Thì thấy pháp ta liền. Đó gọi là Chánh kiến Chẳng bài báng Thế Tôn (Phật).

Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Thế Tôn vì con giải nói! Nguyện xin đấng Thiện Thệ vì con giải nói! Đức Như Lai đâu đâu cũng nói rằng, các pháp chẳng sinh chẳng diệt.

Thưa đức Thế Tôn! Ngài lại nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì gọi là pháp thân của Như Lai, nên nói chẳng sinh chẳng diệt.

Thưa đức Thế Tôn! Đức Như Lai nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì vì là không pháp nên gọi là chẳng sinh chẳng diệt. Vì là Như Lai khác gọi là chẳng sinh chẳng diệt mà Phật Như Lai thường nói, các pháp chẳng sinh chẳng diệt do lìa khỏi pháp kiến lập có không vậy.

Thưa đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp chẳng sinh thì đây chẳng được nói rằng, tất cả pháp, do tất cả pháp chẳng sinh vậy. Nếu y vào pháp khác có danh này thì thưa đức Thế Tôn nên vì con mà nói.

Đức Phật bảo Bồ tát Đại Tuệ rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Đại Tuệ! Ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói!

Bồ tát Đại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Vâng con xin thọ giáo!

Đức Phật dạy rằng:

- Này Đại Tuệ! Pháp thân Như Lai chẳng phải là không vật chất, cũng chẳng phải là tất cả pháp chẳng sinh chẳng diệt, cũng chẳng được nói rằng, y vào nhân duyên mà có, cũng chẳng phải hư vọng nói chẳng sinh chẳng diệt. Này Đại Tuệ! Ta thường nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì gọi là Ý sinh thân. Pháp thân Như Lai chẳng phải là cảnh giới của các ngoại đạo, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ tát trụ ở Thất Địa cũng chẳng phải cảnh giới. Này Đại Tuệ! Ta nói chẳng sinh chẳng diệt thì tức là tên khác của Như Lai. Này Đại Tuệ! Ví như Thích Đề Hoàn Nhân, Đế Thích, Vương, Bất Lan Đà La, Thủ Trảo, Thân Thể, Địa, Phù Di, Hư Không, Vô Ngại.v.v... những danh hiệu như vậy, danh thì khác mà nghĩa chỉ một, chẳng y vào nhiều danh hiệu mà nói rằng, có nhiều thể Đế Thích vậy!

Này Đại Tuệ! Ta cũng như vậy, ở trong thế giới Ta Bà, với ba atăngkỳ trăm ngàn danh hiệu, phàm phu tuy nói mà chẳng biết là danh hiệu khác của Như Lai.

Này Đại Tuệ! Hoặc có chúng sinh biết Như Lai, có người biết Tự Tại, có người biết Nhất Thiết Trí, có người biết đấng cứu thế gian, có người biết là đấng đạo sư, có người biết là bậc Tướng, có người biết là bậc Thắng, có người biết bậc vi diệu, có người biết là đấng Thế Tôn, có người biết là đức Phật, có người biết là Ngưu Vương, có người biết là Sư Tử, có người biết là tiên nhân, có người biết là đấng Phạm, có người biết là Na la diên (lực sĩ), có người biết là bậc Thắng (lặp lại), có người biết là Ca tỳ la, có người biết là bậc Cứu Cánh, có người biết A lị sấc ni di, có người biết là mặt trăng, có người biết là mặt trời, có người biết là Bà lâu na, có người biết là Tỳ gia ta, có người biết là Đế Thích, có người biết là bậc Lực, có người biết là Biển, có người biết là bậc chẳng sinh, có người biết là bậc chẳng diệt, có người biết là đấng Không, có người biết là Chân Như, có người biết là Thật Tế, có người biết là Niết Bàn, có người biết là Pháp giới, có người biết là Pháp tính, có người biết là đấng Thường Hằng, có người biết là bậc Bình Đẳng, có người biết là đấng Bất Nhị, có người biết là Vô Tướng, có người biết là Duyên, có người biết là Phật thể, có người biết là Nhân, có người biết là giải thoát, có người biết là Đạo, có người biết là Thật Đế, có người biết là Nhất Thiết Trí (lặp lại!), có người biết là Ý sinh thân... Này Đại Tuệ! Đủ thứ những danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Biến Tri như vậy ở trong thế giới Ta Bà và các thế giới khác, hàng ba atăngkỳ trăm ngàn danh hiệu chẳng thêm chẳng bớt mà chúng sinh đều biết, như vầng trăng trong nước chẳng vào chẳng ra mà các phàm phu chẳng hay chẳng biết do rơi vào trong pháp nhị biên tương tục, nhưng họ đều cung kính cúng dường cho ta mà chẳng khéo lý giải được danh tự, câu nghĩa, thủ lấy tướng sai biệt, chẳng thể tự biết, chấp trước danh tự nên hư vọng phân biệt, chẳng sinh chẳng diệt gọi là Không pháp mà chẳng biết đó là tướng sai biệt của danh hiệu Như Lai, như Nhân Đà La, Đế Thích, Vương, Bất Lan Đà La.v.v... Do chẳng thể quyết định danh hiệu cùng chân thật mà thuận theo danh tự âm thanh thủ lấy pháp cũng lại như vậy.

Này Đại Tuệ! Vào đời vị lai, phàm phu ngu si nói lời như vầy: “Như danh nghĩa cũng như vậy” mà họ chẳng biết khác danh có nghĩa. Vì sao vậy? Vì do nghĩa không có thể tướng. Họ lại nói lời này: “Chẳng khác danh tự âm thanh có nghĩa” mà danh tự âm thanh tức là nghĩa. Vì sao vậy? Vì họ chẳng biết thể tướng của danh tự.

Này Đại Tuệ! Người ngu si kia chẳng biết âm thanh tức là sinh, tức là diệt, còn nghĩa thì chẳng sinh diệt vậy.

Này Đại Tuệ! Tính của âm thanh rơi vào danh tự mà nghĩa thì chẳng đồng rơi vào danh tự, do lìa khỏi có không nên vô sinh, vô thể.

Này Đại Tuệ! Như Lai nói pháp nương vào tiếng của mình mà nói, chẳng thấy các chữ là có không nên chẳng chấp trước danh tự. Này Đại Tuệ! Nếu người chấp trước danh tự mà nói thì người đó chẳng gọi là người giỏi nói pháp. Vì sao vậy? Vì pháp không danh tự vậy.

Này Đại Tuệ! Vậy nên trong Kinh ta nói, các đức Phật Như Lai thậm chí chẳng nói một chữ, chẳng bày một danh. Vì sao vậy? Vì các pháp không có chữ, y vào nghĩa không nói, y vào phân biệt thì nói vậy.

Này Đại Tuệ! Nếu chẳng nói pháp thì pháp luân của các đức Phật Như Lai đoạn diệt. Pháp luân đoạn diệt thì cũng không có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát mà không có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát thì vì những người nào? Nói những pháp gì? Những việc gì? Này Đại Tuệ! Vậy nên Đại Bồ tát chẳng nên chấp trước lời nói, danh tự. Này Đại Tuệ! Danh tự chương cú chẳng phải là định pháp, nương vào tâm của chúng sinh mà nói. Các đức Phật Như Lai tùy theo niềm tin của chúng sinh mà nói các pháp. Vì khiến cho họ xa lìa tâm ý, ý thức nên chẳng nói Tự thân nội chứng Thánh trí kiến lập chư pháp, khiến cho họ có thể biết như thật tất cả tướng tịch tịnh của các pháp, chỉ thấy tự tâm giác ngộ sự biết pháp, lìa khỏi hai tướng phân biệt của tâm... các đức Phật chẳng nói như vậy.

Này Đại Tuệ! Đại Bồ tát y vào nghĩa chẳng y vào lời nói. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tùy theo văn tự mà nói thì rơi vào tà kiến, tự thân hoại mất đệ nhất nghĩa đế, cũng hoại mất người khác, khiến cho họ chẳng giác tri.

Này Đại Tuệ! Các ngoại đạo.v.v... đều y vào tự luận dị kiến mà nói năng. Này Đại Tuệ! Ông nên giỏi biết tướng của tất cả Địa, giỏi biết Lạc thuyết biện tài, văn chương từ cú. Giỏi biết tướng của tất cả các Địa rồi, ông tiến đến thủ lấy biện tài Danh cú Lạc Thuyết, giỏi biết nghĩa tướng của các pháp tương ứng. Bấy giờ, tự thân đối với niềm vui pháp vô tướng mà hưởng thọ lạc thọ, trụ ở trong Đại Thừa, khiến cho chúng sinh biết.

Này Đại Tuệ! Chọn lấy Đại Thừa thì tức là nhiếp thọ các đức Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát. Nhiếp thọ các đức Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát thì tức là nhiếp thọ tất cả chúng sinh. Nhiếp thọ tất cả chúng sinh thì tức là nhiếp thọ pháp tạng thắng diệu. Nhiếp thọ pháp tạng thì tức là chẳng đoạn tuyệt Phật chủng. Chẳng đoạn Phật chủng thì chẳng đoạn tất cả chỗ sinh ra thắng diệu. Do chỗ thắng diệu đó là nơi các Bồ tát nguyện sinh ra ở đó nên gặp các chúng sinh trong pháp Đại Thừa, với mười lực tự tại mà tùy theo hình sắc của các chúng sinh và các sử mà có thể tùy theo ứng hiện nói pháp như thật.

Này Đại Tuệ! Pháp như thật là gì? Như thật pháp là chẳng khác, chẳng sai, chẳng thủ, chẳng xả, lìa khỏi các hí luận. Đó gọi là Pháp như thật. Này Đại Tuệ! Thiện nam tử, thiện nữ nhân chẳng chấp trước văn tự, âm thanh, do tất cả pháp không có văn tự vậy.

Này Đại Tuệ! Ví như có người vì bày chỉ vật cho người, dùng ngón tay chỉ bày mà người ngu liền chấp trước ngón tay, chẳng nhân theo ngón tay để thủ lấy vật được chỉ bày.

Này Đại Tuệ! Kẻ phàm phu ngu si cũng lại như vậy, Thanh Văn chấp trước “ngón tay” văn tự, cho đến mạng chung mà chẳng thể bỏ “ngón tay” văn tự để chọn lấy Đệ Nhất Nghĩa.

Này Đại Tuệ! Ví như lúa gạo gọi là thức ăn của phàm phu mà chẳng giã, chẳng thổi nấu thì chẳng thể ăn được. Nếu lúa gạo ấy, có người chưa làm thành đồ ăn mà ăn thì gọi là điên cuồng, cần phải theo thứ lớp... cho đến thổi nấu chín mới thành đồ ăn được.

Này Đại Tuệ! Chẳng sinh chẳng diệt cũng lại như vậy, chẳng tu hạnh phương tiện trí khéo léo thì chẳng được pháp thân đầy đủ trang nghiêm.

Này Đại Tuệ! Người chấp trước danh tự để nói được nghĩa thì như người ngu si kia chẳng biết giã, thổi, nấu mà nuốt lấy những “hạt thóc” văn tự, chẳng được “món ăn” nghĩa. Do ý nghĩa này nên phải học đến nghĩa, chớ chấp trước văn tự.

Này Đại Tuệ! Sở dĩ nói nghĩa là gọi Niết Bàn, nói danh tự là tướng phân biệt, trói buộc sinh ra lý giải của thế gian.

Này Đại Tuệ! Nói đa văn là gọi phương tiện khéo léo của nghĩa, chẳng phải phương tiện khéo âm thanh.

Này Đại Tuệ! Nghĩa phương tiện thì lìa khỏi tất cả tà thuyết của ngoại đạo, cũng chẳng hòa lẫn vào nhau. Nói như vậy thì tự thân chẳng rơi vào tà pháp của ngoại đạo. Này Đại Tuệ! Đó gọi là đa văn (nghe nhiều, học hiểu nhiều) có phương tiện nghĩa.

Này Đại Tuệ! Muốn được nghĩa thì nên phải thân cận bậc trí giả đa văn cúng dường cung kính. Kẻ chấp trước danh tự thì nên phải lìa xa, chẳng nên gần gũi.

Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Tuệ thừa lực chư Phật mà bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Đức Như Lai Thế Tôn nói, tất cả pháp chẳng sinh chẳng diệt chẳng phải là đặc biệt kỳ lạ! Vì sao vậy? Vì tất cả ngoại đạo cũng nói, các nhân chẳng sinh chẳng diệt. Đức Như Lai cũng nói, hư không, chẳng phải số duyên diệt và cõi Niết Bàn chẳng sinh chẳng diệt.

Thưa đức Thế Tôn! Các ngoại đạo cũng nói, y vào các nhân duyên sinh ra các chúng sinh. Đức Như Lai cũng nói, vô minh ái nghiệp phân biệt nhân duyên sinh ra các thế gian. Nếu vậy, đức Như Lai cũng nói nhân duyên danh tự khác nhau, y vào nhân duyên bên ngoài có thể sinh ra các pháp. Ngoại đạo cũng nói, y vào nhân duyên bên ngoài mà sinh ra các pháp. Vậy nên đức Như Lai cùng với ngoại đạo nói không có sai biệt.

Thưa đức Thế Tôn! Ngoại đạo nhân vi trần, Thắng (?), Tự Tại thiên, Phạm thiên.v.v... chung với chín thứ nhân duyên bên ngoài mà nói rằng, các pháp chẳng sinh chẳng diệt. Đức Như Lai cũng nói, tất cả các pháp chẳng sinh chẳng diệt, có - không chẳng thể được, do những bốn đại chẳng diệt. Tự tướng chẳng sinh chẳng diệt, theo đức Phật Như Lai đủ thứ nói khác mà chẳng lìa khỏi lời nói của ngoại đạo mà các ngoại đạo cũng nói, các Đại chẳng lìa khỏi Đại thể. Thưa đức Thế Tôn! Do nghĩa này nên lời nói của đức Như Lai chẳng khác ngoại đạo. Nếu chẳng đồng thì đức Như Lai nên nói lên tướng sở hữu khác. Nếu có tướng khác thì sẽ biết chẳng đồng với lời nói của ngoại đạo.

Thưa đức Thế Tôn! Nếu Phật Như Lai ở trong pháp của mình chẳng nói lên thắng tướng thì trong những ngoại đạo cũng nên có Phật do nói các pháp chẳng sinh chẳng diệt. Đức Như Lai thường nói trong một thế giới mà có nhiều đức Phật cùng ra đời thì không có điều này. Nhưng theo hướng lời nói trên thì trong một thế giới nên có nhiều đức Phật. Vì sao vậy? Vì đã nói có nhân, không nhân không sai khác vậy. Như lời đức Phật nói không hư dối thì tại sao, ở trong pháp của mình, đức Thế Tôn chẳng nói lên thắng tướng (tướng thắng hơn).

Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng:

- Này Đại Tuệ! Lời nói “pháp chẳng sinh chẳng diệt” của ta chẳng đồng với chẳng sinh chẳng diệt của ngoại đạo, cũng chẳng đồng với pháp vô thường chẳng sinh kia. Vì sao vậy? Này Đại Tuệ! Vì các ngoại đạo nói có thể tính thật có chẳng sinh, chẳng biến tướng, còn ta thì chẳng rơi vào trong nhóm bè đảng có, không như vậy.

Này Đại Tuệ! Lời ta nói lìa khỏi pháp có không, lìa khỏi tướng sinh trụ diệt, chẳng phải có, chẳng phải không, thấy tất cả đủ thứ sắc tượng như huyễn như mộng. Vậy nên chẳng được nói cái ấy có hay không.

Này Đại Tuệ! Tại sao chẳng được nói cái ấy có hay không? Vì là thể tướng của sắc có thấy hay chẳng thấy, có thủ lấy hay chẳng thủ lấy vậy. Này Đại Tuệ! Vậy nên ta nói tất cả các pháp chẳng phải có chẳng phải không. Này Đại Tuệ! Do chẳng giác tri mà chỉ là tự tâm phân biệt sinh ra thấy. Tất cả các pháp của thế gian bản lai chẳng sinh diệt mà các phàm phu sinh ra phân biệt, chẳng phải Thánh nhân vậy!

Này Đại Tuệ! Lòng mê hoặc phân biệt nghĩa chẳng thật thì ví như phàm phu thấy thành của Càn thát bà thấy việc tạo tác đủ thứ người huyễn, đủ thứ voi ngựa của nhà huyễn thuật, thấy những thứ ấy vào ra mà hư vọng phân biệt nói lời như vầy: “Những thứ này vào như vầy... như vầy..., ra như vầy... như vầy...” Này Đại Tuệ! Nhưng mà chỗ ấy thật không người ra, vào chỉ là tự tâm thấy mê hoặc phân biệt, pháp sinh pháp chẳng sinh cũng lại như vậy.

Này Đại Tuệ! Nhưng mà chỗ đó thật không cái có này, là không, là các pháp như việc tạo tác huyễn sự của nhà huyễn thuật kia mà nhà huyễn thuật kia chẳng sinh chẳng diệt.

Này Đại Tuệ! Các pháp có không cũng không có cái để làm (sở vi) do lìa khỏi sinh diệt vậy. Chỉ những phàm phu rơi vào tâm điên đảo phân biệt sinh diệt, chẳng phải là Thánh nhân.

Này Đại Tuệ! Điên đảo thì như lòng phân biệt pháp này thì như vậy, như vậy mà pháp kia thì chẳng như vậy, như vậy... cũng chẳng phải điên đảo mà phân biệt điên đảo thì chấp trước các pháp là có, là không, chẳng phải tịch tịnh vậy. Chẳng thấy tịch tịnh thì chẳng thể xa lìa hư vọng phân biệt. Vậy nên, này Đại Tuệ! Thấy tịch tịnh thì gọi là Thắng tướng. Chẳng phải thấy các tướng thì gọi là Thắng tướng. Do chẳng thể đoạn tướng sanh nhân nên, này Đại Tuệ! Nói vô thường là xa lìa tất cả các tâm phân biệt. Vô sinh vô tướng thì chính là điều ta nói, gọi là Niết Bàn.

Này Đại Tuệ! Nói Niết Bàn thì nghĩa là thấy được trụ xứ như thật của các pháp, xa lìa tâm phân biệt, pháp tâm số, nương theo thứ lớp như thật tu hành đối với Tự Nội Thân Thánh Trí Sở Chứng. Ta nói như vậy gọi là Niết Bàn.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Vì ngăn sinh các pháp
Kiến lập pháp vô sinh
Ta nói pháp vô nhân (không có nguyên nhân)
Phàm phu chẳng thể biết.
Ta nói pháp vô nhân
Mà phàm phu chẳng biết
Tất cả pháp chẳng sinh
Cũng chẳng được nói không.
Càn thát bà, mộng, huyễn
Có các pháp không nhân
Các pháp không (trống không) vô tướng.
Làm sao ta nói lên?
Lìa các duyên hòa hợp
Trí tuệ chẳng thể trông (thấy)
Do không vốn chẳng sinh
Vậy nên nói vô thể
Hòa hợp mỗi một duyên
Thấy vật chẳng thể được
Phi ngoại đạo đã nhìn (thấy)
Hòa hợp chẳng thể được.
Mộng, huyễn và mao luânb(vừng lông).
Càn thát bà, ngọn lửa
Vọng thấy mà không nhân
Việc thế gian cũng vậy.
Hàng phục luận không nhân
Thì thành vô sinh nghĩa
Có thể thành vô sinh
Thì pháp ta chẳng diệt.
Nói các luận vô nhân
Ngoại đạo sinh kinh sợ:
Tại sao? Người nào đó?
Nhân gì? Ở đâu thế?
Sinh các pháp vô nhân
(Phi) Chẳng nhân, chẳng(phi)vô nhân
Kẻ trí nếu hay thấy
Hay lìa thấy diệt, sinh.
Không pháp sinh, chẳng sinh
Là không nhân duyên tướng.
Nếu là pháp tự danh
Vô nghĩa là ta nói
(Thì) Phi pháp có vô sinh
Cũng chẳng đợi nhân duyên.
Chẳng (phải) pháp trước có danh
Cũng gọi “bất không thuyết”
Phi cảnh giới Thanh Văn
Bích Chi Phật, ngoại đạo
Trụ ở tại Thất địa
Chỗ đó không tướng sinh.
Lìa các nhân duyên pháp
Vì ngăn các nhân duyên.
Nói kiến lập duy tâm
Tên vô sinh ta nói
Các pháp không nhân duyên
Lìa phân biệt phân biệt
Lìa bè đảng có không
Tên vô sinh ta nói
Các kiến, tâm lìa khỏi
Lìa hai pháp thể luôn
Chuyển thân nương chánh tướng.
Ta nói tên vô sinh.
Ngoài phi thật không thật
Cũng phi sở thủ tâm (chẳng phải cái mà tâm chọn lấy)
Huyễn, mộng và mao luân
Càn thát bà, ngọn lửa
Các kiến xa lìa xong
Gọi là Vô sinh tưởng
Như vậy những pháp không...
Những câu văn nên biết
Phi sinh và không không
Mà không (có) ở sinh không (trống không).
Các nhân duyên hòa hợp
Có diệt và có sinh
Các nhân duyên lìa khỏi
Chẳng diệt cũng chẳng sinh
Lìa nhân duyên không pháp
Lìa hòa hợp không thành (được).
Ngoại đạo vọng phân biệt
Thấy có một, khác liền
Có không chẳng sinh pháp
Chẳng thể được có không
Chỉ hòa hợp các pháp
Mà thấy có diệt, sinh.
Chỉ có ở danh tự
Đắp đổi làm cùm gông (câu tỏa)
Lìa nhân duyên cùm khóa
Sinh pháp chẳng thể thành(được).
Sinh pháp chẳng thấy sinh
Lìa khỏi lỗi ngoại đạo
Ta nói duyên câu tỏa(cùm khóa)
Phàm phu chẳng biết thông.
Nếu lìa duyên câu tỏa
Biệt pháp lại không có
Tức là không nhân duyên
Phá hoại nghĩa khóa duyên
Như đèn hiển hình tượng
Cũng vậy, câu tỏa sinh
Vậy thì lìa câu tỏa
Riêng lại có pháp sinh.
Pháp sinh vốn không thể
Tự tính như hư không
Lìa câu tỏa cầu pháp
Người ngu không biết thông.
Lại có vô sinh khác
Pháp sở đắc Thánh nhân
Pháp sinh, vô sinh đó
Là pháp nhẫn vô sinh.
Nếu thấy các thế gian
Tức là thấy câu tỏa
Tất cả đều câu tỏa
Vậy là định được tâm.
Vô minh và ái nghiệp...
Là câu tỏa bên trong
Dùi, trục, viên bùn, luân (bánh xe)
Chủng tử (hạt giống) đại câu tỏa.
Pháp khác nếu lại có
Mà sinh từ nhân duyên
Lìa khỏi nghĩa câu tỏa
Đó chẳng trụ Thánh giáo.
Nếu pháp sinh là không
Thì đó ai câu tỏa
Đắp đổi mà tương sinh (sinh ra nhau)
Đó gọi nghĩa nhân duyên.
Pháp cứng, ẩm, nóng, động
Phân biệt phàm phu sinh
Lìa tỏa (khóa) lại không pháp
Vậy nên nói Thể không.
Như thuốc trị mọi bệnh
Nương bệnh ra trị phương
Mà luận không sai biệt
Bệnh khác nên khác phương (thuốc).
Ta nghĩ các sinh chúng
Bị nhiễm lỗi não phiền
Biết căn, lực sai biệt
Theo sức thọ nói truyền.
Pháp ta không sai biệt
Nói khác tùy bệnh căn
Ta chỉ Nhất Thừa pháp
Tám Thánh Đạo sạch trong.

Kinh Nhập Lăng Già

- Quyển thứ sáu hết -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]