Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21- 40

25/04/201317:41(Xem: 4815)
21- 40

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG BỐN: Những Thiền Sư Sau Lục Tổ Huệ Năng

CHAPTER FOUR: Zen Masters After the Sixth Patriarch Hui-Neng

21 - 40

21. Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư

Zen master Yuan-Zhi-T’ao-Wu

Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô sanh năm 769 tại Dư Chương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), là đệ tử của Thiền Sư Dược Sơn—Zen Master Yuan-Zhi-T’ao-Wu was born in 769 in Yu-Zhang (now in Jiang-Xi Province), was a disciple of Yao-Shan.

·Một hôm, Dược Sơn hỏi sư: “Ngươi đi về đâu?” Sư thưa: “Đi dạo núi về.” Dược Sơn bảo: “Chẳng rời thất nầy, đem gì về, nói mau!” Sư thưa:

“Sơn thượng điểu nhi đầu tợ tuyết

Gián để du ngư mang bất triệt.”

(Trên núi chim con đầu tợ tuyết

Đáy khe cá lội lo chẳng cùng).

One day, Zen master Yao-Shan asked T’ao-Wu: “Where have you been?” T’ao-Wu said: “Walking on the mountain.” Yao-Shan said: “Without leaving this room, quickly speak!” T’ao-Wu said:

“On the mountain the birds are white as snow.

At the bottom of the brook the fish never stop swimming.”

·Sư cùng Đàm Thạnh đứng hầu Dược Sơn. Dược Sơn bảo: “Chỗ trí chẳng nghĩ đến, tối kỵ, nói tới, nói tới tức đầu mọc sừng, Trí đầu đà (ám chỉ sư) hiểu thế nào?” Sư liền đi ra. Đàm Thạnh hỏi Dược Sơn: “Sư huynh Trí vì sao không đáp lời Hòa Thượng?” Dược Sơn bảo: “Hôm nay ta đau lưng, y đã biết, ngươi hỏi lấy y.” Đàm Thạnh đến hỏi sư: “Vừa rồi, sao sư huynh không đáp lời Hòa Thượng?” Sư bảo: “Huynh đến hỏi Hòa Thượng đi.”—One day, T’ao-Wu and Yun-Yan were with Yao-Shan, Yao-Shan said: “Saying that there is a place where wisdom does not reach violates the taboo. Any saying this will grow horns. Monk Zhi (T’ao-Wu), what do you say?”T’ao-Wu then went out. Yun-Yan then asked Yao-Shan: “Why didn’t elder brother answer you?” Yao-Shan said: “My back hurts today. Anyway, he knows why. Why don’t you go ask him?” Yun-Yan then went to T’ao-Wu and said: “Why didn’t you answer the master today?” T’ao-Wu said: “Go ask the master.” 

·Qui Sơn Linh Hựu hỏi Vân Nham Đàm Thạnh: “Bồ Đề lấy gì làm tòa?” Đàm Thạnh đáp: “Lấy vô vi làm tòa.” Đàm Thạnh lại hỏi Linh Hựu câu ấy. Linh Hựu đáp: “Lấy các pháp không làm tòa.” Linh hựu lại đem câu ấy hỏi sư. Sư đáp: “Ngồi thì cho y ngồi, nằm thì cho y nằm. Có một người chẳng ngồi chẳng nằm, hãy nói mau! Nói mau!” Qui Sơn liền đứng dậy bỏ đi—Kui-Shan asked Yun-Yan: “With what does bodhi sit?” Yun-Yan said: “It sits with nonaction.” Yun-Yan then asked Kui-Shan the same question. Kui-Shan said: “It sits with all empty dharmas.” Yun-Yan then asked T’ao-Wu: “What do you say?” T’ao-Wu said: “Bodhi sits listening to it. Bodhi lies down listening to it. But as for the one who neither sits nor lies down, speak! Speak!” Kui-Shan got up and left.

·Qui Sơn Linh Hựu hỏi sư: “Ở đâu đến?” Sư đáp: “Khán bệnh đến.” Qui Sơn Linh Hựu hỏi: “Có bao nhiêu người bệnh?” Sư đáp: “Có người bệnh, có người chẳng bệnh.” Qui Sơn Linh Hựu nói: “Có người không bệnh đâu không phải Trí đầu đà?” Sư đáp: “bệnh cùng chẳng bệnh đều không can hệ việc nó, nói mau! Nói mau!”—Kui-Shan asked T’ao-Wu: “Where did you go?” T’ao-Wu said: “To see a doctor.” Kui-Shan asked: “How many people are sick?” T’ao-Wu said: “Some are sick, some are not.” Kui-Shan said: “Is one who is not sick has nothing to do with it?”

Sư thị tịch ngày mười tháng chín năm 835—He died on the tenth day of the ninth month in 835.

22. Vô Học Thúy Vi Thiền Sư

Zen Master Wu-Xue-Shui-Wei

Thiền Sư Vô Học Thúy Vi là đệ tử của Thiền Sư Đơn Hà—Zen Master Wu-Xue-Shui-Wei was a disciple of Zen master T’an-Xia.

·Trong buổi gặp gỡ đầu tiên với Thiền Sư Đơn Hà, sư hỏi: “Thế nào là thấy chư Phật?” Đơn Hà quở: “Thật tự đáng thương, cần thiết cầm khăn lau làm gì?” Sư lùi ba bước. Đơn Hà bảo: “Lầm!” Sư tiến tới ba bước. Đơn Hà lại bảo: “Lầm! Lầm!” Sư giở một chân lên, xoay thân một vòng, đi ra. Đơn Hà bảo: “Được tức được, cô phụ chư Phật khác.” Sư do đây lãnh hội ý chỉ, về trụ núi Thúy Vi tại Chung Nam Sơn— Shui-Wei asked T’an-He: “What is the teaching of all Buddhas?” T’an-He exclaimed: “Fortunately, life is fundamentally wonderful. Why do you need to take up a cleaning cloth and broom?” Wu-Xue retreated three steps. T’an-He said: “Wrong.” Wu-Xue again came forward. T’an-He said: “Wrong! Wrong!” Wu-Xue then lifted one foot into the air, spun in a circle and went out. T’an-He said: “Such an answer! It’s turning one’s back on all the Buddhas.” Upon hearing these words, Wu-Xue attained great enlightenment. 

·Thiền sư Đại Đồng đến hỏi sư: “Không biết Nhị Tổ mới thấy Tổ Đạt Ma có sở đắc gì?” Sư bảo: “Nay ngươi thấy ta lại có sở đắc gì?” Đại Đồng đốn ngộ huyền chỉ—When Wu-Xue was abbot of a temple, T’ou-Tzi Yi-Qing said to him: “I’m not clear about what resulted when the Second Patriarch first saw Bodhidharma.” Zen master Wu-Xue said: “Right now you can see mee. What is the result?” At that moment T’ou-Tzi suddenly awakened to the profound mystery.

·Một hôm, sư đi trong pháp đường, Đại Đồng tiến đến trước lễ, thưa: “Mật chỉ từ Ấn Độ qua, Hòa Thượng dạy người thế nào?” Sư dừng bước một chút. Đại Đồng lại thưa: “Xin thầy chỉ dạy.” Sư bảo: “Lại cần cái bầu nước nhỏ thứ hai sao?” Đại Đồng tạ lễ lui ra. Sư bảo: “Chớ lấp gốc.” Đại Đồng thưa: “Thời tiết đến, gốc mầm tự sanh.”—One day, Zen master Shui-Wei was walking in the Dharma hall. T’ou-Tzi walked up in front of him, bowed to him and said: “The essential meaning of the First Patriarch coming from the west, how does the master demonstrate this to people?” The master stopped walking and stood there. T’ou-Tzi said: “Please demonstrate it, Master.” Shui-Wei said: “Do you want another bucket full of polluted water?” T’ou-Tzi then bowed in thanks. Shui-Wei said: “Don’t make matters worse.” T’ou-Tzi said: “It’s the season when seeds grow everywhere.”

Nhơn sư cúng dường La Hán, có vị Tăng hỏi: “Đơn Hà đốt tượng Phật gỗ, Hòa Thượng vì sao cúng dường La Hán?” Sư bảo: “Đốt cũng chẳng đốt đến, cúng dường cũng một bề cúng dường.” Tăng lại hỏi: “Cúng dường La Hán có đến chăng?” Sư bảo: “Ngươi mỗi ngày có an cơm chăng?” Tăng không đáp được. Sư bảo: “Chẳng có bao nhiêu người khôn.”—When Shui-Wei was making offerings to the sacred images, a monk asked: “Zen master T’an-He burn a wooden Buddha. Why then, Master, do you make offerings to the wooden statues?” Shui-Wei said: “Because they won’t burn. But if you want to make them an offering they’ll let you do so.” The monk asked: “If you make an offering to the sacred figures will they come or not?” Shui-Wei said: “Aren’t you able to eat every day?” The monk didn’t answer. Shui-Wei said: “There aren’t many clever ones.”

23. Hoàng Bá Hy Vận

Huang-Po-Hsi-Yun

·Một trong những thiền sư nổi bậc vào đời nhà Đường. Ông là sư phụ của một thiền sư nổi tiếng tên Lâm Tế. Thiền sư Hoàng Bá quê tại tỉnh Phúc Kiến, là đệ tử của Thiền Sư Bá Trượng—One of the outstanding Zen masters during the T’ang dynasty. He was the master of another famous Zen master named Lin-Chi. Zen master Huang-Bo-Xi-Yun was born in Fu-Jian Province, was a disciple of Bai-Zhang.

·Trong khi đi dạo núi Thiên Thai, sư gặp một vị tăng, nói chuyện với nhau như đã quen biết từ lâu, nhìn kỹ là người Mục Quang Xạ. Hai người đồng hành, gặp một khe suối đầy nước chảy mạnh, sư lột mũ chống gậy đứng lại. Vị Tăng kia thúc sư đồng qua, sư bảo: “Huynh cần qua thì tự qua.” Vị Tăng kia liền vén y, bước trên sóng như đi trên đất bằng. Qua đến bờ, vị Tăng kia xây lại hối: “Qua đây! Qua đây!” Sư bảo: “Bậy! Việc ấy tự biết. Nếu tôi sớm biết sẽ chặt bắp đùi huynh.” Vị Tăng kia khen: “Thật là pháp khí Đại Thừa, tôi không bì kịp.” Nói xong, không thấy vị Tăng ấy nữa—While on his journey to Mount T’ien-T’ai, Huang-Bo met another monk. They talked and laugh, just as though they were old friends who had long known one another. Their eyes gleamed with delight as they then set off traveling together. Coming to the fast rapids of a stream, they removed their hats and took up staffs to walk across. The other monk tried to lead Huang-Bo across, saying: “Come over! Come over!” Huang-Bo said: “If Elder Brother wants to go across, then go ahead.” The other monk then began walking across the top of the water, just as though it were dry land. The monk turned to Huang-Bo and said: “Come across! Come across!” Huang-Bo yelled: Ah! You self-saving fellow! If I had known this before I would have chopped off your legs!” The monk cried out: “You’re truly a vessel for the Mahayana, I can’t compare with you!” And so saying, the monk vanished. 

·Một hôm, Bá Trượng hỏi: “Chững chạc to lớn từ đâu đến?” Sư thưa: “Chững chạc to lớn từ Lãnh Nam đến.” Bá Trượng hỏi: “Chững chạc to lớn sẽ vì việc gì?” Sư đáp: “Chững chạc to lớn chẳng vì việc gì khác.” Sư liền lễ bái hỏi: “Từ trước tông thừa chỉ dạy thế nào?” Bá trượng lặng thinh. Sư thưa: “Không thể dạy người sau là dứt hẳn mất.” Bá trượng bảo: “Sẽ nói riêng với ngươi.” Bá Trượng đứng dậy đi vào phương trượng. Sư đi theo sau thưa: “Con đến riêng một mình.” Bá trượng bảo: “Nếu vậy, ngươi sau sẽ không cô phụ ta.”—One day, Bai-Zhang asked: So grand and imposing, where have you come from?” Huang-Bo said: “So grand and imposing, I’ve come from south of the mountains.” Bai-Zhang said: “So grand and imposing, what are you doing?” Huang-Bo said: “So grand and imposing, I’m not doing anything else.” Huang-Bo bowed and said: “From high antiquity, what is the teaching of this order?” Bai-Zhang remained silent. Huang-Bo said: “Don’t allow the descendants to be cut off.” Bai-Zhang then said: “It may be said that you are a person.” Bai-Zhang then arose and returned to his abbot’s quarters. Huang-Bo followed him there and said: “I’ve come with a special purpose.” Bai-Zhang said: “If that’s really so, then hereafter you won’t disappoint me.” 

·Một hôm Bá Trượng hỏi sư: “Ở đâu đến?” Sư thưa: “Nhổ nắm dưới núi Đại Hùng đến.” Bá trượng hỏi: “Lại thấy đại trùng chăng?” Sư làm tiếng cọp rống. Bá trượng cầm búa thủ thế. Sư vỗ vào chân Bá Trượng một cái. Bá trượng cười bỏ đi. Sau đó Bá trượng thượng đường dạy chúng: “Dưới núi Đại Hùng có con đại trùng, các ngươi nên xem. Lão Bá Trượng này hôm nay đích thân bỗng gặp và bị cắn một cái.”—One day, Bai-Zhang asked Huang-Bo: “Where have you been?” Huang-Bo said: “I’ve been picking mushrooms at the base of Mount Great Hero.” Bai-Zhang said: “Did you see a big tiger?” Huang-Bo roared. Bai-Zhang picked up an ax and assumed a pose as if to strike Huang-Bo. Huang-Bo then hit him. Bai-Zhang laughed “Ha, ha,” and returned to his room. Later Bai-Zhang entered the hall and said to the monks: “At the base of Great Hero Mountain there’s a tiger. You monks should go take a look at it. Just today, I myself suffered a bite from it.” 

·Sư ở chỗ Nam Tuyền. Một hôm, toàn chúng đi hái trà, Nam Tuyền hỏi: “Đi đâu?” Sư thưa: “Đi hái trà.” Nam Tuyền lại hỏi: “Đem cái gì hái?” Sư đưa con dao lên. Nam Tuyền bảo: “Tất cả đi hái trà.”—Once, Huang-Bo was at Nan-Quan-Pu-Yuan’s temple and participated in picking tea leaves. Nan-Quan asked him: “Where are you going?” Huang-Bo said: “To pick tea leaves.” Nan-Quan said: “What will you use to pick them?” Huang-Bo took his knife and held it straight up. Nan-Quan said: “You’ve only acted as guest. You haven’t acted as host.” Huang-Bo stabbed three holes in the air. Nan-Quan said: “Everyone is going to pick tea leaves.”

·Hôm nọ, Nam Tuyền bảo sư: “Lão Tăng ngẫu hứng làm bài ca “Chăn Trâu,” mời Trưởng Lão hòa. Sư thưa: “Tôi tự có thầy rồi.”—One day, Nan-Quan said to Huang-Bo: “I have a song called ‘Ode of the Oxherd.’ Can you recite it?” Huang-Bo said: “I am my own teacher right here.” 

·Sư từ giả đi nơi khác, Nam Tuyền tiễn đến cổng, cầm chiếc mũ của sư đưa lên hỏi: “Trưởng Lão thân to lớn mà chiếc mũ nhỏ vậy?” Sư thưa: “Tuy nhiên như thế, đại thiên thế giới đều ở trong ấy.” Nam Tuyền bảo: “Vương Lão Sư vậy.” Sư đội mũ ra đi—Huang-Bo was taking his leave of Nan-Quan. Nan-Quan accompanied Huang-Bo to the monastery gate. Lifting up Huang-Bo’s hat, Nan-Quan said: “Elder, your physical size is not large, but isn’t your hat too small?” Huang-Bo said: “Although that’s true, still the entire universe can fit inside it.” Huang-Bo then put on his hat and left. 

·Một hôm sư thượng đường, đại chúng vân tập, sư bảo: “Các ngươi! Các ngươi muốn cầu cái gì?” Sư cầm trượng đuổi chúng. Đại chúng không tan. Sư lại ngồi xuống bảo: “Các ngươi toàn là bọn ăn hèm, thế mà xưng hành khất để cho người chê cười. Thà cam thấy tám trăm, một ngàn người giải tán, chớ không thể giải tán, không thể chịu sự ồn náo. Ta khi đi hành khất hoặc gặp dưới rễ cỏ có cái ấy, là đem hết tâm tư xem xét nó. Nếu biết ngứa ngáy khả dĩ lấy đãy đựng gạo cúng dường. Trong lúc đó, nếu dễ dàng như các ngươi hiện giờ thì làm gì có việc ngày nay. Các ngươi đã xưng là hành khất, cần phải có chút ít tinh thần như thế, mới có thể biết đạo. Trong nước Đại Đường không có Thiền Sư sao?”—One day, Zen master Huang-Bo entered the hall to speak. When a very large assembly of monks had gathered, he said: “What is it that you people are all seeking here?” He then use his staff to try and drive them away, but they didn’t leave. So Huang-Bo returned to his seat and said: “You people are all dreg-slurpers. If you go on a pilgrimage seeking in this way you’ll just earn people’s laughter. When you see eight hundred or a thousand people gathered somewhere you go there. There’s no telling what trouble this will cause. When I was traveling on pilgrimage and cam upon some fellow ‘beneath the grass roots’ (a teacher), then I’d hammer him on the top of the head and see if he understood pain, and thus support him from an overflowing rice bag! If all I ever found were the likes of you here, then how would we ever realize the great matter that’s before us today? If you people want to call what you’re doing a ‘pilgrimage,’ then you should show a little spirit! Do you know that today in all the great T’ang there are no Zen teachers?” 

·Có vị Tăng hỏi: “Bậc tôn túc ở các nơi hợp chúng chỉ dạy, tại sao nói không Thiền Sư?” Sư bảo: “Chẳng nói không thiền, chỉ nói không sư. Xà Lê chẳng thấy sao, dưới Mã Tổ Đại Sư có tám mươi bốn người ngồi đạo tràng , song được chánh nhãn của Mã Tổ chỉ có hai ba người, Hòa Thượng Lô Sơn Qui Tông là một trong số ấy. Phàm người xuất gia phải biết sự phần từ trước lại mới được. Vả như, dưới Tứ Tổ, Đại sư Ngưu Đầu Pháp Dung nói dọc nói ngang vẫn chưa biết then chốt hướng thượng. Có con mắt này mới biện được tông đảng tà chánh. Người hiện giờ không hay thể hội, chỉ biết học ngôn ngữ, nghĩ nhầm trong đãy da tức chỗ đến an ổn, xưng là ta tự hội thiền, lại thay việc sanh tử cho người được chăng? Khinh thường bậc lão túc vào địa ngục nhanh như tên bắn. Ta vừa thấy ngươi vào cửa liền biết được rồi. Lại biết chăng? Cần kíp nỗ lực chớ dung dị. Thọ nhận chén cơm manh áo của người mà để một đời qua suông, người sáng mắt chê cười. Người thời gian sau hẳn sẽ bị người tục lôi đi. Phải tự xem xa gần cái gì là việc trên mặt? Nếu hội liền hội, nếu không hội giải tán đi. Trân trọng!”—A monk then asked: “In all directions there are worthies expounding to countless students. Why do you say there are no Zen teachers?” Huang-Bo said: “I didn’t say there is no Zen, just that there are no teachers. None of you see that although Zen master Ma-Tsu had eighty-four Dharma heirs, only two or three of them actually gained Ma-Tsu’s Dharma eye. One of them is Zen master Kui-Zong of Mount Lu. Home leavers must know what has happened in former times before they can start to understand. Otherwise you will be like the Fourth Ancestor’s student Niu-T’ou, speaking high and low but never understanding the critical point. If you possess the Dharma eye, then you can distinguish between true and heritical teachings and you’ll deal with the world’s affairs with ease. But if you don’t understand, and only study some words and phrases or recite sutras, and then put them in your bag and set off on pilgrimate saying: ‘I understand Zen,’ the will they be of any benefit even for your own life and death? If you’re unmindful of the worthy ancients you’ll shoot straight into hell like an arrow. I know about you as soon as I see you come through the temple gate. How will you gain an understanding? You have to make an effort. It isn’t an easy matter. If you just wear a sheet of clothing and eat meals, then you’ll spend your whole life in vain. Clear-eyed people will laugh at you. Eventually the common people will just get rid of you. If you go seeking far and wide, how will this resolve the great matter? If you understand, then you understand. If you don’t, then get out of here! Take care!”

Thiền sư Hoàng Bá thị tịch năm 850. Sau khi thị tịch sư được vua ban hiệu “Đoạn Tế Thiền Sư”—He died in 850. After his death, he received the posthumous title “Zen Master Removing Limits.”

24. Đại An Thiền Sư

Zen Master T’a-An

Thiền Sư Đại An sanh năm 793 tại Phước Châu (bây giờ thuộc tỉnh Phúc Kiến), đệ tử của Bá Trượng—Zen Master T’a-An was born in 793 in Fu-Chou (in modern Fu-Jian Province), was a disciple of Zen master Bai-Zhang.

·Khi Đại An gặp Bá Trượng, lễ bái xong, sư thưa: “Con muốn cầu biết Phật, thế nào là phải?” Bá Trượng bảo: “Thật là người cỡi trâu tìm trâu.” Đại An hỏi: “Sau khi biết thì thế nào?” Bá Trượng nói: “Thì như người cỡi trâu về đến nhà.” Đại An lại hỏi: “Chẳng biết trước sau gìn giữ thế nào?” Bá Trượng bảo: “Như người chăn trâu cầm roi dòm chừng không cho nó ăn lúa mạ của người.” Sư nhơn đây lãnh hội ý chỉ, chẳng đi tìm đâu nữa—When T’a-An met Bai-Zhang, he bowed and asked: “This student seeks to know Buddha. How can I do so?” Bai-Zhang said: “It’s like riding the ox looking for the ox.” T’a-An said: “After finding it, then what?” Bai-Zhang said: “It’s like riding the ox and arriving home.” T’a-An then asked: “How does one ultimately uphold and sustain this?” Bai-Zhang said: “It’s like an oxherd who, grasping his staff, watches the ox so that he doesn’t transgress by eating other people’s sprouts and grain.” Upon receiving this instruction T’a-An sought nothing further.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Cả thảy các ngươi đến Đại An nầy tìm cầu cái gì? Nếu muốn làm Phật, các ngươi tự là Phật. Sao lại gánh Phật sang nhà bên cạnh tìm, luống tự nhọc nhằn? Ví như con nai khát nước mà chạy theo ánh nắng (ánh nắng giống như nước, con nai lầm tưởng là nước cắm đầu chạy tìm), biết bao giờ được khế hợp. Các ngươi muốn làm Phật, chỉ cần không có những tâm điên đảo, vin theo, vọng tưởng, nghĩ ác, cấu dục, chẳng sạch của chúng sanh, tức các ngươi là Phật chánh giác mới phát tâm, lại đến chỗ riêng nào luận bàn. Sở dĩ, Đại An nầy ở tại núi Qui ba mươi năm, ăn cơm núi Qui, đại tiện núi Qui, mà không học thiền núi Qui, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ, liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người, liền đánh đập điều phục nó. Đáng thương đã lâu chịu người rầy rà, hiện giờ nó đổi thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi—Kui-Shan T’a-An addressed the monks, saying: “What are you all seeking from me by coming here? If you want to become a Buddha, then you should know that you yourself are Buddha. Why are you running around from place to place, like a thirsty deer chasing a mirage? When will you ever succeed? You want to be a Buddha, but you won’t recognize that your topsy-turvy contradictory ideas; your deluded understandings; your mind which believes in innumerable things, purity and pollution; that it is just this mind that is the authentic original awakened mind of Buddha. Where else will you go to find it? I’ve spent the last thirty years here on Mount Kui, eating Kui-Shan’s rice, shitting Kui-Shan’s shit, but not practicing Kui-Shan’s Zen! I just mind an old water buffalo. If he wanders off the road into the grass then I pull him back by his nose ring. If he eats someone else’s rice shoots then I use the whip to move him away. After such long training period he’s become very lovable, and he obeys my words. Now he pulls the Great Vehicle, always staying where I can see him the whole day through, and he can’t be driven away. 

·Cả thảy các ngươi, mỗi người có hòn ngọc lớn vô giá, từ cửa con mắt phóng quang soi sáng núi sông cây cỏ, từ cửa lỗ tai phóng quang nhận lãnh phân biệt tất cả âm thanh lành dữ, sáu cửa ngày đêm thường phóng quang, cũng gọi là phóng quang tam muội. Các ngươi tự chẳng biết, lại nhận bóng trong thân tứ đại. Nó là vật do trong ngoài giúp đỡ không dám chinh nghiêng, như người gánh nặng đi qua cây cầu khỉ, không dám để sẩy chân. Hãy nói vật gì có thể gìn giữ được? Như thế, không có một mảnh tơ, một sợi tóc có thể thấy. Đâu chẳng nghe Hòa Thượng Chí Công nói: “Trong ngoài tìm kiếm trọn không ra. Trên cảnh thi vi gôm tất cả.” Trân trọng!—Each one of you has a priceless treasure. There is light emanating from your eyes which illuminates mountains, rivers, and the great earth. There is light radiating from your ears which apprehends all good and evil dounds. The six senses, day and night they emanate light and this is called the ‘light emanating samadhi.’ You yourself can’t comprehend it, but it is reflected in the four great bodies. It is completely supported within and without, and never unbalanced. It’s like someone with a heavy load on his back, crossing a bridge made from a single tree trunk, but never losing his step. And now if you ask what is it that provides this support and where is it revealed, then I just say that not a single hair of it can be seen. No wonder the monk Zhi-Kong said: ‘Searching inside and out you’ll find nothing. Actions in the causational realm are a big muddle.’ Take care!” 

·Có vị Tăng hỏi: “Tất cả thi vi là dụng của pháp thân, thế nào là pháp thân?” Sư đáp: “Tất cả thi vi là dụng của pháp thân.” Vị Tăng hỏi: “Lìa năm uẩn, thế nào là thân xưa nay?” Sư đáp: “Đất, nước, lửa, gió, thọ, tưởng, hành, thức.” Vị Tăng hỏi: “Cái ấy là năm uẩn chứ gì?” Đại An đáp: “Chúng không là năm uẩn.”—A monk asked: All actions are the function of the dharmakaya. What is the dharmakaya?” T’a-An said: “All actions are the function of the dharmakaya.” The monk asked: “Apart from the five skandhas, what is the original body?” T’a-An said: “Earth, water, fire, wind (the four elements of form), sensation, perception, mental action, and consciousness.” The monk asked: “Aren’t these the five skandhas?” T’a-An said: “They are not the five skandhas.”

·Hòa Thượng Tuyết Phong nhơn vào núi lượm được một nhánh cây hình giống con rắn, đề trên lưng một câu: “Vốn tự thiên nhiên chẳng nhờ bào gọt,” gởi tặng sư. Sư nhận, nói: “Ngươi bổn sắc ở núi, vẫn không vết dao búa.”—Xue-Feng came to Mount Kui. While living there he found an unusual stick shaped like a snake. On the back of it he wrote: “This is natural and was not carved.” Xue-Feng gave the stick to T’a-An, who said: “Inhabitants of this mountain have no ax with which to carve it.”

·Có người hỏi sư: “Phật ở chỗ nào?” Sư đáp: “Chẳng lìa tâm.” Vị Tăng lại hỏi: “Người trên hai ngọn có được cái gì?” Sư đáp: “Pháp không có chỗ được, dù có chỗ được, được vốn không được.”—A monk asked: “Where is Buddha?” T’a-An said: “Not apart from mind.” The monk said: “Then what were the attainments of the ancestors on Twin peaks?” T’a-An said: “In the Dharma there is nothing attained. If there is anything to be attained, it is that nothing is attained.”

·Năm 883, sư trở về chùa Hoàng Bá và thị tịch tại đây. Môn đồ xây tháp thờ sư trên núi Lăng Già. Sau khi thị tịch, sư được vua ban hiệu “Viên Trí Thiền Sư”—In 883, he returned to Mount Huang-Bo and died there. His stupa was constructed on Mount Lanka and he received the posthumous title “Zen Master Perfect Wisdom.” 

25. Thần Tán Thiền Sư

Zen master Shen-Tsan

Thiền sư Trung Hoa—Chinese Zen master—Thần Tán Thiền Sư là một trong những đệ tử nổi bậc của Thiền Sư Bách Trượng. Ngài xuất gia lúc tuổi còn nhỏ. Sau khi ngộ đạo với Tổ Bách Trượng , ngài còn vị bổn sư chưa thấu đạo (nhưng rất kiêu ngạo và không muốn nghe lời khuyên của đệ tử, vì nghĩ rằng đệ tử làm sao hơn thầy được). Vì thế ngài trở về quê tìm cách cảnh tỉnh bổn sư. Một hôm bổn sư đang ngồi xem kinh bên khung cửa, vì trời lạnh nên ông lấy giấy dán kín cửa lại. Thần Tán đi ngang thấy một con ong cứ bay đập vào tờ giấy để tìm lối ra, nhưng chui ra không được. Thần Tán đứng ngoài cửa sổ ngâm một bài kệ:

“Không môn bất khẳng xuất

Đầu song dã thái si

Bách niên táng cố chỉ

Hà nhật xuất đầu thì?”

(Cửa không chẳng chịu ra

Lại mê muội vùi đầu vào song cửa

Trăm năm vùi đầu vào tờ giấy cũ ấy

Cũng không có ngày nào ra được?)

Zen master Shen-Tsan was one of the outstanding of Zen master Bai-Zhang. He left home to become a monk at the young age. After attaining enlightenment, he bid farewell to Master Bai-Zhang and returned to his home town hoping to help his former teacher (who was too proud to take advice from his student, as he thought disciples would never surpass their teacher) get awakened. One day, his old teacher was reading the sutra by the window. Because it was too cold outside, he sealed the window with paper. This incidentally entrapped a bee inside the room. When Shen-Tsan passed by the abbot’s room and notice the bee banging itself against the taped window, trying to find its way out, he composed the following verses:

“The gateless gate is there, 

Why don’t you get out, how stupid of you!

Even though you poke your nose into 

The old paper for hundreds of years,

When can you expect to set free?”

26. Vô Ngôn Thông

Zen Master Vô Ngôn Thông (?-826)

Sư là một trong những thiền sư người Trung Hoa, nhưng nổi tiếng tại Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ tám. Sư là sơ tổ của phái thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, có người khuyên sư nên đến tìm gặp Mã Tổ, nhưng khi đến nơi thì Mã Tổ đã viên tịch. Sư tìm gặp Bách Trượng Hoài Hải xin làm đệ tử. Sau sư về trụ trì chùa Hòa An. Sau đó sư sang Việt Nam vào khoảng năm 820, trụ tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây sư diện bích suốt mấy năm mà không ai hay biết, duy chỉ có Thiền sư Cảm Thành, vị trụ trì của chùa Kiến Sơ biết được nên rất cảm phục và tôn thờ làm Thầy. Trước khi thị tịch, ngài gọi Cảm Thành lại căn dặn: “Xưa Đức Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã đem Chánh Pháp Nhãn truyền trao lại cho một trong những đại đệ tử của ngài là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Tổ tổ truyền nhau từ đời nầy sang đời khác. Đến Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền tâm ấn cho Tổ Huệ Khả, rồi Tổ Huệ Khả truyền cho Tổ Tăng Xán, Tổ Tăng Xán truyền cho Tổ Đạo Tín, ổ Đạo Tín truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, rồi Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ, Bách Trượng. Tổ Bách Trượng đã truyền tâm ấn cho ta. Nay ông phải vì đời sau mà hoằng dương Chánh Pháp cho thế hệ nối tiếp.” Sư thị tịch năm 826 sau Tây Lịch—He was one of the most outstanding Chinese monks; however, he was famous in Vietnam in the end of the eightth century. He was the founder of the Vô Ngôn Thông Zen Sect in Vietnam. Before going to Vietnam, someone recommended him to go to see Ma-Tsu; however, when he arrived at Ma-Tsu’s Temple, Ma-Tsu already passed away. He came to see Pai-Chang and insisted to be his disciple. Sometime later, he moved to stay at Hòa An temple in Kuang-Chou. In 820, he came to Vietnam and stayed at Kien So Temple. There he sat in meditation with face to a wall for several years, but nobody knew his practice except Cảm Thành, the abbot of Kiến Sơ Temple. Cảm Thành respected and honored him to be his master. Before passing away, he called Cảm Thành to his side and advised: “For the sake of a great cause, the Buddha appeared, for the changing beings from illusion into enlightenment. Before entering into Nirvana, he transmitted the right Dharma eye treasury (something that contains and preserves the right experience of reality) to one of his great disciples, Maha-Kasyapa. Patriarchs continued to transmit generation after generation. When Patriarch Bodhidharma came to China from India, he transmitted the Mind-seal to Hui-K’o, from Hui-K’o to Seng-Ts’an, from Seng-Ts’an to T’ao-Hsin, from T’ao-Hsin to Hung-Jung, from Hung-Jung to Hui-Neng, from Hui-Neng to Nan-Yueh-Huai-Jang, from Nan-Yueh-Huai-Jang to Ma-Tsu, from Ma-Tsu to Pai-Chang. I received the mind-seal from Pai-Chang, and now I just want to transmit it to you. Please keep expanding the Correct Dharma to the next generation.” Zen Master Vô Ngôn Thông passed away in 826 AD.

27. Triệu Châu Tòng Thẩm

Chao-Chou-T’sung-Shen

Triệu Châu Tòng Thẩm là môn đồ và người kế vị Pháp của Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện. Ông là một thiền sư nổi tiếng và quan trọng vào bậc nhất thời nhà Đường. Công án “Không” của ông là một công án nổi tiếng trong tất cả mọi công án. Người ta nói rằng triệu Châu đạt kiến tánh lúc 18 tuổi và giác ngộ viên mãn lúc 54 tuổi. Đến năm 58 tuổi ông đã đi du phương khắp Trung Quốc, ở lại với nhiều sư xuất sắc và tham dự “pháp chiến” với họ cho đến năm 80 tuổi, ông mới chính thức mở một ngôi chùa và bắt đầu dạy chúng. Ông tiếp tục dạy môn đệ cho đến khi chết lúc 120 tuổi. Triệu Châu có 13 người kế vị Pháp, nhưng vì có ít người bằng được ông về chiều sâu kinh nghịm, nên chỉ vài thế hệ sau là dòng Thiền của ông bị tàn lụi. Triệu Châu có một lối dạy học trò rất đặc biệt, mà người ta gọi là “Thiền trên miệng và trên môi Triệu Châu.” Giọng trầm trầm, gần như là thì thào. Ông thường đưa ra những câu trả lời ngắn và rõ ràng, nhưng những lời ông nói có một sức mạnh lớn. Người ta nói những lời ấy có thể chọc thủng những ý nghĩ và tình cảm mù quáng của học trò như một mũi gươm nhọn. Triệu Châu được nhắc tới trong những thí dụ 1, 7, 11, 14, 19, 31, và 37 trong Vô Môn Quan; cũng như những thí dụ 2, 9, 30, 41, 45, 52, 57, 58, 59, 64, 80, và 96 trong Bích Nham Lục—Chao-Chou T’sung-Shen was a student and dharma successor of Nan-Chuan P’u-Yuan. He was a renowned and most important master of the T’ang dynasty. His “Sunnyata” is the bestknown of all koans. Chao-Chou is said to have attained “Beholding the Buddha-nature” at the age of eighteen and complete awakening at fifty-four. From fifty-four to eighty he made pilgrimages about China, staying with prominent masters and engaging in “Dharma dueling” with them. Not until he was eighty did he formally open a monastery and begin to teach. He then continued to instruct students until his death, at one hundred and twenty. Chao-Chou had thirteen dharma successors, but since there were few who equaled or surpassed him in profundity of experience, his lineage died out after a few generations. Chao-Chou had a very special way of instructing his disciples that people called “Chao-Chou’s lip and mouth Ch’an.” In a soft voice, often almost whispering, he answered his students’ questions with short, simple pronouncements. His words were, however, very powerful; it is said they were able to cut through the deluded feeling and thinking of his disciples like a sharp sword. His name appears in examples 1, 7, 11, 14, 19, 31 and 37 of the Wu-Men-Kuan; and in examples 2, 9, 30, 41, 45, 52, 57, 58, 64, 80, and 96 of the Pi-Yen-Lu. 

·Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nam Tuyền, lúc ấy Nam Tuyền đang nằm nghỉ mà vẫn hỏi: “Vừa rời chỗ nào?” Triệu Châu thưa: “Vừa rời Đoan Tượng.” Nam Tuyền hỏi: “Thấy Đoan Tượng chăng?” Triệu Châu thưa: “Chẳng thấy Đoan Tượng, chỉ thấy Như Lai nằm.” Nam Tuyền hỏi tiếp: “Ngươi là sa di có thầy hay không?” Triệu Châu thưa: “Có Thầy.” Nam Tuyền lại hỏi: “Thầy ở chỗ nào?” Triệu Châu bèn bước tới trước mặt Nam Tuyền nói: “Giữa mùa đông rất lạnh, ngưỡng mong tôn thể Hòa Thượng được muôn phước.” Nam Tuyền khen ngợi liền nhận vào chúng—Upon their first meeting, Nan-Xiang, who was lying down and resting, asked Zhao-Chou: “Where have you come from?” Zhao-Chou said: “I’ve come from Rui-Xiang (Omen Figure). Nan-Xiang said: “Did you see the standing omen’s figure?” Zhao-Chou said: “No, but I’ve seen a reclining Tathagata.” Nan-Xiang got up and asked: “As a novice monk, do you have a teacher or not?” Zhao-Chou replied: “I have a teacher.” Nan-Xiang said: “Who is your teacher?” Zhou-Chou stepped in front of Nan-Xiang, bowed and said: “In the freezing winter-cold, a prostrate monk only asks for the master’s blessings.” Nan-Xiang approved Zhao-Chou’s answer and permitted him to enter the monk’s hall. 

·Một ngày nọ Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?” Nam Tuyền đáp: “Tâm bình thường là đạo.” Triệu Châu lại hỏi: “Lại có thể nhằm tiến đến chăng?” Nam Tuyền đáp: “Nghĩ nhằm tiến đến đã là sai rồi.” Triệu Châu lại hỏi: “Nếu không nghĩ thì làm sao biết được là đạo?” Nam Tuyền nói: “Đạo chẳng thuộc biết, cũng chẳng thuộc chẳng biết; biết là vọng, chẳng biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.” Ngay câu nói nầy Triệu Châu ngộ lý. Sau đó triệu Châu đi đến đàn Lưu Ly tại Tung Nhạc thọ giới, thọ giới xong, sư trở về tiếp tục tu tập với Thiền Sư Nam Tuyền—One day, Zhao-Chou asked Nan-Xiang: “What is the Way?” Nan-Xiang said: “Everyday mind is the Way.” Zhao-Chou said: “Does it have a disposition?” Nan-Xiang said: “If it has the slightest intention, then it is crooked.” Zhao-Chou said: “When a person has no disposition, then how can he know that this is the Way?” Nan-Xiang said: “The Way is not subject to knowledge, nor is it subject to no-knowledge. Knowledge is delusive. No-knowledge is nihilistic. When the uncontrived way is really attained, it is like great emptiness, vast and expansive. So how could there be baneful right and wrong?” At these words Zhao-Chou was awakened. Thereafter Zhao-Chou traveled to Mount Song where he received ordination. He then returned to continue his practice under Nan-Xiang.

·Một ngày khác Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Như vậy những người có kiến thức khi chết họ sẽ đi về đâu không?” Nam Tuyền đáp: “Đến nhà Đàn Việt dưới núi mà làm con trâu đi.” Triệu Châu bèn nói: “Cảm ơn lời Thầy chỉ giáo.” Nam Tuyền nói: “Đêm qua canh ba trăng soi cửa.”—Another day Zhao-Chou asked Nan-Xiang: “Where do people with knowledge go when they die?” Nan-Xiang said: “They go to be bull water buffaloes down at the Tans’ and Yues’ houses at the base of the mountain.” Zhao-Chou said: “Thank you for your instruction.” Nan-Xiang said: “Last night during the third hour the moon reached the window.”

·Triệu Châu đến gặp Hoàng Bá. Hoàng Bá thấy sư đến liền đóng cửa phương trượng. Sư lấy một que củi đang cháy, chạy vào Pháp đường la to: “Cháy! Cháy!” Hoàng Bá mở cửa, nắm sư đứng lại bảo: “Nói! Nói!” Triệu Châu bảo: “Cướp qua rồi mới trương cung.”—Zhao-Chou went to see Huang-Bo. When Huang-Bo saw him coming he closed the door to his room. Zhao-Chou picked up a piece of flaming firewood from the stove, and walking into the Dharma hall, he yelled: “Fire! Fire!” Huang-Bo threw open his door, and grabbing Zhao-Chou he said: “Speak! Speak!” Zhao-Chou said: “After the thief has run off you’ve drawn your bow.” 

·Một lần khác Triệu Châu đến Thiên Hoàng gặp Đạo Ngộ. Sư vừa đến nơi thì Đạo Ngộ đã la lớn: “Mũi tên Nam Tuyền đến.” Sư bảo: “Xem tên!” Đạo Ngộ nói: “Trật.” Sư bảo: “Trúng.”—Zhao also went to T’ian-Huang Tao-Wu’s place. Just when Zhao-Chou entered the hall, Tao-Wu yelled: “Here comes an arrow from Nan-Xiang.” Zhao-Chou said: “See the arrow!” Tao-Wu said: “It already passed.” Zhao-Chou said: “Bulls-eye!”

·Triệu Châu thượng đường dạy chúng: “Phật vàng không độ được lò đúc. Phật gỗ không độ được lửa. Phật đất không độ được nước. Phật thật ngồi ở trong. Bồ Đề, Niết Bàn, Chơn Như, Phật tánh trọn chỉ là y phục đắp vào thân, cũng gọi là phiền não, thực tế lý địa để ở chỗ nào? Một tâm chẳng sanh, muôn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý nầy, ngồi quán xét hai mươi hay ba mươi năm, nếu chẳng hội thì chặt đầu lão Tăng đi! Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như. Đã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì? Giống in như con dê gặp vật gì cũng liếm cũng nhai. Lão Tăng thấy Hòa Thượng Dược Sơn có người hỏi, Ngài liền bảo “Ngậm lấy miệng chó.” Lão Tăng cũng dạy “Ngậm miệng chó.” Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn tìm kiếm vật gì để ăn. Phật pháp ở chỗ nào? Ngàn muôn người thảy đều tìm Phật, mà trong đó muốn tìm một đạo nhân không có. Nếu cùng vua KHÔNG làm đệ tử, chớ bảo tâm bệnh khó trị. Khi chưa có thế giới, trước đã có tánh nầy, khi thế giới hoại diệt, tánh này vẫn còn đó. Một phen được thấy Lão Tăng, sau lại chẳng phải người khác, chỉ là chủ nhơn nầy. Cái đó lại hướng ngoài tìm làm gì? Khi ấy chớ xoa đầu moi óc, nếu xoa đầu moi óc liền mất vậy—Zhao-Chou entered the hall and addressed the monks, saying: “A metal Buddha does not withstand the furnace. A wooden Buddha does not withstand the fire. A mud Buddha does not withstand water. The genuine Buddha sits within you. “Bodhi” and “Nirvana,” “True Thusness” and “Buddha-nature” these things are just clothes stuck to the body and they are known as “afflictions.” Where is the actual ground-truth revealed? “Big mind is unborn. The myriad dharmas are flawless. Try sitting for twenty or thirty years, and if you still don’t understand then cut off my head! The empty flowers of delusion and dreams, disciples work so hard to grab them! When nothing deviates from mind, then the myriad dharmas are but one thusness. Since it can’t be attained from outside, what will you try to grasp? You’re like goats, haphazardly picking up just anything and keeping it in your mouth! I heard Yao-Shan said: “People ask me to reveal it, but when I teach, it is like something taken from a dog’s mouth. What I teach is like something taken from a dog’s mouth. Take what I say as dirty. Don’t take what I say as clean. Don’t be like a hound always looking for something to eat.” Where is the Buddhadharma? Thousands of fellows are seeking Buddha, but if you go looking among them for a person of the Way you can’r find one. If you are going to be a disciple of Buddha then don’t let the mind’s disease be so hard to cure. This nature existed before the appearance of the world. If the world ends, this will not end. From the time I saw my true self, there hasn't’been anyone else. There's just the one in charge. So what is there to be sought elsewhere? At the moment you have this, don't’turn your head or shuffle your brains! If you turn your head or shuffle your brains it will be lost!" 

·Một vị Tăng mới đến tự viện, nói: “Con mới đến xin thầy chỉ giáo.” Triệu Châu hỏi: “Ngươi ăn chưa?” Vị Tăng đáp: “Dạ rồi!” Triệu Châu nói: “Đi rửa chén bát đi.” Nghe xong những lời nầy Tăng liền giác ngộ. Thế ra cái ngộ thường tục biết chừng nào!—A new monk came to the monastery. He said to Zhao-Chou: “I’ve just arrived here. I asked the master to provide me instruction.” Zhao-Chou said: “Have you eaten?” The monk said: “Yes, I’ve eaten.” Zhao-Chou said: Go wash your bowl.” Upon hearing these words the monk was enlightened. This is enough to show what a commonplace thing enlightenment is!

·Triệu Châu thượng đường thuyết pháp: “Đạo chẳng khó, chỉ hiềm lựa chọn, vừa có nói năng là lựa chọn, là minh bạch. Lão Tăng chẳng ở trong minh bạch, các ngươi lại tiếc giữ chăng?” Có vị Tăng đứng ra hỏi: “Đã chẳng ở trong minh bạch thì tiếc giữ cái gì?” Triệu Châu bảo: “Ta cũng chẳng biết.” Vị Tăng nói: “Hòa Thượng đã chẳng biết, vì sao chẳng ở trong minh bạch?” Triệu Châu nói: “Hỏi thì được. Lễ bái xong lui ra.”—Zen master Zhao-Chou entered the hall to address the monks: “Attaining the Way is not difficult, just disdain choosing. As soon as words are present there is choosing, there is understanding. It’s not to be found in understanding. Is understanding the thing you uphold and sustain?” A monk asked: “Since it is not found in understanding, what is to be upheld and sustained?” Zhao-Chou said: “I don’t know.” The monk said: “Since the master doesn’t know what it is, how can you say it isn’t within understanding?” Zhao-Chou said: “Ask and you have an answer. The bow and withdraw.”

·Có vị Tăng hỏi: “Cây có Phật tánh không?” Triệu Châu đáp: “Có.” Vị Tăng lại hỏi: “Như vậy thì bao giờ nó thành Phật?” Triệu Châu đáp: “Khi nào đại hư không rơi xuống địa cầu.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi nào thì hư không rơi xuống địa cầu?” Triệu Châu đáp: “Khi nào cái cây thành Phật.”—A monk asked: “Does a tree in the garden have Buddha-nature?” Zhao-Chou said: “Yes.” The monk asked: “When will it become a Buddha?” Zhao-Chou said: “When the great void falls to earth.” The monk asked: “When will the great void fall to earth?” Zhao-Chou said: “When a tree become a Buddha.” 

·Có một vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu nói cùng tuyệt?” Thay cho lời đáp thỏa đáng, Triệu Châu chỉ nói: “Phải.” Vị Tăng không nhận ra ý nghĩa của chữ ‘phải,’ tưởng là sư chưa đáp, bèn hỏi lại. Sư hét to: “Bộ tôi điếc hay sao?”—A monk asked Chao-Chou: “What is the one ultimate word of truth?” Instead of giving any specific answer he made a simple response saying “Yes.” The monk who naturally failed to see any sense in this kind of response asked for a second time, and to this the master roared back: “I am not deaf!” 

·Như trên chúng ta thấy cuộc đời của Triệu Châu là một bức minh họa đặc biệt thú vị cho một sự khẳng định không ngừng được các Thầy Thiền nhắc đi nhắc lại. Đại giác chỉ là khởi đầu cho bước tiến thật sự trên con đường hành thiền. Triệu Châu đã trải qua đại giác sâu từ năm ông 18 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục tu học với Thầy Nam Tuyền trong suốt bốn mươi năm nữa. Sau khi thầy thị tịch, ông lên đường chu du để tìm hiểu sâu hơn ở những thầy khác. Theo truyền thuyết thì ông đã tham vấn với hơn 80 người kế vị Pháp của Mã Tổ Đạo Nhất (vai ông nội của ông trong Thiền). Đến năm 80 tuổi, ông mới trụ lại tại một ngôi chùa nhỏ ở làng Triệu Châu, nơi ông hướng dẫn những đệ tử tụ tập chung quanh ông để tu tập thiền định cho đến khi thị tịch là năm ông 120 tuổi—As we see above, the life story of Chao-Chou is an especially good example of what Ch’an masters repeatedly stress, that enlightenment is only the beginning of real training on the path of Ch’an. Chao-Chou had already experienced profound enlightenment at the age of 18; following that he trained himself for forty years under his master Nan-Chuan. After his master passed away, he set about wandering in order to deepen his experience further through “Zen” with other Ch’an masters. It is said that during this period he sought out as many as eighty of the dharma successors of Ma-Tsu-Tao-I (his grandfather in Ch’an). Finally, at the age of 80, he settled in a small Ch’an monastery in the town of Chao-Chou. There at last students gathered around him and he led them on the path of Ch’an until his death at the age of 120. 

·Ngày mồng hai thánh mười một năm 897, sư nằm nghiêng bên phải mà thị tịch, thọ 120 tuổi. Sư được vua ban hiệu “Chơn Tế Đại Sư”—On the second day of the eleventh month in the year 897, Zhao-Chou lay down on his right side and passed away. He was 120 years old. He received the posthumous title “Great Teacher Truth’s Limit.”

28. Động Sơn Lương Giới

Tung-Shan-Lieng-Chieh

Ông sanh năm 807 sau Tây Lịch, là tổ thứ nhất của phái Tào Động Trung Quốc và người đã thiết định Năm Vị hay Ngũ Sơn Tào Động. Động Sơn đến với Thư Sơn Huệ Siêu. Huệ Siêu hỏi: “Ông đã trụ tại một phương, nay đến đây làm gì?” Động Sơn nói: “Tôi bị dày vò bởi một mối ngờ, không biết phải làm sao nên đến đây.” Huệ Siêu gọi lớn: “Lương Giới! (tên thật của Động Sơn)” Động Sơn cất tiếng: “Dạ!” Huệ Siêu hỏi: “Cái gì thế?” Động Sơn không biết trả lời ra sao, và Huệ Siêu nói ngay: “Phật đẹp quá, chỉ hiềm không có lửa sáng!” Theo Truyền Đăng Lục, vì không có lửa sáng nên sự vô trí không được thắp sáng, khi biết được điều nầy, sẽ có sự thắp sáng. Ông tịch năm 869 sau Tây Lịch—He was born in 807 A.D. He was the first Patriarch of the T’ao-Tung Sect and formulator of the Five Degrees. Tung-Shan came to see Hui-chao of Shu-Shan, and the latter asked: “You re already master of a monastery, and what do you want here?” Tung-Shan said: “I am distressed with a doubt and do not know what to do, hence my coming here.” The master called out: “O Liang-Chieh!” which was Tung-Shan’s real name, and Liang Chieh replied at once, “Yes, sir.” Hui-Chao asked: “What is that?” Chieh failed to answer, and Hui-Chao gave this judgment, “Fine Buddha no doubt, and what a pity he has no flames.” According to the Transmision of the Lamps, as he has no flames, his ignorance is not illuminating. When he becomes conscious of the fact, there is enlightenment. He died in 869 A.D.

Động Sơn Ngũ Vị: Năm cấp bậc chứng ngộ do Động Sơn Lương Giới thiết lập. Giống như 10 bài kệ chăn trâu, đây là các mức độ khác nhau về sự thành tựu trong nhà Thiền—Five degrees of Tung-Shan-Liang-Chieh—Like the Ten Osherding Verses, these are different levels or degrees of Zen realization formulated by Zen master Tung-Shan-Liang-Chieh:

1)Chánh Trung Thiên: Ngôi vị thứ nhất nhận thức về thế giới hiện tượng ngự trị, nhưng nó được nhận thức như là chiều kích của ngã tuyệt đối—The first level in which realization of the world of phenomena is dominant, but it is perceived as a dimension of the absolute self.

2)Thiên Trung Chánh: Giai đoạn thứ nhì nầy hình thái vô phân biệt đến với giai đoạn trước một cách mãnh liệt và sự phân biệt bị đẩy lùi vào phía sau—The second level or second stage the undifferentiated aspect comes strongly to the fore and diversity recedes into background.

3)Chánh Trung Lai: Giai đoạn thứ ba là ngôi vị trong ấy không còn ý thức về thân hay tâm. Cả hai đã được xả bỏ hoàn toàn—The third grade is a level of realization wherein no awareness of body or mind remains; both “drop away” completely.

4)Thiên Trung Chí: Giai đoạn thứ tư, với ngôi vị nầy, tính duy nhất của mỗi sự vật được nhận thức ở mức độ độc nhất. Bây giờ núi là núi, sông là sông; chứ không còn núi đẹp sông buồn nữa—The fourth grade is the singularity of each object is perceived at its highest degree of uniqueness. Now mountain is mountain, river is river; ther is no such a beautiful or loving mountain or a boring river.

5)Kiêm Trung Đáo: Ở vị thứ năm hay là mức cao nhất, sắc và không tương tức tương nhập đến độ không còn ý thức cả hai, các ý niệm ngộ mê đều biến mất, đây là giai đoạn của tự do nội tại trọn vẹn—In the fifth and highest grade, form and emptiness mutually penetrate to such a degree that no longer is ther consciousness of either. Ideas of enlightenment or delusion entirely vanish. This is the stage of perfect inner freedom.

29. Thạch Sương Khánh Chư

Zen Master Shih-Shuang-Qing-Zhu

Thiền sư Khánh Chư sanh năm 806 tại Tân Cam, Lô Lăng. Năm 13 tuổi sư xuất gia theo Thiền sư Thiệu Loan, năm 23 tuổi sư thọ cụ túc giới, sau đó sư học Luật Tạng—Zen master Qing-Zhu was born in 806 in Xin-kan near ancient Lu-Ling. At 13 he left home to follow Zen master Shao-Long and was fully ordained at the age of 23. He then proceeded to study the Vinaya Pitaka.

·Một hôm sư ở trong liêu sàng gạo, Qui Sơn (Linh Hựu) đến bảo: “Vật của thí chủ chớ ném bỏ.” Sư thưa: “Chẳng dám ném bỏ.” Qui Sơn lượm trên đất một hạt gạo, bảo: “Ngươi nói chẳng ném bỏ, cái nầy từ đâu đến?” Sư không trả lời. Qui Sơn lại bảo: “Chớ khi một hạt gạo nầy, trăm ngàn hạt gạo cũng đều từ hạt gạo nầy mà sanh ra.” Sư thưa: “Trăm ngàn hạt gạo từ một hạt nầy sanh, chưa biết một hạt nầy từ chỗ nào sanh?” Qui Sơn cười ha hả rồi trở về phương trượng. Đến chiều Qui Sơn thượng đường bảo chúng: “Đại chúng! Trong gạo có sâu.”—Qing-Zhu went to Mount Kui, where he served as a rice cook. Once when he was preparing the rice, Kui-Shan said to him: “Don’t lose anything offered by our patrons.” Qing-Zhu said: “I’m not losing anything.” Kui-Shan reached down and picked up a single grain of rice which had fallen to the ground and said: “You said you haven’t lost anything, but what’s this?” Qing-Zhu didn’t answer. Kui-Shan said: “Don’t lightly regard this one grain, a hundred thousand grains are born from this one.” Qing-Zhu said: “A hundred thousand grains are born from this one, but from what place is this one grain born?” Kui-Shan laughed, “Ha, ha,” and went back to his room. That evening Kui-Shan entered the hall and addressed the monks, saying: “Everyone! There’s an insect in the rice. You should all go and see it.”

·Sư đến tham vấn Đạo Ngộ, hỏi: “Thế nào chạm mắt là Bồ Đề?” Đạo Ngộ gọi một vị sa di và vị sa di ấy đáp lời. Đạo Ngộ bèn bảo vị sa di: “Thêm nước sạch (tịnh thủy) vào bình.” Sau một hồi im lặng, Đạo Ngộ lại hỏi sư: “Ông vừa hỏi cái gì?” Sư thuật lại câu hỏi trước. Đạo Ngộ đứng dậy đi. Sư nhơn đấy tỉnh giác—When Qing-Zhu met T’ao-Wu, he said: “What is the transcendent wisdom that mees the eye?” T’ao-Wu called to an attendant and the attendant respond. T’ao-Wu said to him: “Add some clean water to the pitcher.” After a long pause, T’ao-Wu said to Qing-Zhu: “What did you just come and ask me?” Qing-Zhu repeated his previous question when T’ao-Wu got up and left the room. Qing-Zhu then had a great realization.

·Đạo Ngộ bảo chúng: “Ta đau gần muốn chết, bởi trong tâm có một vật để lâu thành bệnh, người nào hãy vì ta mà dẹp nó đi?” Sư thưa: “Tâm vật đều không thật, dẹp bỏ lại thêm bệnh.” Đạo Ngộ khen: “Lành thay! Lành thay!”—When T’ao-Wu was about to die, he said: “There’s something in my mind. An old trouble. Who can get rid of it for me?” Qing-Zhu said: “All things in your mind are unreal. Get rid of good and bad?” T’ao-Wu said: “Worthy! Worthy!”

Làm Tăng mới được hai tuổi hạ, sư bèn ẩn trong dân gian, vào xóm thợ gốm vùng Lưu Dương, Trường Sa, sáng sớm dạo đi, đến chiều trở về, mọi người không biết được sư. Nhơn một vị Tăng từ Động Sơn đến, sư hỏi: “Hòa Thượng có lời gì dạy chúng?” Tăng đáp: “Hôm giải hạ, Hòa Thượng thượng đường dạy: “Đầu thu cuối hạ, huynh đệ hoặc đi Đông đi Tây, đi nên đi thẳng đến chỗ muôn dặm không có một tấc cỏ, đi làm gì?” Sư hỏi: “Có người đáp được chăng?” Tăng nói: “Không.” Sư bảo: “Sao chẳng nói ‘Ra khỏi cửa liền là cỏ.’” Tăng trở về thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn bảo: “Đây là lời nói của diệu trí thích hợp cho một vị trụ trì với 1500 Tăng chúng (Ở Lưu Dương có cổ Phật).”—After being ordained for two years, Qing-Zhu hid from the world. He lived in obscurity in Liu-Yang as a potter’s assistant. In the morning he would go to work and in the evening he would return home. No one knew him to be an adept. T’ung-Shan-Liang-Zhie sent a monk to find him. Qing-Zhu asked the monk: “What does T’ung-Shan say to provide instruction to his disciples?” The monk said: “At the end of the summer practice period he said to the monks, ‘the fall has begun and the summer has ended. If you brethren go traveling, you must go to the place where there isn’t a blade of grass for ten thousand miles.’” “After a long pause, T’ung-Shan said: ‘How can one go to a place where a single blade of grass isn’t found for ten thousand miles?’” Qing-Zhu asked the monk: “Did anyone respond or not?” The monk said: “No.” Qing-Zhu said: “Why didn’t someone say, ‘Going out the door, there’s the grass.’” The monk went back and relayed what Qing-Zhu said to T’ung-Shan. T’ung-Shan said: “This is the talk of wonderful knowledge appropriate for an abbot of fifteen hundred people.”

30. Đại Đồng Thiền Sư

Zen Master T’a-T’ong

Thiền sư Đại Đồng sanh năm 819. Thuở nhỏ sư xuất gia theo Thiền sư Mãn Bảo Đường, sau đó ít lâu sư đọc Kinh Hoa Nghiêm và bắt đầu theo làm đệ tử của Thiền sư Thúy Vi Vô Học—Zen master T’a-T’ong was born in 819. As a young man he left home to study under a Zen master named Man-Bao-T’ang. Sometime later he read the Flower Garland Sutra and proceeded to study under Shui-Wei-Wu-Xue.

·Một hôm Triệu Châu Tùng Thẩm đến huyện Đồng Thành gần núi Đầu Tử, sư cũng có việc xuống núi, giữa đường hai người gặp nhau mà không biết nhau. Triệu Châu hỏi thăm những người cư sĩ mới biết là Đại Đồng Đầu Tử, liền nghịch rằng: “Phải chủ núi Đầu Tử chăng?” Sư đáp: “Cho tôi xin tiền trà muối.” Triệu Châu đi thẳng đến am trước, ngồi chờ. Sư mang một bình dầu về am. Triệu Châu hỏi: “Nghe danh Đầu Tử đã lâu, đến đây chỉ thấy ông già bán dầu.” Sư đáp: “Thầy chỉ thấy ông già bán dầu, là không biết Đầu Tử.” Triệu Châu hỏi: “Thế nào là Đầu Tử?” Sư đưa bình dầu lên đáp: “Dầu! Dầu!”—One day Zhao-Chou came to T’ong-Cheng County near Mount T’ou-Tzi. T’ou-Tzi left the mountain. They met each other on the road. Zhao-Chou asked him: “Aren’t you the host of Mount T’ou-Tzi?” T’ou-Tzi said (like a beggar): “Tea, salt, a coin, please help me!” Zhao-Chou then proceeded to T’ou-Tzi’s hut on the mountain and sat down inside. Later T’ou-Tzi returned to the hut carrying a jug of oil. Zhao-Chou said: “Long have I heard of T’ou-Tzi, but since coming here all I’ve seen is an old-timer selling oil.” T’ou-Tzi said: “You’ve only seen an old-timer seling oil. But you haven’t recognized T’ou-Tzi.” Zhao-Chou said: “What is T’ou-Tzi?” T’ou-Tzi lifted up the jug of oil and yelled: “Oil! Oil!”

·Triệu Châu hỏi: “Khi ở trong chết được sống là thế nào?” Sư đáp: “Chẳng cho đi đêm, đợi đến sáng sẽ đến.” Triệu Châu nói: “Ta sớm là trắng, y lại là đen.”—Zhao-Chou asked: “What do you say about the one who undergoes the great death, and thus attains life?” T’ou-Tzi said: “He can’t make the journey at night. He must arrive in the daylight.” Zhao-Chou said: “I’ve long committed thievery, but you’ve worse than me.”

·Một hôm Sư thượng đường bảo chúng: “Các ngươi đến đây tìm ngôn ngữ hay đẹp, góp lời văn vẻ, trong miệng quý có nói ra, lão già nầy khí lực yếu kém, môi lưỡi chậm lụt. Nếu các ngươi hỏi ta, ta tùy câu hỏi mà đáp. Đối đáp không có gì huyền diệu có thể kịp được ngươi, cũng không dính gì đến tai ngươi. Trọn không nói hướng thượng hướng hạ, có Phật có Pháp, có phàm có Thánh. Trong chỗ các ngươi sanh hiểu rồi tự mang gánh lấy, sau nầy tự làm tự chịu. Trong ấy không có gì cho các ngươi, chẳng dám lừa dối các ngươi, không ngoài không trong, có thể nói được na ná. Các ngươi lại biết chăng?”—One day Zen master T’ou-Tzi-T’a-T’ong entered the hall and addressed the monks, saying: “All of you come here searching for some new words and phrases, colecting brilliant things which you intend to stick in your own mouth and repeat. But this old monk’s energy is failing and my lips and tongue are blundering. I don’t have any idle talk to give you. If you ask me then I will answer you directly. But there is no mystery that can be compared to you, yourself. I won’t teach you some method to collect wisdom. I will never say that above or below there’s a Buddha, a Dharma, something ordinary or something sacred, or that you will find it by sitting with your legs crossed. You all manifest a thousand things. It is the understandings that arise from your own life that you must carry into the future, reaping what you sow. I have nothing to give you here, neither overtly nor by inference. I can only speak to all of you in this manner. If you have doubts then question me.”

·Sư ở núi Đầu Tử hơn ba mươi năm, những thiền khách qua lại tham vấn thường đầy cả thất. Sư dùng biện tài vô úy tùy hỏi liền đáp, ứng cơ đối đáp lời lẽ tinh vi rất nhiều—Zen master T’a-T’ong resided on Mount T’ou-Tzi for more than thirty years, provoking and advancing Dharma in all directions. Those who came for his instruction often overflowed the hall. The master spoke in an unimposing manner, answering all questions, aiding each person’s development, and expressing great meaning with few words.

·Đời Đường niên hiệu Trung Hòa (881), giặc cướp nổi dậy, dân chúng ly tán. Một lần, có bọn cuồng đồ cầm đao lên núi hỏi sư: “Ở đây làm gì?” Sư tùy nghi thuyết pháp, bọn chúng nghe đều bái phục, cởi y phục cúng dường rồi giải tán—The Huang-Chao bandit uprising broke out during the Zhong-He era (around the year 881). At that time every place experienced disaster and chaos. Once, a crazed bandit brandished a knife at the master and said: “What are you doing living here?” T’ou-Tzi calmly continued to espouse Dharma. When T’ou-Tzi finished speaking the bandit bowed and took off their own clothes to leave as an offering. 

Ngày sáu tháng tư năm 914, sư hơi nhuốm bệnh. Tăng chúng rước thầy thuốc, sư bảo chúng: “Tứ đại hợp tan là phép thường, các ngươi chớ lo, ta tự giữ lấy.” Nói xong, sư thị tịch trong tư thế kiết già, được vua ban hiệu là “Từ Tế Đại Sư”—On the sixth day of the fourth month in the year 914, the master became slightly ill. The monks called for a doctor. T’ou-Tzi said to the congregation: “The four great activities of life ebb and flow unceasingly. You mustn’t be concerned. I can take care of myself.” After saying these words the master sat in a cross-legged position and passed away. He received the posthumous name “Great Teacher Compassionate Succor.”

31. Thiện Hội Thiền Sư

Zen Master Shan-Hui

Thiền Sư Thiẹân Hội sanh năm 805, sư xuất gia lúc 9 tuổi và thọ cụ túc giới năm 20 tuổi. Sau khi Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí đề nghị sư đến gặp Thuyền Tử, sư đến Hoa Đình làm đệ tử Thuyền Tử. Sư được công nhận là Pháp Tử của Hoa Đình Thuyền Tử—Zen master Shan-Hui was born in 805. He left home at the age of nine and received full ordain at the age of twenty. Following Zen Master T’ao-Wu Yuan-Zhi’s recommendation, he came to Hua-Ting to become Chuan-Tzi’s disciple. He was recognized as Chuan-Tzi’s Dharma heir.

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Từ có Tổ đến đây người ta hiểu lầm, nối nhau đến nay đều lấy lời Phật, Tổ làm mô phạm dạy người. Như thế, trở thành kẻ cuồng hay người vô trí rồi còn gì. Kia chỉ bày tỏ cho các ngươi ‘Không pháp vốn là đạo, đạo không một pháp; không Phật có thể thành, không đạo có thể đắc, không pháp có thể xả.’ Cho nên nói ‘Trước mắt không pháp, ý tại trước mắt.’ (mục tiền vô pháp, ý tại mục tiền). Kia chẳng phải là pháp trước mắt. Nếu nhằm bên Phật, Tổ mà học, người nầy chưa có mắt tự tại, vẫn là thức tánh sanh tử mênh mang không có phần tự do. Ngàn muôn dậm tìm thiện tri thức, cốt có cái thấy chơn chánh hằng thoát khỏi hư dối, định lấy cái sanh tử trước mắt xem là thật có hay thật không? Nếu có người định được lẽ này, hứa nhận ông sẽ giải thoát. Người thượng căn ngay lời nói liền rõ đạo; kẻ căn khí bậc trung, bậc hạ chạy lăng xăng như sóng bủa. Sao chẳng nhằm trong sanh tử mà an định? Sẽ nhận lấy chỗ nào? Lại nghi Phật nghi Tổ thế cái sanh tử cho ông được sao? Người trí sẽ cười ông. Nghe kệ đây:

“Lao trì sanh tử pháp

Duy hướng Phật biên cầu.

Mục tiền mê chánh lý

Bác hỏa mích phù âu.”

(Nhọc gìn pháp sanh tử

Chỉ nhằm bên Phật cầu.

Trước mắt lầm lý chánh

Trong lửa bọt có đâu).

One day Shan-Hui entered the hall and addressed the monks, saying: “Since the time of the ancestors there have been those who misunderstand what has been passed down. Right up to now they have used the words of the Buddhas and ancestors and made them models for study. If people do this then they’ll go crazy and have no wisdom at all. The Buddhas and ancestors have instructed you that the dharmaless root is the Way. The way is without even a single Dharma. There is no Buddha that you can become. There is no way that can be attained. Nor is there any Dharma that can be grasped or let go of. Therefore, the ancients said: ‘Before the eyes there is no Dharma, but the meaning is before the eyes.’ Those who want to study the Buddhas and ancestors heven’t opened their eyes. Why do they want to submit to something else and not attain their own freedom? Basically it’s because they are confused about life and death. They realize they don’t have a bit of freedom, so they go thousands of miles to seek our some great teacher. Those people must attain the true eye, not spend their time grasping and discarding spurious views. But are there any here among you of definite attainment who can really hold forth about existence and nonexistence? If there’s someone who’s definite about this then I invite you to speak out.’ ‘When persons of high ability hear these words they are clear about what’s being said. Those of middle or low ability continue rushing around. Why do’t you just directly face life and death? Don’t tell me you still want the Buddhas and ancestors to live and die in your place! People who understand will laugh at you. If you still don’t get it, then listen to this verse:

“Belaboring life and death,

Just seeking Buddha’s quarter.

Confused about the truth before your eyes,

Poking a fire to find a cool spot.”

·Vị Tăng hỏi: “Từ trước lập ý Tổ và ý kinh, vì sao độ nầy Hòa Thượng nói không?” Sư đáp: “Ba năm chẳng ăn cơm, trước mắt không người đói, tại sao con chẳng ngộ?” Chỉ vì ngộ mê đuổi Xà Lê. Sư bèn nói kệ:

“Minh minh vô ngộ pháp

Ngộ pháp khước mê nhơn

Trường thơ lưỡng cước thùy

Vô ngụy diệt vô chơn.”

(Rõ ràng không pháp ngộ

Pháp ngộ đuổi người mê

Duỗi thẳng hai chân ngủ

Không ngụy cũng không chơn).

·A monk asked: “There has always been meaning attributed to the teaching of the Buddhas and ancestors. Why does the master say there isn’t any?” Shan-Hui said: “Don’t eat for three years and you won’t see anyone hungry.” The monk said: “If no one is hungry, why can’t I gain awakening?” Shan-Hui said: “Because awakening has confused you.” Shan-Hui then recited this verse to make his point:

“Clear and luminous, no Dharma of awakening,

Awakening confuses people.

In paradise with two feet and eyes,

Nothing false, and nothing true.”

Vào ngày 7 tháng 11 năm 881, sư gọi Tăng chúng lại bảo: “Ta đã nói pháp trong nhiều năm. Mỗi người các ngươi phải nên tự biết mình. Bây giờ ta không còn gì nữa, đã đến lúc ta đi đây. Giữ lấy pháp như lúc ta còn vậy.” Nói xong sư thị tịch, thọ 77 tuổi, được vua phong hiệu “Truyền Minh Đại Sư.”—On the seventh day of eleventh month in the year 881, Shan-Hui called together his principal monks and said: “I’ve talked extensively for many years. Each of you should know for yourself. Now I’m just an empty form. My time is up and I must go. Take care of the teaching as if I were still here.” Upon saying these words, Shan-Hui suddenly passed away. He received posthumous name "Great Teacher Transmitting Clarity.”

32. Lâm Tế Nghĩa Huyền

Lin-Chi-I-Hsuan

Lâm Tế là môn đệ của Hoàng Bá. Ông là một trong những thiền sư Trung Hoa nổi tiếng vào đời nhà Đường. Không ai biết ông sanh vào năm nào. Một tông phái Thiền đặc biệt đã được đặt dưới tên ông. Ông nổi tiếng vì các phương pháp mạnh bạo và lối nói chuyện sống động với môn sinh. Ngài không tán thành lối nói pháp quanh co, sở trường của các pháp sư thiếu nhiệt huyết. Có lẽ do sư thừa hưởng phép Thiền trực chỉ ấy từ sư phụ Hoàng Bá, trước kia đánh sư ba lần khi ba lần sư đến tham vấn về yếu chỉ của Phật pháp. Lâm Tế được coi như là người đầu tiên chủ xướng tiếng hét, nhưng trước đó đã có Mã Tổ là vị cao Tăng (see Mã Tổ) đã mở một kỷ nguyên mới cho Thiền sử, đã hét to khi Bách Trượng đến tái vấn Thiền, tiếng hét ấy chát chúa đến nỗi Bách Trượng phải bị điếc tai đến ba ngày. Nhưng chính do Lâm Tế mà tiếng hét được đắc dụng và có hiệu năng nhất, và sau nầy biến thành một ngón tuyệt kỹ của Lâm Tế Tông. Thật sự, về sau nầy các đệ tử của ngài quá lạm dụng về tiếng hét đến nỗi ngài phải thốt ra: “Tôi nghe quí ông toàn học hét. Thử hỏi quí ông ví như mái tây có người ra, mái đông có người ra, cả hai người cùng hét. Các ông có phân biệt được tiếng hét nào là khách, còn tiếng hét nào là chủ không? Nếu các ông không phân biệt được, từ đây cấm học tiếng hét của lão Tăng.” —Lin-Chi was a disciple of Huang-Po. He was one of the famed chinese Zen masters during the T’ang dynasty. His year of birth is unknown. In China a special Zen sect was named after him “Lin-Chi” of which doctrine was based on his teachings. He was famous for his vivid speech and forceful pedagogical methods, as well as direct treatment of his disciples. He never liked those roundabout dealings which generally characterized the methods of a lukewarm master. He must have got this directness from his own master Huang-Po, by whom he was struck three times for asking the fundamental principle of Buddhism. Lin-Chi is regarded as the author of “Kwats!” even though Ma-Tsu was an epoch-maker in the history of Zen, uttered “Kwats!” to his disciple, Pai-Chang, when the latter came up to the master for a second time to be instructed in Zen. This “Kwats!” is said to have deafened Pai-Chang’s ear for three days. But it was principally due to Lin-Chi that this particular cry was most effectively and systematically made use of and later came to be one of the special features of the Lin-Chi school in distinction to the other schools. In fact, the cry came to be so abused by his followers that he had to make the following remark: “You are so given up to learning my cry, but I want to ask you this: ‘Suppose one man comes out from the eastern hall and another from the western hall, and suppose both give out the cry simultaneously; and yet I say to you that subject and predicate are clearly discernible in this. But how will you discern them?’ If you are unable to discern them, you are forbidden hereafter to imitate my cry.” 

·Trước nhất sư đến hội Hoàng Bá. Ở đây sư oai nghi nghiêm chỉnh đức hạnh chu toàn. Thủ Tọa (Trần Tôn Túc) thấy khen rằng: “Tuy là hậu sanh cùng chúng chẳng giống.” Thủ Tọa bèn hỏi: “Thượng Tọa ở đây được bao lâu?” Sư thưa: “Ba năm.” Thủ Tọa hỏi: “Từng tham vấn chưa?” Sư thưa: “Chưa từng tham vấn, cũng chẳng biết tham vấn cái gì?” Thủ Tọa bảo: “Sao không đến hỏi Hòa Thượng Đường Đầu, thế nào là đại ý Phật Pháp?” Sư liền đến hỏi, chưa dứt lời. Hoàng Bá liền đánh. Sư trở xuống. Thủ Tọa hỏi: “Hỏi thế nào?” Sư thưa: “Tôi hỏi lời chưa dứt, Hòa Thượng liền đánh, tôi chẳng biết.” Thủ Tọa nói: “Nên đi hỏi nữa.” Sư lại đến hỏi. Hoàng Bá lại đánh. Như thế ba phen hỏi, bị đánh ba lần. Sư đến bạch Thủ Tọa: “Nhờ lòng từ bi của thầy dạy tôi đến thưa hỏi Hòa Thượng, ba phen hỏi bị ba lần đánh, tôi tự buồn chướng duyên che đậy không lãnh hội được thâm chỉ. Nay xin từ giã ra đi. Thủ Tọa lại bảo: “Khi thầy đi nên đến giã từ Hòa Thượng rồi sẽ đi.” Sư lễ bái xong trở về phòng. Thủ Tọa đến thất Hòa Thượng trước, thưa: “Người đến thưa hỏi ấy, thật là đúng pháp, khi người ấy đến từ giã, xin Hòa Thượng phương tiện tiếp y, về sau đục đẽo sẽ thành một gốc đại thọ che mát trong thiên hạ.” Sư đến từ giã. Hoàng Bá bảo: “Chẳng nên đi chỗ nào khác, ngươi đi thẳng đến Cao An chỗ Thiền Sư Đại Ngu, ông ấy sẽ vì ngươi nói tốt.”—From the beginning of his residence at Huang-Bo, Lin-Chi’s performance of his duties was examplary. At that time, Mu-Chou T’ao-Ming served as head monk. Mu-Chou asked Lin-Chi: “How long have you been practicing here?” Lin-Chi said: “Three years.” Mu-Chou said: “Have you gone for an interview with the master or not?” Lin-Chi said: “I haven’t done so. I don’ know what to ask him.” Mu-Chou said: “Why not ask him, ‘What is the essential meaning of Buddhism?’” So Lin-Chi went to see Huang-Bo, but before he could finish his question Huang-Bo struck him. Lin-Chi went out, and Mu-Chou asked him: “What happened when you asked him?” Lin-Chi said: “Before I could get the words out he hit me. I don’t understand.” Mu-Chou said: “Go ask him again.” So Lin-Chi asked Huang-Bo again, and Huang-Bo once again hit him. Lin-Chi asked a third time, and Huang-Bo hit him again. Lin-Chi revealed this to Mu-Chou, saying: “Before you urge me to ask about the Dharma, but all I got was a beating. Because of evil karmic hindrances. I’m not able to comprehend the essential mystery. So, today I’m going to leave here.” Mu-Chou said: “If you’re going to leave, you must say good-bye to the master.” Lin-Chi bowed and went off. Mu-Chou then went to Huang-Bo and said: “That monk who asked you the questions—although he’s young he’s very extraordinary. If he come to say good-bye to you, please give him appropriate instruction. Later he’ll become a great tree under which everyone on earth will find refreshing shade.” The next day when Lin-Chi came to say good-bye to Huang-Bo, Huang-Bo said: “You don’t need to go somewhere else. Just go over to the Kao’ Monastery and practice with T’a-Wu. He’ll explain to you.”

·Sư đến chỗ Đại Ngu. Đại Ngu hỏi: “Ở chỗ nào đến?” Sư thưa: “Ở Hoàng Bá đến.” Đại Ngu hỏi: “Hoàng Bá có dạy gì không?” Sư thưa: “Con ba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh. Chẳng biết con có lỗi hay không lỗi?” Đại Ngu nói: “Bà già Hoàng Bá đã vì ngươi chỉ chỗ tột khổ, lại đến trong ấy hỏi có lỗi không lỗi?” Ngay câu nói ấy, sư đại ngộ, thưa: “Xưa nay Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều.” Đại Ngu nắm đứng lại, bảo: “Con quỷ đái dưới sàng, vừa nói có lỗi không lỗi, giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo lý gì, nói mau! Nói mau!” Sư liền cho vào hông Đại Ngu ba thoi. Đại Ngu buông ra, nói: “Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì việc của ta.” Sư từ tạ Đại Ngu trở về Hoàng Bá—When Lin-Chi reached T’a-Wu, T’a-Wu said: “Where have you come from?” Lin-Chi said: “From Huang-Bo.” T’a-Wu said: “What did Huang-Bo say?” Lin-Chi said: “Three times I asked him about the essential doctrine and three times I got hit. I don’t know if I made some error or not.” T’a-Wu said: “Huang-Bo has old grandmotherly affection and endures all the difficulty for your sake—and here you are asking whether you’ve made some error or not!” Upon hearing these words Lin-Chi was awakened. Lin-Chi then said: “Actually, Huang-Bo’s Dharma is not so great.” T’a-Wu grabbed him and said: “Why you little bed-wetter! You just came and said: you don’t understand. But now you say there’s not so much to Huang-Bo’s teaching. What do you see? Speak! Speak!” Lin-Chi then hit T’a-Wu on his side three times. T’a-Wu let go of him, saying: “Your teacher is Huang-Bo. I’ve got nothing to do with it.” Lin-Chi then left T’a-Wu and returned to Huang-Bo.

·Hoàng Bá thấy sư về, liền bảo: “Kẻ nầy đến đến đi đi, biết bao giờ liễu ngộ.” Sư thưa: “Chỉ vì tâm lão bà quá thiết tha, nên nhơn sự đã xong, đứng hầu.” Hoàng Bá hỏi: “Đến đâu về?” Sư thưa: “Hôm trước vâng lời dạy của Hòa Thượng đến tham vấn Đại Ngu trở về.” Hoàng Bá hỏi: “Đại Ngu có lời dạy gì?” Sư liền thuật lại việc trước. Hoàng Bá bảo: “Lão Đại Ngu nầy đã buông lời, đợi đến đây ta cho ăn đòn.” Sư tiếp: “Nói gì đợi đến, ngay bây giờ cho ăn.” Sư liền bước tới sau lưng Hoàng Bá tát một tát. Hoàng Bá bảo: “Gã phong điên nầy lại đến trong ấy nhổ râu cọp.” Sư liền hét. Hoàng Bá gọi: “Thị giả! Dẫn gã phong điên nầy lại nhà Thiền.”—Huang-Bo saw him and said: “This fellow who’s coming and going. How can he ever stop?” Lin-Chi said: “Only through grandmotherly concern.” Lin-Chi then bowed and stood in front of Huang-Bo. Huang-Bo said: “Who has gone and returned?” Lin-Chi said: “Yesterday I received the master’s compassionate instruction. Today I went and practiced at T’a-Wu’s.” Huang-Bo said: “What did T’a-Wu say?” Lin-Chi then recounted his meeting with T’a-Wu. Huang-Bo said: “That old fellow T’a-Wu talks too much! Next time I see him I’ll give him a painfuls whip!” Lin-Chi said: “Why wait until later, here’s a swat right now!” Lin-Chi then hit Huang-Bo. Huang-Bo yelled: “This crazy fellow has come here and grabbed the tiger's whiskers!" Lin-Chi shouted. Huang-Bo then yelled to his attendant: “Take this crazy man to the practice hall!” 

·Một hôm sư ngồi trước trong Tăng đường, thấy Hoàng Bá đến, liền nhắm mắt lại. Hoàng Bá lấy tích trượng nện xuống sàn. Lâm Tế ngẫng đầu lên, thấy Hoàng Bá đứng đó, Lâm Tế bèn tiếp tục gục đầu xuống ngủ tiếp. Hoàng Bá làm thể sợ, liền trở về phương trượng. Sư theo đến phương trượng lễ tạ. Thủ Tọa đứng hầu ở đó, Hoàng Bá bảo: “Vị Tăng đây tuy là hậu sanh lại biết có việc này.” Thủ Tọa thưa: “Hòa Thượng già dưới gót chơn chẳng dính đất, lại chứng cứ kẻ hâäu sanh.” Hoàng Bá liền vả trên miệng một cái. Thủ Tọa thưa: “Biết là được.”—One day, Lin-Chi was sleeping in the monk’s hall. Huang-Bo came in and, seeing Lin-Chi lying there, struck the floor with his staff. Lin-Chi woke up and lifted his head. Seeing Huang-Bo standing there, he then put his head down and went back to sleep. Huang-Bo struck the floor again and walked to the upper section of the hall. Huang-Bo saw the head monk, who was sitting in meditation. Huang-Bo said: “There’s someone down below who is sitting in meditation. What do you imagine you’re doing?” The head monk said: “What’s going on with this fellow ?” 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Trên đống thịt đỏ lòm có một vô vị chân nhân thường ra vô theo lối cửa mở trên mặt các ngươi. Thầy nào sơ tâm chưa chứng cứ được thì nhìn đây.” Có một thầy bước ra hỏi: “Vô vị chân nhân ấy là cái gì?” Lâm Tế vụt bước xuống thiền sàng, nắm cứng vị sư hét lớn, ‘Nói đi! Nói đi!’” Vị sư đang lính quýnh thì Tổ buông ra, trề môi nói: “Vô vị chân nhân, ồ chỉ là một cục phân khô.” Nói xong ngài đi thẳng vào phương trượng—One day, Lin-Chi entered the hall to preach, saying: “Over a mass of reddish flesh there sits a true man who has no title; he is all the time coming in and out from your sense-organs. If you have not yet testified to the fact, look, look!” A monk came forward and asked: “Who is this true man of no title?” Lin-Chi came right down from his straw chair and taking hold of the monk exclaimed: “Speak! Speak!” The monk remained irresolute, not knowing what to say, whereupon the master, letting him go, remarked, “What worthless stuff is this true man of no title!” Lin-Ch the went straight back to his room. 

·Một hôm, Định Thượng Tọa hỏi Lâm Tế: “Thế nào là đại ý của pháp Phật?” Lâm Tế bước xuống tòa, nắm lấy Thượng Tọc, xán cho một bạt tai, rồi xô ra. Định Thượng Tọa đứng khựng. Ông Tăng đứng bên nhắc: “Định Thượng Tọa, sao không lạy Hòa Thượng đi!” Định Thượng Tọa toan lạy thì ngay lúc ấy hốt nhiên đại ngộ—One day, Venerable Ting asked Lin-Chi: “What is the ultimate principle of Buddhism?” He came right down from his seat, took hold of the monk, slapped him with his hand, and pushed him away. Venerable Ting stood stupified. A bystander monk suggested: “Why don’t you make a bow?” Obeying the order, Venerable Ting was about to bow, when he abruptly awoke to the truth of Zen. 

·Vào năm 867 khi sắp mất, Lâm Tế ngồi ngay thẳng, nói: “Sau khi ta tịch chẳng được diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta.” Tam Thánh thưa: Đâu dám diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của Hòa Thượng.” Lâm Tế bảo: “Về sau có người hỏi, ngươi đáp thế nào?” Tam Thánh liền hét! Sư bảo: “Ai biết Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta đến bên con lừa mù diệt mất.” Nói xong sư ngồi thẳng thị tịch—In 867 A.D. when Lin-Chi wa about to die he sat upright and said: “After I’m gone, my Treasury of the True Dharma Eye cannot be destroyed.” Lin-Chi’s disciple, San-Sheng, said: “How could we dare destroy the Master’s Treasury of the True Dharma Eye?” Lin-Chi said: “In the future if someone ask about my teaching, what will you say to them?” San-Sheng shouted! Lin-Chi said: “Who would have thought that my Treasury of the true Dharma Eye would be destroyed by this blind ass!” Upon saying these words Lin-Chi passed away, sitting upright. 

·Ông đã sáng lập nên trường phái Lâm Tế (Lin-Chi or Rinzai (Zen) school), một trong những trường phái Thiền nổi tiếng của trung Quốc. Vào thời kỳ mà Phật giáo bị ngược đãi ở Trung Quốc khoảng từ năm 842 đến năm 845 thì thiền sư Lâm Tế sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, mang tên ông. Trong những thế kỷ kế tiếp, tông Lâm Tế chẳng những nổi bậc về Thiền, mà còn là một tông phái thiết yếu cho Phật giáo Trung Hoa thời bấy giờ. Tông Lâm Tế mang đến cho Thiền tông một yếu tố mới: công án. Phái Thiền Lâm Tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự “Đốn Ngộ” và dùng những phương tiện bất bình thường như một tiếng hét, một cái tát, hay những công án khác. Phái Lâm Tế tu tập theo các công án có hệ thống đã được các bậc thầy sưu tập, và xem nhẹ việc đọc tụng kinh điển cũng như thờ phượng tượng Phật, tìm về Phật Tánh trực tiếp bằng những công án và tu tập sống thực—He was the founder of one of the most famous Chinese Ch’an, Lin-Chi School. At the time of the great persecution of Buddhists in China from 842 to 845, Lin-Chi founded the school named after him. The Lin-Chi school of Ch’an. During the next centuries, this was to be not only the most influential school of Ch’an, but also the most vital school of Buddhism in China. Lin-Chi brought the new element to Zen: the koan. The Lin-Chi School stresses the importance of “Sudden Enlightenment” and advocates unusual means of achieving it, such as shouts, slaps, and the uses of koans. The Lin-Chi uses collections of koans systematically in its temples and downplays the reading of sutras and veneration of Buddha images in favor of seeking the Buddha Nature directly through the use of koans and practical living. 

·Lâm Tế Tông: Lin-Chi School—Một trong năm tông phái Thiền Phật Giáo của Trung Quốc được xiển dương bởi ngài Lâm Tế, pháp tử của Lục Tổ Huệ Năng—One of the five sects of Zen Buddhism in China, which was propagated by Lin-Chi, a Dharma heir of the Sixth Zen Patriarch Hui-Neng—See Lâm Tế. 

·Lâm Tế Tứ Hát: Bốn thứ tiếng hét của Lâm Tế—Four kinds of Lin-Chi’s cry—Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, Lâm Tế phân biệt có bốn cách hét, tùy tiện mà dùng, gọi là ‘Tứ Hát.”—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, Lin-Chi distinguishes four kinds of "cry.”

1)Tiếng hét thứ nhất như gươm báu vua Kim Cang: The first cry is like the sacred sword of Vajraraja.

2)Tiếng hét thứ nhì như bốn vó sư tử vàng trụ bộ trên mặt đất: The second cry is like the golden-haired lion squatting on the ground.

3)Tiếng hét thứ ba như cần câu quơ bóng cỏ: The third cry is like the sounding rod or the grass used as a decoy.

4)Tiếng hét thứ tư không có tác dụng của tiếng hét: The fourth cry is the one that does not at all function as a “cry.”

33. Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư

Zen Master Chen-Tzun-Tsu

Thiền Sư Đạo Minh sanh năm 780, đệ tử của Hoàng Bá—Zen master T’ao-Ming was born in 780, was a disciple of Huang-Bo.

·Một hôm tham vấn buổi chiều, sư bảo chúng: “Các ngươi lại được chỗ bước vào chưa? Nếu chưa được chỗ bước vào, cần được chỗ bước vào, nếu đã được chỗ bước vào, về sau chớ cô phụ lão Tăng.” Có một vị Tăng bước ra lễ bái thưa: “Con trọn chẳng dám cô phụ Hòa Thượng.” Sư bảo: “Ngươi trước đã cô phụ ta rồi.”—One day, Zen master T’ao-Ming said to his congregation: “Has any one of you gained an entrance? If you haven’t gained an entrance then that’s what you must do. If you gain an entrance then you won’t show ingratitude toward me.” A monk bowed and said: “I don’t dare have ingratitude toward you.” T’ao-Ming said: “You’ve already shown ingratitude.”

·Sư lại bảo: “Lão Tăng trụ trì ở đây chẳng từng thấy một người vô sự đi đến. Các ngươi sao chẳng lại gần?” Có một vị Tăng mới bước lại gần. Sư bảo: “Duy Na chẳng có ở đây, ngươi tự lãnh hai mươi gậy đi ra ngoài ba cửa.” Vị Tăng thưa: “Con lỗi ở chỗ nào?” Sư bảo: “Đã đeo còng lại mang gông.”—T’ao-Ming said: “Since I’ve been abbot, I’ve never seen someone without an issue come before me. Why can’t one of you come forward?” A monk then came forward. T’ao-Ming said: “The Temple director isn’t here. So take yourself out the front gate of the monastery and get twenty hits with the staff.” The monk said: “What did I do wrong?” T’ao-Ming said: “Your head’s already in a cangue and now you’ve put on manacles.”

·Một hôm sư đang đứng ngoài hành lang, có vị Tăng đến hỏi: “Phòng Trần Tôn Túc ở chỗ nào?” Sư liền cởi giày, đè đầu vị Tăng ấy đập. Vị Tăng ấy chạy. Sư gọi: “Đại Đức! Tăng xoay đầu nhìn lại. Sư chỉ bảo: “Đi bên này.”—One day T’ao-Ming was standing on a corridor path in the monastery. A monk came up to him and asked: “Where is abbot T’ao-Ming’s room?” T’ao-Ming took off a sandal and hit the monk on top of the head. The monk walked off. T’ao-Ming yelled: “Worthy!” The monk turned his head. T’ao-Ming pointed and said: “It’s that way!”

·Có vị sứ thần đến viếng. Sứ thần hỏi: “Ba cửa đều mở, từ cửa nào vào?” Sư gọi: “Thượng Thơ.” Sứ thần lên tiếng: “Dạ!” Sư bảo: “Từ cửa tín vào.” Sứ thần nhìn lên vách thấy tượng vẽ, hỏi: “Hai tôn giả đối mặt luận việc gì?” Sư gõ cây cột nói: “Trong ba thân cái nào chẳng nói pháp?”—A ‘purple robed’ worthy came to visit T’ao-Ming. When he bowed, Ta’o-Ming grabbed the string that hung from his hat and said: “What is this called?” The monk said: “It’s called a facing heaven hat.” T’ao-Ming said: “Oh, in that case I won’t pull it off.” Ta’o-Ming laso said: “What doctrine do you expound?” The monk said: “The consciousness-only doctrine.” 

·Sư lại hỏi: “Nói thế nào?” Đại Đức đáp: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.” Sư chỉ cánh cửa hỏi: “Cái ấy là gì?” Đại Đức đáp: “Sắc pháp.” Sư bảo: “Trước rèm ban tử y, đối vua thuyết pháp, tại sao không giữ năm giới? Đại Đức không đáp được—T’ao-Ming said: “What do you say of it?” The monk said: “The three worlds are only mind. The myriad dharmas are only consciousness.” T’ao-Ming pointed to the door screen and said: “What’s that?” The monk said: “A form dharma.” T’ao-Ming said: “In front of the screen you received the purple robe and expounded scripture to the emperor. Why can’t you uphold the five precepts?” The monk couldn’t answer. 

Vào năm 877 , lúc sư sắp tịch gọi môn đồ lại nói: “Nơi đây hết duyên, ta sẽ đi vậy, rồi ngồi kiết già thị tịch, thọ 98 tuổi được 76 tuổi hạ—In 877 A.D. when T’ao-Ming was near death, he summoned the monks and said: “My karma is exhausted. I’m dying.” He the sat in a cross-legged position and passed away. The master was ninety-eight years old and had been a monk for seventy-six years.

34. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư

Zen Master Yang-Shan-Hui-Ji

807-883 or 814-891

·Sư Ngưỡng Sơn, một vị Tăng nổi tiếng của Trung Quốc, một trong những đại thiền sư của Trung Quốc. Ông là môn đồ và là người kế thừa Pháp của Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu, và là thầy của Nam Tháp Quang Dũng. Ngưỡng Sơn là một trong những thiền sư chính vào thời của ông. Những năng lực rộng lớn của ông đã làm cho ông được mang danh hiệu “Tiểu Thích Ca Mâu Ni.”—Yang-Shan-Hui-Ji, name of a noted monk in China. Yang-Shan was one of the great Ch’an masters of China, a disciple and Dharma successor of Kuei-Shan-Ling-Yu, and the master of Nan-T’a-Kuang-Jun. Yang-Shan was one of the most important Ch’an masters of his time; his great abilities brought him the nickname Little Sakyamuni. 

·Ngưỡng Sơn theo Tổ Bách Trượng học Thiền, sư có cái lưỡi lém lỉnh, thậm chí Tổ nói một sư đáp mười. Bách Trượng nói: “Ta nghĩ, sẽ có người khác chiếu cố cho ông.” Về sau, Ngưỡng Sơn đến Qui Sơn. Qui Sơn hỏi: “Ta nghe trong lúc theo hầu Bách Trượng, Bách Trượng nói một ông đáp mười, có phải vậy không?” Ngưỡng Sơn đáp: “Không dám!” Qui Sơn hỏi: “Đối với thâm nghĩa của Phật pháp, ông đã đến đâu?” Ngưỡng Sơn sắp sữa mở miệng thì Qui Sơn hét lên. Ba lần hỏi, ba lần há hốc mồm và ba lần hét. Cuối cùng Ngưỡng Sơn bị khuất phục, cúi đầu rơi nước mắt, nói: “Thầy Bách Trượng tiên đoán tôi sẽ được lợi ích với người khác, ngày nay người đó chính thị là đây.”—When Yang-Shan was studying Zen under Pai-Chang he had such a flowing tongue that to Pai-Chang’s one word he had ten words to answer. Pai-Chang said: “After me, there will be somebody else who will take care of you.” Yang-Shan later went to Wei-Shan. Wei-Shan asked: “I am told that while you were under Pai-Chang you had ten words to his one; is that so?” Yang-Shan said: “Yes, that is what they say.” Wei-Shan asked: “What do you have to state about the ultimate truth of Buddhism?” Yang-Shan was about to open his mouth when the master shouted. The question was repeated three times; the mouth vainly opened three times, the master shouted three times. Yang Shan finally broke down; drooping his head and with tears in his eyes, he said: “My late master prohesied that I should do better with someone else, and today I have this very one.” 

·Một hôm, Qui Sơn thấy Ngưỡng Sơn đang ngồi dưới một gốc cây, ngài đến gần, đụng cây gậy vào lưng sư. Ngưỡng Sơn quay lại, Qui Sơn nói: “Này Tịch, giờ ông có thể nói một lời hay không?” Ngưỡng Sơn đáp: “Không, không lời nào nữa, tôi không muốn nhờ vả ai hết.” Qui Sơn bảo: “Này Tịch, ông hiểu rồi đó.”—One day, Wei-Shan saw Yang-Sha sitting under a tree. Approaching, he touched him on the back with the staff he carried. Yang-Shan turned round, and Wei-Shan said: “O Chi (Yang-Shan’s name), can you say a word now, or not?” Yang Shan replied: “No, not a word, nor would I borrow one from others." Wei-Shan said: “O Chi, you understand.” 

·Ngưỡng Sơn sanh năm 807 tại Thiều Châu (bây giờ là tỉnh Quảng Đông). Năm 15 tuổi sư muốn xuất gia, nhưng cha mẹ không cho. Đến năm 17 tuổi sư chặt hai ngón tay, đến quỳ trước cha mẹ thệ cầu chánh pháp để báo ân sanh thành dưỡng dục. Ông đã gặp nhiều đại thiền sư, trong đó có Mã Tổ và Bách Trượng Hoài Hải. Ông cũng nổi tiếng là học trò xuất sắc của những vị nầy. Tuy nhiên, ông đã đạt được đại giác dưới sự hướng dẫn của thiền sư Qui Sơn Linh Hựu. Cùng với thầy mình, ông được coi như là một trong hai người sáng lập ra phái Qui Ngưỡng. Phái nầy lấy hai chữ đầu trong tên của hai vị làm tên cho tông phái—Zen master Yang-Shan-Hui-Ji was born in 807 in Shao-Chou (now in Kuang-T’ong Province). At the age of fifteen, he wanted to leave home, but his parents refused him permission to become a monk. So, at the age of seventeen, he demonstrated his resolve to them by cutting off two of his fingers, vowing that he would seek the true Dharma to repay his filial obligations. He had visited several great Ch’an masters, among them Ma-Tsu-T’ao-I and Pai-Chang-Huai-Hai. He had made himself a name as an outstanding student of Ch’an. However, he realized profound enlightenment under Kuei-Shan. As his master’s dharma successor of equal accomplishment, he is considered the cofounder with his master of the Kuei-Yang school of Ch’an, which derives its name from the first character of the names of the two men. 

·Sư đến yết kiến Đam Nguyên Ưng Thân, nhơn đây được huyền chỉ. Đam Nguyên rất trọng vọng Ngưỡng Sơn, và nói: “Quốc Sư Huệ Trung lúc đương thời được sáu đời Tổ Sư truyền cho 97 viên tướng (tướng tròn), Ngài trao cho lão Tăng dặn rằng: ‘Sau khi ta tịch diệt 30 năm, có ông sa di từ phương Nam đến, sẽ làm hưng thịnh giáo nầy, ngươi nên thứ lớp truyền trao chớ để đoạn dứt.’ Nay ta trao cho con, con phải vâng giữ.” Chính thiền sư Đàm Nguyên đã hướng dẫn cho Ngưỡng Sơn đạt đại giác lần đầu tiên—Dan-Yuan Ying-Chen greatly esteemed Yang-Shan and said to him: “Previously the National Teacher Hui-Zhong received the transmission of a total of ninety-nine symbolic circles from the Sixth Patriarch. He in turn passed these to me, saying: ‘Thirty years after I’ve died, a novice monk will come from the South who will greatly revive this teaching. When that time comes, pass the teaching on to him and don’t let it end.’ Today I transmit them to you. You must uphold and peserve them.” Yang-Shan had his first enlightenment experience under Dan-Yuan-Ying-Chen.

·Nói xong Đam Nguyên trao bản ấy cho Ngưỡng Sơn. Sư nhận được, xem qua một lượt bèn đem đốt. Hôm khác Đam Nguyên hỏi sư: “Những tướng ta trao cho hôm trước cần phải quý trọng giữ kín.” Sư thưa: “Hôm ấy xem xong, con đốt quách rồi.” Đam nguyên bảo: “Pháp môn này của ta không người hiểu được, chỉ có thầy ta và các bậc Tổ Sư Đại Thánh mới hiểu hết, sao con lại đốt đi?” Sư thưa: “Con một phen xem qua đã biết ý chỉ trong đó, ứng dụng được chẳng cần cầm bổn.” Đam Nguyên bảo: “Tuy như thế, nơi con thì được, người sau làm sao tin đến được?” Sư thưa: “Hòa Thượng nếu cần, con chép lại chẳng khó.” Sư liền chép hết lại thành một tập chẳng sót một điều. Đam Nguyên khen là đúng—When he had finished speaking he passed the secret text to Yang-Shan. After receiving and examining the text, Yang-Shan burned it. One day Dan-Yuan said to Yang-Shan: “The symbols that I gave you are extremely rare, esoteric and precious. You must preserve them carefully.” Yang-Shan said: “After I examined them I burned them.” Dan-Yuan said: “This Dharma gate of ours can’t be understood by most people. Only the Buddha, the patriarchs, and all the holy ones can fully understand it. How could you burn it?” Yang-Shan said: After examining it, I fully comprehended its meaning. Then there was no use keeping the text.” Dan-Yuan said: “Even so, when transmitting this to disciples, people of future times won’t believe it.” Yang-Shan said: “If you like another copy that won’t be a problem. I’ll make another copy and give it to you. Then it won’t be lost.” Dan-Yuan said: “Please do.”

·Lúc còn sa di sư đến tham vấn Qui Sơn Linh Hựu. Qui Sơn hỏi: “Ngươi là Sa Di có chủ hay Sa Di không chủ?” Sư thưa: “Có chủ.” Qui Sơn hỏi: “Chủ ở chỗ nào?” Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng. Qui Sơn biết con người kỳ lạ nên cố tâm chỉ dạy—When he was still a novice monk, Yang-Shan went to practice under Kui-Shan. Kui-Shan asked Yang-Shan: “As a novice monk do you have a host or not?” Yang-Shan said: “I have one.” Kui-Shan asked: “Who is it?” Yang-Shan walked from west to east and then stood there erect. Kui-Shan realized that Yang-Shan was extraordinary.

·Ngưỡng Sơn hỏi Qui Sơn: “Thế nào là chỗ ở của chơn Phật?” Qui Sơn đáp: “Dùng cái diệu tư (nghĩ nhớ) mà không tư (không nghĩ nhớ) xoay cái suy nghĩ tinh anh vô cùng, suy nghĩ hết trở về nguồn, tánh tướng thường trụ, sự lý không hai, chơn Phật như như.” Ngay câu nói ấy, Ngưỡng Sơn đại ngộ—Yang-Shan asked Kui-Shan: “What is the true abode of Buddha?” Kui-Shan said: “Think of unfathomable mystery and return your thoughts to the inexhaustible numinous light. When thoughts are exhausted you’ve arrived at the source, where true nature is revealed as eternally abiding . In that place there is no difference between affairs and principle, and the true Buddha is manifested. Upon hearing these words Yang-Shan experienced great enlightenment.

·Sư Ngưỡng Sơn thượng đường dạy chúng: “Hết thảy các ngươi mỗi người tự hồi quang phản quán, chớ ghi ngôn ngữ của ta. Các ngươi từ vô thỉ đến nay trái sáng hợp tối, gốc vọng tưởng quá sâu khó nhổ mau được. Do đó, giả hợp lập phương tiện dẹp thức thô của các ngươi, như đem lá vàng dỗ con nít khóc, có cái gì là phải. Như người đem các thứ hàng hóa cùng vàng lập phố bán. Bán hàng hóa chỉ nghĩ thích hợp với người mua. Vì thế, nói: ‘Thạch Đầu là phố chơn kim, chỗ ta là phố tạp hóa.’ Có người đến tìm phẩn chuộc ta cũng bết cho, kẻ khác đến cầu chơn kim ta cũng trao cho.” Có một vị Tăng hỏi: “Chẳng cần phẩn chuộc, xin Hòa Thượng cho chơn kim.” Ngưỡng Sơn bảo: “Răng nhọn nghỉ mở miệng, năm lừa cũng chẳng biết.”—Zen master Yang-Shan entered the hall and addressed the monks, saying: “Each and every one of you, turn the light inward! Don’t try to remember what I’m saying! For a beginningless eon you have faced away from the light and been shrouded in darkness. The roots of delusion are deep. They’re difficult to cut off and uproot. So the Buddha established expedient means to grab your attention. These are like showing yellow leaves to a crying child, who imagines they’re gold and thus stops crying. You act as though you’re in a shop where someone sells a hundred goods made from gold and jade, but you’re trying to weigh each item. So you say that Shi-T’ou has a real gold shop? Well in my shop there’s a wide range of goods! If someone comes looking for mouse turds the I give him some. If someone comes looking for real gold then I give it to him.” A monk said: “I don’t want mouse turds. May I have the master’s real gold?” Yang-Shan said: “If you try to bite down on the head of a flying arrow you can try until the year of the ass but you won’t succeed!”

·Tăng không đáp được. Ngưỡng Sơn tiếp: “Tìm hỏi thì có trao đổi, chẳng tìm hỏi thì chúng ta chẳng có gì để trao đổi. Nếu ta thật sự nói về Thiền tông, thì cần một người làm bạn cũng không, huống là có đến năm bảy trăm chúng? Nếu ta nói Đông nói Tây, ắt giành nhau lượm lặt, như đem nắm tay không để gạt con nít, trọn không có thật. Nay ta nói rõ với các ngươi việc bên cạnh Thánh, chớ đem tâm nghĩ tín, chỉ nhằm vào biển tánh của mình mà tu hành như thật. Chẳng cần tam minh lục thông. Vì sao? Vì đây là việc bên chót của Thánh. Hiện nay cần thức tâm đạt bổn, cốt được cái gốc chẳng lo cái ngọn. Sau nầy, khi khác sẽ tự đầy đủ. Nếu chưa được gốc, dầu cho đem tâm học y cũng chẳng được. Các ngươi đâu chẳng nghe Hòa Thượng Qui Sơn nói: ‘Tình phàm Thánh hết, bày biện chơn thường, sự lý chẳng hai, tức như như Phật.’”—The monk couldn’t answer. Yang-Shan said: “If you want to exchange something we can make a deal. If you don’t want to exchange anything then we can’t. If I trully speak of Zen, then there won’t be a single companion at your side. How can this be if there’re five or seven hundred in the assembly? If I talk about this and that, and you strain your neck trying to pick something up, then it will be like fooling a little child with an empty hand. There’s nothing authentic about it. Today I’m clarifying what is holy, which is not a matter of collecting and calming the mind. Instead you must practice to realize the true sea of self-nature. Of what use is there for ‘three clarifications’ and ‘six understandings’? What I speak of is the ultimate sacred matter. If right now you want to know mind and arrive at the root, then arrive at the root. Don’t worry about the tips of the branches. If you do this, then hereafter you will possess it yourself. But if you don’t attain the root, and just use your emotions to seek it, then you will never succeed. You’ll never see what Master Kui-Shan spoke of ‘the place where ideas of mundane and sacred are exhausted, where matter and principle are united and the true eternal body of the Tathagata is manifested.”

·Những lời Thiền Sư Ngưỡng Sơn chỉ dạy Tăng chúng làm tiêu chuẩn cho Thiền Tông. Sư có làm bài kệ:

“Nhất nhị nhị tam tử

Bình mục phục ngưỡng thị

Lưỡng khẩu nhất vô thiệt

Thử thị ngô tông chi.”

(Một hai hai ba con

Mắt thường lại ngước xem

Hai miệng một không lưỡi

Đây là tông chỉ ta).

Yang-Shan acted according to conditions to benefit beings and became a great example of the Zen school. One day when near death, Yang-Shan took a brush and wrote a verse for the monks to read:

“Countless disciples,

I look across you all, and you gaze back,

Two mouths, one without a tongue,

This is my teaching.” 

·Những “vấn đáp” giữa Ngưỡng Sơn và Qui Sơn, cũng như những thiền sư khác, về tinh thần Thiền được thu thập lại trong Viễn Châu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư Ngữ Lục (sưu tập những lời của thiền sư Ngưỡng Sơn ở Viễn Châu). Tên của ông được nhắc tới trong thí dụ thứ 25 của Vô Môn Quan, và trong các thí dụ 34 và 68 của Bích Nham Lục—The “Questions and Answers” of Yang-Shan with his master Kuei-Shan and other Ch’an masters, recorded in the Yuan-Chou-Hui-Chi-Ch’an-Shih-Yu-Lu (Record of the Words of the Ch’an Master Yang-Shan Hui-Chi from Yuan-Chou), are considered outstanding examples of Ch’an mind. Yang-Shan appears in example 25 of the Wu-Men-Kuan, and examples 34 and 68 of the Pi-Yen-Lu. 

·Khi sắp thị tịch sư ngồi thẳng nói lời từ biệt với chúng, rồi đọc bài kệ:

“ Niên mãn thất thập thất

Lão khứ thị kim nhật

Nhậm tánh tự phù trầm

Lưỡng thủ phan quật tất.”

(Năm đầy bảy mươi bảy

Chính là ngày tôi đi

Mặc tánh tự chìm nổi

Hai tay ngồi bó gối)

Nói xong sư an nhiên thị tịch, năm 883, sư thọ 77 tuổi, vua ban hiệu “Thông Trí Thiền Sư” tháp hiệu “Diệu Quang.”

—When near death, he sat upright in a cross-legged position to say farewell to the congregation. He then recited a verse:

“Completing seventy-seven years,

Today it ends.

When the orb of the sun is just at noon

The two hands fold the legs.”

Upon saying these words, Yang-Shan calmly passed away, in the year 883, at the age of seventy-seven. Yang-Shan received posthunous name “Great Teacher Penetrating Wisdom.” The stupa was named “Wondrous Light.”

35. Hương Nghiêm Thiền Sư

Zen Master Hsiang-Yan

Thiền Sư Hương Nghiêm Trí Nhàn, quê ở Thanh Châu (bây giờ thuộc tỉnh Sơn Đông), là đệ tử của Tổ Bách Trượng Hoài Hải. Khi Bách Trượng qua đời, ngài sang tiếp tục công quả với Tổ Quy Sơn và trở thành đệ tử của Thiền Sư Qui Sơn (Linh Hựu cũng là một cao đệ của Tổ Bách Trượng)—Zen master Hsiang-Yan-Zhi-Xian was born in Qing-Chou (now in Shan-T’ong Province), was a disciple of Zen master Pai-Ch’ang-Huai-Hai. After the master’s death, he went to Kwei-Shan (who was also a senior disciple of Pai-Ch’ang.

·Một hôm, Qui Sơn bảo: “Ta nghe ở chỗ Thiền Sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là người thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây ta không hỏi ngươi những gì ngươi nhớ từ kinh điển, mà thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?”—One day Kui-Shan said to Hsiang-Yan: “I’ve heard that you are an intelligent monk at Pai-Zhang, responding ten times for what you’re asked. Now I’m not asking you about what recorded or what can be learned from the scriptures! You must say something from the time before you were born and before you could distinguish objects. I want to record what you say.”

·Sư bị một câu hỏi nầy làm mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than: “Bánh vẽ chẳng no bụng đói.” Đến cầu xin Qui Sơn nói pháp, Qui-Sơn bảo: “Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chưỡi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?” Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết, coi như bánh vẽ ăn mấy cũng chẳng no. Sư nói: “Đời nầy chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần.” Sư khóc từ giả Qui-Sơn ra đi—Hsiang-Yan was confused and unable to answer. He sat in deep thought for some time and then mumbled a few words to explain his understanding. But Kwei-Shan couldn’t accept this. Hsiang-Yan said: “Then would the master please explain it?” Kwei-Shan said: What I might say would merely be my own understanding. How could it benefit your own view?” Hsiang-Yan returned to the monk’s hall and search through the books he had collected, but he couldn’t find a single phrase that could be used to answer Kwei-Shan’s question. Hsiang-Yan then sighed and said: “A picture of a cake can’t satisfy hunger.” He the burned all his books and said: “During this lifetime I won’t study the essential doctrine. I’ll just become a common mendicant monk, and I won’t apply my mind to this any more.”

·Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc Sư Huệ Trung, sư trụ tại đây. Một hôm nhơn cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng. Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: “Hòa Thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay.” Sư làm bài kệ:

“Nhất kích vong sở tri

Cánh bất giả tu trì

Động dung dương cổ lộ

Bất đọa thiểu nhiên cơ.”

(Một tiếng quên sở tri

Chẳng cần phải tu trì

Đổi sắc bày đường xưa

Chẳng rơi cơ lặng yên).

“Xứ xứ vô túng tích

Thinh sắc ngoại oai nghi

Chư nhơn đạt đạo giả

Hàm ngôn thượng thượng cơ.”

(Nơi nơi không dấu vết

Oai nghi ngoài sắc thinh.

Những người bậc đạt đạo

Đều gọi thượng thượng cơ).

Hsiang-Yan tearfully left Kwei-Shan. He then went traveling and eventually resided at Nan-Yang, the site of the grave of National Teacher Nan-Yang Hui-Zhong. One day as Hsiang-Yan was scything grass, a small piece of the tile was knocked through the air and struck a stalk of bamboo. Upon hearing the sound of the tile hitting the bamboo, Hsiang-Yang instantly experienced vast enlightenment. Hsiang-Yan then bathed and lit incense. Bowing in the direction of Kwei-Shan, he said: “The master’s great compassion exceeds that of one’s parents! Back then if you had explained it, then how could this have come to pass?” Hsiang-Yan then wrote a verse:

“One strike and all knowledge is forgotten.

No more the mere pretense of practice.

Transformed to uphold the ancient path,

Not sunk in idle devices.”

“Far and wide, not a trace is left.

The great purpose lies beyond sound and form.

In every direction the realized Way,

Beyond all speech, the ultimate principle.”

·Qui Sơn nghe được, nói với Ngưỡng Sơn: “Kẻ nầy đã triệt ngộ.” Ngưỡng Sơn thưa: “Đây là máy tâm ý thức trước thuật được, đợi con đến nơi khám phá mới chắc.” Ngưỡng Sơn đến thăm sư, bảo: “Hòa Thượng khen ngợi sư đệ đã phát minh đại sự, thử nói tôi nghe?” Sư đọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo: “Đó là do trước kia học tập ghi nhớ mà thành, nếu thật chánh ngộ hãy làm bài bài tụng khác. Sư nói bài khác:

“Khứ niên bần vị thị bần

Kim niên bần thủy nhị bần

Khứ niên bần du hữu tarc chùy chi địa

Kim niên bần chùy dã vô.”

(Năm xưa nghèo chưa thật nghèo

Năm xưa nghèo mới thật nghèo

Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi

Năm nay nghèo dùi cũng không).

Hsiang-Yan then dispatched a monk to take the verse to Kwei-Shan and recite it. Upon hearing it, Kui-Shan said to Yang-Shan: “This disciple has penetrated!” Yang-Shan said: “This is a good representation of mind function. But wait and I’ll personally go and check out Hsiang-Yan’s realization.” Later Yang-Shan met with Hsiang-Yan and said: “Master Kwei-Shan has praised the great matter of your awakening. What do you say as evidence for it?” Hsiang-Yan then recited his previous verse. Yang-Shan said: “This verse could be composed from the things you’ve studied earlier. If you’ve had a genuine enlightenment, then say something else to prove it.” Hsiang-Yan then composed a verse that said:

“Last year’s poverty was not real poverty.

This year’s poverty is finally genuine poverty.

In last year’s poverty there was still ground where I could plant my hoe,

In this year’ poverty, not even the hoe remains.”

·Ngưỡng Sơn bảo: “Sư đệ ngộ Như Lai thiền mà chưa ngộ Tổ Sư thiền.” Sư lại nói bài kệ:

“Ngã hữu nhất cơ

Thuần mục thị y

Nhược nhơn bất hội

Biệt hoán Sa Di.”

(Ta có một cơ, chớp mắt chỉ y

Nếu người chẳng hội, Riêng gọi Sa Di).

Ngưỡng Sơn gật đầu và về thưa lại Qui-Sơn: “Đáng mừng! Sư đệ Trí Nhàn đã ngộ Tổ Sư Thiền.”—Yang-Shan said: “I grant that you have realized the Zen of the Tathagatas. But as for the Zen of the Ancestors, you haven’t seen it in your dreams.” Hsiang-Yan then composed another verse that said:

“I have a function

It’s seen in the twinkling of an eye.

If others don’t see it,

They still can’t call me a novice.”

When Yang-Shan heard this verse, he reported to Kwei-Shan: “It’s wonderful Hsiang-Yan has realized the Zen of the Ancestors!”

·Sư thượng đường dạy chúng: “Ví như người leo lên cây cao, dưới là vực thẳm ngàn thước. Người ấy miệng ngậm cành cây, chơn không đạp chỗ nào, tay không bám vào đâu. Chợt có người đến hỏi: “Ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang.” Nếu mở miệng đáp thì mất mạng nát thân, bằng chẳng đáp thì phụ lòng người hỏi. Chính khi ấy phải làm sao?” Khi ấy có Thượng Tọa Chiêu bước vào thưa: “Chẳng hỏi khi đã leo lên cây, lúc chưa leo lên cây thì thế nào?” Sư bèn hỏi thầy Tăng: “Từ đâu đến?” Thầy Tăng đáp: “Từ Qui Sơn đến.” Sư hỏi: “Gần đây Hòa Thượng ở Qui Sơn có lời dạy gì?” Thầy Tăng đáp: “Khi có người hỏi ý chỉ của Tổ sư từ Tây lại là gì thì Hòa Thượng đưa cây phất tử lên.” Sư bèn hỏi: “Các huynh đệ ở đó hiểu ý chỉ của Hòa Thượng ra sao?” Thầy Tăng đáp: “Họ diễn giải rằng Hòa Thượng muốn nói ‘tức sắc minh tậm, phụ vật hiển lý.’” Sư bảo: “Hiểu thì phải hiểu ngay. Nếu không hiểu, lý luận có ích gì?” Thầy Tăng liền hỏi sư hiểu Hòa Thượng Qui Sơn như thế nào?” Sư bèn đưa cây phất tử lên, đoạn ngài cười ha hả—Hsiang-Yen entered the hall and addressed the monks, saying: “Talking about this, you could compare it to a person who has climbed a tree and is grasping a branch, supported only by his teeth. His feet are hanging freely, as are his hands. Suddenly someone down on the ground yells out to him: ‘What is the meaning of the First Ancestor coming from the west?’ To not answer isn’t acceptable, but if he does so he’ll fall, and so lose his life. At this very moment what can he do?” At that time a monk named Tiger Head Zhao came forth from the congregation and addressed Hsiang-Yen, saying: "Leaving aside the question of the tree top, I ask the master to comment about before climbing the tree."” Hsiang-Yen asked the monk: “Where are you form?” The monk replied: “From Kwei-Shan.” Hsiang-Yen asked: “There was once a monk who asked Wei-Shan concerning the Patriarch’s idea of coming to China, and how did Kwei-Shan reply?” The monk said: “Kwei Shan gave no answer but held up his baton.” Hsiang-Yen asked: “Now, how do you understand the meaning of Kwei-Shan’s action?” The monk replied: “The master’s idea is to elucidate mind along with matter, to reveal truth by means of an objective reality.” Hsiang-Yen said: “Your understanding is alright as far as it goes. But what is the use of hurrying so to theorize?” The monk now turned around and asked: “What will be your understanding about Kwei-Shan?” Hsiang-Yen held up his stick like the other master, then laughed: “Ha! Ha!"

·Một bài kệ khác của Thiền Sư Hương Nghiêm:

“Tử thốt mẫu trác

Tử giác mẫu xác

Tủ mẫu câu vong

Ứng duyên bất thát.”

(Con kêu mẹ mổ, con biết xác mẹ

Con mẹ đều quên, hợp duyên chẳng lố).

·Sư tùy cơ dạy chúng những lời đơn giản. Sư để lại hơn hai trăm bài tụng đối cơ ứng dụng không theo qui luật như những bài kệ vừa kể trên, các nơi truyền bá rất thịnh hành—To all of his disciples, Hsiang-Yen provided his teachings in a clear and direct manner. He left more than two hundred verses such as these above mentioned ones that were composed to meet the situations he encountered. These unmetered verses were popular throughout the country.

·Thiền sư Hương Nghiêm thường nói đến cái nghèo là sự cần thiết cho sự tu hành như sau—Zen master Hsiang-Yen always talked about the poverty as a ‘must’ for his life of cultivation as follows:

“Năm trước nghèo chưa thật nghèo

Năm nay nghèo mới thật nghèo

Năm trước nghèo không đất cắm dùi

Năm nay nghèo dùi cũng không có nốt.”

“My last year’s poverty was not poverty enough,

My poverty this year is poverty indeed;

In my poverty last year there was room for a gimlet’s point,

But this year even the gimlet is gone.”

Một Thiền sư khác đã bình giảng bài kệ nghèo của Thiền sư Hương Nghiêm như sau—Later, there was a Zen master who commented on this verse of poverty by Hsiang-Yen in the following verse:

“Không dùi không đất chửa rằng nghèo

Còn biết mình nghèo tức chấp nghèo. Rốt ráo nghèo là như thế ấy: bổn lai chưa thấy một ai nghèo.”

“Neither a gimlet’s point nor the room for it; but this is not yet real poverty:

As long as one is conscious of having nothing, there still remains the guardian of poverty.

I am lately poverty-stricken in all conscience,

For from the very beginning I do not see even the one that is poor.”

Dù thế nào đi nữa, thì chính cái nghèo đã giúp cho Hương Nghiêm có một cuộc sống tu hành tốt đẹp và cuối cùng trở thành một trong những Thiền sư nổi tiếng trong Thiền tông Trung Hoa—No matter what happened, poverty was the main reason to cause Hsiang-Yen to have a good life of cultivation and finally he became one of the most famous Zen masters in Chinese Zen sect.

36. Trùng Hiển Tuyết Đậu Thiền Sư

Zen master Chong-Hsian-Hsueh-Tou

(980-1052)

Thiền sư Trùng Hiển Tuyết Đậu sanh năm 980 tại Toại Ninh (bây giờ thuộc tỉnh Tứ Xuyên), là đệ tử của Thiền sư Quang Tộ Trí Môn. Ngài là một bậc thầy lớn của dòng Thiền Vân Môn và hoằng hóa khoảng đầu đời nhà Tống. Sư nổi danh nhờ tài năng văn học. Sư cũng là tác giả Bích Nham Lục. Khi bộ sách nầy ra mắt công chúng, tức thì được tán thưởng khắp nơi trong giới văn học đương thời—Zen master Chong-Hsian-Hsueh-Tou was born in 980 in Sui-Ning (now in Si-Chuan Province), was a disciple of Kuang-Zuo-Zhi-Men. Hsueh-Tou was a great master of the Yun-Men Scol and flourished early in the Sung Dynasty. He was noted for his literary ability. He was also the author of Pi-Yen-Lu, and when this book was made public, it at once created universal applause in the literary circles of the time. 

·Một hôm sư hỏi Trí Môn: “Chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?” Trí Môn gọi sư lại gần. Trí Môn cầm phất tử nhằm vào miệng sư mà đánh. Sư toan mở miệng, Trí Môn lại đánh. Sư hoát nhiên khai ngộ. Sư ở lại đây năm năm, nhận tột chỗ u huyền, mới đi tham vấn khắp nơi—One day he asked Zhi-Men: “Before a single thought arises, can what is said be wrong?” Zhi-Men summoned Hsueh-Tou to come forward. Xue-Tou did so. Zhi-Men suddenly struck Hsueh-Tou in the mouth with his whisk. Xue-Tou began to speak but Zhi-Men hit him again. Hsueh-Tou suddenly experienced enlightenment.

·Sư thượng đường dạy chúng. Thượng thủ bạch chùy xong. Có vị Tăng mới bước ra. Sư nắm đứng lại, bảo: “Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai ủy thác tại ngày hôm nay. Buông đi thì ngói gạch sanh quang, nắm đứng thì chơn kim mất sắc. Quyền bính ở trong tay, giết tha tại lúc nầy. Ai là tác giả thì cùng nhau chứng cứ?”—The head monk struck the gavel. A monk came forward to speak. Hsueh-Tou told him to stop and go back, and then said: “The Treasury of the True Dharma Eye of the Tathagatas is manifested before us today. In its illumination even a piece of tile is radiant. When it is obscured, even pure gold loses its luster. In my hand is the scepter of authority. It will now kill and give life. If you are an accomplished adept in the practice of our school, then come forward and gain authentication!” 

·Có vị Tăng bước ra hỏi: “Xa lìa Tổ tịch Thúy Phong đến đạo tràng Tuyết Đậu, chưa biết là một là hai?” Sư đáp: “Ngựa không ngàn dậm dối đuổi gió.” Vị Tăng hỏi: “Thế ấy mây tan nhà trăng?” Sư đáp: “Đầu rồng đuôi rắn.”—A monk came forward and said: “Far from the ancestral seat at Shui-Feng, now expounding at Hsueh-Tou, do you still not know if it’s one or if it’s two?” Hsueh-Tou said: “A horse cannot beat the wind for a thousand miles.” The monk said: “In that case, the clouds disperse and the clear moon is above the households.” Hsueh-Tou said: “A dragon-headed, snake-tailed fellow.” 

Sư thị tịch năm 1058, được vua ban hiệu “Minh Giác Đại Sư.”—He died in 1058. Upon his death, Hsueh-T’ou received the posthumous title “Great Teacher Clear Awakening.”

37. Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám

Zen master Te-Shan-Hsuan-Chien

(780-865)

·Ông sanh vào năm 780 sau Tây Lịch, là một trong những đại sư đời nhà Đường. Ông là đề tài của nhiều công án. Một trong những công án nầy kể lại chuyện ông giác ngộ khi thầy ông (Long Đàm) thổi tắt cây đuốc hay “Cây Đuốc Long Đàm.” Ông tịch vào năm 865 sau Tây Lịch. Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận Tập II, Đức Sơn không chỉ giỏi về Kinh Kim Cang mà còn giỏi cả về những ngành triết học Phật giáo khác như Câu Xá và Du Già Luận. Nhưng ban đầu ngài chống đối Thiền một cách quyết liệt, và chủ đích ra khỏi vùng đất Châu là để tiêu hủy Thiền. Dù sao, đây cũng là động cơ điều động bề mặt của tâm thức ngài; còn những gì trôi chảy bên trong chiều sâu thì ngài hoàn toàn không ý thức đến. Định luật tâm lý về sự tương phản chắc có thế lực và được tăng cường chống lại động lực bề mặt khi ngài gặp một địch thủ hoàn toàn bất ngờ dưới hình thức một chủ quán bán trà. Lần đầu tiên đối đáp với Sùng Tín về Đầm Rồng, lớp vỏ chắc cứng của tâm trí Đức Sơn bị đập nát hoàn toàn, giải tỏa tất cả những thế lực ẩn nấp sâu xa trong tâm thức của ngài. Rồi khi ngọn đuốc bỗng dưng bị thổi tắt, tất cả những gì ngài đã từ chối trước khi có biến cố nầy bây giờ được lấy lại vô điều kiện. Đó là một đại biến toàn diện của tâm trí. Cái đã từng được trân trọng nầy chẳng đáng bằng một cọng rơm —He was born in 780 A.D., one of the great Zen master during the T’ang dysnasty. He is the subject of several koans. One of which tells how he attained enlightenment through his master blowing out of a candle. He died in 865 A.D. According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Te-Shan was learned not only in the Vajracchedika, but in other departments of Buddhist philosophy such as the Abhidharma-soka and the Yogacara. But in the beginning he was decidedly against Zen, and the object of his coming out of Chou district was to annihilate it. This at any rate was the motive that directed the surface current of his consciousness; as to what was going on underneath he was altogether unaware of it. The psychological law of contrariness was undoubtedly in force and was strengthened as against his superficial motive when he encountered a most unexpected opponent in the form of a tea-house keeper. His first talk with Ch’ung-Hsin concerning the Dragon’s Pool (Lung-T’an) completely crushed the hard crust of te-Shan’s mentality, releasing all the forces deeply hidden in his consciousness. When the candle was suddenly blown out, all that was negated prior to this incident unconditionally reasserted itself. A complete mental cataclysm took place. What had been regarded as most precious was now not worth a straw.

·Đức Sơn nổi tiếng về lối vung gậy, ông cũng là người học Kinh Kim Cương trước khi qui đầu theo Thiền. Khác với tiền bối của mình tức Lục Tổ Huệ Năng, Đức Sơn học giáo lý của kinh điển rất nhiều và đọc rộng các kinh sớ; vậy kiến thức về kinh Bát Nhã của ngài có hệ thống hơn của Huệ Năng. Ngài nghe nói phái Thiền nầy xuất hiện ở phương Nam, theo đó một người có thể thành Phật nếu nắm ngay được bản tính uyên nguyên của mình. Ngài nghĩ đây không thể là lời dạy của chính Đức Phật, mà là của Ma vương, rồi quyết định đi xuống phương Nam. Về phương diện nầy, sứ mệnh của ngài lại khác với Huệ Năng. Huệ Năng thì muốn thâm nhập tinh thần của kinh Kim Cang dưới sự dẫn dắt của Ngũ Tổ, còn ý tưởng của Đức Sơn là muốn phá hủy Thiền tông nếu có thể được. Cả hai đều học kinh Kim Cang, nhưng cảm hứng của họ ngược chiều nhau. Chủ đích đầu tiên của Đức Sơn là đi tới Long Đàm, nơi đây có một Thiền sư tên là Sùng Tín. Trên đường lên núi, ngài dừng chân tại một quán trà và hỏi bà chủ quán có cái gì điểm tâm. “Điểm tâm” trong tiếng Hán vừa có nghĩa là ăn sáng, mà cũng có nghĩa là “chấm điểm tâm linh.” Thay vì mang cho du Tăng những đồ ăn điểm tâm theo lời yêu cầu, bà lại hỏi: “Thầy mang cái gì trên lưng vậy?” Đức Sơn đáp: “Những bản sớ giải của kinh Kim Cang.” Bà già nói: “Thì ra thế! Thầy cho tôi hỏi một câu có được không? Nếu Thầy trả lời trúng ý tôi xin đãi thầy một bữa điểm tâm; nếu thầy chịu thua, xin thầy hãy đi chỗ khác.” Đức Sơn đồng ý. Rồi bà chủ quán trà hỏi: “Trong kinh Kim Cang tôi đọc thấy câu nầy ‘quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Vậy thầy muốn điểm cái tâm nào?” Câu hỏi bất ngờ từ một người đàn bà quê mùa có vẻ tầm thường ấy đã hoàn toàn đảo lộn tài đa văn quảng kiến của Đức Sơn, vì tất cả kiến thức của ngài về Kim Cang cùng những sớ giải của kinh chẳng gợi hứng cho ngài chút nào cả. Nhà học giả đáng thương nầy phải ra đi mà chẳng được bữa ăn. Không những chỉ có thế, ngài còn phải từ bỏ cái ý định là khuất phục các Thiền sư, bởi nếu chẳng làm gì được với một bà già quê mùa thì mong gì khuất phục nổi một Thiền sư thực thụ—Te-Shan, who is noted for his swinging a staff, was also a student of the Vajracchedika Sutra before he was converted to Zen. Different from his predecessor, Hui Neng, he was very learned in the teaching of the sutra and was extensively read in its commentaries, showing that his knowledge of the Prajnaparamita was more sytematic than was Hui-Neng'’. He heard of this Zen teaching in the south, according to which a man could be a Buddha by immediately taking hold of his inmost nature. This he thought could not be the Buddha’s own teaching, but the Evil One’s, and he decided to go down south. In this respect his mission again differed from that of Hui-Neng. Hui Neng wished to get into the spirit of the Vajracchedika under the guidance of the Fifth Patriarch, while Te-Shan’s idea was to destroy Zen if possible. They were both students of the Vajracchedika, but the sutra inspired them in a way diametrically opposite. Te-Shan’s first objective was Lung-T’an where resided a Zen master called Ch’ung-Hsin. On his way to the mountain he stopped at a tea house where he asked the woman-keeper to give him some refreshments. In Chinese, “refreshment” not only means “tien-hsin” (breakfast), but literally, it means “to punctuate the mind.” Instead of setting out the request refreshments for the tired monk-traveller, the woman asked: "“What are you carrying on your back?” Te-Shan replied: “They are commentaries on the Vajracchedika.” The woman said: “The are indeed! May I ask you a question? If you can answer it to my satisfaction, you will have your refreshments free; but if you fail, you will have to go somewhere else.” To this Te-Shan agreed. The woman-keeper of the tea house then proposed the following: “I read in the Vajracchedika that the mind is obtainable neither in the past, nor in the present, nor in the future. If so, which mind do you wish to punctuate?” This unexpected question from an apparently insignificant country-woman completely upset knapsackful scholarship of Te-Shan, for all his knowledge of the vajracchedika together with its various commentaries gave him no inspiration whatever. The poor scholar had to go without his breakfast. Not only this, he also had to abandon his bold enterprise to defeat the teachers of Zen; for when he was no match even for the keeper of a rodside tea house, how could he expect to defeat a professional Zen master? 

·Ngay trước khi gặp gỡ Long Đàm Sùng Tín, chắc chắn ngài đã phải xét lại sứ mệnh của mình. Đến khi gặp Long Đàm (cái đầm rồng) Sùng Tín ngài nói: “Tôi nghe người ta nói nhiều về Long Đàm; bây giờ thấy ra thì chẳng có rồng cũng chẳng có đầm gì ở đây hết.” Sùng Tín trả lời ôn hòa: “Quả thực ông đang ở giữa Long Đàm. Cuối cùng Đức Sơn quyết định ở lại Long Đàm và theo học Thiền với Thiền sư nầy—Even before he saw Ch’ung-Hsin, master of Lung-T’an, he was certainly made to think more about his self-imposed mission. When Te-Shan saw Ch'ung-Hsin, he said: “I have heard people talked so much of Lung-T’an (dragon’s pool), yet as I see it, there is no dragon here, nor any pool."”Ch'’ng-Hsin quietly said: “You are indeed in the midst of Lung-T’an.” Te-Shan finally decided to stay at Lung-T’an and to study Zen under the guidance of its master. 

·Một buổi chiều, ngài ngồi ở ngoài thất, lặng lẽ nhưng hăng say tìm kiếm chân lý. Sùng Tín hỏi: “Sao không vào?” Đức Sơn đáp: “Trời tối.” Tổ sư bèn thắp một ngọn đuốc trao cho Đức Sơn. Lúc Đức Sơn sắp sữa đón lấy đuốc thì Sùng Tín bèn thổi tắt mất. Nhân đó tâm của Đức Sơn đột nhiên mở rộng trước chân lý của đạo Thiền. Đức Sơn cung kính làm lễ, và Tổ sư hỏi: “Thấy gì?” Đức Sơn đáp: “Từ nay trở đi chẳng còn chút nghi ngờ những thoại đầu nào của lão Hòa Thượng nữa.” Sáng hôm sau, Đức Sơn mang tất cả những sách sớ giải về Kinh Kim Cang mà ngài đã coi trọng và đi đâu cũng mang theo, ném hết vào lửa và đốt thành tro, không chừa lại gì hết. Ngài nói: “Đàm huyền luận diệu cho đến đâu cũng chẳng khác đặc một sợi lông vào giữa hư không vô tận; còn cùng kiếp tận số tìm kiếm then chốt máy huyền vi như đổ một giọt nước xuống vực sâu không đáy, chẳng thấm vào đâu. Học với chẳng học, mình ta biết.” Sáng hôm sau, Hòa Thượng Long Đàm thượng đường thuyết pháp. Ngài gọi Tăng chúng lại nói: “Trong đây có một lão Tăng răng như rừng gươm, miệng tợ chậu máu, đánh một hèo chẳng ngoái cổ, lúc khác lại lên chót núi chớn chở dựng đạo của ta ở đấy.”—One evening he was sitting ouside the room quietly and yet earnestly in search of the truth. Ch’ung-Hsin said: “Why do you not come in?” Te-Shan replied: “It is dark.” Whereupon Ch’ung-Hsin lighted a candle and handed to Te-Shan. When Te-Shan was about to take it, Ch’ung-Hsin blew it out. This suddenly opened his mind to the truth of Zen teaching. Te-Shan bowed respectfully.” The master asked: “What is the matter with you?” Te-Shan asserted: “After this, whatever propositions the Zen masters may make about Zen, I shall never again cherish a doubt about them.” The next morning Te-Shan took out all his commentaries on the Vajracchedika, once so valued and considered so indispensable that he had to carry them about with him wherever he went, committed them to the flames and turned them all into ashes. He exclaimed: “However deep your knowledge of abstrue philosohy, it is like a piece of hair placed in the vastness of space; and however important your experience in worldly things, it is like a drop of water thrown into an unfathomable abyss.” The next morning, Zen master Lung-T’an entered the hall to preach the assembly, said: "Among you monks, there is a old monk, whose teeth are as sharp as swords, and mouth is as red as a basin of blood, a blow on his head will not make him turn back; later he will ascend the top of a sheer mountain to establish my sect.”

Về sau khi Đức Sơn đã trở thành một bậc thầy, ngài thường nói với kẻ hỏi đạo: “Dù nói được hay nói không được, nhà ngươi cũng lãnh ba chục hèo.” Một vị Tăng hỏi: “Phật là ai?” Đức Sơn bảo: “Phật là một lão Tỳ Kheo bên trời Tây.” Vị Tăng lại hỏi: “Giác là thế nào?” Đức Sơn bèn đập cho người hỏi một gậy và bảo: “Đi ra khỏi đây; đừng có tung bụi quanh ta.” Một thầy Tăng khác muốn biết đôi điều về Thiền, nhưng Đức Sơn nạt nộ: “Ta chẳng có gì mà cho, hãy xéo đi.”—Afterwards, when Te-Shan himself became a master, he used to say to an inquirer: “Whether you say ‘yes,’ you get thirty blows; whether you say ‘no,’ you get thirty blows just the same.” A monk asked him: “Who is the Buddha?” Te-Shan relpied: He is an old monk of the Western country.” The monk continued to ask: “What is enlightenment?” Te-Shan gave the questioner a blow, saying: “You get out of here; do not scatter dirt around us!” Another monk wished to know something about Zen, but Te-Shan roared: “I have nothing to give, begone!”

38. Đạo Ưng Thiền Sư

Zen master Yun-Ju-T’ao-Ying

Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng là một đệ tử nổi tiếng và Pháp Tử của Thiền Sư Động Sơn Lương Giới. Năm sanh của Ngài không ai biết—Zen master Yun-Ju-T’ao-Ying was a noted disciple and Dharma heir of Zen Master T’ong-Shan-Liang-Jie. His year of birth was unknown.

·Một hôm Động Sơn hỏi: “Từ đâu đến?” Sư thưa: “Từ Thúy Vi đến.” Động Sơn lại hỏi: “Thúy Vi có lời gì dạy đồ chúng?” Sư thưa: “Thúy Vi cúng dường La Hán, con hỏi ‘Cúng dường La Hán, La Hán có đến chăng?’Thúy Vi bèn hỏi con: ‘Mỗi ngày ông ăn gì?’” Động Sơn hỏi: “Thật có lời nầy chăng?” Sư thưa: “Có.” Động Sơn nói: “Chẳng uổng tham kiến bậc đạt đạo.” Đoạn Động Sơn hỏi: Xà Lê tên gì?” Sư thưa: “Tên Đạo Ưng.” Động Sơn nói: “Hãy nhìn lên rồi nói lại.” Sư thưa: “Nói lên trên tức chẳng tên Đạo Ưng.” Động Sơn nói: “Ngươi đáp tương tợ với ta lúc đến Vân Nham.”—One day T’ong-Shan asked Yun-Ju: “Where have you come from?” Yun-Ju said: “From Shui-Wei.” T’ong-Shan said: “What teaching does Shui-Wei convey to his disciples?” Yun-Ju said: “Once, when Shui-Wei was making offerings to the sacred images, I asked him: ‘If you make offerings to the arhats, will they come or not?’ Shui-Wei: ‘Aren’t you able to every day?’” T’ong-Shan said: “Did he really say that or not?” Yun-Ju said: “Yes.” T’ong-Shan said: “Don’t dimiss it when a great man appears!” Then T’ong-Shan asked Yun-Ju: “What is your name?” Yun-Ju said: “T’ao-Ying.” T’ong-Shan said: “Look up and then say it.” Yun-Ju said: “If I look up, then there’s nothing named ‘T’ao-Ying’” T’ong-Shan said: “You talk just like I did when I spoke with T’ao-Wu.” 

·Vân Cư hỏi Động Sơn: “Thế nào là ý Tổ Sư?” Động Sơn đáp: “Sau này Xà Lê có nơi chốn ở yên, chợt có người đến hỏi như thế, phải đáp làm sao?”—Yun-Ju asked T’ong-Shan: “What was the First Ancestor’s intention?” T’ong-Sha answered: “Behind him as a reed hat.” Yun-Ju said: My fault.”

·Động Sơn hỏi: “Ta nghe Hòa Thượng Tư Đại sanh làm vua nước Nhật là thật giả?” Sư thưa: “Nếu là Tư Đại, Phật còn chẳng làm, huống là làm vua.” Động Sơn gật đầu. Một hôm, Động Sơn hỏi: “Từ đâu đến?” Sư thưa: “Đạp núi đến.” Động Sơn hỏi: “Quả núi nào nên ở?” Vân Cư thưa: “Có quả núi nào chẳng nên ở.” Động Sơn nói: “Thế ấy là cả nước đều bị Xà Lê chiếm hết.” Vân Cư nói: “Chẳng phải.” Động Sơn nói: “Thế ấy là ngươi đã được đường vào?” Vân Cư nói: “Không đường.” Động Sơn nói: “Nếu không đường làm sao được cùng lão Tăng gặp nhau?” Vân Cư nói: “Nếu có đường thì cùng Hòa Thượng cách núi vậy.” Động Sơn nói: “Kẻ nầy về sau ngàn muôn người nắm chẳng đứng.”—Once, T’ong-Shan said to Yun-Ju: “I heard that a monk named ‘Great Thought’ was born in the Kingdom of Wie and became the king. Is this true or not?” “If his name was ‘Great Thought,’ then even the Buddha couldn’t do it.” T’ong-Shan agreed. One day T’ong-Shan asked: “Where are you going?” Yun-Ju said: “Tramping on the mountain.” T’ong-Shan said: “How can the mountain endure?” Yun-Ju said: “How can it not endure?” T’ong-Shan said: “If you go on like this, then you’ll eventually teach the whole country.” Yun-Ju said: “No, I won’t.” T’ong-Shan said: “If you go like this, then your disciples will gain a way of entrance.” Yun-Ju said: “No such way.” T’ong-Shan said: “No such way? I challenge you to show me.” Yun-Ju said: “If there’s such a path, then I’ll leave you immediately to go on it.” T’ong-Shan said: “In the future, a thousand or ten thousand people won’t be able to grab this disciple.”

·Sư theo Động Sơn lội qua suối. Động Sơn hỏi: “Nước cạn sâu?” Sư thưa: “Chẳng ướt.” Động Sơn bảo: “Kẻ thô.” Sư thưa: “Thỉnh thầy nói.” Động Sơn nói: “Chẳng khô.”—Yun-Ju was crossing a river with T’ong-Shan. T’ong-Shan asked: “How deep is it?” Yun-Ju said: “It’s not wet.” T’ong-Shan said: “You rustic!” Yun-Ju said: “What would you say Master?” T’ong-Shan said: “Not dry.”

·Sư cất thảo am nơi Tam Phong, trải qua tuần nhật không xuống trai đường. Động Sơn thấy lạ hỏi: “Mấy ngày nay sao ngươi không đến thọ trai?” Sư thưa: “Mỗi ngày có Thiên Thần cúng dường.” Động Sơn bảo: “Ta bảo ngươi là kẻ vẫn còn kiến giải. Ngươi rảnh chiều lại.” Chiều, sư đến. Động Sơn gọi: “Ưng am chủ!” Sư lên tiếng: “Dạ!” Động Sơn bảo: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác là cái gì?” Sư trở về am ngồi yên lặng lẽ, Thiên Thần tìm mãi không thấy, trải ba ngày như thế mới thôi đến cúng dường.”—Yun-Ju built a cottage on nearby San-Feng peak. For ten days thereafter he didn’t return to the monk’ hall. T’ong-Shan asked him: “Why haven’ you come to meals lately?” Yun-Ju said: “Everyday a heavenly spirit brings me food.” T’ong-Shan said: “I say you’re a person. Why do you still have such an understanding? Come see me tonight!” That evening when Yun-Ju came to see T’ong-Shan, T’ong-Shan called out to him: “Hermit-Ying!” Yun-Ju answered: “Yes?” T’ong-Shan said: “Nothing of good and not thinking of evil, what is it?” Yun-Ju went back to his cottage and sat in Zen meditation. Because of this the god couldn’t find him, and after three days did not come again.”

Thiền sư Đạo Ưng Vân Cư thị tịch năm 901—He died in 901 A.D.

39. Quang Dũng Thiền Sư

Zen Master Kuang-Yong in Nan-Ta

(850-938)

Thiền sư Quang Dũng Nam Tháp sanh năm 850 tại Phong Thành (bây giờ thuộc tỉnh Giang Tây). Sư rất thông minh và tinh thông Tứ Thư Ngũ Kinh lúc 13 tuổi. Ông là đệ tử của Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, và là thầy của thiền sư Ba Tiêu Huệ Thanh. Vào năm 19 tuổi sư thọ cụ túc giới—Zen Master Nan-Ta-Kuang-Yong was born in 850 in Feng-Cheng (now in Jiang-Xi Province). He was clever, mastering the Confucian classics at the age of thirteen. He was a disciple of Yang-Shan-Hui-Chi, and master of Pa-Chiao-Hui-Ch’ing. At ninetieen, he underwent ordination.

·Sư sang miền Bắc yết kiến Lâm Tế, lại trở về hầu Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn hỏi: “Ngươi đến làm gì?” Sư thưa: “Đảnh lễ ra mắt Hòa Thượng.” Ngưỡng Sơn hỏi: “Thấy Hòa Thượng chăng?” Sư thưa: “Dạ thấy.” Ngưỡng Sơn nói: “Hòa Thượng sao giống in lừa.” Sư thưa: “Con thấy Hòa Thượng cũng chẳng giống Phật.” Ngưỡng Sơn hỏi: “Nếu chẳng giống Phật thì giống cái gì?” Sư thưa: “Nếu con phải so sánh Hòa Thượng với cái gì đó, thì Hòa Thượng nào có khác lừa?” Ngưỡng Sơn ngạc nhiên nói: “Phàm Thánh cả hai đều quên, tình hết, thể hiện bày, ta lấy đây nghiệm xét người, hai mươi năm không ngờ vực. Con nên gìn giữ đó.” Ngưỡng Sơn thường chỉ sư bảo với người: “Kẻ nầy là nhục thân Phật.”—When Kuang-Yong return from a trip to visit Lin-Ji, Yang-Shan said: “Why have you come?” Kuang-Yong said: “To pay respects to the master.” Yang-Shan said: “Do you still see me?” Kuang-Yong said: “Yes.” Yang-Shan said: “When I observe the master, you don’t look like a Buddha.” Yang-Shan said: “If I don’t look like a Buddha, then what do I look like?” Kuang-Yong said: “If I must compare you to something, then how do you differ from a donkey?” Yang-Shan cried out excitedly: “He’s forgotten both ordinary and sacred! The passions are exhausted and the body is revealed. For twenty years I’ve tested them in this way and no one has gotten it. Now this disciple has done it!” Yang-Shan would always point Kuang-Yong and say to people: “This disciple is a living Buddha.”

·Có vị Tăng hỏi: “Văn Thù là thầy bảy Đức Phật, Văn Thù có thầy chăng?” Sư đáp: “Gặp duyên liền có.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là thầy Văn Thù?” Sư dựng đứng cây phất tử chỉ đó. Tăng thưa: “Cái ấy là phải ao?” Sư ném cây phất tử khoanh tay—A monk asked Zen master Kuang-Yong: “Manjushri was the teacher of seven Buddhas. Did Manjushri have a teacher or not?” Kuang-Yong said: “Manjushri was subject to conditions, and therefore had a teacher.” The monk said: “Who was manjushri’ teacher?” Kuang-Yong help up his whisk. The monk said: “Is that all?” Kuang-Yong put down the whisk and clasped his hands.

·Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là diệu dụng một câu?” Sư đáp: “Nước đến thành hồ.” Vị Tăng hỏi: Chơn Phật ở tại chỗ nào?” Nói ra không tướng, cũng chẳng tại nơi khác—A monk asked: What is a sentence of mystic function?” Kuang-Yong said: “The water comes and the ditch fills up.” The monk asked: Where does the real Buddha reside?” Kuang-Yong said: “It doesn’t appear in words, nor anywhere else, either.”

·Không rõ sư thị tịch năm nào—His date of death was unknown.

40. Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư

Zen Master Yan-T’ou

Thiền Sư Toàn Khoát Nham Đầu sanh năm 828 tại Tuyền Châu. Sư thọ cụ túc giới tại chùa Bảo Thọ tại Trường An. Sư là môn đồ và là người kế vị Pháp của ngài Đức Sơn Tuyên Giám. Ông là thầy của Đoan Nham Sư Nhan. Tên ông được nhắc đến trong thí dụ thứ 13 của Vô Môn Quan và hai thí dụ 51 và 66 của Bích Nham Lục—He was born in 828 in Quan-Chou. He received full precepts at Bao-Shou Temple in Chang-An. He was a student and Dharma successor of Te-Shan-Hsuan-Chien. Yan-T’ou appears in example 13 of the Wu-Men-Kuan and in examples 51 and 66 of the Pi-Yen-Lu. 

·Nham Đầu Toàn Khoát nổi tiếng về cái nhìn và tinh thần sắc xảo—Yan-T’ou was known for his clear and sharp mind.

·Sư dạo khắp các thiền uyển, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Khâm Sơn Văn Thúy. Từ núi Đại Từ sang Lâm Tế, Lâm Tế đã qui tịch, đến yết kiến Ngưỡng Sơn. Vừa vào cửa, sư đưa cao tọa cụ, thưa: “Hòa Thượng.” Ngưỡng Sơn cầm phất tử toan giở lên. Sư thưa: “Chẳng ngại tay khéo.”—Yan-T’ou, Xue-Feng, and Qin-Shan went traveling to visit Lin-Ji, but they arrived just after Lin-Ji had died. They went to Mount Yang. Yan-T’ou entered the door, picked up a sitting cushion, and said to Zen master Yang-Shan: “Master.” Before Yang-Shan could raise his whisk into the air, Yan-T’ou said: “Don’t hinder an adept!” 

·Đến tham yết Đức Sơn, sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn xem. Đức Sơn hỏi: “Lão Tăng có lỗi gì?” Sư thưa: “Lưỡng trùng công án.” Sư trở xuống nhà tham thiền. Đức Sơn nói: “Cái ông thầy in tuồng người hành khất.”—Yan-T’ou went to study with Te-Shan. There, Yan-T’ou took a meditation cushion into the hall and stared at Te-Shan. Te-Shan shouted and said: “What are you doing?” Yan-T’ou shouted. Te-Shan said: “What is my error?” Yan-T’ou said: “Two types of koans.” Yan-T’ou then went out. Te-Shan said: “This fellow seems to be on a special pilgrimage.” 

·Hôm sau lên thưa hỏi, Đức Sơn hỏi: “Xà Lê phải vị Tăng mới đến hôm qua chẳng?” Sư thưa: “Phải.” Đức Sơn bảo: “Ở đâu học được cái rỗng ấy?” Sư thưa: “Toàn Khoát trọn chẳng tự dối.” Đức Sơn bảo: “Về sau chẳng được cô phụ lão Tăng.”—The next day, during a question-and-answer period, Te-Shan asked Yan-T’ou: “Did you just arrive here yesterday?” Yan-T’ou said: “Yes.” Te-Shan said: “Where have you studied to have come here with an empty head?” Yan-T’ou said: “For my entire life I won’t deceive myself.” Te-Shan said: “In that case, you won’t betray me.”

·Hôm khác đến tham vấn, sư vào cửa phương trượng đứng nghiêng mình hỏi: “Là phàm là Thánh?” Đức Sơn hét! Sư lễ bái. Có người đem việc ấy thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói: “Nếu chẳng phải Thượng Tọa Khoát rất khó thừa đương.” Sư nghe được lời nầy bèn nói: “Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu lầm buông lời, ta đương thời một tay đưa lên một tay bắt.”—One day, when Yan-T’ou was studying with Te-Shan, Yan-T’ou stood in the doorway and said to Te-Shan: “Sacred or mundane?” Te-Shan shouted. Yan-T’ou bowed. A monk told Tong-Shan about this. Tong-Shan said: “If it wan’t Yan-T’ou, then the meaning couldn’t be grasped.” Yan-T’ou said: “Old Tong-Shan doesn’t know right from wrong. He’s made a big error. At that time I lifted up with one hand and pushed down with one hand.”

·Tuyết Phong ở Đức Sơn làm trưởng ban trai phạn (phạn đầu). Một hôm cơm trễ, Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Tuyết Phong phơi khăn lau, trông thấy Đức Sơn bèn nói: “Ông già nầy, chuông chùa chưa kêu, trống chưa đánh mà ôm bát đi đâu?”—Xue-Feng was working at Mount Te as a rice cook. One day the meal was late. Te-Shan appeared carrying his bowl to the hall. When Xue-Feng stepped outside to hang a rice cloth to dry, he spotted Te-Shan and said: “The bell hasn’t been rung and the drum hasn’t sounded. Where are you going with your bowl?”

·Đức Sơn trở về phương trượng. Tuyết Phong thuật việc nầy cho sư nghe. Sư bảo: “Cả thảy Đức Sơn chẳng hiểu câu rốt sau.”—Te-Shan then went back to the abbot’s room. Xue-Feng told Yan-T’ou about this incident. Yan-T’ou said: “Old Te-Shan doesn’t know the final word.”

·Đức Sơn nghe, sai thị giả gọi sư đến phương trượng, hỏi: “Ông chẳng chấp nhận lão Tăng sao?” Sư thưa nhỏ ý ấy—When Te-Shan heard about this, he had his attendant summon Yan-T’ou. Te-Shan then said to Yan-T’ou: Don’t you agree with me?” Yan-T’ou then told Te-Shan what he meant by his comments. Te-Shan then stopped questioning Yan-T’ou.

·Đến hôm sau, Đức Sơn thượng đường có vẻ khác thường. Sư đến trước nhà Tăng vỗ tay cười to, nói: “Rất mừng! Ông già Đường Đầu biết được câu rốt sau, người trong thiên hạ không bì được ông, tuy nhiên chỉ sống được ba năm (quả nhiên ba năm sau Đức Sơn tịch)—The next day, Te-Shan went into the hall and addressed the monks. What he said was quite unlike his normal talk. Afterward, Yan-T’ou went to the front of the monk’s hall, clapped his hands, laughed out loud and exclaimed: “I’m happy that the old fellow who’s the head of the hall knows the last word after all.” 

·Một hôm sư cùng Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người họp nhau, bỗng dưng Tuyết Phong chỉ một chén nước. Khâm Sơn nói: “Nước trong, trăng hiện.” Tuyết Phong nói: “Nước trong, trăng chẳng hiện.” Sư đá chén nước rồi đi. Từ đó về sau, Khâm Sơn đến Động Sơn. Sư và Tuyết Phong nối pháp Đức Sơn—One day, Yan-T’ou was talking with Xue-Feng and Qin-Shan. Xue-Feng suddenly pointed at a basin of water. Qin-Shan said: “When the water is clear the moon comes out.” Xue-Feng said: “When the water is clear the moon does not come out.” Yan-T’ou kicked over the basin and walked away.

·Sư cùng Tuyết Phong đến từ Đức Sơn. Đức Sơn hỏi: “Đi về đâu?” Sư thưa: “Tạm từ giả Hòa Thượng hạ sơn.” Đức Sơn hỏi: “Con về sau làm gì?” Sư thưa: “Chẳng quên.” Đức Sơn hỏi: “Con nương vào đâu nói lời nầy?” Sư thưa: “Đâu chẳng nghe ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy kém thầy nửa đức.’” Đức Sơn bảo: “Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì.” Hai vị lễ bái rồi lui ra—One day, Yan-T’ou and Xue-Feng were leaving the mountain. Te-Shan asked: “Where are you going?” Yan-T’ou said: “We’re going down off the mountain for awhile.” Te-Shan said: “What are you going to do later?” Yan-T’ou said: “Not forget.” Te-Shan said: “Why do you speak thus?” Yan-T’ou said: “Isn’t it said that only a person whose wisdom exceeds his teacher’s is worthy to transmit the teaching, and one only equal to his teacher has but half of his teacher’s virtue?” Te-Shan said: “Just so. Just so. Sustain and uphold the great matter.” The two monks bowed and left Te-Shan.

·Khi Đức Sơn mất, Toàn Khoát được 35 tuổi, ông đã trải qua qua sự cô đơn ít lâu. Sau đó các học trò tụ tập lại xung quanh ông, và ông trở thành viện trưởng một tu viện lớn—When Te-Shan died, Yan-T’ou was thirty-five years old. After he had lived in solitude for some time, students began to gather around him and he became the abbot of a large monastery.

·Một lần vị Tăng hỏi: “Không thầy lại có chỗ xuất thân chăng?” Sư đáp: “Trước tiếng lông xưa nát.” Vị Tăng nói: “Kẻ đường đường đến thì sao?” Sư nói: “Đâm lủng con mắt.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn sang?” Sư đáp: “Dời ngọn núi Lô đi, ta sẽ vì ông nói.”—Once a monk asked: “Without a teacher, is there still a place for the body to manifest or not?” Yan-T’ou said: “Before the sound, an old ragged thief.” The monk said: “When he grandly arrives, then what?” Yan-T’ou said: “Pokes out the eye.” A monk asked: “What is the meaning of the Patriarch’s coming from the west?” Yan-T’ou said: “When you move Mount Lu to this place, I’ll tell you.” 

·Trong thời hổn loạn vào cuối đời nhà Đường. Một hôm các toán cướp tấn công tu viện; được báo trước, các sư khác đều chạy trốn, chỉ có thầy Nham Đầu ở lại. Khi bọn giặc đến, lúc sư còn đang chìm sâu trong đại định, chúng trách sư không có gì dâng biếu, cũng như không tìm thấy được gì trong tự viện, tên đầu đảng bèn đâm sư. Thần sắc sư không đổi, chỉ rống lên một tiếng rồi chết. Tiếng ấy vang xa đến mười dậm. Tiếng kêu ấy theo truyền thống thiền Trung Quốc được biết dưới tên gọi là “Tiếng Thét Nham Đầu,” là điều bi ẩn với nhiều môn đồ thiền về sau nầy, vì nó trái với quan niệm sống chết của một người thầy. Đăc biệt đại sư Bạch Ẩn cũng thấy như vậy. Chỉ khi ngài đã đạt được đại giác sâu, ngài mới hiểu được ý nghĩa của tiếng kêu ấy và thốt lên rằng: “Yan-T’ou đang sống thật, đầy khỏe mạnh.”—It was a chaotic period during the decline of the T’ang dynasty. One day, robber bands local bandits came to attack the temple. Other monks, forewarned, fled; only Master Yan-T’ou remained in the monastery. The bandits found him sitting in meditation, disappointed and engraged because there was no booty there, the head of the bandits brandished his knife and stabbed Yan-T’ou. Yan-T’ou remained composed, then let out a resounding scream and died. The sound was heard for ten miles around. The sound is renowned in the tradition as “Yan-T’ou’s cry.” This cry has presented a knotty problem to many Zen students for so long, whose conception of the life and death of a Zen master this story did not match. This was also the case for the great Japanese master, Hakuin Zenji. Only when Hakuin had realized enlightenment did he understand, and he cried out: “Truly, Yan-T’ou is alive, strong and healthy.”

Sư Nham Đầu thị tịch nhằm ngày mồng tám tháng tư năm 887 sau Tây Lịch—Yan-T’ou died on the eighth day of the fourth month of the year 887 A.D

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]