Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4a

25/04/201313:29(Xem: 3530)
Phần 4a

Thiền,Ánh Bình Minh

PHƯƠNG TÂY

Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999

---o0o---

PHẦN BỐN

ĐẠO LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

DẪN NHẬP

" Niệm lành là thiên đàng, niệm ác là địa ngục"--một thiền sư đã khuyên như vậy. Nhưng làm thế nào có người tu hành cẩn mật đến nổi có thể bỏ qua sự phân biệt giữa tốt và xấu, nếu chất lượng hành vi của ta và mối quan hệ của ta với người khác, không là sự quan tâm cơ bản trong Thiền. Có lý do gì để tọa thiền và rèn luyện lâu dài?

Trong những thập niên năm mươi và sáu mươi, suốt giai đoạn "trí thức" của thiền phương Tây; nhiều người đến với Thiền, bị thu hút bởi những phát biểu như câu trên. Khi đọc sách Thiền, họ thấy Thiền đưa ra cách để thoát khỏi đám rừng nguyên tắc đạo đức phổ quát thường có ở hầu hết các tôn giáo, họ tưởng tượng là nhân danh Thiền, họ có thể làm gì họ muốn, không cần đặt vấn đề trách nhiệm đối với đồng bào của họ. Khái niệm lệch lạc về Thiền không thể đương đầu với thực tế huấn luyện thiền đích thực, trong đó nhấn mạnh không làm điều ta muốn, thậm chí điều ta thích, mà chỉ làm một cách vô niệm những gì cần được làm. Trong Thiền, cốt lõi của đạo đức và trách nhiệm xã hội là sự đáp lại: Đáp ứng toàn tâm với những nhu cầu hợp pháp của người khác. Việc phát triển sự đáp ứng này là mục tiêu trung tâm của huấn luyện thiền.

Lá thư mở đầu của phần này là của một giảng viên đại học khoa tôn giáo. Những câu hỏi của ông có mục đích tìm mối liên hệ của giới cấm đối với đạo đức Phật giáo, tự do con người và từ bi, nói lên những trở ngại thông thường đối với việc tìm hiểu đạo đức Phật giáo, cũng như phản ứng thông thường với Thiền của các cá nhân, đăbiệt hơn nữa, người giảng viên đại học này đến Thiền trên bình diện triết học. Thực tế, nhiều câu hỏi được đưa ra trong bức thư này phản ánh tình trạng khó khăn bởi việc Thiền được dạy tại các trường học. Những người thầy học rộng với ý định tốt, cho dù được trang bị những kiến thức thực tiễn, vẫn tự nhận ra mình bị lệ thuộc vào lý thuyết và những quan niệm trừu tượng. Và nếu ông ta được nuôi dưỡng trong truyền thống Thiên chúa Do thái, sự khó khăn trong nhận thức đạo đức phi nhị nguyên của Phật giáo trở nên phức tạp.

Bức thư thứ hai và thứ ba trong phần này là từ những hội viên của Trung tâm, những người không còn vật lộn với lý thuyết Phật giáo mà thực hành Thiền. Những câu hỏi này xuất phát từ nhu cầu mong muốn hiểu rõ mối liên hệ thật sự giữa gia đình và xã hội và cách nó liên quan đến việc tu luyện tinh thần của họ. Những vấn đề nêu ra trong những thư này tiêu biểu cho những điều mà các nam nữ tín đồ thường gặp phải ở giai đoạn đầu của việc huấn luyện Thiền, tuy vậy, họ có khuynh hướng lạm dụng hai khái niệm sai lầm cơ bản là: tu Thiền từ bỏ tham gia xã hội và ngộ chỉ giúp mổi bản thân mình mà không giúp ai.

Vấn đề đạo đức dưới cái nhìn của ngộ và mối liên hệ của nó với giới luật sẽlà chủ đề được đề cập trong phần này ở các mẫu đối thoại.

Sau những đối thoại là một bài thuyết pháp do tôi giảng được ghi âm, về điều thứ nhất của Thập Thiện Giới: không sát sinh. Từ "pháp" được dùng ở đây để phân biệt với bài nói về các vấn đề xã hội, y tế, công cộng và các đề tài thông thường khác. Mặc dù từ "pháp"( dharma) trong Phật giáo có rất nhiều nghĩa --hầu hết là chỉ cho lời của Phật dạy--Luật vũ trụ. Không giống như một bài bình luận, đây là một bài nói chuyện hơn là chứng minhThiền để cúng dường trực tiếp dâng Phật, bài nói pháp này không có tính cách chính thức nhưng lão sư đối mặt với người nghe. Cũng không giống một bài bình, thuyết pháp có thể gồm những câu hỏi, mặc dầu trong trường hợp đặc biệt này, vì bài thuyết pháp quá dài nên không có thời gian chất vấn theo sau.

I NHỮNG LÁ THƯ VÀ LỜI ĐÁP

1" SỐNG TRÊN ĐỜI NHƯ MỘT PHẬT TỬ THIỀN CÓ Ý NGHĨA GÌ?"

Lão sư thân mến,

Trong khoá học Thiền, là một giáo sư đại học tôi đưa ra vấn đề thường xuyên nảy sinh trong các buổi thảo luận ở lớp, chẳng hạn như là sống trên đời như một Phật từ Thiền có ý nghĩa gì bằng những từ cụ thể. Trong những cuốn sách tiếng Anh nói về Thiền, đọc giả thường gặp những tham chiếu thông thường đối với ý nghĩa to lớn của từ bi, nhưng thường đề tài đạo đức dẫn dắt Phật tử trong cuộc sống hàng ngày ở ngoài thiền đường càng ít được viết đến. Vì vậy, tôi rất muốn nghe thầy nói ở một buổi hội thảo về sự quan trọng của mười giới cấm của Phật giáo đại thừa; thật có ích cho tôi, vừa là thầy giáo vừa là một người quan tâm đến Thiền, nếu thầy gởi cho tôi những bài viết hay bài bình luận mở rộng mà có lẽ thầy đã chuẩn bị theo cách mà thầy, một lão thiền sư, hiểu về bản chất và mục đích của Thập Thiện Giới.

Có lẽ tôi phải nói cụ thể hơn về vấn đề đạo đức và tôn giáo mà tôi đặc biệt quan tâm. Nếu tôi hiểu thầy đúng, thiền dạy rằng tất cả nam lẫn nữ phải cố gắng tuân theo mười giới. Có lý do gì để làm điều này? Có đúng hay không khi nói từ quan điểm Thiền có một trật tự xã hội điều khiển cuộc sống con người và những giới cấm là một công thức của trật tự đạo đức này? Giữa mười giới cấm và nhân tánh có mối tương quan như thế nào? Chúng ta tạo ra luật lệ áp đặt lên nhân tánh bởi phục tùng thánh ý của Thượng đế hay có một mối quan hệ hổ tương nào đó giữa giới cấm và nhân tánh? Chẳng hạn, có sự kết nối nào ở đây giữa những trọng-cấm và yêu cầu của giới luật cũng như khát vọng muốn tự biết, tự quyết tâm và tự ngộ sâu hơn?

Tính bó buộc nào mà một Phật tử tu Thiền cảm thấy trong mối quan hệ với giới luật? Có phải những giới luật là đạo đức tuyệt-đối đối với Phật tử cũng giống như Mười Điều Răn của Chúa đối với những tín đồ của đạo Cơ Đốc hay Do Thái, những người vốn có nềm tin là nhân loại bắt buộc tuân theo Mười Điều Răn một cách vô điều kiện, và họ phải nghiêm khắc tuân thủ từng chi tiết của luật ấy bất cứ lúc nào, bất kể sự biến đổi bất tận của hoàn cảnh xung quanh vào những thời điểm khác nhau? Thiền hiểu những hậu quả của việc không tuân theo giới luật như thế nào? Thiền đối phó thế nào với vấn đề cảm giác tội lỗi có thể nảy sinh từ việc không thực hiện đầy đủ giới luật?

Sự tuân theo giới luật một cách hình thức, quan trọng đối với Thiền hay chính yếu là tuân phục từ bên trong với sự thanh khiết của trái tim? Điều này có thể thiếu sự giác ngộ sâu hay không? Nếu không thể, công việc khó khăn trong nổ lực thực hiện trọn vẹn mười giới luật bên trong và bên ngoài có giúp con người đạt ngộ hay không?

Nếu trong giới luật hàm nhân tuệ, thì chí ít mọi người nam nữ đều có tiềm năng nắm bắt cái tuệ này thông qua chính kinh nghiệm, lý trí và nội kiến của mình hay không? Hay họ phải bằng lòng chấp nhận giới luật như sự hiểu biết theo đức tin mù quáng, đặt lòng tin vào quyền lực của những người khai sáng truyền thống Phật giáo?

Lá thư này nêu lên nhiều câu hỏi có liên quan mật thiết với nhau và tôi hi vọng chúng cung cấp cho thầy những ý tưởng để làm trong sáng vấn đề đang tìm kiếm. Thêm vào đó là những vấn đề thông thường và dĩ nhiên tôi quan tâm đến sự giải thích ý nghĩa cụ thể của từng giới luật.

Cám ơn nhiều.

Thân ái

Bob

LỜI ĐÁP

Bob thân,

Mặc dù những câu hỏi nêu ra trong thư anh được trả lời khá tốt bằng chính kinh nghiệm tọa thiền của anh, nhưng rõ ràng lý trí của anh không thỏa mãn với những gì có giá trị thích hợp mà anh định làm. Vì lý do này, và bởi vì anh dạy Thiền ở trường học cho nên những điều anh làm hay nói với học sinh chắc chắn ảnh hưởng chúng ở một mức độ nào đó. Tôi sẽ bắt đầu với sự luyện tập thường xuyên của tôi và đáp chi tiết những câu hỏi của anh, mặc dù hơi lý thuyết, nhưng thực tế cho thấy những câu hỏi ấy che dấu những mối quan tâm về mặt tâm linh sâu kín.

Anh hỏi về tính chất và mục đích của mười giới luật trong Phật giáo Đại thừa. Giới luật là một trong những cái kiền ba chân mà giáo lý Phật giáo và thực hành đứng trên đó; hai chân còn lại là toạ thiền và giác ngộ-tuệ giác. Ba cái này có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Nổ lực giữ giới có thể chỉ thành công một phần nếu nó xa rời tọa thiền; và toạ thiền xa rời giới luật thì yếu đi và không chắc chắn. Chính qua tọa thiền, được chống đở bởi giới luật, sự nhận thức về chân tánh của chúng ta được nâng lên tầm ý thức (ngộ), và trong chân tánh này giới, toạ thiền (định), và tuệ nương tựa vào.

Thoạt nhìn vào con số mười của giới cấm Phật giáo thì nghĩ nó giống Mười Điều Răn của Thiên chúa giáo, việc so sánh chúng là làm méo đi cả giới cấm và Mười Điều Răn, vì mỗi cái chỉ được hiểu trong chính bối cảnh tôn giáo của nó. Hãy hiểu rằng giới cấm không phải là bản tuyên ngôn từ "bên trên" trao xuống. Chúng không tương phản với, cũng không hạn chế bản chất căn bản của anh. Thay vào đó, chúng là sự diễn đạt tâm Phật tự hiện thực hóa, một mô tả, cách một người phát triển cao về mặt tâm linh không có cảm giác về Tôi-Người khác trong hành động.

Hãy so sánh: Sống theo giới luật là vượt một lộ trình thống nhất và hài hoà trên một con đường trơn tru, ít chướng ngại, có phong cảnh đẹp. Phạm giới là đi con đường nhỏ có vẻ rất thích thú nhưng ngay sau đó trở nên gồ ghề, đơn điệu, và chấm dứt ở ngõ cụt của luyến tiếc và lo sợ.

Thiền sư Đạo nguyên nói," Để đạt được một mục tiêu nào đó, qúi vị trước hết phải trở thành một hạng người nào đó; nhưng một khi quí vị trở thành một con người như vậy, việc đạt được mục tiêu đó hay không chẳng còn là điều quan tâm của quí vị nữa." Giải thích dưới ánh sáng của thư anh, Bob, điều này có nghĩa để nhìn thấy sự không chân thực của bản ngã-cái tôi và nắm bắt được sự tương đồng giữa Ta và Người, anh không thể tiếp tục suy nghĩ và hành động để đáp lại yêu cầu của cái bản ngã định hướng nhị nguyên của anh; anh phải lưu ý đến tiếng gọi sâu hơn của giới cấm.Và tuy một khi giới cấm đã trở thành một tiêu chuẩn trong cuộc sống thường nhật của anh, ngộ không còn đứng tách rời với anh như những gì phải tìm kiếm. Trong trạng thái tự do như vậy, người ta không còn nghĩ về luật đạo đức hay tập tục xã hội, về chuyện bị trói buộc vào hay được giải thoát ra khỏi chúng. Anh có thể di chuyển xuyên qua những tập tục xã hội mà chừng như không hề xuyên qua chúng --chúng ở đó tuy không ở đó. Mới đầu người ta tìm tự do khỏi những cảm giác đè nén. Dần dần, qua toạ thiền và giữ giới, những đè nén bó buộc tan đi. Cái giá của sự tự do này, tuy nhiên, là sự luyện tập lâu dài và tự kỷ luật.

Nhận ra điều này, Thomas Merton nói," Sự coi khinh của thiền giả đối với tập tục thông thường của xã hội và hình thức là hiện tượng lành mạnh, nhưng nó lành mạnh vì nó bao hàm tự do tâm linh trên nền tảng của sự giải thoát khỏi tánh bồng bột, chủ nghĩa vị kỷ và tự mê hoặc." Trong câu nói này " coi khinh" là sự lựa chọn tồi, vì một thiền giả đã phát triển tâm linh không nô lệ vào vấn đề trói buộc hay coi khinh luật lệ, phong tục. Quả thực các thiền sư được biết đến nhiều bởi sự cải cách hơn là tuân theo. Thiền sư Bạch ẩn với ngòi bút tích cực của ông chỉ trích gay gắt giai cấp thống trị đầy quyền lực ở Nhật vì sự áp bức và bóc lột của họ đối với nông nô, những con người mà ông thường xuyên kết giao. Chính Đức Phật cũng đã tấn công vào tôn giáo chính thống của thời ngài vì sự mê tín và chủ nghĩa độc đoán, thậm chí ngài nhận vào tăng đoàn những con người thuộc giai cấp tiện dân, những người bị ruồng bỏ trong xã hội Ấn độ. Công lý và sự bình đẳng trong xã hội có thể tiến triển qua nổ lực của Phật, Bạch ẩn, và những thiền sư khác nhờ vào sức mạnh biến đổi của tự do tinh thần.

Anh hỏi," Thiền hiểu thế nào về những hậu quả của việc không tuân theo giới luật? Thiền đối phó thế nào với vấn đề cảm giác tội lỗi có thể nảy sinh từ việc không thực hiện đầy đủ giới luật? Bình thường cảm giác tội lỗi không phát sinh khi người ta không giữ giới vì người ta nhận thấy rằng người bình thường không có khả năng lúc nào cũng tuân theo từng giới cấm--chỉ có Phật mới có thể làm được như vậy. Khi người ta thành thật cố gắng sống theo kim chỉ nam này, ăn năn về những sai phạm và quyết tâm làm tốt hơn trong tương lai, những sai phạm như vậy, tuy đáng tiếc, không phải là tai hại. Điều tai hại đối với sự tiến bộ tâm linh của người ấy là mất lòng tin vào sự bảo đảm của Phật, xuất hiện từ sự giác ngộ tối thượng của ngài rằng mỗi chúng ta vốn có cái thanh tịnh bổn lai trọn vẹn và năng lực, qua tu luyện, hiểu được cái hoàn hảo bẩm sinh này .

Mục tiêu cơ bản của giới luật là tạo ra con người có năng lực thực hiện việc tu tập với mục đích nhận ra Phật tánh của chính mình. Thiếu sự công bằng và vô tư, ít có người chịu đi theo con đường đạo với nhiệt tình thuyết phục. Hành động mà giới luật khước từ phải được bỏ đi, không đơn giản vì lý do đạo đức, mà vì người ta không thể đi sâu vào toạ thiền bằng cuộc sống phóng đãng, thiếu suy nghĩ, như là người ta không thể ngủ và thức cùng một lúc.

Không phải tất cả hành vi xấu bị nhân loại lên án nảy sinh từ cảm giác Ta và Người sao? Từ sự khẳng định mạnh mẽ của cái tôi-bản ngã hay sao? Đến mức độ người ta có thể tiêu diệt ảo tưởng nhị nguyên này và sự tự kỷ trung tâm mà nó hiển nhiên nuôi dưỡng, và mang vào nội kiến một tiêu điểm duy nhất, vì thế không có tôi cũng không có người khác, cảm giác tương phản và đối nghịch của u uất và giận dữ, dần dần biến mất.

Hành động"đúng" trong một hoàn cảnh cụ thể, khi ấy, dầu phá thai, chết theo ý muốn hay những vấn đề nan giải đạo đức phức tạp khác, có thể xuất hiện chỉ khi sự tự siêu việt xảy ra. Hơn nữa, khi một người đã ngộ tánh bất khả phân ly của các pháp và triệt để hợp nhất nhận thức này vào cuộc sống bình thường, thời ý niệm "hành động đúng" biến mất. Một thiền sư thuở xưa nói như sau:

Chết trong khi sống

Và chết hoàn toàn.

Rồi làm bất cứ thứ gì ngươi muốn,

Bởi tất cả đều tốt.

Giới cấm trong sự tinh tế và độ sâu tương đối-tuyệt đối có thể được hiểu ở nhiều mức độ. Khi anh đảm đương công việc huấn luyện Thiền, một lực cản tự nhiên và sự trong sáng xuất hiện khi anh đạt được sự kiểm soát lớn hơn về tâm và tình cảm, nhận định của anh về giới cấm sẽ sâu hơn. Vì vậy, không cần thiết phải căng theo nó, vì dần dần hành vi của anh sẽ phù hợp với chúng. Giới cấm đứng lên trên đạo đức, nhưng không chà đạp chúng.

Giới luật không phải được áp đặt từ bên ngoài vào, chính sức mạnh cải hoán của Thiền mang đến sự trong sáng của tâm. Sự tuân phục bên ngoài đến từng chi tiết của giới luật kém ý nghĩa hơn từ bi lớn lên từ toạ thiền. Tuy vậy, cố gắng mới đầu tuân theo giới luật là điều cần thiết, vì toạ thiền có thể bị chao đảo khi đối diện với những thói quen lâu đời và những cám dỗ thường nhật.

Trả lời thưa của anh rồi, bây giờ tôi thúc anh nên bắt đầu toạ thiền, vì với tôi, rõ ràng là phiá sau những câu hỏi về giới luật xuất hiện một nhu cầu về tự ngộ. Một khi anh ngộ rồi, những lời của tôi sẽ giống như đồ rác rưỡi.

Thân,

Phillip Kapleau

2 " THIỀN LÀ MỘT CÁCH TRỐN CHẠY--THÌ ANH LÀM GÌ ĐỂ GIÚP XÃ HỘI?

Lão sư mến,

Kể từ lần cuối gặp thầy đến nay đã lâu, vì bận rộn công việc nên tôi khó đến Rochester để tiếp xúc với thầy, vì thế tốt nhất là tôi viết thư cho thầy. E rằng thầy không còn nhớ tôi, tôi từng là hội viên của Trung tâm trong khoảng một năm và thường xuyên ngồi với nhóm ở Denver.

Mới đây tôi gặp một hoàn cảnh rất khó khăn mà đến giờ tôi vẫn chưa giải quyết được, nó đang đi đến một giai đoạn quyết định. Điều này liên quan đến cha mẹ tôi và tôi, đơn giản là tôi không biết giải quyết nó như thế nào. Tôi rất gần gũi với cha mẹ tôi, họ là những người thông minh và có học. Chúng tôi thường tự do trao đổi với nhau và tôi rất kính trọng họ. Vì vậy, thầy có thể hiểu tôi bị kinh động như thế nào khi cuối cùng tôi nhận ra rằng không chỉ họ không đồng ý cho tôi toạ thiền mà còn công khai chống lại việc toạ thiền. Lão sư, tôi thật sự không biết làm gì. Thầy có thể cho là tôi non nớt và thậm chí ngốc ngếch vì quá quan tâm đến những gì cha mẹ tôi nghĩ. Dẫu sao, tôi cũng đủ lớn để tự quyết định và theo đuổi đến cùng. Nhưng tôi nghĩ rằng điều thật sự đang xảy ra là cha mẹ tôi thù địch với "tôn giáo phương Đông," như họ gọi, đã ảnh hưởng lên đức tin về Phật pháp của tôi.

Tôi nhiều lần đã thử giải thích cho cha mẹ tôi tại sao tôi toạ thiền--là vì sự giác ngộ của tôi, khi có được, sẽ giúp không chỉ chính mình mà còn vì người khác nữa--nhưng họ không thể hiểu hay chấp nhận nó.

Cha mẹ tôi nói," Con không là gì để giúp xã hội cả. Con đang dùng Thiền như một cách chạy trốn không hơn không kém. Nếu con thật sự muốn thay đổi chính mình, tốt nhất con đến bác sĩ thần kinh." Những kết án này làm tôi đau khổ và bối rối. Thật sự, tôi không phán đoán tốt lắm nhưng tôi cảm thấy chắc chắn có sự thay đổi tốt trong tôi: tôi cảm thấy rõ ràng, yên bình nhiều hơn tôi trước đây và rất độ lượng với người khác. Lão sư, tôi kính trọng và yêu thương cha mẹ tôi, như tôi nói, dĩ nhiên họ rất hiểu rất hiểu rõ tôi. Nếu nó hoàn toàn vô giá trị đối với họ, liệu họ có thể nói những điều như vậy không?

Khi tôi bắt đầu toạ thiền, tôi thật sự cảm thấy rằng ngồi và dĩ nhiên ngộ, là tốt nhất nếu không là cách duy nhất để giúp người khác. Nhưng bây giờ tôi phải thừa nhận rằng đôi khi tôi cảm thấy có tội vì tôi không còn tham gia cải cách chính trị và những chính nghĩa khác mà trước đây đã từng thu hút tôi. Có đúng là Đạo nguyên đã nói, khi một thiền giả vào đại định, y trở thành một với tất cả vạn vật trong vũ trụ và hướng dẫn chúng sinh đến giác ngộ không? Ước gì tôi có thể tin mạnh mẽ vào chân lý này xiết bao!

Viết rồi đọc lại lá thư này, rõ ràng là đức tin của tôi yếu ớt biết bao vì đã toạ thiền mà còn hỏi những câu như thế này. Tôi rất tiếc, lão sư, đã phiền thầy nhưng nếu có thể, mong thầy giúp tôi làm rõ những bối rối này, tôi sẽ thành thật biết ơn vô cùng.

Cuối lạy thầy,

Lynn

THƯ ĐÁP

Lynn mến,

Trạng thái bủa vây việc bảo vệ Thiền của cô theo như cách mô tả trong thư gợi tôi nhớ đến một một giai thoại về Bồ đề sư tổ. Khi ông đang tọa thiền trong một hang động, thì ba đứa bé tình cờ phát hiện một lối đi dẫn đến hang và liếc nhìn vào bên trong. Chúng thấy ở có một bóng đen dễ sợ nên chạy ra ngoài hô hoán. Rồi sự tò mò kéo chúng trở lại, tuy nhiên, từ khoảng cách an toàn, chúng quan sát cái hình thù bất động và suy diễn theo bản tính của chúng. " Giống như một người," đứa thứ nhất thì thào."Nhưng không thể như thế," đứa thứ hai đáp." Không ai có thể ngồi yên lâu như vậy được. Chắc là con gấu." " Không," đứa thứ ba chen vào," nó không có lông." Chúng quan sát hình thù kỳ lạ một lần nữa. Can đảm hơn vì sự bất động của" nó", cả ba bắt đầu ném những viên đá nhỏ vào nó, nhưng nó không động đậy cũng không lên tiếng. Đứa gan dạ nhất trong bọn tiến gần hơn, chạy nhanh lên trước chạm vào hình nhân và quay nhanh trở lại. Vẫn không có phản ứng. Bối rối, chúng rút lui ra để chia xẻ kết luận. " Hoàn toàn không phải đá," thằng bé đã chạm vào nó nói." Nó mềm không lông, vì vậy, chắc chắn là một người đang ngồi." Nhưng tại sao có người lại ngủ theo cách này? Thật không tự nhiên," đứa khác xen vào. "Tại sao nó không nhúc nhích khi tao chạm vào? Chúng càng nghĩ, bí mật càng làm tăng sự bối rối và lo âu của chúng. Bỗng nhiên một đứa nhặt hòn đá to với vẻ thách thức ném vào hình nhân bất động, đập ngay giữa đầu. Bấy giờ, cuối cùng hình thù bắt đầu nhúc nhích--chậm chạp-trước hết là đầu, rồi tay, chân , thân thể. Rồi rống lên. Bọn nhỏ kinh hoàng chạy trốn, Bồ đề đạt ma tiếp tục rống--với tiếng cười--rồi tuôn trào nước mắt. Hòn đá đã thúc sự ngộ của ông, sự giác ngộ vĩ đại của ông.

Nhân tánh thay đổi một ít từ thời Bồ đề đạt ma. Một người ngồi thiền yên lặng trong phòng của mình hay ở thiền viện vẫn phải đương đầu với nghi ngờ và ngay cả sự trầm uất. Hoàn cảnh của cô tiêu biểu cho một trong những điều tệ hại nhất, thường từ phát xuất từ phiá bạn bè hay gia đình, chính họ thường khuyên sử dụng liệu pháp tâm ly(psychotherapy). Và hiện tượng kỳ lạ là chính người thường xuyên đến khám tại bác sĩ thần kinh ít khi bị chỉ trích vì cố gắng tự cải thiện mình thay vì giúp đở xã hội. Trái lại, gia đình bạn bè anh ta thường tán thưởng ý chí vượt qua bối rối lo âu của anh ta. Và nếu tiến trình hồi phục của anh ta chậm chạp, nếu nó có thật và kéo dài, anh ta lẫn cách trị liệu không bị lên án bức thiết.

Nhưng nếu người ấy đi theo con đường toạ thiền thì lại ít nhận được sự khuyến khích hay thông cảm. Và nếu anh ta không bị gia đình hay bạn bè chế diễu về" sự lầm lẩn" này, họ mong đợi anh trở thành hoàn hảo ngay tức khắc--một vị Phật khác. Nếu cách cư xữ dường như không đổi--thoạt tiên có bao nhiêu người phê bình nghi ngờ công khai nhận ra sự thay đổi tinh vi trong anh ta?--họ tấn công anh ta cùng bằng những biêu riếu như cô đang gặp ở nhà. Khi cô kể với cha mẹ rằng cô đang toạ thiền với hi vọng ngày nào đó được giác ngộ, lẽ tất nhiên họ xem thực hành thiền như một công việc được-tất-cả hay chẳng-được-gì tất cả dựa trên giác ngộ; từ đây đến lúc ngộ, họ sẽ cho là cô đang chờ đợi, không đến đâu cả. Họ không hiểu rằng trong Thiền vấn đề không phải là" đến" mà là trở thành--hiểu biết, yêu thương và tự tin hơn. Làm thế nào họ biết được qua việc toạ thiền đều đặn của cô, những giả dối, buồn rầu, ương ngạnh đã rời bỏ cô và bản tính trong sáng không một vết nhơ bẩm sinh của cô sẽ tự hiểu lộ?

Điều cô nói về cảm giác trong sáng yên bình nhiều hơn, và cởi mở hơn với người khác, là điều mà người thường xuyên toạ thiền trải qua. Đừng thất vọng nếu gia đình và bạn bè không nhận ra những thay đổi này trong cô. Hãy nhớ tâm của cha mẹ cũng bị mê mờ và đã quá gần gui������ với cô trong nhiều năm, do đó, họ có một hình ảnh cố định về đứa con gái của mình, nên cần có thời gian để vượt qua. Giống như khó mà nhìn thấy cái mũi của mình, gia đình bận rộn giải quyết những vấn đề khó khăn và sự ức chế của nó khiến họ khó mà chú ý sự biến đổi thoạt đầu của một thành viên trong gia đình. Nhưng trực giác mạnh của người mẹ cuối cùng sẽ thắng. Sẽ mất lâu hơn đối với cha cô để nhận ra điều này, nhưng lợi ích vi diệu của toạ thiền sẽ bắt đầu cho thấy qua cha lẫn mẹ của cô. Họ sẽ ít cảm thấy sự cáu gắt và chống đối của cô, cũng như ít lãnh đạm, và chắc chắn họ bị ảnh hưởng tích cực bởi vẻ ân cần và từ bi của cô quan tâm đến sự hạnh phúc của họ. Đây thật sự là cách cô thu được sau những năm tháng hi sinh. Và nếu cô tiếp tục ngồi thiền, đến lúc cô sẽ góp vào thành một gia đình đầm ấm yêu thương. Đây không phải là sự đóng góp không có ý nghĩa đối với xã hội, vì suy cho cùng , gia đình là tế bào của xã hội--sự bất đồng hay hoà thuận của nó được phản ánh trong xã hội. Để sang một bên vấn đề cha mẹ cô có đang làm gì giúp đở xã hội không? Sự phê bình của họ có giá trị nào không? Cô dành nhiều giờ trong ngày để toạ thiền, có tránh các trách nhiệm xã hội không?

Trước khi trả lời câu hỏi này cho công bằng, có lẽ chúng ta nên đặt lại vấn đề, "'Giúp đở xã hội' thật sự có ý nghĩa gì?" Cha mẹ cô có biết đích xác ý nghĩa của nó không? Có thể nó không chỉ là một câu nói thông thường, mơ hồ như sự thách thức, mà họ ném vào cô vì thất vọng? Dù sao, cô cũng làm việc toàn thời gian như các bác sĩ, thợ mộc, thư ký, nhạc sĩ và những người khác cũng là hội viên của Trung âm thiền. Cha mẹ cô sẽ làm gì hơn nữa cho cô? Tại sao điều đó làm cha mẹ cô phiền lòng khi cô đã dùng thời gian rãnh để tự rèn luyện qua thiền? Thật giống như họ cảm thấy sự cố gắng và sự hi sinh được đòi hỏi trong huấn luyện của cô, và kính trọng cô về điều này, cảm thấy tộ⩠lỗi vì họ không thể làm giống vậy, rồi họ tự ghét mình vì cảm giác tôi lỗi…Và cuối cùng giận việc cô toạ thiền như là sự phát sinh những tình cảm khó chịu này. Điều này có thể kể đến thái độ của một người cha, không lâu trước đây đến gặp tôi vì giận con gái mình." Ban đầu thì đến với ma tuý," ông nói," rồi đến tham thiền, nay đến thiền. Cái gì sẽ đến kế tiếp?" Thường những người chỉ tay vào người khác không đồng tình vì " không làm ích gì cho xã hội" cũng làm thế vì mặc cảm tội lỗi đối với sự tham gia ích kỷ của chính họ hay vì do sự không chắc chắn của chính những tiêu chuẩn của họ. Hay có thể nó phản ánh sự thất bại của những kỳ vọng, lý tưởng mà từ lâu họ đeo đuổi đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Bây giờ trở lại: "Giúp đở xã hội" có ý nghĩa gì? Những nhà hoạt động chính trị cho rằng họ biết nó có ý nghĩa gì khi vào thập niên sáu mươi, họ giao chiến với luật lệ và những hình thức bên ngoài khác của xã hội, tuy nhiên ngày nay họ tuyên bố là không gây ảnh hưởng lên chính mình thì không có thay đổi nào có ý nghĩa xãy ra. "Người làm tốt" chắc chắn cảm thấy họ đang giúp đở xã hội khi họ độc đoán tự đẩy mình vào công việc của người khác, ép buộc người ta bằng chính công thức của họ về hạnh phúc. Rõ ràng, cụm từ" giúp ích xã hội" mơ hồ, không gì hơn là một khẩu hiệu rỗng tuếch, ít nhất khi được diễn dịch về bất cứ hoạt động đặc biệt hay phương châm công việc.

Nếu có sự giúp ích thật sự nào, nó phải thực hiện từ "bên trong," cải thiện chất liệu bên trong con người và mỗi phương diện người đó liên hệ với cuộc sống. Theo nghĩa này, chắc chắn cô sẽ giúp ích người khác nếu cô luyện thiền nghiêm túc. Đến mức độ cô làm sạch cái tâm tham-sân, tự tìm kiếm và phát triển trái tim từ bi lặng lẽ, cô sẽ trở nên một người con gái, người chị, người láng giềng, và người nhân công tốt hơn. Tiếp tục ngồi một cách chí thành, cô sẽ dần dần làm tan biến những niệm tưởng kiêu căng, định kiến bướng bỉnh và những khái niệm sai về chính mình và thế giới. Vì sao những lợi ích này không được cảm nhận bởi những người xung quanh cô và bởi xã hội nói chung?

Thay vì chạy trốn cuộc đời, mục đích phiá trước cô và những ai thực hành thiền nghiêm túc là trở thành hoàn toàn là một với nó. Một đại sư Trung hoa nói với đệ tử của mình ," Đừng để cho những sự cố trong cuộc sống thường ngày trói buộc ngươi, nhưng chớ tự mình lìa khỏi nó." Một thiền sư khác nói:" Con người bám vào cái trống rỗng và làm ngơ thế giới vật chất cũng giống như vừa thoát khỏi nạn chết đuối lại lao vào lửa." Cho nên phải hiểu rằng Thiền không phải là chạy trốn những vấn đề của thế gian mà là một sự giải phóng đem lại cho ta tuệ giác và sức mạnh để theo đuổi bất cứ điều gì ta được đòi hỏi phải làm. Trong Thiền, chúng ta không thèm muốn sự yên bình của cái chết mà làm việc để phát triển sự im lặng nội tâm và sự trong sáng của tâm qua việc tham gia tích cực các vấn đề trong cuộc sống. Sự yên bình thật sự của tâm là chiến thắng không phải bởi tránh né những xung đột mà là đương đầu và vượt qua chúng với lưỡi kiếm đấu tranh.

Giống như những gì đang làm phiền lòng cha mẹ cô là khái niệm bắt rễ sâu trong cách suy nghĩ của người phương Tây chúng ta, muốn trở nên có ích người đó phải "tích cực." Trong Nghệ thuật yêu đương,Erich Fromm xem xét từ "tích cực" được dùng thông dụng trong xã hội ta. Ô⮧ nhấn mạnh đến điều mà người ta làm ít quan trọng hơn cái động cơ nằm phi񡠳au hoạt động đó. Người bị gắn vào công việc liên tục bởi sự bất ổn, cô đơn, hay tham lam, chẳng hạn, là nô lệ với những tình cảm như vậy, một đối tượng thụ động bị tác động lên. Trái lại, người ngồi thiền định tập trung là tham gia vào" hoạt động cao nhất, đó là, hoạt động của tâm hồn, chỉ có thể dưới điều kiện tự do và độc lập nội tâm…"

Nhìn theo cách này, thậm chí cha mẹ cô có thể đồng ý là nếu chúng ta duy trì sự cân bằng tinh thần để đương đầu với những căng thẳng và xung đột đang gia tăng trong cuộc sống hiện tại, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc dấn thân vào" hoạt động cao nhất này của tâm hồn" này. Và không chỉ vì bản thân chúng ta. Phật giáo dạy rằng tâm của một người là tâm của tất cả mọi người. Xã hội dù sao là sự sáng tạo của chính chúng ta, không gì khác hơn là sự biểu lộ tâm tập thể của tất cả những cá nhân tạo ra nó. Vì những lỗi "bên ngoài" của xã hội thật sự nằm bên trong tâm chúng ta, nó đưa tới, như cô cảm nhận đúng, là chúng ta mỗi người phải gánh vác trách nhiệm về thân phận con người. Làm thế nào một người cảm nhận có trách nhiệm với đồng bào của mình lại làm ngơ việc tịnh hoá chính bản thân mình? Làm sao y có thể đủ nghị lực để làm ngơ trước những ô uế phát ta từ thân, khẩu, ý của chính mình?

Vì vậy, ảnh hưởng sự giác ngộ của một người tác động lên thế giới tâm linh của tập thể là vô cùng tận. Ở phương diện vô vi, nó toả ra dòng ánh sáng thanh tịnh soi vào bóng đen vô minh của tâm người khác. Ở phương diện hữu vi, sức mạnh của tâm ngộ thanh tịnh đầy giới đức ảnh hưởng và biến đổi tâm người khác đến vô cùng. Như ánh sáng dù chỉ là vài ngọn nến trong một hang động to lớn và đen như mực làm giảm đi bóng tối ở chừng mực nào đó, hàng trăm trong hàng vạn người toạ thiền một cách vô ngã sẽ tạo nên một sức mạnh vô cùng vì hoà bình hoà hợp trên thế giới.

Vì chính cô và vì người khác, Lynn, tôi hi vọng cô duy trì việc luyện tập và tự chứng nghiệm phép nhiệm mầu của Thiền.

Thân,

P.K.

3 " TÔI CÓ PHẢI TỪ BỎ GIA ĐÌNH ĐỂ HOÀN TOÀN GIA NHẬP THIỀN KHÔNG?

Lão sư kính,

Từ khi gặp thầy cách đây nhiều tháng tại Costa Rica, tôi đã suy nghĩ nhiều về những gì chúng ta đã nói với nhau, và bây giờ tôi quyết định dự chương trình huấn luyện ở Trung tâm thiền, tôi muốn trnh thủ thông báo với thầy về những tình cảm liên quan đến quyết định này.

Thoạt tiên, tôi đã đọc về thiền, cũng như những triết lý và cách rèn luyện tự ngộ khác, trong nhiều năm nhưng không thường xuyên. Mới đầu, tôi xem điều quan tâm này không gì hơn điều đó, điều mà tôi bắt gặp trong tưởng tượng và thu hút tôi bằng những miêu tả về những nơi xa xôi, với các phép tu luyện dị thường, những hành vi thái độ của những bậc thông thái, thầy Ấn độ, thầy Hồi giáo và các nhà sư, những sự trích dẫn vô lý, không thể đoán được về Chân lý, Hiện thực,Tâm, Bất định, và Tối hậu. Nhưng cho dù tôi không hiểu hết tất cả, một cái gì đó đã thu hút sự chú ý của tôi và tôi tiếp tục quay lại để được nhiều hơn.

Rồi thời gian trôi qua, tôi trở nên chuyên hơn ( ít nhất trong đọc sách), chủ đề trở nên thôi thúc hơn và khi tôi nhận ra chính mình bị thu hút mãnh liệt hơn; cũng như phát triển một "cảm giác" về những gì được kể, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn. Tôi đến với nhận thức là tất cả " triết lý ngoại lai" này có sự liên hệ trực tiếp đến tôi, đến cuộc đời tôi, và tôi nhận thấy chính mình bắt đầu thay đổi và đi theo một hướng nhất định. Chậm, nhưng chắc, tôi đến với nhiều ( đối với tôi) hiểu biết sâu có ý nghĩa đã thay đổi hướng đi của cuộc đời của lúc đó. Tiến trình này tiếp tục cho đến bây giờ, lúc mà tôi nhận thấy mình trong một hoàn cảnh đòi hỏi một quyết tâm cao có thể làm tôi sống quãng đời còn lại trong an bình, bị thuyết phục vượt qua tất cả nghi ngại, rằng tôi đã tìm thấy những gì tôi tìm kiếm.

Điều xảy ra trong những năm tháng này là tôi có được sự tỉnh thức nhiều hơn, nó giúp tôi sống và làm việc yên bình, tích cực hơn. Tuy nhiên, cùng tiến trình nhận thức này cũng góp phần vào cảm giác sâu đậ⭠của lộn xộn, thất vọng, lo âu, vì tôi bây giờ có cảm giác không gì lay chuyển là tôi nắm được bóng dáng của Hiện thực hay Chân lý, một điều gì đó thuộc một trật tự hoàn toàn khác với những cái đã rõ ràng. Và bây giờ tôi muốn biết thực tế khác này là gì? Tôi muốn có cái nhìn toàn cảnh thay vì chỉ là một bóng mờ, để thực hiện một cú bứt phá nhằm giải quyết hay loại bỏ một lần cuối cùng bất cứ những gì mà tôi cảm thấy chia cách tôi với những phạm vi hay thực tế khác đó của cuộc sống. Trong những năm qua tôi đã thực hiện nhiều cố gắng bất thành để kết thúc điều này một mình, với kết quả là tôi lại bị kích động nhiều hơn, trong khi sự bồn chồn và thất vọng của tôi gia tăng. Dường như trở nên ngộ mà không có sự giúp đở của một người thầy đắc ngộ là một chuyện khó khăn, không phải là không có thể hoàn thành.

Và hiện tại, tôi quyết định tiến một bước kế tiếp, tham dự một khoá huấn luyện vàtự mình quan hệ trực tiếp với thầy, người cuối cùng có thể giúp tôi đạt ngộ, tôi đang trải qua những hoài nghi và lo âu mới. Một phần, tôi chắc rằng nếu tôi không làm thế tôi sẽ tiếp tục sống trong xung đột, nhưng mặc khác, tôi có cảm giác tôi đang bắt đầu một giai đoạn cuối của hành trình đi tìm ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời và sẽ không có sự quay lại. Và ý nghĩ "bất thối " này làm tôi phân vân nơi chính xác nào tôi sẽ đến, điều gì sẽ xảy ra với tôi và kết quả của bước này như thế nào? Còn nữa, trong khi tôi không muốn tiếp tục sống trong sự xung đột và lo âu này, cũng không chết trong trạng thái lộn xộn như vậy, tôi có thể nhận ra sự do dự, bắt rễ sâu trong tôi khi từ bỏ cái tôi là và cái tôi có, cũng đang hoạt động.

Để sống theo cách này rất khó, vì tôi không ngừng có cảm giác tôi hoạt động rất siêu tuyệt hay rất nông cạn và giới hạn trên phần "bề mặt " của Hiện thực mà ở đó tất cả các mối qua hệ lẫn giải pháp cho mọi vấn đề sẽ rõ ràng trong sáng đối với tôi, tuy vậy nó tiếp tục lẫn tránh tôi. Tôi cũng cảm thấy một năng lượng tiềm tàng bị khóa chặc trong tôi, nhưng tôi không thể giải thoát nó và hiểu ra những gì tôi cảm nhận trở nên cái giống như "chân tánh "của tôi.

Và dĩ nhiên một nguồn lo âu nghi ngờ khác là gia đình tôi. Về vợ tôi, con tôi, vấn đề học hành của chúng, công việc của chúng tôi v.v…? Điều gì sẽ xảy ra đối với tất cả những mối quan hệ và ràng buộc này và bó buộc này, nếu tôi khởi hành theo con đường mà dường như không có sự quay lại? Những câu hỏi và nghi ngờ như vậy có lẽ hình như không liên quan và bên ngoài vấn đề, hay thật sự không gây lo âu dưới cái nhìn của một người giác ngộ như thầy, nhưng đối với tôi, chúng chính là chướng ngại làm cho tôi do dự và giữ tôi trong trạng thái chờ phán quyết. Hay để diễn đạt câu hỏi theo một cách khái quát hơn, liệu tôi có thể tham gia đầy đủ công việc Thiền mà không nhất thiết phải bỏ đi các quan hệ này không? Mặc dù vợ tôi, một con người hiểu biết chính chắn ngoại lệ, không thừa nhận là đang lo âu về điểm này, tôi hiểu là cô ấy--phản ứng tự nhiên--và dù sao, tôi không muốn gây tổn thương cô ấy. Tôi cũng không thể lừa dối, ở điểm này, chuyện từ bỏ con của mình. Vấn đề có vẻ như một người muốn trọn vẹn cả đôi đường, nhưng tôi nghi là nó không đơn giản như thế.

Đây không phải những câu hỏi tôi muốn trả lời trực tiếp, nhưng tôi muốn được quan tâm. Tôi cho rằng rất có thể hầu hết mọi nghi ngờ lo âu này sẽ được giải quyết thật tự nhiên khi tôi đi tới, và vì vậy tôi quyết định chỉ đi về phía trước bằng bước kế tiếp, là đến Rochester và bắt đầu luyện tập và để tiến trình bắt đầu hoạt động và để những mảnh vỡ rơi một cách tự nhiên.

Đây là một lá thư khó viết, đặc biệt là tôi cố gắng diễn tả bằng những trực giác, cảm xúc và những tiến trình .v.v… thật sự không thể mô tả nó bằng lời. Tuy nhiên tôi chắc chắn thầy nắm được cốt lỏi những gì tôi cố nói.

Tôi hi vọng mọi điều tốt cho thầy và mong đợi gặp thầy lần nữa.

Chân thành,

David

THƯ ĐÁP

David thân mến, anh thật đúng --một khi Chân tánh của anh bắt đầu dấy lên thúc dục đến với ý thức, không có sự quay trở lại. Không nghi ngờ gì về chuyện anh biết Freud và những nhà tâm lý khác nói tới cái hại lớn gây đối với tinh thần khi khao khát xác thịt không tìm ra lối thoát. Nhưng tồi hơn nữa là sự thất bại của nhu cầu nguyên thủy về hiểu biết ta là ai, là gì và ý nghĩa của sinh tử.Những câu hỏi này là chướng ngại anh tự mình phải xuyên thủng; về mặt kia của nó là Hiện thực mà anh cảm nhận. Nhưng nó không tách biệt. Hiện thực này--làm thế nào có nhiều hơn một Hiện thực? Khi chất sình của những tư niệm mê hoặc lắng xuống, anh sẽ nhìn thấy làn nước trong sạch mà thực tế cũng nước đó được tẩy đi chất dơ bẩn.

Anh đang lơ lững ở tuổi bốn mươi, phải không David? Nó đặt anh ở ngã ba đường, nơi mà anh phải tự hỏi," Liệu ta sẽ đi theo con đường có ít kháng cự, một bên thoải mái, một bên đau khổ không thoả mãn hay ta sẽ đi theo một nẻo đường mới dẫn đến tự do thật sự? Nó có thể là cơ hội cuối cùng để hoàn thành ước vọng và làm chủ sự sợ hãi, vì anh có thể nhận thấy kèm theo những nổi lo âu thông thường của tuổi trung niên sự tự ghét bỏ vì đã không đảm nhận điều đè nén quá mạnh trong tim. Thật đáng buồn, đây là cảnh ngộ của hàng ngàn người mà trước đây tràn trề nhựa sống và hi vọng, nay nhận ra những năm tháng sau này năng lượng của họ đã đổ vào hàng loạt hoạt động hay bị cạn đi bởi sự xói mòn của sợ hãi về sống chết, đối mặt với nó họ cảm thấy bất lực. Jung viết là ông ta chưa bao giờ có bệnh nhân trên bốn mươi vì vấn đề nền tảng của họ không phải là sợ chết. Chính ngộ--đánh thức chân tánh của bạn--nó sẽ giải quyết nổi sợ này, cho phép anh sống nhiệt tình và chết đàng hoàng.

Việc xem xét trường hợp một tù nhân đang chấp hành bản án chung thân lại được phóng thích sớm. Nếu anh ta đã ở tù nhiều năm và đã tạo nên một chổ trú thoải mái trong cộng đồng tù nhân, có lẽ anh ta trở nên sợ phải đối mặt với trách nhiệm của cuộc sống bên ngoài. Nếu trong con người như vậy, sức sống đã bị bóp nghẹt, anh ta sẽ từ chối được phóng thích sớm hay không làm gì cả để được điều này. Tuy nhiên, nếu anh ta chỉ ở tù vài năm và bản năng được tự do hoạt động lành mạnh, anh ta làm mọi cách trong khả năng của mình để được phóng thích.

Tương tự, sự chuẩn bị tham gia chương trình huấn luyện sắp đến của anh cho thấy sinh khí tinh thần của anh mạnh mẽ. Nếu anh hoãn lại quyết định của mình, sự tra vấn tích cực về ngộ có thể bị dời lại và cuối cùng sự thúc dục vì tự do sẽ trở nên câm nín trong anh. Câm lặng nhưng không bao giờ bị xoá đi. Dù anh có thể tạm thời che dấu sự thất vọng và bồn chồn của mình bằng những trò giải trí, cũng sẽ không có yên bình thật sự. Thậm chí những giây phút vui thú nhất của anh cũng bị chiếm lỉnh bởi nổi đau mong ngóng sự tự ngộ.

Vì vậy, tôi chúc mừng anh có được quyết định trọng yếu và mong gặp anh ở Rochester.

Sự quan tâm của anh đối với vợ con, việc học hành của chúng và công việc của anh có thể ảnh hưởng đến họ, cho thấy đáng khen ngợi, nó biểu lộ sự vững chắc và hiệu quả của mối liên hệ giữa anh và họ như thế nào. Trong hoàn cảnh của anh, thường người vợ rất lo sợ. Nếu bản thân cô ấy không tọa thiền--và tôi biết vợ anh thì không -- cảm giác phát sinh trong cô là nếu anh tiếp tục tiến bộ trong Thiền, cuối cùng anh sẽ trở thành tu sĩ và rời bỏ vợ con. Anh phải biết, nỗi sợ bị người chồ⮧ bỏ rơi rất mạnh trong hầu hết càc phụ nữ. Cách duy nhất mà anh có thể làm cho vợ con an tâm là càng tỏ ra yêu thương họ nhiều hơn, vì những đứa con chắc chắn là mối lo âu của mẹ chúng. Không xác định như thế, vì điều này sẽ là giả tạo và chỉ làm lệch mối lo âu của anh. Thay vì chỉ tập trung toàn tâm vào tu tập Thiền-- nghĩa là nhớ đặt mình hoàn toàn vào mọi khiá cạnh của cuộc sống thường nhật--anh sẽ tự nhiên trở nên nhiều yêu thương hơn. Có thể nói, tình yêu nguyên vẹn của anh sẽ được giải thoát, xuất hiện và tự biểu lộ ngày càng nhiều. Khi anh ở với vợ con, hãy trọn vẹn ở đấy với họ; cũng giống như vậy, khi làm việc đừng để phần hồn ở nhà; khi cạo râu chỉ việc cạo, khi đọc chỉ đọc.v.v... Điều này là thực hiện đúng theo tinh thần của Thiền trong cuộc sống hàng ngày của anh. Tiếp tục điều này chẳng bao lâu, anh sẽ tự nhận ra nơi anh có sự hiểu biết và kiên nhẫn hơn với con mình, trực nhận khi nào nên căng, khi nào nên mềm dẽo. Anh sẽ đáp lại một cách nhạy bén những nhu cầu của vợ anh cũng như đối với những người chung quanh anh.

Cuối cùng, tôi nhắc anh đừng nghĩ đến từ" làm đau lòng" hay" không làm đau lòng" gia đình. Bực bội về điều này chỉ làm cách cư xữ của anh đối với họ trở nên bó buộc không tự nhiên. Thay vì vậy, hãy tin rằng theo ý nghĩa tâm linh sâu sắc nhất, bất cứ cái gì giúp anh, mà cũng là giúp cho chính họ. Mới đầu điều này dường như không phải như vậy, nhưng nếu anh luyện tập sâu, sự thật về nó sẽ làm cho anh và vợ hiểu rõ. Đến lúc đó anh có thể làm tất cả để bảo đảm với cô ấy-- không chỉ bằng lời mà bằng hành động.

Cám ơn bài viết của anh, và nếu anh không phản đối, tôi sẽ đọc thư anh trong buổi nói chuyện chính thức sắp tới; chắc chắn nhiều người sẽ thấy thư anh phấn khích và bổ ích.

Nồng hậu đón tiếp anh và công việc khó khăn đang chờ anh.

Thân ái,

Phillip Kapleau

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]