Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Báo thay Thư Mời tham dự lớp học Online: Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo

06/10/202407:54(Xem: 882)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự lớp học Online: Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo


nguon goc thien phat giao


Mời Mọi Người Tham Dự Học Online

Lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo


              Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch chư tôn đức,
Thưa quý Phật Tử và những người bạn mới,
              Xin mời mọi người đăng kí học lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo.

 

Thời gian bắt đầu: ngày 19 tháng 10 năm 2024. Dự kiến học trong 3-4 tháng

Thời gian học: 10:00 tối thứ 7 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi.

 

Địa điểm: học online (Zoom)

Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn. Mua sách ở link cuối bài đăng này).

 

Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo, tác giả Alexander Wynne tiến sĩ Phật học Đại học Oxford. Tác phẩm này chính là luận án tiến sĩ của ông.

Giáo trình phụ: gồm một số phần/chương trong hai tác phẩm. 1-Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập Đạo Bụt, cuốn 1, tác giả thiền sư Nhất Hạnh. 2- Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh, tác giả thiền sư Sayadaw U Jotika

 

Lý do chọn tài liệu này làm giáo trình của lớp:

Chúng mình mong thổi luồng sinh khí học thuật đỉnh cao từ chuyên gia giỏi bậc nhất thế giới. Lớp học đáp ứng hai tiêu chí của học thuật là hàn lâm và cập nhật. Tác giả Alexander Wynne có bằng tiến sĩ Phật học ở trường tốt bậc thế giới Oxford. Cuốn sách xuất bản năm 2007 nên còn đủ mới về chủ đề này. 
Chúng ta cũng nên học bài bản về Đạo Phật từ gốc lên ngọn mà nguồn gốc thiền Phật giáo là nơi khởi đầu để học.
Không những có tính lý thuyết, tính thực hành, ứng dụng trong lớp cũng rất dồi dào trong tài liệu về thiền từ hai thiền sư Nhất Hạnh và Jotika.

Lớp đi từ thiền Phật Thích Ca đến cả đôi điều về hành thiền thế kỉ 20-21.


Tài liệu hơi khó hiểu nên cần có lớp học để trao đổi, đặt câu hỏi và trả lời để dễ hiểu hơn.

 

Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ), anh Vinh, anh Huy sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.

 

Liên lạc ghi danh:

ở Mỹ xin liên lạc anh Huy Nguyễn

Email (ưu tiên): [email protected]

Số điện thoại: (712) 212-6587 -voicemail or text

Ở Việt Nam xin liên lạc cô Loan:

Email (ưu tiên): [email protected]

Số điện thoại: 0985953909

Ở các nước khác, xin liên hệ qua email của một trong hai người trên.

Mọi câu hỏi/góp ý về lớp học xin liên hệ qua email của một trong hai người trên.

Nếu email sau 1 tuần không nhận được hồi âm (có thể do trục trặc công nghệ, virus máy tính…), xin vui lòng liên hệ email người còn lại.

 

Thời khoá biểu dự kiến lớp: Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo

 

Buổi 1: hướng dẫn tổng quát (Zoom, nội dung lớp, tài liệu), giới thiệu bản thân, mong đợi, góp ý cho lớp học.

Buổi 2: học chương 1. Dẫn nhập: Vấn đề hình thái sơ khai nhất của Phật giáo

Buổi 3: học chương 2. Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta

Buổi 4: học chương 3. Thiền vô sắc và Bà la môn giáo thời kỳ đầu

Buổi 5: học chương 4. Triết lý Yoga Bà la môn giáo thời kỳ đầu

Buổi 6: học chương 5. Thiền trong Phẩm Đường đi đến bờ kia

Buổi 7: học chương 6 (cuối cùng): Kết luận: Nguồn gốc của Thiền Phật giáo và Phật giáo thời kỳ đầu

 

Buổi 8: tổng kết, góp ý, thông tin lớp kế tiếp

 

Tóm tắt Giáo Trình Chính lớp học

 

The Origin of Buddhist Meditation (Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo) dài 171 trang là tác phẩm của Alexander Wynne (tiến sĩ Phật học ở Oxford University) được in năm 2007 bởi nhà xuất bản Routledge Taylor & Francis Group. Alexander Wynne là dịch giả của thư viện tiếng Phạn Clay. Ông đã nhận bằng tiến sỹ của trường đại học Oxford về nghiên cứu phương Đông năm 2003. Khi xác định được tư liệu ban đầu về chính Đức Phật, tác giả lập luận rằng hai vị thầy của Đức Phật là những nhân vật lịch sử. Dựa văn học của Bà-la-môn thời kỳ đầu, cụ thể là Upanishad và Moksadharma, tác giả khẳng định nguồn gốc của phương pháp thiền định mà Đức Phật học được từ những vị thầy này và cố gắng sử dụng chúng để xác định một số lời dạy đích thực của Đức Phật về thiền định. Sau cuộc tranh luận đầy hào hứng trong lĩnh vực Nghiên cứu Phật giáo, các tuyên bố sau đây được đưa ra: - Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta là thầy của Đức Phật, như đã nêu trong tài liệu của nhiều giáo phái Phật giáo thời kỳ đầu, là xác thực về mặt lịch sử. - Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta đã dạy hình thức thiền định Bà La Môn sơ khai - Do đó, Đức Phật phải được dạy trong một trường phái thiền định mà hệ tư tưởng được cung cấp bởi các phần triết học của Upanishad ban đầu. Làm sáng tỏ thêm một khía cạnh hấp dẫn về nguồn gốc của Phật giáo, cuốn sách này sẽ thu hút sự quan tâm của các học giả trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học, tôn giáo châu Á và nghiên cứu Nam Á.

Với nội dung chứa đựng trong 171 trang, trải dài trong sáu chương. Chương 1 là phần giới thiệu tổng quát các vấn đề về hình thức nguyên thủy của Phật giáo, nghiên cứu về nguồn gốc Phật giáo các bản Kinh, các quy ước và lưu ý về các thuật ngữ. Chương 2 nói nói về Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta. Chương 3 nói về thiền Vô sắc giới và đạo Bà-la-môn nguyên thủy. Chương 4: triết lý Yoga Bà-la-môn thời kỳ đầu. Chương 5 nói về thiền định trong kinh Pārāyanavagga và chương cuối là phần kết luận về nguồn gốc của thiền Phật giáo và về Phật giáo nguyên thủy.

nguon goc thien phat giao

 

Link mua sách giấy: https://docs.google.com/forms/d/1HrrStQFyBBV_oUwxKwBjyIz0q1czPB1RE4YfjuHvlkA/viewform?edit_requested=true

Link mua sách điện tử (ebook): https://waka.vn/ebook/nguon-goc-thien-phat-giao-bjlyEW.html

Link mua sách nói (audiobook): https://waka.vn/sach-noi/nguon-goc-thien-phat-giao-bRqlb

Nếu có trục trặc không mua sách giấy, ebook, hay audiobook được xin vui lòng liên hệ Quỳnh: [email protected]

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9437)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13157)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9358)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
19/05/2012(Xem: 6682)
Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng. Chúng ta được sinh ra do sự ham muốn của cha của mẹ. Khi chúng ta bước vào thế giới này chúng ta trở nên mê đắm vật chất, và tự trở thành nguồn gốc của dục vọng. Chúng ta thích thú với những tiện nghi vật chất và những khoái lạc của giác quan. Vì thế chúng ta chấp trước vào thân này, nhưng xét cho cùng thì chúng ta thấy rằng thân này là nguồn gốc của khổ đau phiền não.
11/05/2012(Xem: 7427)
Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu không có việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luận với vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với thái độ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố ... với thế giới.
04/05/2012(Xem: 11686)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
02/05/2012(Xem: 5940)
Ngày nay chúng ta đều khẳng định với nhau rằng, văn hóa của nhân loại, khởi nguồn từ bốn nền văn minh cổ, đó là: Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ. Bốn vùng văn hóa cổ này, qua bao biết đổi của thời gian cũng như sự biết thiên của nhân loại, nay chỉ còn hai – Trung Quốc và Ấn Độ.
28/04/2012(Xem: 8481)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
05/04/2012(Xem: 4032)
Chân Như huân tập là một thành ngữ được nói đến nhiều trong Luận Đại Thừa Khởi Tíncủa Bồ-tát Mã Minh (giữa thế kỷ 1 và 2). Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Chân Như huân tập trong bộ luận ấy, để làm rõ khái niệm quan trọng có nhiều trong kinh luận Đại thừa. Huân tập có nghĩa là xông ướp (huân) và tập tành, quen thuộc, lặp đi lặp lại, tích tập (tập).
05/03/2012(Xem: 12825)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]