Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài điểm tương đồng trong Chứng Đạo Ca và Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

15/10/202015:21(Xem: 4161)
Vài điểm tương đồng trong Chứng Đạo Ca và Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Bồ Tát_Painting 1

        Vài điểm tương đồng trong Chứng Đạo Ca
và Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (một phẩm trong Kinh Ma Ha Bát Nhã)

Có lẽ bài viết này sẽ không đúng thời, đúng lúc vào hoàn cảnh hiện nay (riêng cho Việt Nam, các miền Bắc Trung Bộ từ Quảng Trị vào đến Thừa Thiên (Huế) nơi các vị Thầy khả kính của tôi đang chịu nhiều áp lực của thiên tai (sạt lỡ và lũ lụt trầm trọng hơn bao giờ hết, vượt lên trên những hậu quả của năm 1999 và hơn thế nữa... thế giới đang chịu nạn đại dịch Covid 19  hoành hành làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Nhưng hậu bối trộm nghĩ nếu mình không ráng tu học để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi khi còn được may mắn có cơ hội làm người và có cơ hội giác ngộ hơn những động vật và loài cỏ đá vô tình, thì cũng uổng phí một đời...
Vã lại tuổi đời đã đi vào thu đông và chỉ cần một tiếng gọi phải ra đi mà chưa có một chút gì làm tư lương cho kiếp sau thì không biết đường về sẽ mịt mù thế nào , cho nên kính mạn phép được tỏ bày chia sẻ chút điều tỏ ngộ qua kinh sách với ước vọng được Chư Tôn Đức chỉ dạy thêm.
Cũng học tập theo tinh thần thoát Đạo và kiên trì của H T Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh )khi chùa Huyền Không Sơn Thượng bị sạt lỡ rất nặng nề thế mà Ngài vẫn ung dung dùng 4 câu kệ sách tấn Chư Tăng như sau:
Thiên nhiên quậy phá bấy nhiêu thôi,
Cũng đủ hư hao tổn phí rồi ...
Tự sức dựng xây huynh đệ nhé !
Hơn xưa cảnh thắng lại tuyệt vời ...
(HT Giới Đức)
Bây giờ kính mời quý vị cùng tôi lang thang trong kinh sách để quên đi vài ưu phiền trong thế gian các bạn nhé ...
Thật sự tôi vẫn biết bản lĩnh của một người một tổ hợp gồm những nhân tố sau:
-tu dưỡng
- kiềm chế
- học thức
-Năng lực và tài lực

Người càng có bản lĩnh thì càng không tức giận vì họ luôn biết kiềm chế bản thân, không để áp lực bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của chính mình, nhưng...
Nay nhân lúc rỗi rảnh lấy Chứng Đạo Ca ngâm vài câu tôi chợt nhận ra một điều:
Thì ra nếu ta hiểu rõ tất cả nghĩa lý từng câu trong " Chứng Đạo Ca " của Thiền Sư Huyền Giác (đệ tử thứ ba trong 43 đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng thì có thể hiểu rõ thêm lý thú của Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật phần nào.

Thi ca số 8 trong Chứng Đạo Ca của Thiền Sư Huyền Giác, được HT Từ Thông dịch như sau:
Tâm trong sáng người người ai cũng có
Nó là MA NI, là NGỌC NHƯ Ý CHÁU
Chẳng mấy ai biết rõ cái Tâm này
Nó mầu nhiệm, thu gọn cả NHƯ LAI TÀNG TÁNH
 
Vì hơn ba năm nayđọc nhiều lần kinh văn và Luận giải của Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật,( ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN của H T Thích Thiện Siêu ) tôi đã thấy mình chỉ là một học giả sơ cơ . Cổ Đức đã dùng hết bao tim óc để rút ra tinh yếu của Kinh mà làm thành bài BÁT NHÃ TÂM KINH và chỉ chuyên giảng Kinh Kim Cang cho hiểu hết câu ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM thôi thì đã có được bao nhiêu phàm nhân ứng hợp khế cơ đâu  ? Cho nên nếu chỉ học Kinh Kim Cang mà liễu tri hết thì đó cũng là phước mấy chục đời rồi....
Lại nhớ tới lời dạy ngày nào của HT Viên Minh:
Hãy lắng nghe bước chân
Bước chân qua thời gian 
Thời gian vô sở trụ 
Chân bước hề thênh thang.”
Lắng nghe bước chân” là sống chiêm ngoạn những gì đang trải nghiệm trong đời sống.
Nhưng đời sống luôn biến đổi không ngừng trong từng khoảnh khắc, vì thế sống chính là “bước chân qua thời gian". Mà thời gian luôn trôi chảy không bao giờ dừng lại tức “thời gian vô sở trụ” nên đừng bao giờ bám trụ vào đâu mới có thể “chân bước hề thênh thang” - thong dong tự tại giữa cuộc đời vô thường biến đổi. Điều chính yếu trong Đạo Phật là thấy ra tính chất "vô thường, khổ, vô ngã” của thực tại thân-thọ-tâm-pháp, để không bám trụ vào bất kỳ điều gì ở đời.
Trong tu luyện, hành giả rất dễ bám trụ vào sở đắc. Người thì bám trụ vào sở đắc định này định kia để được “hiện tại lạc trú", thậm chí nhiều người còn bám trụ vào cả “Tánh Không” nữa đấy! Nhưng cho dù bám trụ vào "Không" hay “Hữu”, “Tịnh”  hay “động”  thì cũng đều bị dính mắc trong tham ái, và vẫn còn bị trói buộc trong vô minh. Đạo Phật chủ yếu là dạy thoát khỏi sự che lấp của triền cái (nīvaraṇa) và trói buộc của kiết sử, mà kiết sử tiếng Pāḷi là samyojana có nghĩa đen là sợi dây xỏ mũi con vật để kéo đi, hay cái ách buộc vào cổ để dễ sai khiến. 
Đức Phật dạy “không bước tới, không dừng lại” mới có thể “thoát khỏi bộc lưu”.  “Bước tới” là có tham vọng muốn trở thành, “dừng lại” là đắm chìm trong quá khứ hay hiện tại, nên bước tới hay dừng lại gì cũng đều là dính mắc hay bám trụ. Trong pháp hành Tứ Niệm Xứ hay Thiền Vipassanā tuyệt đối không bám trụ vào bất kỳ đối tượng nào mà chỉ thấy biết trung thực thôi. Bám trụ vào sở đắc tức nỗ lực tu luyện với mục đích trở thành hay đạt được điều gì là phản lại lời Phật dạy “Không tham ưu, không nắm giữ bất kỳ điều gì ở đời”.  
Lại nghe Thầy thường nhắc trong các bài pháp thoại:
Cuộc đời sẽ rất bất toàn cho một cái bản ngã cầu toàn “
“ Cuộc đời sinh ra là để Giác Ngộ chứ không phải để thành công . Trong khi đó Thành Công cao nhất chính là Giác Ngộ ra sự Thất bại, không những nhờ thất bại mà ta học được những kinh nghiệm cho sự Thành Công về sau mà thật ra Thất bại chính là sự thành công của PHÁP CHÂN NHƯ THỰC TÁNH “
Còn Thiền Sư Nhật Bản Suzuki Roshi “ Hãy luôn luôn cố gắng hết sức mình trong mỗi phút mỗi giây nhưng đừng bao giờ có kỳ vọng nào hết Vì tự mỗi chúng ta đều đã rất là vẹn toàn . “
Hay nói một cách khác chừng nào chúng ta phát hiện mình có Viên Ngọc Ma Ni (CHÂN TÂM) thì chừng đó sẽ không có một gợn phiền não nào hay bất kỳ một bất bình, bất mãn nào.
Thực ra, cuộc sống nhiều khổ đau ấy phần lớn là do chính mình tạo ra thôi và dó cũng do cách ta tư duy, là nhận thức, là thái độ sống và cách đối xử với đời, với người và với chính bản thân mình mà thôi".

Bởi ngu si tạo mười trói buộc
Là nhân gây nên cuộc thương đau
Căn Trần sáu mối duyên đầu
Khiến xui con tạo biết bao lỗi lầm
Lạc nẻo Tà trôi lăn khổ hải
Chấp ngã, Nhơn xa trải đường ngay
Bao nhiêu nghiệp chướng dẫy đầy
Dưới chân Từ Phụ trải bày tâm can
Kính lạy Đấng Tình Thương Vô Thượng
Con nguyện xin sám vạn lầm mê
Tay vàng duỗi cánh Từ Bi
Cứu con thoát ngục ngủ đi não phiền.
(Trích Sám Quy Mạng - Sư Bà Trí Hải)

Và một trong 10 trói buộc ấy chính là Thán kiến đi đầu.
Thân kiến là chấp cái thân này là của Ta còn gọi là Chấp Ngã Thật ra chữ Chấp trong đạo Phật có nghĩa “ CHO LÀ “ cái gì cũng cho là Tôi, cho là của tôi.

Chính ra cuộc đời không khổ như ta tưởng vì (CHƠN GIÁC VÔ CÔNG - CĂN TRẦN HÀ TỘI) và sở dĩ ta thấy khổ là vì bản ngã đối kháng lại hoàn cảnh đối tượng do tập khí bao đời đã ăn sâu trong vô thức vì những yếu tố ( thích, không ưa chuộng - yêu, ghét - buồn vui ) cho nên cổ nhân có câu :
Tánh tương cận
Tập tương viễn
Có nghĩa là Giang Sơn dễ đổi mà bản tánh ( tập khí )khó dời và toàn bộ phiền não đều bắt đầu từ cái dây thân kiến.
Ngày nào chưa tháo được dây trói buộc này thì càng Tu càng sai , đó cũng là lý do mà một hành giả muốn bước vào dòng nhập lưu phải giảm được thân kiến trước nhất ...
 
- Giữa cuộc đời đầy những lo âu toan tính, những ảo vọng tìm cầu, và những khổ đau phiền muộn... Hạnh phúc thay cho những ai biết trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình, thấy ra chân lý muôn đời vẫn ở dây ... Để không còn lăng xăng hướng ngoại tìm cầu...
(HT Viên Minh)
Muốn thế phải có một trí tuệ ba la mật như Thiền Sư Huyền Giác đã tóm tắt trong kệ đầu tiên mà có lẽ đã nói lên Thật Tánh của Vạn Phápđể rồi hành giả chỉ Vô Sở Trụ, Vô Sở Đắc và thấy được Vạn Pháp giai không ...NHƯ HUYỄN mà trong đó Bố thí ba la mật chính là buông bỏ hết ngã chấp, pháp chấp gọi là BỐ THÍ BẤT TRỤ Ư TƯỚNG ( nghĩa là đối với hiện tượng hữu vi vạn pháp nên ƯNG VÔ SỞ TRỤ
Lời kết:
Trong lời bạt của Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật , HT Từ Thông đã viết :
**** Đức Phật Thích Ca và Chư Phật mười phương trong kinh điển thường được ví với danh xưng Pháp Vương hoặc Vô Thượng Y Vương
Pháp Vương là Vua của các Pháp là người tự chủ tự tại trước vạn loài chúng sanh và Vô tình chúng sanh.
Vô Thượng Y Vương là thầy thuốc giỏi, chẩn mạch đúng cách, cho thuốc đứng bịnh và trị lành bịnh Tuy nhiên cũng có thể bịnh vẫn còn dây dưa vì người bịnh không chịu uống thuốc có đúng chỉ định hay không, hay chỉ là uống cho lấy lệ.
Cũng thế Chánh pháp của Phật nói ra ghi thành kinh điển được ví như tỏa thuốc của lương y và Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh là một bộ kinh cực thâm cực diệu.
Ai có hữu duyên hành thâm viên mãn " Tức Thân Thành Phật " con người đó là hiện thân của Bồ Đề, Niết Bàn như Phật Thích Ca lịch sử xưa kia.
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một đơn thuốc trị tận gốc rễ vô minh, hoá giải hết mọi tình chấp nguyên nhân của đau thương sầu khổ nơi cõi trần ai.
Người giác ngộ giống như vị lương y thông thái, biết rõ tính dược (tánh, tướng, thể, dụng) của mọi vật trên đời nên biết tùy nghi sử dụng chứ không lấy cái này bỏ cái kia một cách chủ quan mê muội. Thuốc độc mà dùng đúng thì có lợi, thuốc bổ mà dùng sai thì có hại...
Thọ dụng phương thuốc nào cũng cần đọc kỹ hướng dẫn chỉ định và lưu ý những điều chống chỉ định thì công hiệu vô cùng...Riêng Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật sẽ phản tác dụng với  những người (quá đam mê vật chất, bản ngã và ngã sở hữu, hay phú quí công danh)
Kính xin được ghi lại toàn bộ những câu kệ trong thi ca 1 của Chứng Đao Ca như một toa thuốc hữu dụng cho những ai muốn có một cái nhìn mới trong những ngày u ám tại Việt Nam và trên khắp hải ngoại phương xa bạn nhé!

Bậc tuyệt học, Vô vì nhàn đạo
Vọng không trừ, cũng chẳng cầu Chân
Tánh của Vô minh  và Phật Tánh không hai,
Phật tánh ấy... chính là Thực Tánh của Vô minh vậy
 
Thân ảo hoá với pháp thân cũng thế
Ảo hoá thân là hiện tượng của Pháp thân
BIỂN PHÁP THÂN ví BẢN THỂ vô cùng
Thân ảo hoá tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước
 
Nhận thức rõ hai thân : pháp, hoá
Chợt tỉnh ra rồi “ Vạn pháp giai Không”
Tính thiên chân là THẬT TÁNH của mình
Mình là Phật vốn... Thiên chân Phật
 
Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán,
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sanh diệt, diệt sanh tựa sao sa
Nó hiện hữu với thời gian vô tận!
 
Gọi Tam độc - Thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo sinh diệt huyễn hư
Hễ u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức không sao tìm được chúng!
(HT Từ Thông việt dịch)
 
Kính trân trọng,
Huệ Hương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2012(Xem: 5745)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 4023)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
01/09/2012(Xem: 12205)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
24/08/2012(Xem: 4871)
Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản. Sau khi học đạo với các vị thầy ở Nhật, Đạo Nguyên qua Trung Hoa tu học. Ngài đại ngộ ngay khi sư phụ Trung Hoa của ngài là Ju Ching nói phải “buông hết cả thân lẫn tâm”. Sau đó ngài đã đến trình kiến giải và được sư phụ ấn chứng. Lòng đầy tri ân, Đạo Nguyên quỳ sụp xuống đảnh lễ thầy. Ju Ching nói, “Buông luôn cả cái buông!” “Hiện thành công án” (Genjokoan) là một chương nổi tiếng trong quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (Shobogenzo), nói đến sự liên hệ của tu thiền và giác ngộ. Đây là một tuyệt tác vô song, với những lời lẽ thâm sâu bàng bạc ý vị thơ, biểu lộ tri kiến của một bậc giác ngộ đã vượt ngoài đối đãi.
07/07/2012(Xem: 14388)
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
06/07/2012(Xem: 5550)
Bắt đầu từ ngày mai, học viện chúng ta có thể nói hoạt động mỗi năm một lần, kỷ niệm thư viện Hoa Tạng, cố viện trưởng cư sĩ Hàn Anh vãng sanh năm thứ tám. Mỗi năm vào ngày này, chúng ta đều có tổ chức nghi thức truy điệu.
06/07/2012(Xem: 9666)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
24/06/2012(Xem: 7928)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc. Lang thang đây là lang thang ở trong các trần, đuổi theo các duyên, nó buông cái này, bắt cái kia hoài không chịu dừng. Chính đó là tâm sinh tử, là tâm biến động. Do vậy mà trôi theo dòng luân chuyển sinh tử luân hồi. Vua Trần Thái Tông tuy là vua nhưng ông cũng tu thiền, sáng tỏ được tâm nên trong bài kệ "Núi Thứ Nhất", vua nói rằng:
20/06/2012(Xem: 5701)
Như các bạn đều biết, chuyến đi mới đây của tôi tới Ladakh đã phải rút ngắn lại vì sức khỏe của tôi không được tốt. Tôi đã phải hủy bỏ chương trình ở Nyoma vào phút cuối, song các bạn hữu và đạo sinh của tôi đã tỏ ra vô cùng thông cảm, họ thường xuyên thỉnh cầu tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn và quay lại đây khi nào sức khỏe của tôi trở nên tốt hơn. Đôi khi, suy xét về sự việc này một cách khách quan, chẳng ai trong số chúng ta có thể trốn tránh được nghiệp quả. Chúng ta có thể làm điều gì đó để giảm bớt nghiệp quả, song trốn tránh hoàn toàn là điều không thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]