Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm

01/07/201921:06(Xem: 3824)
Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm
buddha_painting 2

  

                                                    Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm                                                     
  Thích Minh Chánh chuyển ngữ

          Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi  đang  ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức  (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.

          Do vậy, ngũ môn hướng tâm[1] (pañcadvārāvajjana) sanh khởi và hoại diệt. Trong giai đoạn này, dòng chảy vô thức tự nhiên bị kiềm chế và hướng về đối tượng. Ngay lập tức, sau đó, nhãn thức[2] (cakkhuviññāṇa), cái biết của con mắt) sanh khởi và hoại diệt, nhưng nó không hiểu biết gì hơn ngoài việc thấy đối tượng. Hoạt động cảm giác này được theo sau bởi một sự tiếp thu về đối tượng đã nhìn nhận(sampaṭicchana) trong chóc lát, hay còn gọi là Tiếp thọ tâm[3]. Từ đó, đưa đến khả năng dò xét, thẩm tra (santãraõa) hoặc sự nghiên cứu nhất thời về đối tượng đã tiếp nhận, hay còn gọi là Suy đặc tâm[4]. Kế tiếp, đưa đến giai đoạn nhận định mô tả, được gọi là Xác định tâm[5] (votthapana). Do đó, sự phân biệt được thực hiện trong giai đoạn này. Đây là thời điểm mà ý thức góp phần tham dự theo lãnh vực của nó.

Sau đó, ngay lập tức, có một giai đoạn tâm tâm lý quan trọng nhất được gọi xung lục (động lực thúc đẩy) hay Tốc hành tâm[6] (Javana) sanh khởi. Đây là giai đoạn mà một hành động được đánh giá là thiện hay bất thiện. Theo đó, nghiệp (kamma) được tạo ra trong giai đoạn này; nếu nhìn nhận đúng đắn (yoniso manasikàra) thì xung lực (Janava) trở nên thiện lành (thiện); nếu nhìn nhận sai lầm (ayoniso manasikàra) thì xung lực trở nên xấu ác( bất thiện). Trong trường hợp của một vị A-la-hán (Arahant), thì xung lực (javana) này không phải thiện cũng không phải bất thiện, mà chỉ là chức năng (kiriya). Giai đoạn xung lực này luôn luôn trãi qua bảy sát-na (trong chóc lát) tư tưởng hoặc lúc chết, nó chỉ trãi qua năm sát-na tư tưởng. Toàn bộ tiến trình xảy ra trong một thời gian ngắn và kết thức bằng tâm ghi nhận hay tâm đăng kí (tadàlambana) trãi qua hai sát-na tư tưởng . Như vậy, để hoàn tất một tiến trình tư tưởng, cần phải trãi qua 17 sát-na tâm (chập tư tưởng).

          Ba loại tâm hộ kiếp (bhavaïga) này là tâm quả (vipàka). Chúng là một trong hai sát-na suy lường phân tích (suy đặc tâm, santãraõa cittas) cùng sanh khởi với thọ xã (sự buông bỏ) mà đã được đề cập đến ở trên, hoặc một trong tám loại tâm hành tuyệt mỹ (sobhana vipàka cittas, Duy tác tịnh quang tâm), sẽ được trình bày trong phần sau (đoạn 6). Ngũ môn hướng tâm (pañcadvārāvajjana) là một tâm hành (kiriyā citta). Năm thức ( pañca viññāṇa: nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân thức) là một trong mười tâm quả (vipāka cittas) thiện và bất thiện. Tiếp thọ tâm (sampaṭicchana) và suy đặc tâm (santīraṇa) cũng là tâm quả (vipāka cittas). Ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana) là một tâm hành (kiriyā citta) có chức năng như xác định tâm (votthapana). Chúng ta có thể ứng dụng ý chí tự do của mình trong giai đoạn này. Bảy sát-na tư tưởng của xung lực ấy tạo nên nghiệp (kamma). Đăng kí tâm (tadālambana) là một loại tâm quả (cipāka citta), là một trong ba loại suy đặc tâm (santīraṇa citta), hoặc là một trong tám tâm quả tuyệt mỹ (sobhana vipāka cittas).

          Như vậy, trong một tiến trình tư tưởng đặc biệt, có nhiều sát-na suy nghỉ sanh khởi và chúng được gọi là nghiệp (kamma), quả (vipāka), hay hành (kiriyā).

          Tiến trình của tâm—theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), khi một đối tượng xuất hiện trong tâm thông qua một trong năm giác quan, thì tiến trình ấy hoạt động như các biểu đồ sau..

          Biểu đồ 1 

Sát-na tâm

 

1

Atīta Bhavaṅga (Bhavaṅga vừa qua)

2

Bhavaṅga Calana (Bhavaṅga giao động)

3

Bhavaṅgupaccheda (Bhavaṅga dứt dòng)

4

Pañcadvārāvajjana (Ngũ Môn Hướng Tâm)

5

Pañca Viññāṇa (Ngũ Quan Thức)

6

Sampaṭicchana (Tiếp Thọ Tâm)

7

Santīraṇa (Suy Đạc Tâm)

8

Votthapana (Xác Định Tâm)

9

Javana (Xung Lực)

10

11

12

13

14

15

16

Tadālambana (Đăng Ký Tâm)

17

 

 Biểu Đồ 2

Citta - 89 
Tâm

Lokuttara - 8 
Siêu thế

Magga - 4 
Đạo

Phala - 4 
Quả

Arūpāvacara - 12 
Vô sắc giới

Kusala - 4 
Thiện

Vipāka - 4 
Quả

Kriyā - 4 
Hành

Rūpāvacāra - 15 
Sắc giới

Kusala - 5 
Thiện

Vipāka - 5 
Quả

Kriyā - 5 
Hành

Kāmāvacāra - 54 
Dục giới

Sobhaha - 24 
Đẹp

Kusala - 8 
Thiện

Vipāka - 8 
Quả

Kriyā - 8 
Hành

Ahetula - 18 
Vô nhân

Ākusalavipāka - 7 
Quả bất thiện

Kusalavipāka - 8 
Quả thiện

Kriyā - 3 
Hành

Akusala - 12 
Bất thiện

Lobha - 8 
Căn tham

Paṭigha - 2 
Căn sân

Moha - 2 
Căn si

 

 Biểu Đồ 3

Citta - 89 (121) 
Tâm

Akusala - 12 
Bất thiện

Kusala - 21 (37) 
Thiện

Kāmāvacara - 8 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

Lokuttara - 4 (20) 
Siêu thế

Vipāka - 36 (52) 
Quả

Kāmāvacara - 23 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

Lokuttara - 4 (20) 
Siêu thế

Kriyā - 20 
Hành

Kāmāvacara - 11 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

         

 



[1] Ngũ môn hướng tâm chỉ là phản xạ tự nhiên của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trên đối tượng tương ứng. Cụ thể như khi một người nằm ngủ, bỗng có tiếng động làm anh ta giật mình, toàn thân người ấy bị đánh thức và hướng đến đối tượng. Nhưng thật ra vì là tiếng động nên chỉ có nhĩ môn thật sự hướng đến đối tượng. Nếu là hình ảnh thì nhãn môn hướng đến, nếu là sự đụng chạm thì thân môn hướng đến v.v...

[2] Nhãn Thức: nếu đối tượng là sắc pháp (rupa), thì thức này phụ thuộc vào năm đối tượng của giác quan.

[3] Tiếp thọ tâm: sau khi một trong 5 thức khởi lên thì tâm tiếp nhận đối tượng. Giả sử như nhãn thứckhởi lên thì sự tiếp nhận sẽ giống như chiếc máy hình bấm nút để thu hình.

[4] Suy đặc tâm: sau khi thu hình vào, đây là lấy mắt làm điển hình, thì nó hiện lên trên phim (ví dụ máy hình) từng chi tiết của đối tượng, giai đoạn này mang tính phân tích.

[5] Xác định tâm: sau khi ghi nhận từng chi tiết một cách phân tích, tâm bắt đầu tổng hợp các chi tiết để hình thành toàn diện đối tượng, và xác định đó là hình gì.

[6] Tốc hành tâm: là giai đoạn quan trọng hình thành sự tạo tác của tâm kéo dài đến 7 sát-na. Nó chính là hành trong ngũ uẩn. Hầu hết các tâm sở quần tụ ở đây tùy theo tính chất thiện, bất thiện, bất động hay siêu thế tâm. Mạt-na thức nằm trong tốc hành tâm này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2014(Xem: 10059)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
29/11/2014(Xem: 7563)
Trên nguyên tắc những gì tốt đẹp sinh ra từ những gì không tốt đẹp. Quý vị hãy nhìn vào những cánh hoa sen thì sẽ rõ: chẳng phải là xinh đẹp và tươi mát hay sao! Những cánh hoa ấy mọc trong bùn đất dơ bẩn và hôi tanh, thế nhưng một khi đã vươn lên khỏi bùn thì hoa lại trở nên sạch sẽ và tinh khiết. Người ta có thể kết các cánh hoa ấy lại để làm vương miện cho một vị vua, bởi vì các cánh hoa ấy sẽ không còn quay lại với lớp bùn nhơ trước đây nữa (một người tu tập đạt được giải thoát sẽ không còn quay lại với thế giới luân hồi). Cánh hoa sen cũng là hình ảnh của một người hành thiền nghiêm chỉnh cố gắng và luyện tập kiên trì.
20/11/2014(Xem: 9911)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
19/11/2014(Xem: 5280)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) và Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) là hai vị thiền sư của thế kỷ XVII, nổi tiếng nhất, sống lâu nhất và để lại nhiều tác phẩm nhất, với số tác phẩm thuộc loại đồ sộ nhất của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu những chỉ dạy của Thiền sư Hương Hải, sắp xếp chúng thành một trình tự dầu chưa hẳn đã hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận ra Thiền tông vào thế kỷ XVII của Việt Nam như thế nào, và rộng ra, con đường Thiền của Việt Nam như thế nào. Những chỉ dạy của ngài không phân thành từng đề mục, nhưng ở đây chúng ta cố tìm cho ra những điểm chính và đặt thành tiêu đề phù hợp với con đường Phật giáo nói chung, để hình dung ra một cách có hệ thống con đường Thiền cho những người tu học đời sau như chúng ta.
12/11/2014(Xem: 14489)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
31/10/2014(Xem: 6265)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao? Y giới, nhất là qua sự thí nghiệm của BS Herbert Benson, Đại học Harvard
26/10/2014(Xem: 8095)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
29/09/2014(Xem: 6896)
Theo tích truyện Suvaṇṇakārattheravatthu ở trong bộ chú giải Dhammapadaṭṭhakathā có kể đại lược là: “Tôn giả Sāriputta có một tỳ-khưu đệ tử còn trẻ đến xin đề mục thiền định; thấy sức vóc trai tráng, khí huyết phương cương, ngài liền bảo, hãy niệm thân bất tịnh (asubha), cốt ý là để đối trị với dục vọng và tham ái. Vị tỳ-khưu trẻ vào rừng, suốt bốn tháng ròng rã chăm chuyên niệm 32 thể trược, thỉnh thoảng đến nghĩa địa để nhìn ngắm tử thi nhưng “tướng bất tịnh” vẫn không hiện ra. Chán nản, vị tỳ-khưu trẻ muốn hoàn tục.
06/09/2014(Xem: 9735)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
03/09/2014(Xem: 7588)
Đạo Tràng Từ Nghiêm tại Krefeld quy tụ gần 30 Nam Nữ Phật Tử đã về Tu Viện Viên Đức vùng Ravensburg(Đức Quốc) để tu học Thiền Vipassana qua sự hướng dẫn của Thượng Tọa Thiền Sư Walpola đến từ Tích Lan cũng như Thượng Tọa Anurudha(người Tích Lan đến từ Thụy Sĩ). Qúy Ngài dùng tiếng Anh và tiếng Đức để giảng pháp. Kinh tụng hằng ngày bằng tiếng Pali được dịch sang Việt Ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567