Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Con đường thăng tiến tuần tự

30/03/201806:40(Xem: 4119)
Chương 11: Con đường thăng tiến tuần tự

datlailatma-001

TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH

Khám phá tâm thức thần bí nhất

 

 

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Chương 11

PHẦN THỨ BA

 

Bình giải về Ba chữ đánh thẳng vào điểm chủ yếu

của Patrul Rinpoché

 

***

 

Chương  11

 

Con đường thăng tiến tuần tự

 

            Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy. Chỉ cần được nghe giảng là tâm thức thần bí nhất được đưa vào bên trong con người mình thì tức thời họ loại bỏ được ngay mọi chướng ngại ngăn chận [sự hiển lộ của tâm thức thần bí nhất], đó là nhờ vào nghiệp quá khứ của họ, tức là từ bên trong họ đã hàm chứa sẵn khả năng nhận biết tâm thức thần bí nhất hầu an trú bên trong nó. Trái lại, đối với những người mới luyện tập (chưa từng nghe nói đến tâm thức thần bí nhất là gì) thì thường rất khó cho họ có thể bắt đầu nhận biết nó, mà phải phát huy sự cảm nhận đó nhờ vào phép thiền định, qua một quá trình tuần tự và một số buổi hành thiền liên tiếp, giúp họ quen dần với cảm nhận ấy.

 

            Nếu muốn thực hiện phép luyện tập trên đây thì trước hết phải mang lại sự thăng bằng cho tâm thức, tức là phải lánh xa mọi thứ bận rộn, không nên tham gia vào các sinh hoạt dư thừa, cho đến khi nào đạt được một tâm thức vững vàng qua các buổi hành thiền đều đặn hầu giúp mình nhận diện được tâm thức thần bí nhất và an trú bên trong cảm nhận đó trong một khoảng thời gian dự kiến. Nhà sư Patrul Rinpoché nêu lên điều này qua câu thơ sau đây: "Tuy nhiên, khi nào đã đạt được sự thăng bằng [trong lúc thiền định], thì nên chọn thể dạng thiền định nào mà mình đã loại bỏ được mọi sự xao lãng. Hãy sắp đặt các buổi hành thiền thật đều đặn" (các mối lo toan thế tục là các trở ngại to lớn trong việc tu tập nói chung, các sự sinh hoạt hăng say trong cuộc sống thường nhật dù là trong lãnh vực nào đều là các chướng ngại ngăn chận việc luyện tập thiền định. Hơn 2500 năm trước, trong một xã hội còn rất gần với thiên nhiên, thế mà Đức Phật đã cấm múa may, hát xướng, trang điểm,... Khi chưa ý thức được sự xao lãng trong cuộc sống đang bủa vây mình thì quả hết sức khó đi xa trên con đường mà mình đã chọn. Thiết nghĩ thỉnh thoảng cũng nên nhìn lại các "mối lo toan thế tục" và các sự "sinh hoạt không thiết thực" của mình, để ý thức được rằng mình đã đánh mất không biết bao nhiêu thì giờ quý báu trong cuộc sống ngắn ngủi này của mình)

 

 

CÁC MỐI HIỂM NGUY

 

 

            Sau khi chấm dứt các buổi hành thiền, nếu không tụng niệm hoặc không thực thi các nghi lễ khác, mà sinh hoạt trở lại với cuộc sống thường nhật, thì người tu tập thường phải đối đầu với các mối hiểm nguy đủ loại, chẳng hạn như lại rơi vào vòng kiềm tỏa trước đây của các cảm tính dai dẳng, hiện lên từ các xúc cảm đớn đau thật mạnh, phát sinh từ các sự thèm khát, giận dữ và u mê. Chính vì vậy nên bất cứ lúc nào, dù trong hoàn cảnh nào, cũng thật hết sức quan trọng là phải luôn giữ vững sự quán thấy tâm thức thần bí nhất, phải ghi khắc nó trong tâm, thường xuyên liên tưởng đến nó, không được quên nó, và nhất là phải hành xử thích nghi với cảm nhận ấy của chính mình (hành xử ở đây có nghĩa là phải luôn ý thức được rằng tất cả mọi tư duy khái niệm nhất thiết đều sinh ra từ tâm thức thần bí nhất và chúng cũng sẽ tan biến vào bên trong tâm thức ấy, sự ý thức thường xuyên đó sẽ giúp mình không bám víu vào chúng, và đấy chính là cách giúp mình tránh được các mối hiểm nguy do chúng gây ra).

 

            Các khái niệm đủ loại tạo ra cho chúng ta mọi thứ toại nguyện cũng như đau buồn, tốt đẹp cũng như xấu xa. Thế nhưng thật ra không có một khái niệm nào có thể xâm phạm vào bên trong không gian của trí tuệ nguyên sinh hiện ra một cách tự nhiên. Trí tuệ ấy - cũng còn được gọi là "Dharmakaya"/Thân Đạo Pháp - cũng tự ý thức được chính nó từ bên trong chính nó (Trí tuệ là Dharma và Dharma cũng chính là Thân xác của một vị Phật/Dharmakaya. Không có bất cứ một khái niệm nào có thể xâm phạm vào Trí tuệ đó, Dharma đó và Thân xác đó của một vị Phật, nói một cách khác là Thân Đạo Pháp/Dharmakaya vượt lên trên tất cả các tư duy khái niệm. Tất cả các thứ màu mè và sáng chế mang tính cách tín ngưỡng và tôn giáo chỉ đơn thuần là các khái niệm, không phải là Trí tuệ, không phải là Dharma, cũng không phải là Thân xác của một vị Phật). Tất cả các thứ tư duy tản mạn đó (pensées vagabondes/vagabond thoughts/tức là các tư duy khái niệm nói đến trên đây) đều hiển lộ từ một nguồn gốc chung là ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên. Sau đó qua tác động của các sự thành đạt cao thâm (sự tu tập), các tư duy tản mạn (cái khái niệm) đó cũng sẽ bị hòa tan vào bầu không gian của ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên. Giữa hai thể dạng trên đây (giữa lúc vừa mới hiển lộ và lúc vừa bắt đầu hòa tan của các tư duy tản mạn) khi mọi sự hiển hiện mới chớm lóe lên, tương tự như trong một giấc mơ (tư duy của mình hiện lên và tan biến hỗn độn như trong một giấc mơ), thì phải sử dụng ngay sự hiểu biết bên trong (sự ý thức sẵn có từ bên trong nội tâm) để nhận biết chúng chỉ là những sự phát tán của ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên, tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp. Và đấy là ý nghĩa mà nhà sư Patrul Rinpoch muốn nói lên qua câu thơ: "Bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh nào, chỉ cần đơn giản duy trì sự hiển lộ của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp".

 

 

SỰ QUYẾT TÂM

 

 

            Khi đã thấu triệt được thật minh bạch về những gì nêu lên trên đây thì các bạn không nên để tâm thức mình tha hồ ngao du (vagabonder/wander) như trước đây nữa. Các bạn không nên thắc mắc tìm hiểu xem phải tu tập theo cách này hay cách khác, hoặc thử hết cách này đến cách kia, điều đó chỉ khiến mình mất hết định hướng (hoang mang và mất thì giờ). Shantideva/Tịch Thiên trong tập Hành trình đến giác ngộ từng khuyên chúng ta không nên đánh mất dịp may đào sâu [một chủ đề].

 

            Do đó ngay từ lúc khởi đầu các bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi quyết định, một khi đã quyết định thì không nên thay đổi nữa. Không nên suy nghĩ tản mạn, chẳng hạn như cho rằng còn có nhiều phép tu tập khác [hữu hiệu hơn], và đấy cũng chính là ý nghĩa nêu lên trong câu thơ: "Phải quyết tâm nghĩ rằng chẳng có bất cứ gì khác đáng để quan tâm".

 

             Mục đích mà các bạn nên chọn là [đạt được] trí tuệ nguyên sinh với tất cả sự trần trụi của nó (vượt thoát các màu mè tín ngưỡng), tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, hiển hiện một cách tự nhiên (còn gọi là Phật tính/Buddhata hay Buddha-svabhava, và cũng là căn bản và chủ đích tối hậu của toàn thể Phật giáo Đại thừa nói chung), biểu trưng cho một vị Phật không bao giờ phạm vào sai lầm. Cùng theo chiều hướng đó Maitraya/Di Lặc (một nhân vật "huyền thoại" biểu trưng cho một vị Phật tương lai, danh hiệu này cũng được dùng để gọi một vị Bồ-tát là Matreyanatha (270-350) thầy của Asanga/Vô Trước, và cũng là tác giả của "Năm tập luận của Maitreya" luận bàn về bản chất đích thật của mọi hiện tượng) trong tập luận Dòng luân lưu tuyệt vời của Đại thừa (là một trong năm tập luận trên đây nói về "bản thể của Phật" - gcts)  có cho biết rằng: "Lầm lỗi chỉ là phụ thuộc (adventice/advential), phẩm tính mới được xem là những gì hiển nhiên". Các sự thoái hóa  - tức các sự lầm lẫn - đều có thể loại bỏ được nhờ các liều thuốc hóa giải. Nếu đã là những gì có thể loại bỏ được thì cũng có thể gạt bỏ chúng ra khỏi tâm thức mình được. Chính vì vậy nên người ta xem lỗi lầm chỉ là lệ thuộc. Trái lại, các phẩm tính của một vị Phật là một sự thừa hưởng (dotation/endowment/vốn liếng) tự nhiên, bởi vì căn bản làm hiện lên các phẩm tính đó - tức tâm thức thần bí nhất sinh ra một cách tự nhiên, còn gọi là tâm thức nền tảng của ánh sáng trong suốt - được sinh ra (establish /thành lập, thiết đặt) từ bên trong chúng ta từ nguyên thủy, hàm chứa khả năng làm hiện lên các phẩm hạnh của một vị Phật. Từ muôn thuở bên trong [mỗi con người] chúng ta luôn ẩn chứa thật trọn vẹn nguyên nhân mang lại các phẩm hạnh đó của một vị Phật (tức là Phật tính đã được ghi chú  trên đây).

 

            Tóm lại, một khi đã nhận diện được tâm thức thần bí nhất qua các cảm nhận từ bên trong chính mình thì sau đó, nhờ vào sự chú tâm nền tảng tự tại, các bạn hãy thường xuyên duy trì sự cảm nhận đó để thường trú bên trong nó. Không nên để xảy ra một sự khác biệt nào giữa lúc hành thiền và sau khi chấm dứt hành thiền (lúc nào tâm thức thần bí nhất cũng bàng bạc trong sự suy nghĩ và hành động của mình). Điều này được nêu trên trong tiết thơ sau đây: "Phải ý thức minh bạch rằng duy nhất chỉ có điều đó (tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp) mà thôi - đây là giáo huấn thứ hai".

 

(hết chương 11)

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 29.03.18

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

                                                           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2024(Xem: 551)
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã. Trong Kinh Pháp Cú, có ba bài kệ, trong ba trường hợp, cho thấy, sau khi mỗi lần Đức Phật nói kệ xong, có 500 vị sư đắc quả A La Hán. Nghĩa là, các vị sư trong kinh đã chứng ngộ, chứng quả và an trú tâm giải thoát ngay trong hiện tại. Trong đó, bài kệ 170 dạy quán các pháp như bọt nước, như cảnh huyễn ảo. Bài kệ 277 dạy quán tất cả hiện tượng hữu vi đều vô thường. Và bài kệ 279 dạy quán tất cả các pháp đều vô ngã. Đó là 3 pháp thiền tập trực tiếp nhất.
06/10/2024(Xem: 917)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn đức, Thưa quý Phật Tử và những người bạn mới, Xin mời mọi người đăng kí học lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo. Thời gian bắt đầu: ngày 19 tháng 10 năm 2024. Dự kiến học trong 3-4 tháng Thời gian học: 10:00 tối thứ 7 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Địa điểm: học online (Zoom) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn. Mua sách ở link cuối bài đăng này). Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo, tác giả Alexander Wynne tiến sĩ Phật học Đại học Oxford. Tác phẩm này chính là luận án tiến sĩ của ông.
26/09/2024(Xem: 535)
THIỀN THỰC NGHIỆM CĂN BẢN (New Class) Thích Thiện Trí -Giảng Viên Trường University of the West- Khóa học 8 tuần Khóa học: 6/10 đến ngày 15/12/2024 Chiều CHỦ NHẬT từ 2:30pm- 4:30pm Địa chỉ: Đạo Tràng Kiều Đàm Di 9057 La Crescenta Ave Fountain Valley, CA 92708 Liên lạc Email: [email protected] Tel: 714-363-8029 hoặc 626-866-1653 Lưu ý: a) Thiền Sinh đăng ký phải từ 18 tuổi trở lên b) Lớp học bằng tiếng Việt c) Lớp học chỉ nhận từ 10 đến 15 thiền sinh d) Thiền Sinh sẽ nhận tín chỉ (certificate) trực tiếp tại Trường University of the West
26/09/2024(Xem: 579)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
23/08/2024(Xem: 1003)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
17/08/2024(Xem: 662)
Một đệ tử hỏi một thiền sư: - Bạch thày, tại sao càng muốn tìm chân tâm thì chân tâm lại càng cách xa, tìm không thể được? - Để thày chỉ cho con một ví dụ: Giả sử bên cạnh nhà con có một cô hàng xóm xinh đẹp, bây giờ con muốn biết da mặt cô ta màu gì thì con phải nhìn thẳng vào mặt cô ta, nhưng khổ nỗi khi con nhìn như vậy thì mặt cô ta đỏ lên, con càng nhìn kỹ bao nhiêu thì mặt cô ta lại càng đỏ lên bấy nhiêu, thế là con chẳng có thể biết được da mặt cô ta có màu gì.
12/08/2024(Xem: 904)
Ngày 10/08/2024 vừa qua, các lớp Thiền Thực Nghiệm theo hệ Giáo Dục Cộng Đồng trường University of the West tại Thành Phố Rosemead bang California đã diễn ra Lễ Bế Mạc với nhiều cảm xúc và tươi đẹp cho cả quý Thiền Sinh các lớp và nhiều khách mời. Những khách mời đặc biệt đã đến tham dự trong buổi lễ như: Dr. Minh Hoa Tạ (President of UWest), Rinpoche Tenzin Choephel (Instructor of UWest), Bhante Dhammapetti (Vice President of Mindfulness Meditation Center at Covina-Buddhist Vihara Los Angeles-California), Tiến Sỹ Laura Nguyễn (Tiến Sỹ Tôn Giáo Học tại UWest), Tiến Sỹ Margarett Meloni, Tiến Sỹ Bạch Phẻ (Tâm Thường Định), Thầy Thiện Trí (giảng viên giáo dục cộng đồng trường UWest) và nhiều những thành viên khách mời tham dự khác cũng như gia đình của các thiền sinh tốt nghiệp.
25/07/2024(Xem: 630)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
28/06/2024(Xem: 2020)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
22/06/2024(Xem: 1737)
Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]