Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Con đường thăng tiến tuần tự

30/03/201806:40(Xem: 4134)
Chương 11: Con đường thăng tiến tuần tự

datlailatma-001

TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH

Khám phá tâm thức thần bí nhất

 

 

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Chương 11

PHẦN THỨ BA

 

Bình giải về Ba chữ đánh thẳng vào điểm chủ yếu

của Patrul Rinpoché

 

***

 

Chương  11

 

Con đường thăng tiến tuần tự

 

            Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy. Chỉ cần được nghe giảng là tâm thức thần bí nhất được đưa vào bên trong con người mình thì tức thời họ loại bỏ được ngay mọi chướng ngại ngăn chận [sự hiển lộ của tâm thức thần bí nhất], đó là nhờ vào nghiệp quá khứ của họ, tức là từ bên trong họ đã hàm chứa sẵn khả năng nhận biết tâm thức thần bí nhất hầu an trú bên trong nó. Trái lại, đối với những người mới luyện tập (chưa từng nghe nói đến tâm thức thần bí nhất là gì) thì thường rất khó cho họ có thể bắt đầu nhận biết nó, mà phải phát huy sự cảm nhận đó nhờ vào phép thiền định, qua một quá trình tuần tự và một số buổi hành thiền liên tiếp, giúp họ quen dần với cảm nhận ấy.

 

            Nếu muốn thực hiện phép luyện tập trên đây thì trước hết phải mang lại sự thăng bằng cho tâm thức, tức là phải lánh xa mọi thứ bận rộn, không nên tham gia vào các sinh hoạt dư thừa, cho đến khi nào đạt được một tâm thức vững vàng qua các buổi hành thiền đều đặn hầu giúp mình nhận diện được tâm thức thần bí nhất và an trú bên trong cảm nhận đó trong một khoảng thời gian dự kiến. Nhà sư Patrul Rinpoché nêu lên điều này qua câu thơ sau đây: "Tuy nhiên, khi nào đã đạt được sự thăng bằng [trong lúc thiền định], thì nên chọn thể dạng thiền định nào mà mình đã loại bỏ được mọi sự xao lãng. Hãy sắp đặt các buổi hành thiền thật đều đặn" (các mối lo toan thế tục là các trở ngại to lớn trong việc tu tập nói chung, các sự sinh hoạt hăng say trong cuộc sống thường nhật dù là trong lãnh vực nào đều là các chướng ngại ngăn chận việc luyện tập thiền định. Hơn 2500 năm trước, trong một xã hội còn rất gần với thiên nhiên, thế mà Đức Phật đã cấm múa may, hát xướng, trang điểm,... Khi chưa ý thức được sự xao lãng trong cuộc sống đang bủa vây mình thì quả hết sức khó đi xa trên con đường mà mình đã chọn. Thiết nghĩ thỉnh thoảng cũng nên nhìn lại các "mối lo toan thế tục" và các sự "sinh hoạt không thiết thực" của mình, để ý thức được rằng mình đã đánh mất không biết bao nhiêu thì giờ quý báu trong cuộc sống ngắn ngủi này của mình)

 

 

CÁC MỐI HIỂM NGUY

 

 

            Sau khi chấm dứt các buổi hành thiền, nếu không tụng niệm hoặc không thực thi các nghi lễ khác, mà sinh hoạt trở lại với cuộc sống thường nhật, thì người tu tập thường phải đối đầu với các mối hiểm nguy đủ loại, chẳng hạn như lại rơi vào vòng kiềm tỏa trước đây của các cảm tính dai dẳng, hiện lên từ các xúc cảm đớn đau thật mạnh, phát sinh từ các sự thèm khát, giận dữ và u mê. Chính vì vậy nên bất cứ lúc nào, dù trong hoàn cảnh nào, cũng thật hết sức quan trọng là phải luôn giữ vững sự quán thấy tâm thức thần bí nhất, phải ghi khắc nó trong tâm, thường xuyên liên tưởng đến nó, không được quên nó, và nhất là phải hành xử thích nghi với cảm nhận ấy của chính mình (hành xử ở đây có nghĩa là phải luôn ý thức được rằng tất cả mọi tư duy khái niệm nhất thiết đều sinh ra từ tâm thức thần bí nhất và chúng cũng sẽ tan biến vào bên trong tâm thức ấy, sự ý thức thường xuyên đó sẽ giúp mình không bám víu vào chúng, và đấy chính là cách giúp mình tránh được các mối hiểm nguy do chúng gây ra).

 

            Các khái niệm đủ loại tạo ra cho chúng ta mọi thứ toại nguyện cũng như đau buồn, tốt đẹp cũng như xấu xa. Thế nhưng thật ra không có một khái niệm nào có thể xâm phạm vào bên trong không gian của trí tuệ nguyên sinh hiện ra một cách tự nhiên. Trí tuệ ấy - cũng còn được gọi là "Dharmakaya"/Thân Đạo Pháp - cũng tự ý thức được chính nó từ bên trong chính nó (Trí tuệ là Dharma và Dharma cũng chính là Thân xác của một vị Phật/Dharmakaya. Không có bất cứ một khái niệm nào có thể xâm phạm vào Trí tuệ đó, Dharma đó và Thân xác đó của một vị Phật, nói một cách khác là Thân Đạo Pháp/Dharmakaya vượt lên trên tất cả các tư duy khái niệm. Tất cả các thứ màu mè và sáng chế mang tính cách tín ngưỡng và tôn giáo chỉ đơn thuần là các khái niệm, không phải là Trí tuệ, không phải là Dharma, cũng không phải là Thân xác của một vị Phật). Tất cả các thứ tư duy tản mạn đó (pensées vagabondes/vagabond thoughts/tức là các tư duy khái niệm nói đến trên đây) đều hiển lộ từ một nguồn gốc chung là ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên. Sau đó qua tác động của các sự thành đạt cao thâm (sự tu tập), các tư duy tản mạn (cái khái niệm) đó cũng sẽ bị hòa tan vào bầu không gian của ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên. Giữa hai thể dạng trên đây (giữa lúc vừa mới hiển lộ và lúc vừa bắt đầu hòa tan của các tư duy tản mạn) khi mọi sự hiển hiện mới chớm lóe lên, tương tự như trong một giấc mơ (tư duy của mình hiện lên và tan biến hỗn độn như trong một giấc mơ), thì phải sử dụng ngay sự hiểu biết bên trong (sự ý thức sẵn có từ bên trong nội tâm) để nhận biết chúng chỉ là những sự phát tán của ánh sáng trong suốt, sinh ra một cách tự nhiên, tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp. Và đấy là ý nghĩa mà nhà sư Patrul Rinpoch muốn nói lên qua câu thơ: "Bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh nào, chỉ cần đơn giản duy trì sự hiển lộ của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp".

 

 

SỰ QUYẾT TÂM

 

 

            Khi đã thấu triệt được thật minh bạch về những gì nêu lên trên đây thì các bạn không nên để tâm thức mình tha hồ ngao du (vagabonder/wander) như trước đây nữa. Các bạn không nên thắc mắc tìm hiểu xem phải tu tập theo cách này hay cách khác, hoặc thử hết cách này đến cách kia, điều đó chỉ khiến mình mất hết định hướng (hoang mang và mất thì giờ). Shantideva/Tịch Thiên trong tập Hành trình đến giác ngộ từng khuyên chúng ta không nên đánh mất dịp may đào sâu [một chủ đề].

 

            Do đó ngay từ lúc khởi đầu các bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi quyết định, một khi đã quyết định thì không nên thay đổi nữa. Không nên suy nghĩ tản mạn, chẳng hạn như cho rằng còn có nhiều phép tu tập khác [hữu hiệu hơn], và đấy cũng chính là ý nghĩa nêu lên trong câu thơ: "Phải quyết tâm nghĩ rằng chẳng có bất cứ gì khác đáng để quan tâm".

 

             Mục đích mà các bạn nên chọn là [đạt được] trí tuệ nguyên sinh với tất cả sự trần trụi của nó (vượt thoát các màu mè tín ngưỡng), tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, hiển hiện một cách tự nhiên (còn gọi là Phật tính/Buddhata hay Buddha-svabhava, và cũng là căn bản và chủ đích tối hậu của toàn thể Phật giáo Đại thừa nói chung), biểu trưng cho một vị Phật không bao giờ phạm vào sai lầm. Cùng theo chiều hướng đó Maitraya/Di Lặc (một nhân vật "huyền thoại" biểu trưng cho một vị Phật tương lai, danh hiệu này cũng được dùng để gọi một vị Bồ-tát là Matreyanatha (270-350) thầy của Asanga/Vô Trước, và cũng là tác giả của "Năm tập luận của Maitreya" luận bàn về bản chất đích thật của mọi hiện tượng) trong tập luận Dòng luân lưu tuyệt vời của Đại thừa (là một trong năm tập luận trên đây nói về "bản thể của Phật" - gcts)  có cho biết rằng: "Lầm lỗi chỉ là phụ thuộc (adventice/advential), phẩm tính mới được xem là những gì hiển nhiên". Các sự thoái hóa  - tức các sự lầm lẫn - đều có thể loại bỏ được nhờ các liều thuốc hóa giải. Nếu đã là những gì có thể loại bỏ được thì cũng có thể gạt bỏ chúng ra khỏi tâm thức mình được. Chính vì vậy nên người ta xem lỗi lầm chỉ là lệ thuộc. Trái lại, các phẩm tính của một vị Phật là một sự thừa hưởng (dotation/endowment/vốn liếng) tự nhiên, bởi vì căn bản làm hiện lên các phẩm tính đó - tức tâm thức thần bí nhất sinh ra một cách tự nhiên, còn gọi là tâm thức nền tảng của ánh sáng trong suốt - được sinh ra (establish /thành lập, thiết đặt) từ bên trong chúng ta từ nguyên thủy, hàm chứa khả năng làm hiện lên các phẩm hạnh của một vị Phật. Từ muôn thuở bên trong [mỗi con người] chúng ta luôn ẩn chứa thật trọn vẹn nguyên nhân mang lại các phẩm hạnh đó của một vị Phật (tức là Phật tính đã được ghi chú  trên đây).

 

            Tóm lại, một khi đã nhận diện được tâm thức thần bí nhất qua các cảm nhận từ bên trong chính mình thì sau đó, nhờ vào sự chú tâm nền tảng tự tại, các bạn hãy thường xuyên duy trì sự cảm nhận đó để thường trú bên trong nó. Không nên để xảy ra một sự khác biệt nào giữa lúc hành thiền và sau khi chấm dứt hành thiền (lúc nào tâm thức thần bí nhất cũng bàng bạc trong sự suy nghĩ và hành động của mình). Điều này được nêu trên trong tiết thơ sau đây: "Phải ý thức minh bạch rằng duy nhất chỉ có điều đó (tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp) mà thôi - đây là giáo huấn thứ hai".

 

(hết chương 11)

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 29.03.18

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

                                                           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2024(Xem: 1159)
200 Thiền Sinh Khoá Thiền Vipassana Lần Thứ 3 Tại Chùa Việt Nam- Kanagawa, Nhật Bản (3-5/5/2024) Để chuẩn bị cho Khoá thiền Vipassana, Ban tổ chức mến gửi đến quý Thiền sinh: •Thời Khoá tu tập trong suốt Khoá Thiền. •Nội Quy Khoá Thiền •Bản Hướng Dẫn Quý Thiền sinh tham khảo sắp xếp để yểm trợ cho việc tu tập tốt hơn. *Mến hẹn quý Thiền Sinh trong lễ Khai Mạc 10h sáng ngày 3/5/2024. Và thương gặp những vị lỡ hẹn Khoá Thiền Vipassana năm 2025 tại Chùa Việt Nam- Kanagawa, Nhật Bản.
16/04/2024(Xem: 1223)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
24/03/2024(Xem: 710)
Con là Trần Duy Phô, Pháp danh Nguyên Thành, 61 tuổi. Con có duyên lành dự Khóa thiền Căn bản do Thầy giảng dạy tháng 2/2008 và Khóa Trung cấp Bát Nhã I do Sư Cô Triệt Như hướng dẫn tháng 8/2009 tại Sacramento, California. Với lòng tri ân sâu sắc Thầy và Tăng đoàn đã cho chúng con Pháp dừng tạp niệm, con kính trình lên Thầy bốn cảm nghiệm cá nhân trong thời gian dự Khóa Nhập thất Chuyên tu 10 ngày do Hội Thiền Tánh Không tổ chức tại Cedar Falls Center, núi San Bernadino, California, Hoa Kỳ, tháng 10/2009.
31/10/2023(Xem: 3083)
Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.
11/05/2023(Xem: 2314)
Hôm nay 5/5/2023, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nhuận Ân và Sư Cô Giới Bảo các thiền sinh bắt đầu cho lễ khai mạc cũng như ngày đầu tiên trong khoá Tu Học và Thực Tập Thiền Vipassana (5-7/5/2023) tại chùa Việt Nam, Kanagawa. Các thiền sinh khoá tu Vipassana trước cũng như những thiền sinh mới được hoà nhập với nhau qua từng bài thực tập bởi sự chia sẽ hài hoà và uyển chuyển mà chư Tôn Đức hướng đến đại chúng.
20/03/2023(Xem: 1998)
Trong bối cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh trong gần nữa thế kỷ, từ năm Đinh Mão ( 1627) cho đến năm Nhâm Tý ( 1672 ) với hơn 7 lần xua quân giáp chiến với nhau, từ trận năm Đinh Mão ( 1627) cho đến cuộc chiến năm Nhâm Tý ( 1672 ) mà vẫn chưa phân thắng thua, gây bao đau thương và xáo trộn cuộc sống dân tình, hai bên chọn dòng sông Gianh để tạm thời làm dấu cắt đôi cương thổ. Cả hai đều chọn sông Gianh bởi trước hết có tính đặc thù riêng của nó và những cậu ca dao cổ đã ví von:
18/03/2023(Xem: 3914)
Buổi toạ đàm về Thiền Vipassana trong cuộc sống đời thường cùng SC Giới Bảo & Doanh nhân Anh Tuấn
18/03/2023(Xem: 2427)
Một ứng dụng mới đã được chính thức ra mắt vào hôm thứ Tư, ngày 19 tháng 9 năm 2018 cho các thiết bị iOS, sẽ cung cấp các bài hướng dẫn công phu tu tập thiền chánh niệm cho người dùng, cùng với các cuộc thảo luận bằng âm thinh của các Phật tử và Thiền giả tích cực hoạt động xã hội hàng đầu tại Hoa Kỳ. thiết bị phần mền Ứng dụng có tên Awaken, là sản phẩm trí tuệ của Thiền sinh kiêm Doanh nhân Phật tử Ravi Mishra và có sự hiện diện của các vị Giáo thọ Phật giáo hàng đầu chuyên giảng dạy tu tập thiền, Rev. angel Kyodo williams, Lama Rod Owens và Sensei Greg Snyder.
12/03/2023(Xem: 2642)
Từ ngày 17 đến 19 tháng 3 năm 2023 tới sẽ diễn ra khoá THIỀN ONLINE K26 do Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng hướng dẫn. Các thiền sinh vẫn ở tại nhà mình, chỉ cần bật Zoom lên, cùng nghe hướng dẫn và thực hành thiền, cùng nghe giảng và tu tập liên tục từ tối thứ 6 và trọn vẹn 2 ngày cuối tuần, thứ 7 và chủ nhật.
27/02/2023(Xem: 2607)
Có lần, trong lúc trò chuyện thân tình khi chúng tôi còn làm việc chung với nhau ở tòa soạn Nhật báo Việt Báo cách nay nhiều năm, Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã kể cho tôi nghe về cơ duyên anh bước vào Thiền. Rằng, một hôm tại Chùa Tây Tạng ở Bình Dương, Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu, là Thầy Bổn Sư của anh, dạy cho người em gái của anh pháp môn niệm Phật để hành trì. Vì không thấy Hòa Thượng dạy cho mình pháp gì để tu, anh mới hỏi Hòa Thượng: “Còn con thì tu pháp môn gì?” Hòa Thượng nhìn thẳng anh, rồi dạy: “Thấy tánh!”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]