Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Môn Định Vô Tướng

18/07/201721:26(Xem: 5653)
Pháp Môn Định Vô Tướng


phathiendinh

Pháp Môn Định Vô Tướng

Nguyên Giác

 

Một thời, người học Phật đã quen nghĩ rằng Tổ Sư Long Thọ đã khai sơn ra hệ tư tưởng Bát Nhã, nổi bật là câu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật" trong Kinh Kim Cang. Thực ra, chính Đức Phật đã nói về pháp Định Vô Tướng rất nhiều lần trong Tạng Pali.

Tuy nhiên, bài này sẽ nói tới pháp thế gian trước, rồi mới bàn về pháp xuất thế gian sau. Vì chúng sanh ưa chấp tướng.

Có phải Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc – vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới -- là một Phật Tử tàng hình? Nếu đúng như thế, hiển nhiên là một bất ngờ.

Có phải Thủ Tướng Narendra Modi của Ấn Độ -- vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân thứ nhì thế giới – đã từng tự nhận là một Phật Tử? Cũng là một bất ngờ.

Dân số hai quốc gia này cộng lại là 36.4% trên tổng dân số thế giới. Hiện tượng rất lạ đã nhận thấy mấy năm vừa qua: chính phủ hai nước này kình nhau trên hầu hết các phương diện, nhưng lại hợp tác với nhau trong các lĩnh vực liên hệ tới Phật Giáo.

Điều có thể nhìn thấy rằng, cả ông Tập và ông Modi đều không phải là Phật Tử chính thống, vì hai ông không quy y, không thọ giới, không có pháp danh, không tụng kinh hay ngồi thiền hàng ngày (hay ít nhất, như chúng ta biết)… và hình như cũng không tin vào các giáo lý truyền thống. Nghĩa là, hai ông Tập và Modi có thể được gọi là một kiểu Phật Giáo thế gian, hay PG vô thần, hay PG thực dụng – tiếng Anh gọi chung nhóm này là Secular Buddhism, nghĩa là gỡ bỏ các niềm tin siêu hình. Nghĩa là, hầu hết những người trong nhóm này dùng Phật Giáo để tự làm an vui cho mình, ổn định cho xã hội, trên nguyên tắc.

Trước tiên để nói về ông Tập Cận Bình. Báo Hindustan Times ngày 4 tháng 2/2013, trong bản tin nhan đề “Tibet's conquest of China's Xi Jinping family” (Gia Đình Tập Cận Bình Thần Phục Tây Tạng)… Chỉ mới đọc nhan đề bài báo Ấn Độ này là đủ giựt mình.

Bản tin kể rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng trao tặng Phó Thủ Tướng TQ Tập Trọng Huân (cha của Tập Cận Bình) một đồng hồ, và ông cụ Tập đó đã mang nơi cổ tay nhiều năm. Điều ít người biết, theo báo này, là mẹ của Tập Cận Bình là cụ bà Qi Xin được mai táng với nghi thức đầy đủ của Phật Giáo Tây Tạng theo ước nguyện của cụ bà. Và vợ của Tập Cận Bình là phu nhân Bành Lệ Viên là một Phật Tử theo truyền thống PG Tây Tạng. Báo này nói rằng đó là các thông tin theo cuộc nghiên cứu của Richard Rigby, chuyên gia về Trung Hoa tại đại học Úc Australian National University và là một cựu phân tích gia của Sở Tình Báo Bí Mật Úc Châu (Australian Secret Intelligence Organisation).

Bà Bành Lệ Viên là một ca sĩ nổi tiếng, hiện mang quân hàm Thiếu Tướng trong lực lượng văn công quân đội TQ, không chỉ là một Phật Tử PG Tây Tạng mà còn là một người tu trì thuần thành trong truyền thống này, theo lời Rigby và cả học giả Claude Arpi.

Arpi nói: “Một trong các ca khúc của bà là về vẻ đẹp của Tây Tạng.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thỉnh thoảng kể về tình thân hữu với Tập Trọng Huân, có lúc nhắc tới món quà đồng hồ Omega tặng ông cụ Tập khoảng năm 1954 hay 1955, trước khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân tộc Tây Tạng nổi dậy kháng chiến.

Arpi kể rằng khi ông anh của Đức Đạt Lai Lạt Ma mở ra những cuộc thương thuyết bán chính thức với Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1950s về đòi hỏi cho Tây Tạng tự trị,  cụ Tập Trọng Huân vẫn còn mang đồng hồ đó nơi tay.

Tuy nhiên, tình thân đó chỉ mang ý nghĩa “tiện lợi cho chính trị”… theo nhận định của Robert Barnett, học giả về Tây Tạng ở đại học Columbia University.

Bản thân Tập Cận Bình đã từng gọi Tây Tạng là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nghĩa là những chuyện khác, nếu có, sẽ chỉ là phụ.

Và rồi, dưới mắt ông Tập, Phật Giáo đã trở thành một phương tiện an dân, hộ quốc.

Bản tin Reuters ngày 29/9/2013 nói rằng các nguồn tin từ chính phủ TQ nói rằng Tập Cận Bình hy vọng rằng Phật Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo có thể làm đầy khoảng trống đạo đức tại TQ, giúp làm từ thiện cho dân nghèo vô gia cư, người bệnh… trong khi cán bộ không thể cáng đáng hết mọi chuyện, vì chính sách một con sau nhiều thập niên đã làm dân số già và bệnh tăng vọt, chính sách kinh tế tư bản rừng rú làm giàu nghèo cách biệt và dân nghèo ngày càng đông hơn…

Nguồn tin đó nói rằng hồi tháng 2/2013, Tập đã gặp nhà sư Đài Loan nổi tiếng – Hòa thượng Hsing Yun – tại Bắc Kinh cùng với một phái đoàn. Hiếm lắm mới nghe chuyện lãnh đạo TQ gặp các các lãnh đạo tôn giáo. HT Hsing Yun nguyên bị cấm nhập cảng TQ đầu thập niên 1990s vì ngôi chùa tại Hoa Kỳ của vị sư này đã đón nhận tỵ nạn một cán bộ TQ cao cấp sau trận đàn áp Thiên An Môn 1989. Bây giờ, sách của nhà sư Hsing Yun lên danh sách bán chạy tại TQ.

Nghĩa là, ông Tập nếu gọi được là Phật Tử, cũng là vì tiện lợi trong cõi nhân gian.

Bây giờ nói chuyện ông Modi. Báo Bản Tin Châu Á (https://newsin.asia/) từ Sri Lanka ngày 11 tháng 5/2017 có bản tin nhan đề “Buddhism being used as foreign policy plank by India, China, Sri Lanka and even Pakistan” (Phật Giáo được dùng như trọng tâm chính sách ngoại giao bởi Ấn Độ, TQ, Sri Lanka và ngay cả Pakistan).

Trong Đại lễ Vesak Quốc Tế tại Sri Lanka từ ngày 12 tới 14/5/2017, Thủ Tướng Ấn Độ Modi chủ tọa lễ khai mạc, và lễ bế mạc chủ tọa bởi Tổng Thống Bidya Devi Bhandari của Nepal.

Ông Modi theo tiểu sử trên Wikipedia đã ưa thích PG từ khi còn hoạt động trong các tổ chức chính trị cực hữu (cực hữu hiểu như một chủ nghĩa ái quốc, ưu tiên cho đất nước), như hội RSS và Đảng BJP. Tổ chức RSS  xem Phật Giáo như “Ấn Độ Giáo cải biên” và là một phương tiện để tăng ảnh hưởng cho Ấn Độ.

Lãnh đạo  RSS là V.D.Savarkar đã tuyên bố rằng tôn giáo của Ấn Độ là “Hindu-Buddhism” (Phật Giáo-Ấn Giáo) và mô tả Châu Á (nghĩa là bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam…) là một châu lục mang tính “Hindu-Buddhist” (Phật Giáo-Ấn Giáo).

Do vậy, Tiến sĩ David Scott trong một bài viết trên Journal of Current Chinese Affairs năm 2016, nói rằng Modi là Thủ Tướng Ấn Độ đầu tiên sử dụng PG như “quyền lực mềm” trong ngoại giao.

Không giấu kỹ như họ Tập, Modi năm 2014 đã phóng tweet: “On Buddha Purnima, we bow to the venerable Lord Buddha, whose teachings have guided the entire humanity for centuries” (Trong ngày Đại lễ Vesak, chúng ta kính lễ Đức Phật, người có giáo lý đã hướng dẫn toàn thể nhân loại trong nhiều thế kỷ).

Y hệt như một Phật tử thuần thành? Bạn có thể đưa dòng chữ tiếng Anh trên vào Google, sẽ thấy rằng Modi hiển nhiên đã thành kính hơn rất nhiều Phật Tử truyền thống.

Tuy nhiên, chúng ta có thể ngờ vực rằng ông Modi đang lèo lái chính trị, để chinh phục cả tín đồ Ấn Giáo và Phật Giáo. Có một lúc, Modi nói công khai rằng Đức Phật là một nhà cải cách và lời dạy của Đức Phật đã ảnh hưởng trở lại Ấn Giáo. Có vẻ như Modi cũng chỉ đi theo một dạng Phật Giáo cõi nhân gian, nghĩa là chủ yếu dùng như hộ quốc và an dân, nhưng không bận tâm chuyện siêu hình hay giải thoát.

 Do vậy, ông Tập và Modi đã hoan hỷ gặp nhau trong tháng 9/2014, khi Tập tới thăm Gujarat, nơi có ngôi làng nhà sư Huyền Tráng (Hiuen Tsang) ghé chân trong chuyến Tây du từ TQ sang Ấn Độ thỉnh kinh hồi thế kỷ thứ 7.

Tập và Modi ký bản Thông Cáo Chung TQ-Ấn, với lời cam kết rằng TQ sẽ giúp Ấn Độ quảng bá du lịch và các chặng đường Huyền Tráng từng đi năm xưa.

Thế rồi Tập mời Modi thăm TQ tháng 5/2015, đưa Modi tới ngôi chùa White Goose Temple ở Xi’an, nơi Huyền Tráng từ Ấn về cư ngụ tới ngày viên tịch.

Và rồi, chính phủ TQ đưa ra bản báo cáo lần đầu tiên nói rằng TQ là đất nước Phật giáo lớn nhất thế giới, với 675 triệu Phật tử, với hơn 240,000 tăng ni, hơn 28,000 tu viện và 16,000 ngôi chùa – cũng như có tượng Phật cao nhất thế giới.

Phải nói dài dòng như thế, để thấy rằng cả Tập và Modi đều là một dạng Phật tử thế gian, nghĩa là không hàm ý “xuất thế gian” tí nào.

Trong tình hình như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phải tùy thuận chúng sinh…

Năm 2016, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn trên báo Reader's Digest, ấn bản Anh quốc, nhấn mạnh rằng, “Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”

Một điểm căn bản Ngài thường nói, rằng tất cả nhân loại đều như nhau, đều muốn thoát khổ và đều muốn hạnh phúc. Những lời dạy như thế đặc biệt có ý nghĩa  trong thời đại đầy khắp thánh chiến, đầy khắp khủng bố này.

.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ và tại nhiều quốc gia Tây Phương, cũng có nhiều Phật tử thế gian, tuy rằng họ không hề là chính trị gia. Điển hình nhất là Stephen Batchelor – một học giả nổi tiếng, viết nhiều sách nghiên cứu và là người dạy Thiền nhiều nơi trên thế giới. Ông chủ trương một Phật Giáo Thế Gian. Ông sinh tại Scotland năm 1953. Khi ông ba tuổi, gia đình ông dọn sang Canada thời gian ngắn, nơi ba mẹ ông ly thân, thế rồi ông về Anh cùng mẹ. Năm 18 tuổi, ông sang Dharamsala, thủ đô Tây Tạng lưu vong, học với nhà sư Geshé Ngawang Dhargyey tại thư viện Library of Tibetan Works and Archives, xuất gia làm sa di trong truyền thống Gelug (Phái Mũ Vàng) năm 1974.

Vài tháng sau, ông dự thiền thất Vipassana với Thiền sư Ấn Độ S.N. Goenka. Ông rời Ấn Độ năm 1975 để học giáo lý PG Tây Tạng với thầy Geshe Rabten tại Thụy Sĩ, năm sau được thọ cụ túc giới. Năm 1979, ông sang Đức làm thông ngôn cho thầy Geshé Thubten Ngawang tại Phật học viện Tibetisches Institut ở Hamburg. 

Năm 1981, Batchelor vào Songgwangsa Monastery ở Nam Hàn để học Thiền với thầy Kusan Sunim. Nơi đây, ông gặp Martine Fages, một phụ nữ Pháp xuất gia làm sư cô ở đây từ 1975. Sau khi thầy Kusan Sunim viên tịch, Batchelor và Martine Fages cùng về đời trong năm 1985 và kết hôn, trở về Anh quốc, tham gia tăng thân Sharpham North Community. Trong 15 năm tại Sharpham, ông làm nhiều việc, và là đồng sáng lập đại học PG có tên là Sharpham College for Buddhist Studies and Contemporary Enquiry (1996), nhiều năm làm tuyên úy nhà tù Channings Wood Prison. Từ 1992 là biên tập viên cộng tác cho tạp chí Tricycle: The Buddhist Review. 

Nghĩa là, ông là một học giả cư sĩ nổi tiếng và tài năng, đã học nhiều tông phái khác nhau, và rồi chuyên về nghiên cứu Kinh Pali, viết nhiều sách về Phật học. Phải nói dài dòng về ông như thế, để thấy rằng ông có ảnh hưởng lớn trong học giới. Ông trở thành một  Phật tử thế gian theo kiểu riêng của ông. Không hề giống ông Tập và ông Modi tí nào.

Stephen Batchelor tin rằng Đức Phật không hề dạy về nghiệp (karma) và tái sinh (rebirth) – hai khái niệm này, theo ông, là có sẵn của văn hóa Ấn Độ cổ thời. Ông viết rằng, Đạo Phật theo ông hiểu không hề dạy về cõi trời, hay chuyện sinh tử luân hồi, và chỉ dạy về cách sống với hiện tại, rằng chỉ một kiếp này mà thôi, và an lạc là sống với Bát Chánh Đạo bây giờ và ở đây thôi. Ngắn gọn, ông là người vô thần, và cơ duyên là có tu học với Thiền nhà Phật.

Thử đọc vài nhan đề sách ông viết và ấn hành là thấy ngay quan điểm, thí dụ:

-- Buddhism Without Beliefs (Phât Giáo Không Cần Niềm Tin) in năm 1997.

-- Confession of a Buddhist Atheist (Lời Tự Thú của Một Người Vô Thần Phật Tử) in năm 2010.

.

Nơi đây, chúng ta không bàn cụ thể về chuyện ông Tập, ông Modi, hay ông Batchelor. Điều chúng ta cần nhìn chung quanh rằng, trong cộng đồng mình (và trong xã hội tại VN), Phật tử tu học chưa thực sự nghiêm túc. Nghĩa là, ngay cả khi đi chùa hàng tuần hay hàng tháng, rất nhiều người trong chúng ta cũng vẫn là những Phật tử thế gian, nghĩa là không quan tâm về “xuất thế gian”… Nghĩa là, nhiều người trong chúng ta chỉ là một dạng như ông Tập, ông Modi… và còn lười thua cả ông vô thần Batchelor, người thiền tập rất nghiêm túc.

Nhiều người trong chúng ta tới với Phật Giáo -- ngay cả khi làm thơ Thiền, làm nhạc Thiền, viết sách về Thiền… -- cũng không chắc gì quan tâm chuyện giải thoát. Kinh AN 2.46 ghi lời Đức Phật nói rằng có những hội chúng, nơi lời dạy của Đức Phật gắn liền với tánh không, ý nghĩa rất sâu thẳm nhưng khi được tụng đọc (when the discourses of the Tathagata—deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness—are recited, the monks don’t listen), các nhà sư không chú tâm nghe, nhưng chỉ ưa đọc thơ Thiền, ưa nghe nhạc Thiền… thế là hỏng.

Nếu như thế, chúng ta cũng là một dạng Phật tử thế gian (may ra đỡ hơn ông Tập, ông Modi?)… Như thế làm sao giải thoát?

Kinh AN 10.27, ghi lời Đức Phật dạy rằng khi một vị sư hoàn toàn xa lìa một thứ thôi là đủ giải thoát, đó là phải xa lìa dưỡng chất (When a monk becomes entirely dispassionate towards this one thing (nutriment)… he is one who, after fully comprehending the Goal, makes an end of suffering here and now).

Dưỡng chất của sinh tử luân hồi là gì?

Kinh SN 12.64 trả lời rằng có 4 dưỡng chất (loại thức ăn) đẩy chúng ta vào sinh tử luân hồi: Đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực (Edible food, coarse and fine; sense-impression is the second; volitional thought, the third; and consciousness, the fourth).

Nghĩa là, khi chúng ta tham ăn, mê uống là hỏng. Khi chúng ta ưa ngó cảnh đẹp, ưa ngó người đẹp, ưa nghe nhạc hay… cũng là hỏng. Ngay cả những niềm vui cao nhã như làm thơ, viết truyện cũng là tư niệm thực và thức thực (volitional thought and consciousness) cũng là hỏng. Nghĩa là hành (volition) và thức (consciousness) đều buộc chúng ta.

Như thế, nếu thuần tập định (samatha) cũng sẽ hỏng, vì sự an lạc khi ngồi thiền tập định cũng là một dạng thức thực. Kinh AN 4.178 nói rằng nhiều vị chỉ tập tứ thiền bát định đã rơi trở lại sinh tử luân hồi.

Đó cũng là lý do truyền thống Theravada yêu cầu khi tập định phải từ từ kết hợp với huệ (vipassana).

Trong khi truyền thống PG Tây Tạng và Thiền Tông yêu cầu khi tập định sẽ phải chuyển sang Định Vô Tướng (signless concentration).

Thế nào là Định Vô Tướng? Bát Nhã Tâm Kinh là Định Vô Tướng.

Trong Kinh Tương Ưng SN 40.9 (http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2009/12/24.19-Animitta-Cetosamadhi-Panha-S-s40.9-piya.pdf), bản dich Piya Tan viết rằng Đức Phật dạy ngắn gọn về Định Vô Tướng: “…by non-attention to all signs, I entered and dwelled in the signless concentration of mind” (không chú ý vào tất cả các tướng, tôi vào và an trú trong pháp định vô tướng của tâm).

Kinh SN 22.80 (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.080.wlsh.html)  bản dịch Maurice O'Connell Walshe ghi lời Đức Phật nói rằng: “…three unskilled states disappear utterly in him whose heart is well established in the four foundations of mindfulness, or who practices concentration on the signless(…tham sân si biến mất hoàn toàn trong tâm của người khéo an trú trong tứ niệm xứ, hay [trong] người tu pháp định vô tướng).

Như thế, Đức Phật dạy rằng ngoài tứ niệm xứ còn có pháp môn Định Vô Tướng. Và định này không nằm trong tứ thiền bát định. Và đó là “ly nhất thiết tướng”… Và đầu tiên nói tới Định Vô Tướng là Đức Phật, không phải là Ngài Long Thọ.

Thực ra, trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga)  bản Anh dịch của Bhikkhu Nanamoli, ấn bản in lần thứ 5, nơi Chương XVI cũng có ghi chú về định vô tướng: "Signless": being secluded from the sign of the five aggregates, it is taken as having no graspable entity (Vô tướng là xa lìa các tướng của ngũ uần, được nhận ra là một pháp không thể nắm bắt). Đó cũng là ngôn ngữ hệ Bát Nhã vậy.

Có một người bạn tu thiền, anh kể rằng có nhiều dòng nhạc khi nghe hay quá là anh sợ… không dám nghe nữa. Anh cũng kể rằng bộ phim Cuộc Đời Đức Phật hơn 50 tập ai cũng khen hay, nhưng anh xem 10 phút là xúc động quá, phải thôi. Lý do, anh thấy món ăn “thức thực”  quá ngon, hình ảnh quá đẹp, nhạc quá hay… trong khi anh đã quen với pháp định vô tướng.

Còn phu nhân Bành Lệ Viên thì sao? Khi bà tới đứng trang điểm trước gương, là tự ngó không thôi, là chân bước không đành… là “thức thực” vui hoài không ngưng. Làm sao mà giải thoát.

Còn ông Tập Cận Bình thì sao? Khi ông Tập ngó Bành phu nhân, lại mê mẩn nghe thêm giọng ca của bà… thì “thức thực” đã dọn ra khắp không gian, làm sao mà giải thoát.

Bởi vậy, khi làm thơ Thiền, khi làm nhạc Thiền, khi giao tiếp với mọi thứ trong cõi này, hãy giữ pháp định vô tướng cho vững…  Hãy nỗ lực rằng tuy thân mình đang sống nơi cõi nhân gian, tâm vẫn an trú nơi cõi xuất thế gian.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2021(Xem: 5558)
Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này. Một vài thuật ngữ: Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới). Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó. Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.
15/10/2020(Xem: 4174)
Có lẽ bài viết này sẽ không đúng thời, đúng lúc vào hoàn cảnh hiện nay (riêng cho Việt Nam, các miền Bắc Trung Bộ từ Quảng Trị vào đến Thừa Thiên (Huế) nơi các vị Thầy khả kính của tôi đang chịu nhiều áp lực của thiên tai (sạt lỡ và lũ lụt trầm trọng hơn bao giờ hết, vượt lên trên những hậu quả của năm 1999 và hơn thế nữa... thế giới đang chịu nạn đại dịch Covid 19 hoành hành làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Nhưng hậu bối trộm nghĩ nếu mình không ráng tu học để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi khi còn được may mắn có cơ hội làm người và có cơ hội giác ngộ hơn những động vật và loài cỏ đá vô tình, thì cũng uổng phí một đời...
03/09/2020(Xem: 3985)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư. Bản thân người viết không phải là một thẩm quyền nào; do vậy, nơi đây chỉ là một cố gắng trong khả năng hạn hẹp để đọc lại và ghi chép lại một số lời dạy từ kinh luận, hy vọng sẽ giúp làm sáng tỏ một số thắc mắc. Các chữ viết tắt trong bài này có thể đọc ở Đại Tạng Kinh (1) với các kinh: DN là Trường Bộ Kinh, MN là Trung Bộ Kinh, SN là Tương Ưng Bộ Kinh, AN là Tăng Chi Bộ Kinh, Sn là Kinh Tập trong Tiểu Bộ, Ud là Kinh Phật Tự Thuyết, SA là Tạp A Hàm,
17/07/2020(Xem: 7143)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từngnói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.Lời nói của bậc toàn giác thật chính xác. Chúng sinh còn trầm luân trong ba cõi, sáu đường, là còn gây nhiều nghiệp xấu. Cho nên, dù chúng ta là ai của những đời trước, kiếp trước? Kiếp này, tuy chung sống ở cõi Ta-Bà nhưng mỗi người ôm vào đời một biệt nghiệp riêng, do tội lỗi hay phước báo đã gây ra trong đời trước. Nhưng nói chung,dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng đã từngbị vô minh che mờ lý trí xúi quẩy tạo ra muôn ngàn tội lỗi, và tội lỗi đó cứ chồng chất mãi theo thời gian.
10/07/2020(Xem: 6382)
Thực tập thiền chánh niệm sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận được sự an lạc trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền cũng tăng sự tập trung, tăng hiệu quả của bộ nhớ, vượt qua áp lực và căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Các lớp học gồm có: Lớp 1: LỚP SƠ CẤP ONLINE - Thời lượng 8 tuần vào lúc 4pm tới 5:30pm chiều thứ 7 hàng tuần. (For English class: Friday Evenings: 7pm to 8:30pm from July 17 to September 4, 2020) Lớp 2: LỚP TRUNG CẤP - Thời lượng 10 tuần vào lúc 8am tới 10am sáng Chủ Nhật hàng tuần. (For English class: Saturday Evenings: 6:30pm to 8:30pm from July 18 to September 19, 2020)
30/06/2020(Xem: 12424)
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
10/12/2019(Xem: 5732)
“Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá Thà như giọt mưa, khô trên tượng đá Thà như mưa gió, đến ôm tượng đá Có còn hơn không, Có còn hơn không …” Đó là những câu mở đầu bài thơ của một người làm thơ như ăn cơm, làm thơ như uống nước, làm thơ như thiền hành, làm thơ như tĩnh tọa, làm thơ như say ngủ …. Làm thơ mà như chưa từng nghĩ là mình làm thơ, huống chi, nhọc nhằn khoác vào mình những hư danh nhân thế.
02/12/2019(Xem: 5789)
Thiền Định, Một Phương Pháp Biến Cải Tâm Linh. Đức Đạt-lai Lạt-ma và Urgyen Sangharakshita
15/11/2019(Xem: 6885)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
12/09/2019(Xem: 5229)
Bài này ghi lại một số lời dạy về Thiền Tông – để thấy rằng trong tận cùng, tất cả các phương tiện chư Tổ sử dụng khi truyền pháp chỉ là các bè pháp để lìa tham sân si, bằng cách nhận ra bản tâm vốn đã tròn đầy giới định huệ. Khi nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt các lời Đức Phật dạy qua nhiều thời kỳ khác nhau, sẽ thấy tất cả đều tương thông, trong tận cùng là không dị biệt, không trái nghịch giữa các truyền thống, dù là Nam Tông hay Bắc Tông. Với người đã sống được trong các pháp ấn vô thường, vô ngã… lúc đó không thấy còn bè pháp nào nữa, vì sẽ thấy tất cả các phương tiện tu học chỉ là sản phẩm của tâm quá khứ, chỉ là thêu dệt từ những ngũ uấn của ngày hôm qua và hôm kia, trong khi cái hiện tiền chảy xiết ngay bây giờ là cái dòng tịch lặng vô thường bất khả ngôn thuyết. Cũng y hệt như khi đã nắm được bâu áo tràng (cổ áo tràng), tự động chiếc áo sẽ xuôi một dòng, phẳng lì, không rời tay mình bất kể khi đi đứng nhanh hay chậm, lúc đó cũng chẳng bận tâm tới tay áo nghiêng về phía Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]