Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Giác Ngộ

21/12/201517:13(Xem: 6306)
Tâm Giác Ngộ
Geshe Rabten Rinpoche

TÂM GIÁC NGỘ
 
Nguyên tác: Bodhicitta
Tác giả: Geshe Rabten Rinpoche
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
 


Con Đường Tiệm Tiến Đến Giải Thoát

 

Thừa hay xe không phải là người chuyên chở hay những gì được chuyên chở - nó là sự chuyên chở . Vì vậy Tiểu Thừa có nghĩa là "sự chuyên chở vật nặng nhỏ hơn", và Đại Thừa, "sự chuyên chở vật nặng lớn hơn."

 

Hành giả Tiểu Thừa là những người thấy sự luân hồi là không thể chịu nổi và muốn thoát khỏi nó để thể nhập niết bàn. Họ giúp đở người khác một cách lớn lao bằng việc viễn ly thế gian và cố gắng để đạt được tự do, nhưng tư tưởng chính của họ là sự giải thoát cá nhân khỏi sanh tử luân hồi. Một vị a la hán - là vị đã hoàn tất con đường giải thoát cá nhân này - có nhiều năng lực tâm linh, và có thể giảng dạy giáo huấn tâm linh và cũng hổ trợ nhiều người, nhưng phải loại trừ sở tri chướng, những chướng ngại ngăn trở toàn giác. Việc thành tựu niết bàn sẽ chứng tỏ là không đủ và vị la hán sau đó phải thâm nhập Bồ tát đạo và tiến hóa qua mười địa Bồ tát đến cuối cùng, là hoàn thành Quả Phật.

 

Những người thực hành Đại Thừa cũng muốn xa rời sanh tử luân hồi và muốn thoát khỏi nó. Nhưng bởi vì họ đồng nhất hóa với tất cả những chúng sanh khác trong cõi luân hồi, nên những hành giả Đại Thừa không muốn chỉ sự giải thoát cá nhân đơn thuần. Qua việc quan tâm to lớn của họ cho những người khác, nguyện ước động cơ toàn triệt của hành giả Đại Thừa là mang đến hạnh phúc hoàn toàn cho tất cả chúng sanh. Họ thấu hiểu rằng tất cả chúng sanh trong cõi luân hồi - côn trùng, chư thiên và tất cả những chủng loại còn lại - là bình đẳng trong việc cùng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Họ cũng nhận thức rằng không ai trong những chúng sanh này có sự hài lòng với hạnh phúc hoàn toàn. Vì lý do này, họ phát triển một đại nguyện đưa tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau. Nguyện ước này, cũng là  một loại tâm sở, được gọi là đại bi, "bậc đại bi". Hành giả Đại Thừa nhận ra rằng tất cả chúng sanh trong cõi luân hồi, mặc dù họ có thể có hạnh phúc nhất thời, nhưng không có hạnh phúc chân thật miên viễn.

 

Nguyện ước tiếp theo, là đem cho tất cả chúng sanh hạnh phúc cứu kính tối hậu của Quả Phật được gọi là đại từ, "đại từ thệ nguyện năng động". Những nguyện ước này là mạnh mẽ hơn sự không thỏa mãn của hành giả Tiểu Thừa. Trước khi tầng nguyện vọng này được đạt đến, thì cũng có nhiều sự thực hành khác phải được phát triển vì thế hành giả Đại Thừa có thể nhận ra trọn vẹn nổi khổ đau của chúng sanh.

 

Đầu tiên họ muốn đưa tất cả chúng sanh đến Giác Ngộ mà không cần một sự trợ giúp nào. Điều này gọi là "tư tưởng đầu tiên" (adicinta). Sau đó, khi họ thẩm tra tự thân để thấy họ có đủ năng lực để làm việc đó một cách đơn độc không, thì họ thấy rằng cùng những phiền não mà những chúng sanh khác có cũng tồn tại trong họ. Vì vậy họ cố gắng để tìm xem ai có năng lực để giúp người khác trong cách này. Qua điều này họ thấy rằng chỉ có một Đức Phật mới có thể làm như thế, và do vậy họ phát triền nguyện ước được đạt đến Quả Phật một cách nhanh chóng. Đây là tâm giác ngộ, tâm bồ đề, "Tâm nhiệt tình Giác Ngộ."

 

Khi hành giả đã thực hành chủ đề lớn này, thì đại bi, đại từ, tư tưởng đầu tiên, và tâm giác ngộ ( mahakarunika, mahamaitreya, adicinta và bodhicitta) trở thành bộ phận rất tự nhiên của hành giả. Ở tại điểm này, hành giả trở thành một vị Bồ tát, mặc dù chưa là một tôn giả Bồ tát - một vị Bồ tát rất tiến hóa, vị đã thấy tánh không một cách rõ ràng. Khi hành giả đạt đến giai tầng cao của một vị Bồ tát, tất cả chư thiên đều tôn kính. Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù vị ấy tỉnh giấc hay ngủ, và ngay cả những nghiệp nhân rất tổn hại cũng được ngăn chặn khỏi chín muồi.

 
Geshe Rabten Rinpoche 2

Thông thường, người ta có thể loại trừ những phiền não tinh thần chỉ bằng việc thiền quán về tánh không. Tâm giác ngộ làm thiền quán về tánh không mạnh mẽ hơn nhiều. Khi một chiến sĩ đang chiến đấu với một kẻ thù thì người ấy cần sử dụng vũ khí của người ấy, nhưng vị ấy cũng cần có thực phẩm tốt; tâm giác ngộ giống như thực phẩm này.

 

Để đạt đến mục tiêu sau cùng, chúng ta cần hai khí cụ: tuệ giác và phương tiện, những thứ chứa đựng cả bi mẫn và hành động bi mẫn. Đại bi, đại từ, tư tưởng đầu tiên và tâm giác ngộ tất cả bao hàm trong phương tiện. Tuệ giác là việc thấy mọi thứ như chúng là. Một vị Bồ tát là cả hai thứ này. Một vị a la hán, người đã hoàn thành con đường Tiểu Thừa, đã ra khỏi sanh tử luân hồi và đã đạt đến trình độ thấp nhất của niết bàn, là mạnh mẽ trong tuệ giác - trong sự thực chứng về tánh không - nhưng yếu kém về phương tiện. Họ có bi mẫn, nhưng không phải là đại bi. Họ có từ ái năng động nhưng không phải là đại từ. Khác biệt chính giữa con đường của họ và Đại Thừa là về phía phương tiện. Cuối cùng, những vị a la hán sẽ phải phát triển phương tiện.

 

Tôn giả Tịch Thiên, trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát (Nhập Bồ tát Hạnh) đề cập tất cả những đạo đức khác biệt của tâm giác ngộ, cho những ai quan tâm trong việc hiểu biết hơn về "tâm nhiệt tình Giác Ngộ".

 

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, December 19, 2015

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2014(Xem: 6484)
Tôi thực sự thấy “sốc” khi nhận những bức ảnh từ một người bạn, qua mạng internet. Đó là một tập tin (file) dạng Power Point Show có tên We are so lucky – food and water. Pss (chúng ta may mắn biết bao, với thức ăn và nước) tả cái đói kinh hoàng và thảm khốc ở Châu Phi. Tập tin này mang theo thông điệp gồm nhiều câu văn ngắn cho từng slide.
13/04/2014(Xem: 10505)
Bối cảnh lịch sử của Phật giáo trước sự ra đời của phương pháp Thiền Tịnh song tu Trên phương diện Phật giáo sử, dễ dàng nhận thấy Thiền Tông và Tịnh Độ Tông xuất hiện trong khoảng thời gian trước và sau đời Tùy-Đường[1]; từ đó pháp niệm Phật Thiền hình thành và liên quan sự phát triển pháp Thiền Tịnh Song Tu. Vấn đề này, trước tiên cần tìm hiểu về ý nghĩa niệm Phật trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy, cụ thể trong kinh A Hàm, kinh tạp A Hàm, kinh Tăng Chi và trong kinh điển Đại Thừa. Thời Phật tại thế đã dạy đệ tử xuất gia, tại gia về phương pháp niệm Phật như là phương thức quán niệm hỗ trợ cho pháp thiền định, bảo hộ đời sống an lành, đối trị mọi phiền não.
02/04/2014(Xem: 11525)
Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định. Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.
26/03/2014(Xem: 11413)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
18/03/2014(Xem: 9938)
Luận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói: “Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp. Pháp giới Một tướng này tức là Pháp thân bình đẳng của chư Như Lai. Pháp thân này tất cả chúng sanh vốn có, nên gọi là Bản giác”. Luận nói tiếp: “Thế nên chúng sanh nào quán sát vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về Trí Phật”.
15/03/2014(Xem: 14724)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
22/02/2014(Xem: 9421)
Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?
20/02/2014(Xem: 9509)
Mùa đông năm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh ở nhờ thất Thích Ca của Quan Âm Phật đài. Trước cưả thất nhìn xuống mặt biển có cây bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôi thường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm, tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủa trắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìn sang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?"
19/02/2014(Xem: 7591)
Thiền quán (Vipassana) chính xác nghĩa là gì ? Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉ (samatha) và Thiền quán (vipassana). Thiền chỉ ( Samatha), nghĩa là định tĩnh, được xem là một phương pháp nuôi dưỡng những trạng thái hành thiền thâm sâu mạnh mẽ gọi là nhập định ( Jhana). Thiền quán (Vipassana) - nghĩa đen là “ thấy rõ ”( minh sát), nhưng thường vẫn được phiên dịch là Thiền quán – được xem là một phương pháp sử dụng một
11/02/2014(Xem: 8258)
Pháp là Pháp môn, Chánh pháp của Phật. Bảo nói sơ lược có sáu nghĩa: Hiếm có, Thanh tịnh, Quý giá, Đẹp đẽ rực rỡ, Rất tốt, Thường chẳng đổi. Đàn trong chữ Tất Đàn nghĩa là bố thí rộng khắp. Pháp Bảo Đàn Kinh là đem kinh pháp hiếm có, quý báu, thanh tịnh, thường hằng chẳng biến đổi mà bố thí rộng khắp thế gian, giống như cơn mưa đúng lúc đúng thời thấm nhuần lợi ích khắp muôn loài, không đâu chẳng được mưa pháp rưới mát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]