Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền và Sức Khỏe

22/05/201519:57(Xem: 8942)
Thiền và Sức Khỏe

THIỀN  SỨC  KHỎE

Thien va Suc Khoe (6)

I.-

Từ  lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.

 Một số Thiền trong Phật giáo như Vipassana, sổ tức quán, an ban thủ ý, ngũ đình tâm quán, Hiện pháp lạc trú, tri vọng chỉ vọng…đều được áp dụng, nhưng không phổ biến rộng như Nhân điện khai mở luân xa của Lương Minh Đán hay Dashira Narada, truyền tâm ấn của Trần Tâm, vô vi của Lương sĩ Hằng…Tất cả đều chú hướng đến Giác ngộ giải thoát. Cuộc sống thực dụng trong xã hội ngày nay, vấn đề giải thoát chưa cần thiết với mọi người, nhất là tuổi trẻ, nhu cầu hiện tại do kinh tế và mọi nhu cầu thực dụng đã bức bách con người đưa đến bệnh hoạn, tâm thần phân liệt, nan y, trầm cảm, có lúc phải tự vận. Để góp phần hỗ trợ làm cho cuộc sống bớt căng thẳng, Thiền không những tiến đến mục đích giải thoát giác ngộ trong tương lai, mà còn giải thoát giác ngộ ngay hiện thực trong một hạn giới nhất định, có nghĩa trên con đường dài, vẫn có những đoạn ngắn hữu ích nhất định mà chúng ta đã lãng quên. Để đi đến giác ngộ giải thoát toàn triệt cần phải miên mật, nhưng để tìm sự an lạc và có sức khỏe, minh mẫn, chỉ cần hành trì thời gian ngắn trong một ngày, đó tạm gọi là Thiền sức khỏe, chúng giảm bớt căng thẳng, đem lại sự an lạc và hỗ trợ giảm thiểu bệnh tật. Chính vì ý thức như thế, cư sĩ Hồng Quang sưu tập các tư liệu khoa học minh chứng về tính hiệu quả của Thiền và sức khỏe, hiện phổ biến trên các quốc gia tân tiến, các nhà khoa học xác định bệnh do tâm lý phát sinh, Thiền là môn tâm lý có thể điều trị bệnh tật. Đoàn đi phổ biến các tỉnh Tây Bắc và vùng ven Hà Nội suốt nửa tháng, với sự hợp tác của Hòa Thuợng Minh Tâm trụ trì chùa Phật Ân Long Thành-Đồng Nai, Đại Đức Tiến sĩ T.Phước Như, giáo thọ học viện Phật giáo Huế và cư sĩ MM.


Thien va Suc Khoe (4)

II.-

a/  Ngày đầu tiên, đón đoàn là một đệ tử của thầy Trung Kính chùa Bắc Lẫm (Linh Long) Yên Bái, tài xế chuyên nghiệp trên các tuyến  đèo dốc miền Tây Bắc. Ngày 10/5, đoàn đến chùa Liên Phái do lời mời của HT T. Gia Quang (ban TTTT Trung ương giáo hội). Sau thời cơm trưa, đoàn thẳng tiến về Hà giang, vùng núi Tây Bắc tiếp giáp Trung Quốc. Chùa đầu tiên đoàn đến Hà Giang là chùa Nậm Dầu, trên đỉnh núi cách mặt biển 800m, xa dân cư,diện tích chùa độ 8 hecta, được công nhận di tích quốc gia vào năm 2009, có trên 700 năm tuổi. Trước khi phát hiện khu di tích, cô Hưởng sở văn hóa  đi lễ đền Nậm Dầu phát hiện cổ vật lá Bồ đề bằng đá.Rất nhiều di tích cổ vật đã được đem về bảo tàng trung ương. Tuy xa dân cư,  mỗi tháng rằm nguơn có hàng trăm Phật tử lên lễ bái, thường là đi xe đạp gửi dưới dốc chân núi.

Chùa cách tỉnh Hà Giang 20km.thuộc xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên. Toàn tỉnh có 4 ngôi chùa, 11 tu sĩ. Tỉnh có 17 hội đoàn Phật tử thay vì  gọi là Đạo tràng, nhưng Tôn giáo Tỉnh chưa chấp nhận danh xưng như thế.Thầy trụ trì là ĐĐ Đức Trung, tuy bán thế xuất gia nhưng là bậc chân tu đoan chính, được địa phương và quần chúng kính nể.Việc xây dựng trên vùng núi xa xôi gặp không ít khó khăn, thế mà thầy về chưa đến 5 năm đã tạo một cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh.

b/  Sau khi chia xẻ Thiền và sức khỏe, đoàn quay về đến Yên Bái hơn 21 giờ, chùa Linh Long (Bắc Lẫm) do ĐĐ Trung Kính, đệ tử của HT Minh Tâm làm trụ trì. Chùa nằm ven sông Hồng, đổ từ miền cao qua Yên Bái xuống Hà Nội.Chùa cũng thuộc di tích Tỉnh, có 900 năm tuổi, thời hậu Lê. Diện tích hiện có độ 9,4 sào, tương lai thầy sẽ đền bù giải tỏa nhà dân chung quanh, Sau khi đã giải tỏa 16 hộ để tạo cảnh quang cho khu di tích.

Từ Phú Thọ về nhận chùa vào ngày 14/7 năm 2011, do thầy Thanh Duệ  trưởng BTS Tỉnh Yên Bái giới thiệu, nghĩa là chỉ ba năm mà việc xây dựng  có vẻ khang trang. Phật tử rất đông và có nhiều quan chức quan tâm giúp đỡ. Thầy có 4 anh chị em đều xuất gia và có chùa riêng khá đồ sộ. Vóc dáng tầm thước tuổi trên 40, đường đường Tăng tướng, sau khi tốt nghiệp Hàng hải, thầy xuất gia, có khuynh hướng làm từ thiện xã hội, xây trường học, nhà tình thương, ủy lạo vùng nghèo khó…

Thien va Suc Khoe (5)

c/  Sáng 6 giờ, đoàn thẳng tiến đến Tuyên Quang vào ngày 13/5. Chùa Hang cách trung tâm Tuyên Quang 5km.. Tuyên Quang có 32 ngôi chùa, chỉ được 06 trụ trì. Di tích cấp Trung ương có một cơ sở, còn lại bốn ngôi thuộc di tích cấp Tỉnh. Toàn tỉnh có 09 tu sĩ. Chùa Hang nằm trong núi, hang không lớn rộng, trong hang thờ Tam Bảo, ngủ hổ, thổ thần. Một vài ngỏ ngách bị lấp, trong đó có con suối xuyên hang, thời chiến tranh, nơi đây tàng trữ vũ khí lương thực. Cơ sở vật chất đang xây dựng để làm điểm kiết hạ an cư của Phật giáo Tình.ĐĐ trụ trì T. Thanh Tân độ tuổi trên 40, vóc dáng tươi trẻ.

d/  Ngày 14/5 đoàn đến Cao Bằng lúc 21g hơn. Tuy vùng cao, nơi nào cũng có khách sạn, để chọn một chỗ nghỉ thích hợp với đoàn, anh Huy tài xế (thay anh Chuyên từ Yên Bái) cùng anh Hồng Quang  đi kiểm tra phòng ốc, sau khi chọn lựa vài nơi, một khách sạn yên tĩnh cũng đáp ứng cho đoàn ngã lưng sau hàng trăm cây số mỗi ngày. Buổi sáng, đoàn tham quan thác Bản Giốc, một địa danh lịch sử đã làm thất vọng những ai giàu óc tưởng tượng. Thác không cao to như các tháp ở Lâm Đồng. Núi xanh bao bọc chung quanh, một khoản cách nằm giữa chưa đến 500m, giòng nước từ Trung Quốc chảy qua địa giới Việt Nam rồi  quẹo về lại Trung Quốc.tạo thành thác nước rộng không quá 100m. Mùa mưa trông có vẻ hung vĩ hơn, nắng hạn khô khốc, trông thác đơn điệu ốm o. Mốc giới hai bên nằm giữa dòng suối trên bãi đất cạn mà các bè chỉ đủ chống chèo bằng cây sào nhỏ. Vùng đất chỉ bằng bàn tay mà phải giành nhau là thế. Một thác nhỏ bằng phân nửa thác lớn nằm trong lãnh địa Việt Nam. Du khách đến du lịch trên các bè gỗ phần lớn là người Trung quốc, họ chống bè vòng qua Việt Nam rồi quay về Trung quốc, giải trí chỉ có thế nhưng tô giới quan trọng hơn thế.Trên đỉnh núi phía đối diện Biên phòng Việt Nam là biên phòng Trung quốc. Cách con lộ gần Bản Giốc, sườn núi bên kia đường là ngôi Trúc Lâm Phật tích, đền thờ anh hùng Nùng trí Cao,ngôi Tam Bảo, Tăng xá và các cơ sở vật chất khác. Chùa vừa được khánh thành sau 2 năm xây dựng, là ngôi chùa đầu tiên trên biên cương tổ quốc xác định tâm linh và chủ quyền của dân tộc Việt.

Chiều, lúc 13g, đoàn đến nói chuyện cùng Phật tử chùa Đống Lân, cũng là khu di tích lịch sử cấp Tỉnh. Cách TP Cao Bằng 08km, ĐĐ Thanh Đường trụ trì, người gốc Nam Định, được chính quyền Cao Bằng bổ nhiệm trụ trì vào năm 2009,thay vì giáo hội ký quyết định bổ nhiệm. trước kia là đền, được thầy Thanh Đường xin lập chùa. Năm 2008 Phật giáo mới chính thức có mặt tại Cao Bằng do HT T. Gia Quang làm trưởng BTS Tỉnh.Vùng Tây Bắc rộng lớn, thiếu tu sĩ và cán bộ Phật giáo, một vị có thể cai quản nhiều Tỉnh, một thầy trụ trì nhiều chùa là việc thường.

e/  Trên đoạn đường mấy trăm km từ Cao Bằng về Bắc Ninh, qua nhiều đồi dốc quanh co nguy hiểm, tài xế quen vùng núi nên vừa đi nhanh, vừa bảo đảm an toàn. Có lúc đoàn dừng lại giữa rừng giải lao ngắm cảnh non xanh nước biếc của đất nước. Đoàn đến địa danh xã Quang Bình, Lạng Sơn, một địa danh duy nhất thể hiện nét văn minh của người sắc tộc không có kẻ bán người mua. Sản phẩm thu hoạch từ nương rẩy, để vào rổ, mang ra vệ đường, cứ bỏ mặc mà đi vào nương rẫy tiếp tục công việc, người cần mua, cứ đến bỏ tiền vào rỗ rồi lấy nông sản ước lệ giá cả đã quen thuộc, hảng không mất, tiền không bay, chiều về chủ hàng đến thu tiền mang về. dĩ nhiên nhà không đóng, của không mất. khu dân cư cách xa thị tứ, không có người Kinh. Họ sống thanh bình an lạc qua nhiều thế hệ như thế.

f/  Vượt hàng trăm km, đoàn về lại Bắc Ninh, Quế Võ, cuối Tỉnh, cách Hà Nội 80km lúc nửa đêm đầy mệt mỏi. Nghỉ tại khách sạn nhỏ cách chùa hơn một km để sáng hôm sau vào Linh Quang sinh hoạt. Nơi đây, đạo tràng khá đông, đang mùa tu tập; sư cô Phương Đức trụ trì, cũng độ tuổi ngoài 40, chân chất, trang nghiêm, hướng dẫn quần chúng tu Tịnh độ.Chùa thuộc di tích cấp Tỉnh; sau đó, ngày 16/5 đoàn về Hà Nội, tạm trú  tại tầng 7 nhà của cô Diệu Mai, dành riêng cho chư Tăng phía Nam ra hoằng pháp, 6 tầng còn lại cho thẩm mỹ viện Ý Lan thuê. Gia đình Diệu Mai có nhà riêng cách đó một con phố.


Thien va Suc Khoe (7)

g/  Đoàn nghỉ ngơi được một ngày, hôm sau, ngày 17/5 trở lại đầu Tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km, thôn Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, chùa Tây Am tục gọi là chùa Đồng Kỵ, chùa nằm trong thị xã, sung túc giàu có nhờ làm nghề gỗ chạm trổ.Đây là một địa danh nổi tiếng và giàu nhất nhì về nghề mộc. Chùa có di tích quốc gia trên 400 năm. Là nơi đảng CS ký nhiều văn kiện lịch sử. Chùa hầu như còn nguyên vẹn vào thời hai cuộc chiến. Thời chiến tranh chống Pháp, chùa nằm trong vùng an toàn do Pháp quản lý, bộ đầu não CS nằm tại chùa để hoạt động, vì thế được an toàn hơn vùng  Việt Minh chiếm đóng bị oanh tạc liên miên.vào thời chiến tranh Nam-Bắc, nơi đây thuộc di tích quan trọng của đảng CSVN nên được bảo tồn cẩn thận.

ĐĐ Thanh Anh về trụ trì vào năm 2009. Làng xã toàn bộ Phật giáo. Tỉnh Bắc Ninh có trên 300 ngôi chùa; ngày 18,đoàn đến thăm chùa Phú Khánh của sư cô Trung Diệu, sau đó đến chia xẻ tại chùa Kim Cương thôn Quang Đình, xã Vân Môn, huyện Yên Phong cũng do thầy Thanh Anh cai quản. 13.30g cùng ngày đoàn đến thăm chùa Phật tích Bắc Ninh do TT T.Đức Thiện, tổng thư ký của Giáo hội PGVN làm trụ trì.

h/  Chùa Phật Tich thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du,Bắc Ninh, chùa được xếp hạng di tích quốc gia vào  ngày 28 tháng 4năm 1962 của bộ Văn Hóa. Chùa khai sơn vào năm Long Thụy Thái Bình thư 4 (1057) di tích thời Lý đã không còn khi đời sau hủy toàn bộ để xây mới. 1066 vua Lý cho xây tháp, bên trong tôn trí tượng Di Đà bằng nguyên khối đá xanh. Việc xây dựng có công của bà nguyên phi Ỷ Lan.Năm 1686, vua Lê Hy Tông cho xây dựng lại với sự đóng góp của bà chúa Trần Ngọc Am. Chùa tồn tại sau 300 năm, bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn vào năm 1947. Trong khám thờ chân dung tổ Chuyết Chuyết sau khi  được các nhà khoa học cho phục chế nguyên mẫu đang tọa thiền bằng các mãnh xương còn lại trong chiếc lu bị vứt bỏ  bởi kẻ trộm phá tháp. Chùa tân tạo bề thế nguy nga, vẫn cỏn lưu giữ bức tượng đá xanh và hầm khai quật di tích. Thắng cảnh du lịch  có hàng trăm lượt người thăm viếng mỗi ngày.

i/  Ngày 19/5, đoàn đến chia xẻ tại Thiền Viện Sùng Phúc do TT Tâm Thuần trụ trì. Thiền viện thuộc hệ thống Trúc Lâm của HT T.Thanh Từ. Chùa hiện đang ngụ 30 vị Tăng và 40 vị ni. Cách Hà Nội 15km về hướng Đông Nam. Nằm trên khuôn viên 4.000m, phường Cự Khôi, huyện Long Biên.

HT Minh Tâm và ĐĐ Phước Như tách đoàn ngày 17/5. Tiếp đến ngày 20 cư sĩ MM cũng bay vào Nam để chuẩn bị Phật Đản cho nhóm Khiếm thị, còn lãi cư sĩ Hồng Quang đơn độc tiếp những ngày còn lại trên đất Bắc.

Kết thúc chuyến đi, đoàn không quên tri ân HT T.Gia Quang đã hỗ trợ, chư tôn đức trụ trì các tự viện tiếp đón nồng hậu, quý Phật tử giúp đỡ, nhất là thầy Trung Kính đã cho 2 phật tử tài xế giúp đoàn trong suốt chuyến đi. Mọi thành công đoàn xin hồi hướng cho tất cả thành tựu phật duyên trên con đường tu tập.

                                                              MINH MẪN

                                                                22/5/2015

Thien va Suc Khoe (14)Thien va Suc Khoe (13)Thien va Suc Khoe (12)Thien va Suc Khoe (11)Thien va Suc Khoe (10)Thien va Suc Khoe (9)Thien va Suc Khoe (8)Thien va Suc Khoe (7)Thien va Suc Khoe (6)Thien va Suc Khoe (5)Thien va Suc Khoe (4)Thien va Suc Khoe (3)Thien va Suc Khoe (2)Thien va Suc Khoe (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2014(Xem: 8495)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức... Chất trắng ảnh hưởng đến kỷ năng truyền đạt.
01/12/2014(Xem: 11357)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
29/11/2014(Xem: 8470)
Trên nguyên tắc những gì tốt đẹp sinh ra từ những gì không tốt đẹp. Quý vị hãy nhìn vào những cánh hoa sen thì sẽ rõ: chẳng phải là xinh đẹp và tươi mát hay sao! Những cánh hoa ấy mọc trong bùn đất dơ bẩn và hôi tanh, thế nhưng một khi đã vươn lên khỏi bùn thì hoa lại trở nên sạch sẽ và tinh khiết. Người ta có thể kết các cánh hoa ấy lại để làm vương miện cho một vị vua, bởi vì các cánh hoa ấy sẽ không còn quay lại với lớp bùn nhơ trước đây nữa (một người tu tập đạt được giải thoát sẽ không còn quay lại với thế giới luân hồi). Cánh hoa sen cũng là hình ảnh của một người hành thiền nghiêm chỉnh cố gắng và luyện tập kiên trì.
20/11/2014(Xem: 10993)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
19/11/2014(Xem: 5840)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) và Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) là hai vị thiền sư của thế kỷ XVII, nổi tiếng nhất, sống lâu nhất và để lại nhiều tác phẩm nhất, với số tác phẩm thuộc loại đồ sộ nhất của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu những chỉ dạy của Thiền sư Hương Hải, sắp xếp chúng thành một trình tự dầu chưa hẳn đã hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận ra Thiền tông vào thế kỷ XVII của Việt Nam như thế nào, và rộng ra, con đường Thiền của Việt Nam như thế nào. Những chỉ dạy của ngài không phân thành từng đề mục, nhưng ở đây chúng ta cố tìm cho ra những điểm chính và đặt thành tiêu đề phù hợp với con đường Phật giáo nói chung, để hình dung ra một cách có hệ thống con đường Thiền cho những người tu học đời sau như chúng ta.
12/11/2014(Xem: 16462)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
31/10/2014(Xem: 6919)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao? Y giới, nhất là qua sự thí nghiệm của BS Herbert Benson, Đại học Harvard
26/10/2014(Xem: 8923)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
29/09/2014(Xem: 7413)
Theo tích truyện Suvaṇṇakārattheravatthu ở trong bộ chú giải Dhammapadaṭṭhakathā có kể đại lược là: “Tôn giả Sāriputta có một tỳ-khưu đệ tử còn trẻ đến xin đề mục thiền định; thấy sức vóc trai tráng, khí huyết phương cương, ngài liền bảo, hãy niệm thân bất tịnh (asubha), cốt ý là để đối trị với dục vọng và tham ái. Vị tỳ-khưu trẻ vào rừng, suốt bốn tháng ròng rã chăm chuyên niệm 32 thể trược, thỉnh thoảng đến nghĩa địa để nhìn ngắm tử thi nhưng “tướng bất tịnh” vẫn không hiện ra. Chán nản, vị tỳ-khưu trẻ muốn hoàn tục.
06/09/2014(Xem: 12669)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]