Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trẻ ra già chậm, nhờ thiền

19/07/201407:03(Xem: 5884)
Trẻ ra già chậm, nhờ thiền

Buddha_117



TRẺ RA GIÀ CHẬM, NHỜ THIỀN *
(MEDITATION MAY SLOW AGING)
Hồng Quang

Bài “Thiền trị được bệnh, tại sao?” (4.4.2011) tôi trình bày một trong những vấn đề tổng quát là Thiền có khả năng chống lại sự thoái hóa của telomeres. Điều nầy ảnh hưởng đến tuổi thọ và bệnh tật của chúng ta.

Khoa học gia tìm thấy, Thiền có khả năng cải thiện telomeres làm cho con người trẻ ra, già chậm và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Tìm hiểu vai trò của telomeres đối với sự lão hóa và bệnh tật, chúng ta sẽ có một đời sống thọ hơn, khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc hơn.

Bà Elizabeth Blackburn được giải Nobel về y học do ba đã tìm ra sự liên hệ giữa telomeres và tuổi thọ.

Tại Đại học San Francisco, bang California, một nhóm chuyên gia do bà hướng dẫn, thí nghiệm xem phải chăng Thiền có thể chống lão hóa và tăng tuổi thọ (slow aging and lengthen life) mà truyền thống Đông phương thường nói đến.

Lúc làm việc với hóa học gia Joe Gall tại Đại học Yale vào các năm 1970, bà Blackburn thường nối các đầu nhiễm sắc thể của sinh vật đơn bào mà bà đặt tên là tế bào của sinh vật sống trong ao (Tetrahymena "pond scum,"). Bà thấy các ren rời (motif) DNA kết lại thành telomeres là các chỏm cứng như đầu sợi giây cột giày để bảo vệ các đầu của nhiễm sắc thể (chromosomes).

Pond scum cells

[https://www.google.com/search?q=pond+scum+cell&revid=966083354&tbm=isch&ei=uqjFU-LrE6LJigLOlIGAAQ]

Chóm cứng (caps) telomeres cũng được tìm thấy nơi nhiễm sắc thể của người (human). Chúng bảo vệ hai đầu nhiễm sắc thể (chromosomes) của chúng ta. Tế bào con người sinh sản bằng cách tách đôi. Tuy nhiên, mỗi lúc tế bào tách đôi thì telomeres bị ngắn dần.

Trong những năm 1980 làm việc với cô Carol Greider, sinh viên hậu đại học tại Đại học Berkeley, bà Blackburn khám phá ra rằng chất enzyme cũng gọi là telomerase có thể (1) Hình 1: Hai dây dài màu tím và xanh là DNA. Phần màu vàng cuối DNA là telomeres. Những nhà nghiên cứu nói, nếu phần màu vàng (telomeres) dài thì con người giữ được trẻ trung.

(2) Hình 2: Phần màu ngà là chromosome (nhiễm sắc thể). Hai đầu màu đỏ là telomeres. Lúc telomeres bị đứt đoạn và ngắn dần, báo hiệu sự già nua và bệnh tật đang đến. Thiền giúp chận đứng sự thoái hóa của telomeres ngay cả có thể phục hồi làm cho chúng dài trở lại.

bảo vệ và sửa chữa lại các telomeres bị hư hại. Chữa lại ngay cả telomeres của chúng ta teo nhỏ theo thời gian. Và lúc quá ngắn, telomeres bắt đầu hoạt động thiếu bình thường và mất khả năng. Đó là hiện tượng mà chúng ta gọi là tiến trình chính của lão hóa. Qua khám phá nầy bà được giải Nobel về vật lý học (hay Y học) năm 2009 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).

Bà nghĩ rằng, nếu chúng ta có thể nhìn sâu vào các tế bào thì, chúng ta có thể đo lường được sự hao mòn và hư hại do tình trạng căng thẳng trong đời sống hằng ngày gây ra.

Một người cọng sự khác của bà là cô Elissa Epel, sinh viên Tiến sĩ ngành Tâm thần. Cô thích tìm hiểu sự liên hệ giữa tâm và thân cũng như sự tàn phá cơ thể con người do tình trạng căng thẳng kinh niên, và đưa những đề nghị có cơ sở. Cô nghiên cứu những người mẹ trải qua một trong những thời kỳ căng thẳng (stress) có ảnh hưởng đến bệnh tật kinh niên của đứa con hay không.

Bà Blackburn và cô Epel lấy máu của 58 phụ nữ cùng lứa tuổi, cùng giai cấp, cùng trình độ trong xã hội để thí nghiệm. 58 người được chia thành hai nhóm. Nhóm những bà mẹ bị căng thẳng và nhóm không căng thẳng để so sánh khi nghiên cứu. Cô Epel tìm thấy những bà quá mức căng thẳng thì telomeres làm cho họ già hơn cả 10 tuổi so với những người ít căng thẳng. Chỉ số độ dài cũng chỉ còn một nửa so với nhóm kia.

Kết quả thí nghiệm làm cho bà Blackburn run lên vì xúc động. Bà và cô Epel đã nối kết với đời sống thực và những khám phá ‘phân tử hóa chất’ bên trong các tế bào. Lần đầu tiên cho thấy, căng thẳng không những làm hại cho sức khỏe mà còn làm cho con người già trước tuổi.

Lúc những khám phá của hai nhà khoa học (Blackburn and Epel) được công bố trên The Proceedings of the National Academy of Sciences in December 2004”, đã gây ra một số tranh cải. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu thừa nhận, các chứng bệnh như viêm khớp xương (osteoarthritis), tiểu đường (diabetes), béo phì (obesity), tim mạch, đột qụy (stroke) mất trí nhớ (Alzheimer’s) đều có xuất xứ từ các telomeres bị ngắn mà ra.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu biết tình trạng telomeres của một người thì có thể tiên đoán được sức khỏe của người ấy trong tương lai. Một thí nghiệm khác nói rằng, những đàn ông lớn tuổi mà có telomeres ngắn kéo dài từ hai đến hai năm rưởi thì mức tử vong do bệnh tim mạch (cardiovascular disea) sẽ gấp ba lần, trong thời gian 9 năm, so với những người cùng tuổi có telomeres dài bằng hoặc dài hơn.

Một nghiên cứu trên 2 ngàn người Mỹ khỏe mạnh nhưng có telomeres ngắn nhất, thì thấy họ có thể bị bệnh tiểu đường gấp đôi, so với những người Mỹ bình thường, trong vòng 5 năm rưởi.

Bài báo (trên CNN) viết, có hằng trăm cách để Thiền. Nhưng cốt yếu là ngồi thẳng lưng và tỉnh lắng, quan sát ý tưởng phát khởi mà tâm không phê phán, để những tạp niệm nầy tự biến mất, những chi phối bên ngoài cũng tự rơi rụng, và thiền giả càng gần với thực tại tự nhiên càng tốt [tập trung chú ý tâm vào sự hít vào và thở ra mà không suy nghĩ bất cứ một vấn đề nào khác].

Nhiều năm trước, nếu có ai bảo bà nên đến với Thiền, bà cho người ấy là điên (loco). Năm 2007 bà tiết lộ với tuần báo New York Times như thế. Nhưng lúc nghiên cứu về telomeres với cô Epel, hai người thấy muốn bảo vệ tốt telomeres thì nên tập thể dục, chế độ ăn uống tốt (nhiều rau, củ, quả) và giúp đỡ xã hội. Nhưng một trong những điều ảnh hưởng lợi ích nhất để ngăn ngừa sự thoái hóa của telomeres, ngay cả làm cho chúng dài trở lại, bà nói, không có gì có thể sánh được với Thiền.

Bà và những đồng nghiệp gởi các thí nghiệm viên đến dự các khóa thiền tại trung tâm Shambhala; vùng núi ẩn tu bang Colorado, Mỹ. Những người nầy tham dự khóa thiền ba tháng. Kết quả là họ gia tăng được 30 % dung lượng chất telomerase hơn các người còn trong danh sách đợi chờ khóa tu [chất telomerase làm cho telomeres dài ra).

Chính bà cũng tham dự nhiều khóa Thiền và nhiều buổi hội thoại với các đồng nghiệp và với Đức Đa Lai La Ma để, thảo luận những vấn đề sống lâu, tái tạo và sức khỏe (longevity, regeneration and health) cho xã hội. Trong một buổi gặp, Đức Đa Lai La Ma ban tặng bà danh hiệu “Dược Sư Phật” (Medicine Buddha).

Nhờ những đóng góp trong lãnh vực y học, nên bà cũng được một tuần báo giá trị của Mỹ (Time Magazine) liệt kê là một trong 100 người ảnh hưởng nhất của thế giới năm 2007.

KẾT LUẬN

Các khám phá của khoa học ngày càng làm chứng thêm cho những lời dạy của đức Phật. Ngài được tôn vinh là “Vô thượng y vương”; vua của tất cả những ông vua trong y giới.

Lúc biết được vai trò quan trọng của telomeres trong cơ thể, và nguyên nhân khiến cho chúng bị ngắn là do căng thẳng mà ra, chúng ta luôn luôn thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả), thương người, giúp họ bớt khổ, vui vẻ yêu đời và buông xả những lo âu phiền muộn để cuộc sống ngày càng thêm ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Điều nầy cho thấy, Thiền là phương tiện ưu việt để có dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường. Mong rằng hoa Thiền sẽ nở rộ khắp mọi miền của quê hương và thế giới.


Hồng Quang

15.7.2014

oOo

*Phỏng theo:

MEDITATION MAY SLOW AGING

[http://www.cnn.com/2014/07/10/health/can-meditation-really-slow-aging/index.html?hpt=hp_c4] . From Web CNN Health

Can meditation really slow aging?

By Jo Marchant

updated 10:57 AM EDT, Thursday. July 10, 2014.

**Tháng 8. 2013, có gần 1 tỉ người xử dụng thông tin CNN

[Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/CNN]

- Telomerase also called telomere terminal transferase [1] is a ribonucleoproteinthat is an enzyme that adds DNA sequence repeats ("TTAGGG" in all vertebrates) to the 3' end of DNA strands in the telomere regions, which are found at the ends of eukaryotic chromosomes. http://en.wikipedia.org/wiki/Telomerase

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2019(Xem: 5633)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center. Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn] (xuất bản năm 2018).Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.
24/08/2019(Xem: 9005)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
21/08/2019(Xem: 4971)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 4522)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 3661)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 4027)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 3925)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 6161)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 3743)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 3868)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567