Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền và công ty

02/04/201419:42(Xem: 10730)
Thiền và công ty


Thien_Cong_Ty
THIỀN VÀ CÔNG TY

(Tại sao Thiền cần thiết cho chủ và nhân công ?)*
Hồng Quang

Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định.

Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.

Qua những kinh nghiệm điều hành việc sản xuất lâu năm, nhiều chủ hảng và công ty xí nghiệp đã tìm thấy những nguyên nhân đưa đến sự thất bại và thành công trong sản xuất, và đó là mấu chốt chính cho việc kiếm được nhiều lợi nhuận cao trong ngành nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân mà chủ hảng có thể thu nhiều lợi nhuận.
ngoi thien

  1. 1. Tâm an, thân lạc, kinh doanh lời (happier, healthier workers make for a stronger business).

Để được thành công, công ty Promega Corp., abiotech thiết lập không những các lớp thiền và yoga trong cơ sở của hảng, mà còn có những phương tiện thư giản lành mạnh cho nhân viên (ubiquitous fitness centers). Công ty có 1.200 người làm và lợi tức 300 triệu mỹ kim mỗi năm.

  1. 2. Nhân công tốt, sản xuất tiềm tàng (A healthy workforce is a productive workforce).

Khâu sản xuất không thể khá được nếu nhân công bị nhiều bệnh tật và căng thẳng. Thiền chánh niệm và những hoạt động trong chánh niệm sẽ làm cho công nhân mạnh khỏe thư thái để sản xuất. Nhiều chuyên gia điều hành công ty nhận định, lúc nhân viên có sức khỏe thì họ ít vắng mặt, và tiền chu cấp y tế cho họ cũng được giảm. Kinh nghiệm cho thấy “giảm chi tiêu y tế là một trong những “đầu tư” lớn của thương mãi.
meditation-stres

3 . Chất lượng sản xuất tùy thuộc cảm xúc thông minh [Emotional intelligent (EI) is good for their career]. Ông Chade-Meng Tan, người dạy cả ngàn nhân viên tại trung tâm thiền vùng Silicon Valley, Bắc California, phát biểu, nếu nhân công có cảm xúc thông minh và sáng tạo thì họ sẽ mang đến cho công ty cả đống tiền. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm óc sáng tạo và giảm những suy tư ích dụng (Stress shuts down the sort of creative thinking that can generate profitable ideas). Mà Thiền là thuốc hiệu nghiệm nhất làm giảm tình trạng căng thẳng.

Theo nhà báo David Gelles, thiền và yoga cũng ào ạt đi vào các đại công ty thế giới. Tại Mỹ có hoảng ¼ các đại gia, chủ hảng lớn xử dụng một số phương tiện như thiền, yoga, tai chi để làm giảm căng thẳng cho nhân viên. Green Mountain Coffee Roasters, General Mills, the food behemoth cũng thế.

Bà Janice Marturano, phó ban cố vấn công ty General Mills phát biểu, thực hành thiền chánh niệm (mindful meditation) không những làm cho chúng ta mà ngay cả những người xung quanh, những cọng sự viên và khách hàng phát triển lòng từ bi (compassion), hòa ái trong một cuộc sống yêu thương, an lạc.

Nhiều công ty có khác biệt nhau đôi chút trong việc thực hành thiền, nhưng tất cả đều đồng ý một điểm căn bản, căng thẳng là một đe dọa đắt giá nhất (Stress is an expensive threat). Theo thống kê, có đến 80% công nhân cảm thấy bị căng thẳng do việc làm [80% of workers feel stress on the job]. Mỗi năm các công ty Mỹ mất ít nhất là 50 tỉ mỹ kim vì stress.

AIS- Certified Device

Chủ hảng phải trả tiền bệnh cho nhân công, stress ảnh hưởng giấc ngủ, nạt nộ nhân viên làm họ mất khả năng quyết định, dễ tạo những nhầm lẫn đắt giá, suy giảm óc sáng tạo ảnh hưởng lợi nhuận của công ty do việc sản xuất kém.

Căng thẳng tại sở làm không có biên giới. Stress bò về nhà gây hại cho gia đình, la hét om sòm, đá chó, đập bàn. Rồi stress lại trở về phòng làm việc tạo cho người khác mất sức lực, nóng nãy giận hờn, buồn rầu chồng chất thay vì hoàn thiện công việc đã được giao phó.

Và Thiền là thuốc giải độc sự căng thẳng ấy, phục hồi sức khỏe, tái lập một không khí an hòa vui thích với nhiệm vụ.

4..An lạc, mạnh khỏelà hai dưỡng chất tăng trưởng lợi nhuận (well-being is a skill. More health more profit).

Tâm an lạc, không những mang đến những quyết định sáng suốt mà còn tránh được nhiều lỗi lầm trong chế biến (clear mind makes right decision).

Chủ nhân hiền, vui, nhân viên sẽ hài hòa, kính trọng, làm việc với tinh thần trách nhiệm không cố ý làm hư máy, không vô ý ráp chế sản phẩm thiếu kỷ thuật, sai quy trình. Lúc được chủ đối xử vui vẻ tử tế, từ bi, họ sẽ mến chuộng, trung thành không muốn đổi việc. Nhờ thế, chủ không phải tốn tiền huấn luyện nhân viên mới. Có thể nói, nếu người chủ hài hòa thì lợi nhuận sẽ bền vững (happy factory owners make for long-term profit ).
Cause_stress

Nhìn lại 4 yếu tố cần để thành đạt trên thương trường và kinh doanh có hiệu quả, chúng ta có thể tóm lược những ý chính như sau: Nếu nhân công bị căng thẳng, buồn chán, tâm tính lờ đờ, thiếu sáng suốt và bệnh tật …thì không những chủ phải tốn tiền cho họ điều trị, bảo hiểm sức khỏe gia tăng, mà hệ quả kéo theo là những sản phẩm chế biến thiếu chất lượng, ngay cả phải hủy bỏ làm lại từ đầu, hoặc chủ phải bồi thường. Những vấn nạn nầy có thể đưa đến tình trạng thợ bỏ nửa chừng, chủ tốn tiền huấn luyện thợ mới. Công việc giang dở, sản phẩm thiếu để cung ứng cho thị trường hoặc không chu toàn các đơn hàng đã giao hẹn, hoặc có thể bị phá sản.

Và thiền là chất cam lồ có thể được xử dụng để khôi phục và cải tiến tình trang vừa nói.

Ngày nay, thiền của tôn giáo Á Đông được xem như là một dưỡng chất rất hiệu nghiệm mà không tốn tiền. Dưỡng chất nầy không những đã tràn vào bệnh viện, trường học, quốc phòng, thể thao… mà còn được đón nhận bởi nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia cũng như quốc tế. Thiền cũng đã bước vào hầu như trong tất cả các đại công ty xí nghiệp cùng khắp toàn cầu như Whole Foods Market, Starbucks coffee, Apple, Prentice Hall Publishing, Google, Nike, AOL Time Warner, Yahoo…

meditation-stres2

Thông tin trên mạng, tuần qua cho biết, nhiều công ty bấy lâu nay sản xuất hàng hóa của họ tại một số quốc gia ở Đông nam Á, nhưng nay họ muốn xây dựng những cở sở sản xuất tại Việt Nam. Để tạo lợi nhuận cao, nhân viên và công nhân cũng được lợi ích lớn về đồng lương cũng như sức khỏe, thì thiền có thể sẽ được các chủ công ty khuyến khích và hướng dẫn công nhân thực tập. Trong trường hợp nầy, liệu chính phủ Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã sẵn sàng cung ứng các lớp thiền cho quần chúng chưa?

Bài viết nầy, tôi không hướng dẫn cách ngồi thiền, vì trước đây tôi đã trình bày trong hai tác phẩm “Thiền và những lợi ích thiết thực”, “Thiền & chuyển hóa xã hội”và qua các bài viết “Thiền và sắc đẹp”, “Thiền và bệnh viện”…Có thể tìm thấy trên Trang mạng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trang nhà Quảng Đức, Giao Điểm**, Chuyển Luân, Thư Viện Hoa sen, Đạo Phật ngày nay…

Kính chúc quý vị thân tâm an lạc.

Hồng Quang

1.4.2014

oOo

* Bài viết, một phần được gợi ýtừ nguồn :“Why Companies Are Turning To Meditation And Yoga To Boost The Bottom Line” .

The Huffington Post| By Peter S. GoodmanPosted: 07/11/2013 12:38 pm EDT | Updated: 07/26/2013 3:21 pm EDT .

** http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=8295,

***http://www.stress.org/workplace-stress]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2019(Xem: 8870)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
21/08/2019(Xem: 4930)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 4472)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 3636)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 4007)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 3892)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 6087)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 3695)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 3828)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
03/06/2019(Xem: 4484)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567