Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiệu quả của thiền định

28/09/201308:50(Xem: 6238)
Hiệu quả của thiền định
Hiệu quả của Thiền định
đối với chức năng thần kinh
Tường Hiếu dịch
03:51 13-07-2013
***
Theo một nghiên cứu mới đây, hiệu quả từ thiền định có ảnh hưởng lâu dài đến chức năng thần kinh con người.
Gaelle.Desbordes_Gatech.22045
Tiến sĩ Gaelle Desbordes, một nhà nghiên cứu tại trung tâm Athinoula A. Martinos về hình ảnh y khoa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và tại Trung Tâm Đại học Boston về chuyên nghành Khoa học điện toán thần kinh và Công nghệ thần kinh, phát biểu:“Đây là lần đầu tiên thiền được chứng minh là có ảnh hưởng đến quy trình cảm xúc của não bộ ngay cả khi ta không đang trong trạng thái nhập định”.

“Nhìn chung, những kết quả này phù hợp với toàn bộ những giả thuyết cho rằng kết quả mà thiền định mang lại có thể lâu dài, lợi ích có được sẽ thay đổi chức năng não, đặc biệt là vùng thần kinh xử lý cảm xúc”.

Những nhà nghiên cứu bắt đầu cuộc nghiên cứu với giả thuyết rằng thiền định có thể giúp kiểm soát những phản ứng thuộc về cảm xúc.
F02_09300px-Constudoverbrain
Thí nghiệm cho thấy, trong lúc hành thiền, hoạt động của hạch hạnh nhân (amygdala)- một phần của bộ não (hiện diện trong mỗi bán cầu não, được biết đến như là cơ quan xử lý các kích thích thuộc về cảm xúc) được giảm xuống. Tuy nhiên, trong một cuộc thử nghiệm khác mang tên là “hành thiền tâm từ”, các chuyên gia khi xem hình ảnh của những người được thí nghiệm, dù kết quả của họ là tốt, xấu hoặc trung bình thì đều thấy phản ứng của hạch hạnh nhân biểu hiện một cách lạ hơn thông thường.

Những người tham gia thí nghiệm có thể tập trung sự chú ý của họ và giảm thiểu đáng kể những phản ứng về mặt cảm xúc. Khoảng thời gian hơn 8 tuần trôi qua, những thành viên tham gia cuộc thí nghiệm vẫn có thể lưu giữ lại khả năng này. Ngay cả khi họ không nhập định thì những phản ứng thuộc về cảm xúc của họ cũng được lắng xuống và họ cảm nhận nguồn năng lượng từ bi đối với người khác được phát khởi nhiều hơn ngay cả khi đối mặt với những cảnh tượng trái ý, nghịch lòng.

Cũng trong thời gian này, một nhóm nghiên cứu khác tại tường Y khoa Harvard (HMS) cũng bắt đầu nghiên cứu về tác động của thiền về việc lưu giữ thông tin. Họ đưa ra giả thuyết rằng những người hành thiền thì sóng alpha (alpha rhythm) xuất hiện nhiều hơn – một loại sóng não có chức năng thanh lọc những tạp niệm hàng ngày, cho phép những thông tin quan trọng được não bộ xử lý nhiều hơn.
Kerr
Catherine Kerr hiện đang công tác tại trung tâm Martinos về chuyên ngành Hình ảnh Y khoa, Trung tâm nghiên cứu Osher và tại Trường Y khoa Harvard nói: “Thiền chánh niệm được ghi nhận là làm tăng hàng loạt các khả năng tinh thần, kể cả khả năng hồi ức một cách nhanh chóng”.

“Từ khám phá này của chúng tôi cho thấy rằng những thiền giả thực tập chánh niệm điều chỉnh sóng não nhanh hơn để thanh lọc những tạp niệm nhờ vậy họ có thể phát huy khả năng đặc biệt như là nhớ nhanh và tiếp xúc đối tượng mới của ý thức một cách nhanh chóng”.

Trong cả hai nghiên cứu trên, những người được mời tham gia thí nghiệm đều chưa từng thực tập thiền trước đó.

Sau khoảng thời gian 8 tuần và 12 tuần, cả 2 nhóm thí nghiệm đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt về chức năng thần kinh trong đời sống thường nhật của họ. Ngay cả khi họ hành thiền và cả khi họ hoạt động bình thường.

Một số nhà nghiên cứu tin tưởng rằng thiền có thể sẽ là chìa khóa giúp con người dễ dàng vượt thoát sự phụ thuộc vào thuốc men.
Catherine Kerr mong rằng “Những phát hiện mới về thiền định này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng rộng sâu hơn.”
“Chúng có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối về những phương pháp có thể giúp con người điều chỉnh sóng não tốt hơn điều này giúp loại trừ chứng rối loạn năng động – thiếu tập trung và những bệnh trạng khác”.
Tác giả: Traci Pedersen
Duyệt bởi Tiến sĩ Thần kinh John M. Grohol vào ngày 23/6/2013

[*]Traci Pedersen là một cây bút chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Cô tham gia viết ở nhiều thể loại bao gồm sách giáo khoa cho chương trình tiểu học, chương trình của nhiều trường đại học và các ngành nghề được xuất bản cả 2 dạng sách ấn bản và sách online.
***
Nguồn: http://www.daophatkhatsi.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2017(Xem: 16057)
Chánh Pháp Nhãn Tạng _Nguyên tác Shōbō Genzō_ Tác giả Đạo Nguyên Hy Huyền_ Anh dịch Kazuaki Tanahashi, et al_ Việt dịch Đỗ Đình Đồng
12/11/2017(Xem: 4896)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tấm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao, nổ súng. Căng thẳng ở tầm mức gia đình hễ nặng bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là bể chén dĩa, và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, chỉ hại cho đàn con. Căng thẳng cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Theo Mayo Clinic, hội chứng căng thẳng có thể tác động vào cơ thể của bạn, vào suy nghĩ của bạn, vào cảm thọ của bạn, và vào cả thái độ của bạn. Căng thẳng không hóa giải được sẽ gây bệnh, như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh mập phì và bệnh tiểu đường.
12/11/2017(Xem: 23353)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
31/10/2017(Xem: 10322)
Đối Thoại Thiền_Giai Không (Thích Bảo Lạc)
21/10/2017(Xem: 8735)
Vỏn vẹn 5 tháng sau khi cho ra mắt cuốn “Thiền Tập Trong Đời Thường” do Ananda Viet Foundation xuất bản, Nguyên Giác lại cho ra đời tác phẩm mới nhất “Thiền Tông Qua Bờ Kia” đã được Cư Sĩ Tâm Diệu – giám đốc điều hành Ananda Viet Foundation cũng là nhà xuất bản ca ngợi như sau, “Điều chúng tôi cảm thấy thích thú là cuốn sách này trình bày rõ ràng nhiều điểm giống nhau rất cơ bản giữa tất cả các trường phái và tông phái Phật Giáo. Chúng tôi xin chúc mừng Cư Sĩ Nguyên Giác về tác phẩm này với công trình khảo sát và dịch thuật rất cẩn trọng của ông. Chúng tôi cũng ước mong độc giả sẽ tìm được lời hướng dẫn và nguồn cảm hứng để chọn cho mình một pháp hành (phương pháp hay môn để thực tập). Vì chỉ có pháp hành (thực tập) mới giúp cho hành giả chúng ta an trú tâm và an tịnh nội tâm.”
18/10/2017(Xem: 9376)
Thiền dưới ánh sáng Khoa Học - Thích Nữ Hằng Như
12/09/2017(Xem: 5212)
Đối với một người quan tâm đến thành tựu giác ngộ thì việc tu học có quan trọng hay không? Một số dòng truyền thừa đặt nặng việc hành thiền hơn tu học, và nói rằng không cần thiết phải tu học, vì điều này chỉ khiến tâm tràn đầy tư tưởng, và tư tưởng thì không phải là thiền. Tạp chí Mandala đã chọn lựa và trưng cầu ý kiến cùng sự quan sát của một số lạt ma, học giả và hành giả.
25/08/2017(Xem: 6240)
Việc tu hành của người theo đạo Phật là nhằm tu sửa, thanh tịnh hoá Thân Tâm. Phật dạy Con Người do năm Uẩn hợp lại mà thành. Đó là Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn. Sắc ở đây ám chỉ cơ thể của chúng ta, còn bốn uẩn kia hợp lại là Danh. Danh là một tên gọi khác của Tâm. Như vậy Sắc là vật chất nên có hình tướng, màu sắc, chúng ta có thể nhìn thấy và sờ mó được. Còn Tâm thì chỉ là ý niệm, khái niệm hay là trạng thái nên nó trừu tượng, không nhìn thấy, không va chạm được, thì làm sao sửa đổi hay thanh tịnh Tâm? Cho nên, nếu như chúng ta không hiểu rõ Tâm là gì thì rất khó mà tu tập.
21/08/2017(Xem: 5542)
Bài này sẽ trình bày một số pháp vào định, dựa trên nhiều truyền thống. Tuy được viết để trả lời nhiều thắc mắc, bài này vẫn là một khảo sát không thẩm quyền, vì bản thân người viết tu học chưa tới đâu. Trong các phần dựa vào kinh và luận, hy vọng các ghi chú cuối bài sẽ làm sáng tỏ hơn. .
13/08/2017(Xem: 10120)
Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi. Đầu tiên, thầy nói chuyện với những ai mới tập thiền, một số sư, một số ni chưa quen; và nhất là chúng điệu và cư sĩ. Ai ngồi kiết già, bán kiết già được thì ngồi, ai không có già nào cả, cũng không sao. Trong trường hợp này, lựa chọn thế ngồi cho thoải mái, lưng phải thật thẳng, giữ đầu và cổ tương đối vững vàng, đừng gục xuống mà cũng đừng thẳng đuột. Tuy nhiên, tốt nhất nên tập ngồi kiết già hoặc bán già vì các con còn trẻ, trẻ thì dễ tập, dễ uốn!Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]