Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô thân vạn lý du

30/08/201307:40(Xem: 10071)
Cô thân vạn lý du
CÔ THÂN VẠN LÝ DU ...

Tâm Dũng

cothanvanly001Tâm Tình Dẩn nhập

Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế.

Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn, thì sẽ quá dể dàng.Nhưng mà, cuộc đời trớ trêu thay, đất màu mở thì nhiều cỏ, lắm hoa thì nhiều sâu, thế nên, cũng chính vì sự phong phú đó, mà pháp Phật ngày nay, người học không khéo, không cẩn thận sẽ dể dàng lạc hướng trong rừng ngôn ngữ, đa dạng và phức tạp, trừu tượng và mơ hồ, nhằm diển tả thực tại mà lại xa rời thực tại và càng ngày càng ô nhiễm.

Bài viết này chỉ là những dòng“tâm sự”, tâm sự nhưng không than van, mà“nhẹ nhàng” như tiếng chuông chiều mà thỉnh thoảng ta nghe được văng vẵng đâu đó trên bước đường học Đạo,để nhắc nhở cho chính mình và chia sẽ với những người bạn chưa quen, nhưng có cùng chung một “tâm tình”,và nhất là, để thấy rằng, mình, chúng mình, sẽ không quá “cô đơn” như mình tưởng.

cothanvanly002Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du ...”

Hai câu đó mở đầu cho cuộc đời khất sỉ, từ đó, cuộc sống bình thường, thay đổi, mở ra một ngả rẻ có chọn lựa và quyết định. Ta thử nhớ lại cảnh tượng người trai trẻ Tất Đạt Đa, một đêm, đã nhẹ nhàng, vén màn, nhìn vợ, hôn con, lần cuối, rồi lặng lẻ ra đi, một mình, trơ trọi,hành trang vỏn vẹn chỉ có“khối nghi tình” thôi thúc mạnh mẽ, để từ đó băng mình trên con đường ... “cô thân vạn lý du” để tìm cầu giải đáp.

Cuộc ra đi dấn thân nào cũng nhiều đắn đo trăn trở, và “hào hùng” nước mắt, ngày xưa cũng như ngày nay, cùng là sự ra đi, nhưng mức độ giá trị sẽ tùy thuộc ở sự chọn lựa, tự nguyện hay do hoàn cảnh bức bách, vì chính điều đó sẽ là nhân tố quyết định cho thành quả sau này.

Người tu học Phật mình nên suy nghĩ nhiều về nguyên nhân “ra đi” cũa người trai trẻ đó, hãy suy nghĩ thật nhiều và hãy “hành thâm” về điều đó, nó sẽ giúp cho mình rất nhiều trên con đường ... “vạn lý du” cũa mình. Hãy chính mình suy tư về điều đó, chính mình, không dựa vào bất cứ ai khác, không căn cứ trên những mẩu chuyện thần thoại truyền thuyết nào cả, vì nó, phần lớn, đã thần thánh hóa và tô điểm màu mè làm nhòe đi hình ảnh“ra đi” bi tráng đó, và như thế sẽ làm cho mình mù mờ không hiểu được đâu là sự thật,đâu là nguyên do chính yếu, mạnh mẽ đến độ có thể thúc đẩy một hoàng tử buông bỏ tất cả để dấn thân vào con đường tầm đạo gian khổ.

cothanvanly003Lên non tìm hạt Bồ Đề

Ngày nay, cũng có rất nhiều người, có già có trẻ, nam hay nữ, một mình hay hai mình, cùng “rủ nhau”đi theo bước chân tầm đạo cũa người xưa, sự “ra đi” tuy không “âm thầm” và “bi tráng” như thế, nhưng, dù sao cũng dáng dấp đáng “yêu” và đáng ... nghiêng mình kính phục. Những người ngày nay, như Thiện Bửu, Ngọc hiền, Chơn Minh, Tâm Khiết; những John Doe, Jane Roe; những Jean Pierre, những Joe, Jannete,... họ ở cùng khắp, đã lần lượt ... bỏ trường bỏ sở bỏ người yêu mà “ra đi”, họ tìm đến những nơi xa xôi, mà địa danh nay trở thành quen thuộc: Dharamshala, Wat Pah Nanachat, Tassajara, Ukiah, Village des pruniers, North Folk, Bonsal, Escondido; Dalat, Long Thành, Suối Tiên, Yên Tử, Tây Thiên...

Các “thiện tài đồng tử” ngày này, dò dẩm, tìm tòi để được đến tận nơi, gặp gở và học hỏi với những vị Thầy, vị Sư, với những Roshi, Rinpoche, Swami, những Ajahn, Bhante, Sayadaw ... Họ không phải là những người hành hương bình thường theo chân một vài vị Thầy đi đây đi đó, thăm viếng những di tích hoang tàn còn sót lại, những người này, đi đến và ở lại, và nếu may mắn(...cũng có thể là không may mắn),họ sẽ được thay tên đổi họ,sẽ có những danh xưng rất “ngoại”, mà khi tiếp xúc,người ta sẽ không biết ... ai là ai,họ là người nước nào, nam hay nữ, chẳng hạn như có người với cái pháp hiệu rất là Ấn Độ mà khi biết ra thì lại là chàng Gary cao bồi Texas! hay khi nghe cái tên cũa một người rất là Việt và Nam, mà thực ra lại là dân “phớt tỉnh ăng lê” và rất là nữ! đại khái là như thế. Về hình tướng thì chiếc áo màu lam cư sỉ ngày nào nay sẽ đổi thành các áo choàng màu nâu, màu vàng, màu đen Nhật Bản, hay màu huyết dụ Tây Tạng...tùy theo trường phái tu tập, mà sau những tháng ngày “thử thách”, họ đã tìm được nơi an ổn, tạm thời hay dài hạn,với niềm hy vọng nơi đó sẽ có thể đáp ứng được những thao thức tìm cầu của mình. Nhưng phần lớn, thì không được “may mắn” như vậy,và sau những đêm dài “trăn trở”, họ lại phải “từ giả và ra đi”, nhiều lần và nhiều lần như thế nữa, ... nhưng chắc chắn là không hơn con số 55 lần cũa Thiện Tài Đồng Tử ngày xưa!

Sự hăm hở ban đầu, nguyên nhân thúc đẩy “ra đi” đó, dù cao quý hay bình thường thì cũng là điều đáng ca ngợi và khuyến khích. Nhưng không phải ai cũng có thể thẳng tiến “phăng phăng” trên đường đạo,hoàn cảnh, nơi chốn, bạn bè “đồng tu”, những khó khăn về “kỷ thuật”, phương pháp tu tập, cách thức hành đạo, và ... mục tiêu “Phật sự”... sẽ là những nhân tố đưa đến cho sự “từ giả và ra đi” đó. Nhưng điều này cũng nên “an ủi”(!)vì đó làmột “diển biến bình thường” mà chính Đức Phật cũng đã trải qua. Thời nào cũng thế và lúc nào cũng vậy.

Thử nhìn lại cái “vòng luân hồi” cũa ... ra đi, ở lại, từ giả rồi lại ra đi, thì người ta thấy rằng, thực ra, rất khó mà biết được ai là người “may mắn” và ai là người “kém may mắn”. Câu chuyện khúc gổ và dòng sông trong kinh Phật cho biết: khúc gổ mà không bị người vớt, không tấp bờ bên này bên kia, không mục nát ... thì nó sẽ “trôi thẳng băng” ra đại dương. Nhưng “tình thế” sẽ không đơn giản như vậy, trong thực tế, người ta cũng có thể hiểu được rằng, sự “ở lại” có thể là “tấp bờ”, dù là bờ bên này (chánh) hay bờ bên kia (tà), khi đó, khúc gổ đó có khi sẽ trở thành hữu ích, nhưng cũng có thể nó sẽ mục nát vì sâu bọ, tiền tài, danh lợi, sự nghiệp, chức vị ...Nhưng mà, than ôi, người từ giã “vứt áo ra đi” thì cơ hội cũng không hay ho gì, họ rất dể dàng bị “vớt gọn”! Thấy thế,người “đồng tu”mình, cách tốt nhất sẽ là“nín thinh”, lặng mình trong“im lặng sấm sét”! Vì rằng những cái lắc đầu chán nản hay chê bai, kinh rẻ đều là quá đáng.

cothanvanly004Mở ra tam tạng kinh

Ta ngồi đọc một mình

Trăng sao soi từng chử

Giữa đất trời lặng thinh.” (1)

Từ ngữ“một mình” có nhiều nghĩa, về mặt hình tướng thì là một thân một mình, cô thân độc mã, trơ trọi, là lang thang, “homeless”, thân “vô sở trụ”...; nhưng thực ra “tình thế” cũng không đến đổi “cô đơn” và “tệ” như vậy, dù sao, một mình nhưng chung quanh cũng còn có ...trăng sao và trời đất, và nhất là tự do! Nhưng, “một mình” ở đây, quan trọng hơn, nó có ý nghĩa nặng về mặt tâm lý, đó là sự buông bỏ, một trạng thái không còn bám víu vào một thứ gì khác.

Trong kinh có nói: buông! buông! buông cho đến không còn gì để buông, buông cho đến không còn cả ... “người buông” và “cái để buông”, thì khi đó là“xả” là “không”, là “vô nhất vật”, là ...“không là gì ráo” !“ Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới ...” (2), là người trong tâm sẽ không còn vương víu những bóng dáng thấm thoát của một thời quá khứ “hào hùng” ngày nào, và giờ đây, trong lòng cũng không còn “ôm ấp” những “mộng tưởng Niết Bàn”, những “lý tưởng cao đẹp” nào để theo đuổi, mong cầu đạt đến trong tương lai.

Trong Majjhima Nikaya, khi có người thỉnh cầu Đức Phật tóm tắt toàn bộ giáo pháp của Ngài ngắn gọn trong một câu, thì Ngài nói:"Sabbe dhamma nalam abhinivesaya -Nothing whatsoever should be clung to- không bám víu vào bất cứ điều gì”.Và Ngài còn nhấn mạnh rằng, bất cứ ai, hể nghe được câu nói đó sẽ là người đã nghe được toàn bộ giáo pháp; bất cứ ai hể đem câu nói đó ra thực hành thì là đã thực hành toàn bộ giáp pháp; và bất cứ ai, hể có được thành quả do thực hành câu nói đó, thì là đã đạt được thành quả của toàn bộ Phật pháp. (3)

“Trụ”, an định trong một trạng thái, dù an lạc thực sự hay ảo tưởng, cũng có thể là “vùng nước đọng”; tôn sùng, “thần thánh hóa” một vị Thầy, dù đã giác ngộ hay nghĩ là giác ngộ, sẽ là một bám víu; cố chấp vào một pháp môn đã là sự vướng mắc; tinh tấn hành trì một phương pháp tu tập, ngày qua ngày cũng dể trở thành máy móc và đưa đến nhàm chán ...và với “ý chí cố gắng khắc phục” vượt thắng nhàm chán đó, thì kết quả lại làm cho tâm tánh dể dàng trở nên không còn linh hoạt nhạy cảm, thờ ơ lãnh đạm trước hạnh phúc khổ đau của người khác, nhưng quan trọng hơn hết, nó sẽ làm lớn mạnh thêm bản ngã, vì sẽ rất hãnh diện rằng, “TA” đã thắng được “ta”! Điều này thật là “nguy hiểm!

Phương cách hành trì tu tập nhằm “đối trị”, “diệt trừ”, đã “phân ranh” năng và sở, là “đối đãi” là không phải “pháp môn bất nhị”, và đối với người trong cuộc, nó là một trường chiến đấu gian khổ, mà kết quả sẽ là,dù thành công hay thất bại, thì... “ta vẫn là ta cũa thuở nào”, con đường vạn lý cứ thế quanh quẩn quẩn quanh! Thế mới hay, sự “ra đi” đã khó, nhưng buông bỏ còn khó hơn nhiều, vì ra đi, dù sao cũng còn có chổ để quay về, “con đường sạn đạo” năm xưa còn chưa đứt, dùrằng sự trở về đó có đôi chút ngậm ngùi như người chiến binh thất bại, và có thơ rằng: “Ta về một bóng trên đường lớn, thơ chẳng ai đề vạt áo phai...” (4),trong khi đó, buông ra là mất, mất tiêu! Không còn manh giáp, không bao giờ còn dịp lấy lại, nên rỏ ràng là sợ hải.

Người tu mà “quẳng kinh cởi áo cà sa”, thì có nước là ...“hóa làm ngọn gió thổi qua ba đào” (5). Buông bỏ khiến mình chơi vơi không còn chỗ bám víu, buông bỏ một hình tướng, một sỡ hữu, tiền tài, danh lợi, sự nghiệp, buông bỏ một quan điểm, một cơ sở lý luận, một thói quen ngàn đời...là điều mà ai cũng phải hãi hùng. Trong khi đó bám víu thì an ổn, sự nương tựa nào cũng cho ta một cảm giác ấm áp và an lòng, sự “kiên trì tinh tấn” với ý chí cố chấp không hề lay chuyển khiến lòng cảm thấy chắn chắc, vững vàng ... và như thế cứ tưởng là mình đang đi ... đúng pháp,nhưng mà than ôi, nào hay...!

Ôi, trớ trêu thay cuộc đời, “có” không được mà “không” lại càng không được, cái “không được gì” là cái “có được” cũa người tu. Nhưng có người lại hỏi, làm sao mà “có được” cái “không được gì” đó? thì ra cũng ... lại càng “không có được” cái gì cả! Có như thế mới là “khổ đế” chứ!

Cẩn trọng

Tâm Dũng

Chú thích:

1. “Tụng Kinh”, Thơ Huyền Không, Thích Mãn Giác.

2. http://langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-nguoi-biet-song-mot-minh

3. 'Heart-wood from the Bo Tree' by Buddhadasa, page 8-9.

4. “Ta Về”, Thơ Tô Thùy Yên.

5. xin lổi, không nhớ là thơ cũa Thầy nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2014(Xem: 6380)
Hôm nay chúng ta có một đề tài đột xuất, lý do là có một số thiền sinh muốn biết “trú xứ nào thích hợp để hành thiền”? Câu hỏi này rất hay. Đúng ra, đây phải là bài học đầu tiên cho tất cả những ai sơ cơ bước vào đời sống tu học nghiêm túc; nhưng do là tôi thường hay nói chuyện, giảng pháp, giảng thiền trước hội chúng đã từng tu tập - nên tôi quên bẵng là có những người đến tập thiền hôm nay còn rất mới mẻ.
14/12/2014(Xem: 7727)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức... Chất trắng ảnh hưởng đến kỷ năng truyền đạt.
01/12/2014(Xem: 10159)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
29/11/2014(Xem: 7652)
Trên nguyên tắc những gì tốt đẹp sinh ra từ những gì không tốt đẹp. Quý vị hãy nhìn vào những cánh hoa sen thì sẽ rõ: chẳng phải là xinh đẹp và tươi mát hay sao! Những cánh hoa ấy mọc trong bùn đất dơ bẩn và hôi tanh, thế nhưng một khi đã vươn lên khỏi bùn thì hoa lại trở nên sạch sẽ và tinh khiết. Người ta có thể kết các cánh hoa ấy lại để làm vương miện cho một vị vua, bởi vì các cánh hoa ấy sẽ không còn quay lại với lớp bùn nhơ trước đây nữa (một người tu tập đạt được giải thoát sẽ không còn quay lại với thế giới luân hồi). Cánh hoa sen cũng là hình ảnh của một người hành thiền nghiêm chỉnh cố gắng và luyện tập kiên trì.
20/11/2014(Xem: 9972)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
19/11/2014(Xem: 5337)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) và Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) là hai vị thiền sư của thế kỷ XVII, nổi tiếng nhất, sống lâu nhất và để lại nhiều tác phẩm nhất, với số tác phẩm thuộc loại đồ sộ nhất của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu những chỉ dạy của Thiền sư Hương Hải, sắp xếp chúng thành một trình tự dầu chưa hẳn đã hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận ra Thiền tông vào thế kỷ XVII của Việt Nam như thế nào, và rộng ra, con đường Thiền của Việt Nam như thế nào. Những chỉ dạy của ngài không phân thành từng đề mục, nhưng ở đây chúng ta cố tìm cho ra những điểm chính và đặt thành tiêu đề phù hợp với con đường Phật giáo nói chung, để hình dung ra một cách có hệ thống con đường Thiền cho những người tu học đời sau như chúng ta.
12/11/2014(Xem: 14563)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
31/10/2014(Xem: 6315)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao? Y giới, nhất là qua sự thí nghiệm của BS Herbert Benson, Đại học Harvard
26/10/2014(Xem: 8146)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
29/09/2014(Xem: 6924)
Theo tích truyện Suvaṇṇakārattheravatthu ở trong bộ chú giải Dhammapadaṭṭhakathā có kể đại lược là: “Tôn giả Sāriputta có một tỳ-khưu đệ tử còn trẻ đến xin đề mục thiền định; thấy sức vóc trai tráng, khí huyết phương cương, ngài liền bảo, hãy niệm thân bất tịnh (asubha), cốt ý là để đối trị với dục vọng và tham ái. Vị tỳ-khưu trẻ vào rừng, suốt bốn tháng ròng rã chăm chuyên niệm 32 thể trược, thỉnh thoảng đến nghĩa địa để nhìn ngắm tử thi nhưng “tướng bất tịnh” vẫn không hiện ra. Chán nản, vị tỳ-khưu trẻ muốn hoàn tục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567