Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nền tảng cho thực hành Bồ-đề tâm

24/10/201216:16(Xem: 6200)
Nền tảng cho thực hành Bồ-đề tâm

NỀN TẢNG CHO THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM

Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche

thuchanhbodetam-DilgoKhyentseRinpocheTrước tiên hãy nghiên cứu các pháp tu khởi đầu.

Như là pháp tu khởi đầu cho giáo lý này, chúng ta cần xem xét ba điều: thân người quý giá, vô thường và vấn đề của luân hồi.

Thân người

Hiện tại, chúng ta sở hữu một thân người quý giá với mười tám đặc điểm vô cùng khó khăn mới có thể đạt được. Nếu các giáo lý của Đức Phật được thực hành chính xác, điều đó sẽ như câu thành ngữ sau:

Được sử dụng đúng, thân người như con tàu đi tới bến bờ giải thoát,

Nếu không, nó mãi neo đậu trong luân hồi.

Thân này là tác nhân của mọi điều tốt xấu.

Từ quan điểm của một kẻ tìm kiếm giác ngộ, sẽ tốt hơn nhiều nếu là một con người so với việc sinh ra trong cõi giới của các vị trời, nơi mà chúng sinh sống bằng cam lồ và mọi ước muốn đều đạt được nhờ cây như ý; nơi không có mệt nhọc hay khó khăn, cũng không có bệnh tật hay tuổi già. Là con người, sở hữu tám tự do và mười thuận duyên, chứ không phải các vị trời, mà mọi vị Phật trong một nghìn vị Phật của thời đại này đã và sẽ thành tựu Phật quả. Hơn thế nữa, thân người này không đạt được nhờ sức mạnh hay sự tình cờ; đó là kết quả của các thiện hạnh. Và bởi chúng sinh rất hiếm khi hoàn thành những thiện hạnh, thân người quý giá thực sự rất khó để đạt được. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta đã sinh ra trong hoàn cảnh như vậy; chúng ta đã gặp được Phật Pháp, đã bước vào con đường và hiện nay đang thọ nhận giáo lý. Nhưng nếu chúng ta không thể thực hành chúng, chỉ đơn giản lắng nghe giáo lý sẽ không giải thoát chúng ta khỏi luân hồi, và sẽ không giúp nhiều khi chúng ta đối mặt với khó khăn của sinh, lão, bệnh và tử. Nếu chúng ta không làm theo đơn của thầy thuốc khi bệnh, thậm chí dù ông ta có ngồi cạnh chúng ta, cơn đau cũng không biến mất.

Vô thường

Như chúng ta vừa nói, nếu thờ ơ với thực hành giáo lý, chúng sẽ không đem lại ích lợi cho ta. Hơn nữa, cuộc đời của chúng ta vô cùng mỏng manh và vô thường, và bởi cái chết và những nguyên nhân của nó là không chắc chắn, chúng ta có thể chết bất kỳ lúc nào. Chúng ta thường nghĩ, “Ồ, tôi sẽ thực hành khi già hơn, còn hiện tại, khi còn trẻ, tôi sẽ sống cuộc đời bình thường, kiếm tiền, đánh bại các đối thủ, giúp đỡ bạn bè và tương tự.” Nhưng sự thật là chúng ta có thể không sống lâu. Hãy nghĩ về những người sinh ra cùng thời với bạn. Một số có thể chết khi còn nhỏ, số khác khi trưởng thành, khi làm việc hay nhiều kiểu khác. Cuộc đời của chúng ta cũng có thể không dài lâu.

Thêm vào đó, thân người, so với thân động vật, dường như là rất khó có thể đạt được. Nếu bạn xem một cục đất vào mùa hè, bạn sẽ thấy nhiều sinh vật hơn so với dân số nước Pháp! Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng, chỉ xét riêng về số lượng, thân người đã vô cùng khó khăn để đạt được. Bởi vậy, chúng ta cần quyết định rằng bản thân sẽ thực hành Pháp thay vì lãng phí cuộc đời trong những hoạt động vô nghĩa.

Sử dụng thân người để thành tựu Phật Pháp giống như vượt qua đại dương trong cuộc tìm kiếm ngọc báu và sau đó trở về nhà với mọi thứ quý giá; khó khăn của hành trình sẽ được đền đáp xứng đáng. Thật là xấu hổ nếu trở về tay trắng! Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp. Nhưng nếu chỉ bận tâm với các hoạt động thế tục: buôn bán, trồng trọt, đánh bại kẻ thù, giúp đỡ bạn bè, mong chờ vị trí chủ chốt hay tương tự – và chúng ta chết trước khi dành thời gian cho thực hành tâm linh, điều đó sẽ giống như trở về tay trắng từ hòn đảo ngọc báu. Thật là một lãng phí lớn lao! Vì thế, chúng ta nên tự nhủ rằng, “Tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Khi có cơ hội quý giá, tôi sẽ thực hành Pháp.” Dĩ nhiên, tốt nhất là nên thực hành trong suốt cuộc đời, nhưng ít nhất, chúng ta cần quy y thích hợp, bởi đây là tinh túy của Phật Pháp và nó khép lại cánh cửa dẫn tới các cõi thấp hơn. Nó là phương pháp đối trị phổ biến có thể được áp dụng với mọi kiểu khó khăn và bởi thế, thực hành nó là điều rất quan trọng.

Mặc dù tạm thời bạn không hiểu tôi, bởi sự khác biệt về ngôn ngữ, nhưng bạn đều biết rằng tôi đang ban cho bạn vài chỉ dẫn. Sau khi tôi đi, mọi thứ sẽ được dịch cho các bạn và có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng, “Vị lạt ma đó đã dạy chúng ta điều gì đó quan trọng; tôi cần đưa nó vào thực hành.” Nếu bạn thực sự làm vậy, trong các đời ngày này qua ngày khác, thì những giảng giải của tôi sẽ đem lại nhiều lợi lạc. Do đó, hãy thấu triệt nó.

Những lỗi lầm của luân hồi

Trải nghiệm hạnh phúc và khổ đau xảy đến như là kết quả của các thiện và ác hạnh; vì thế chúng ta cần tránh điều xấu và vun bồi điều tốt càng nhiều càng tốt.

Thậm chí loài côn trùng nhỏ bé nhất trong cỏ cây cũng mong muốn hạnh phúc. Nhưng nó không biết cách tích tập những nguyên nhân của hạnh phúc, tức là các thiện hạnh, cũng không biết cách tránh những nguyên nhân của khổ đau, các ác hạnh. Khi loài vật giết hại và ăn thịt lẫn nhau, chúng phạm phải ác hạnh theo bản năng. Chúng mong muốn hạnh phúc, nhưng tất cả những gì chúng làm là tạo ra nguồn gốc của cơ cực và trải qua không gì khác ngoài đau khổ. Đó là sự vô minh và ảo tưởng của chúng. Nhưng nếu chân lý thực sự được giới thiệu với chúng, thì không cần để ý tới các đời, chúng sẽ thành tựu mọi thiện hạnh, điều mà chúng nhận ra là nguồn gốc của hạnh phúc. Tinh túy của giáo lý Phật Đà là hiểu rõ ràng hành vi nào cần phải thực hiện và hành vi nào phải từ bỏ.

Từ bỏ điều ác,

Làm nhiều điều thiện,

Điều phục tâm mình:

Đó là giáo lý Phật Đà.

Bây giờ, chúng ta đều chìm trong trạng thái vô minh, và bởi vậy, chúng ta cần nhận ra mọi hành động xấu đã phạm phải trong rất nhiều đời cho đến nay. Và từ nay trở đi, chúng ta cần từ bỏ những hành động như vậy dù lớn hay nhỏ, giống như việc chúng ta nhổ gai khỏi mắt. Chúng ta cần không ngừng quán xét điều đang làm: bất cứ hành động xấu ác nào cũng cần được sám hối lập tức, và mọi hành động tốt lành cần được hồi hướng cho tha nhân. Cố gắng hết sức, chúng ta nên từ bỏ việc xấu và tích lũy việc lành.

Trích: Dũng khí Giác ngộ, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche.

Việt dịch: Pema Jyana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2015(Xem: 10728)
Chương trình tu học và Thiền học bằng Anh ngữ miễn phí mỗi Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật 26/7/2015 lúc 9:30AM đến 12:00PM (pst): Buddhist Meditation, do Tăng Thân Thiền Viện Đại Đăng giảng dạy. YMCA Location in San Diego: 4300 El Cajon Blvd., San Diego, CA 92105. Satellite location in Westminster: 15751 Brookhurst St, Ste. 204, Westminster, CA 92683 Liên lạc: Kenny Trung Kiên Phan, phone (888) 262-4641/(619)994-4146 www.dharma.care, info@Dharma.care Toàn cầu tham dự qua on line at www.gotomeeting.com, Join a Meeting GotoMeeting id Code: 746-001-069, Conference Call: 872-240-3312. or at Skype: Dharma.Care Adidaphat. Nay thông báo, Quảng Hải Phan Trung Kiên
15/07/2015(Xem: 7557)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
15/06/2015(Xem: 12252)
Khung Trời Vàng (sách), “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật”. Ấy là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ. Và lời dạy ấy của Ngài ngày nay ta đem tư duy để chạm tới, thì vẫn còn mới tinh khôi. Phật tính là những gì cao quý nhất, sáng suốt nhất, tinh anh nhất, rộng lớn nhất và xinh đẹp nhất nơi tự tâm của mỗi chúng ta. Sống ở trong đời, ta đánh mất sự cao quý, vì tâm ta chạy theo sự ngu hèn, nên làm khuất lấp tánh Phật nơi ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự sáng suốt, vì tâm ta chạy theo bản ngã, nên làm khuất lấp tính sáng nơi ta; sống ở đời ta phóng tâm chạy theo tiền tài, sắc dục, danh lợi, đam mê ăn uống và hưởng thụ ngủ nghỉ, nên làm khuất lấp tinh anh trong đời sống của ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự rộng lớn, vì ta nghĩ về ta và cái của ta quá nhiều, nên làm khuất lấp tính rộng lớn nơi ta và sống ở đời, vì ta nghĩ xấu cho người, nên cái xấu chảy tràn ra trong tâm ta và tưới tẩm thân thể của ta bằng chấ
22/05/2015(Xem: 7970)
Từ lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.
28/04/2015(Xem: 6030)
Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.
07/03/2015(Xem: 13309)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh. Nay hân hạnh được nhà nghiên cứu Hồng Quang cho xem bài nghiên cứu công phu và rất bổ ích của ông,“Thiền và Sức Khỏe”. Qua bài nầy chúng ta thấy, nhiều thập niên qua, các khoa học gia quốc tế, giới y dược và bệnh viện đã áp dụng Thiền cho việc trị nhiều chứng bệnh thời đại như Ung thư, Sida, Tiểu đường…kết quả không ngờ.
22/01/2015(Xem: 5587)
Đời người luôn có nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc đích thực của con người. Và các mục tiêu đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó ra đời đóng góp cho xã hội, trong công việc chuyên môn hiệu quả của mình. Và thông qua những công việc đó, thì chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Vì vậy đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như cá cần nước để sống vậy.
15/01/2015(Xem: 6368)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh. Tất cả con người chúng ta sống trên cõi đời này đều lệ thuộc vào nhau và không ai lại muốn mình phải gánh chịu khổ đau cả. Sự kiện được hưởng "sung sướng" giữa muôn ngàn người khác đang khổ đau,
08/01/2015(Xem: 18933)
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến.
22/12/2014(Xem: 6314)
Hôm nay chúng ta có một đề tài đột xuất, lý do là có một số thiền sinh muốn biết “trú xứ nào thích hợp để hành thiền”? Câu hỏi này rất hay. Đúng ra, đây phải là bài học đầu tiên cho tất cả những ai sơ cơ bước vào đời sống tu học nghiêm túc; nhưng do là tôi thường hay nói chuyện, giảng pháp, giảng thiền trước hội chúng đã từng tu tập - nên tôi quên bẵng là có những người đến tập thiền hôm nay còn rất mới mẻ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567