Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai có thể “thở ”giùm ai?

30/01/201103:37(Xem: 14389)
Ai có thể “thở ”giùm ai?

Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vàothân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.

ÂuMỹ mới đi sâu nghiên cứu về thiền chừng khoảng nửa thế kỷ nay và những năm gần đây, thiền đã chính thức được coi như là một phương pháp trị liệu. Nhiều trường Đại học Y khoa lớn trên thế giới đã nghiên cứu và ứngdụng. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ thiền cũng giống như giấc ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng qua nghiên cứu cho thấy thiền là một trạng thái tỉnh giác, ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất tùy trình độ hành giả! Hoạt động điện não đồ EEG cho thấy thiền có sự khác biệt với nghỉ và ngủ. Nhờ những tiến bộ về kỹ thuật thăm dò chức năng não bộ nhất là FMRI (functional magnetic resonance imaging) đo lượng tưới máu não, cho thấy ở thiền giả một số vùng não được tưới nhiều hơn vùng khác, chứng tỏthiền không phải là giấc ngủ, trái lại là một trạng thái an tịnh tỉnh giác (state of restful alertness). Trong lúc thiền, hành giả có thể giảmđến 40% nhu cầu oxy và giảm 50% nhịp thở. Các nghiên cứu sinh lý học về thiền vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng đã chứng minh được thiền có khả năng làm giảm stress, cao huyết áp, tạo sự sảng khoái, yếu tố của sức khỏe, của chất lượng cuộc sống.

aitho-1.gif

Đại học Y khoa Harvard ước lượng có khoảng 60-90% bệnh nhân đến bác sĩ là do stress. Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch… Stress gây tăng cholesterol cao hơn trong thức ăn. Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những khu vực dễ bị sa thải thì chết vì bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu vực khác. Theo thống kê của một cơ quan bảo hiểm y tế, thiền giúp giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân và giảm số lần đi khám bệnh. Nghiên cứu đối chứng về cơn đau kinh niên, trầm cảm, thiền làm giảm 50% các triệu chứng tâm thần và giảm 70%triệu chứng lo âu. Thiền cũng giúp làm giảm cân, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu và các chất ma túy nói chung.

Hành giả thực hành thiền hơn 5 năm có tuổi già sinh lý trẻ hơn 12 nămso với người cùng tuổi, dựa trên ba yếu tố là huyết áp, khả năng điều tiết nhìn gần của thị giác và khả năng phân biệt của thính giác.

Một nghiên cứu trên học sinh cấp 2 có thực tập thiền ở Mỹ cho thấy kết quả học tập tốt hơn, có khả năng tập trung, cải thiện hành vi (xung đột, hung hãn), tăng lòng tự tín, hợp tác và quan hệ với người khác tốt hơn.

Đặc biệt, một nghiên cứu đối chứng ở 44 bệnh viện tại Mỹ cho thấy thiền đã giúp làm giảm sai sót chuyên môn y khoa đến 50%, đồng thời cũnglàm giảm 70% các vụ khiếu kiện của bệnh nhân đối với bệnh viện. Ở các công nhân kỹ thuật có thực tập thiền trong 8 tuần cho thấy họ làm việc phấn khởi hơn, thích thú hơn, nhiệt tâm hơn, giảm thiểu các bệnh cảm cúmthường gặp trong khi nhóm chứng không có sự thay đổi. Tóm lại, hiệu quảcủa thiền đã được chứng minh trong nhiều lãnh vực đời sống.

Ở Đông phương, thiền đã được biết đến từ rất lâu đời. Có lẽ từ ngày xa xưa con người tình cờ phát hiện ra những giây phút rơi vào trạng thái an lạc, sảng khoái, siêu thoát nào đó, một trạng thái nói không được, mà chỉ có thể cảm nhận, trực nhận bởi chính bản thân mình, rồitích lũy kinh nghiệm, truyền đạt lại cho nhau bằng nhiều cách.

aitho-2.gif

Dù gọi là Thiền (Việt) hay Chan (Hoa), Zen (Nhật)… thì cũng đều có nguồn gốc từ Dhyana (Sankrist) hay Jhanas (Pàli). Theo ngữ nguyên thìJhalà nhìn, là quán sát, là theo dõi và Analà thở, hơi thở, là khí. Vậy, jhanas hay dhyana chính là quán sát hơi thở. Vấn đề là tại sao và cách nào để chỉ từ một việc có vẻ rất giản đơn là “quán sát hơi thở” lại có thể dẫn tới sức khỏe, dẫn tới tuệ giác.

Các bài học cơ bản về thực tập thiền thường bắt đầu bằng câu “Thởvào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…” dễ gây hiểu lầm. Thởthì ai mà chả biết thở kia chứ? Thực ra ở đây không phải là “biết thở” mà là nhận thức được (recognize, discern), ý thức rõ (realize), cảm nhậnđược (perceive) cái sự thở, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra kia kìa mới là điều cốt lõi!

Câu hỏi đặt ra là tại sao quán sát hơi thở, quán sát hơi thở thì có cái gì hay? Sao không chọn quán sát các đối tượng khác? Thật ra thì quánsát cái gì cũng được cả, nhưng hơi thở thì dễ quan sát nhất vì nó nằm ngay trước mũi mình, ngay dưới mắt mình! Lúc nào cũng phải thở. Ở đâu cũng phải thở. Cái hay nữa là quán sát nó thì không ai nhìn thấy, chỉ riêng ta biết với ta thôi! Mỗi phút ta lại phải thở cả chục lần. Lúc maulúc chậm, lúc ngắn lúc dài, lúc phì phò lúc êm dịu. Hơi thở lại rất nhạy với cảm xúc. Trước một cảnh đẹp, ta “nín thở”. Lúc lo âu, ta hổn hển. Lúc sảng khoái ta lâng lâng. Lúc sợ hãi, hồi hộp ta thở nhiều kiểu khác nhau, muôn hình vạn trạng. Nhờ đó mà quan sát được cái tâm ta.Thở lại gắn liền với hoạt động cơ bắp, khi mệt, ta “bở hơi tai”, mệt đứt hơi, mệt hết hơi! Do vậy mà quan sát được cái thânta. Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.

Hiện tượng hô hấp thực sự không phải xảy ra ở phổi mà ở trong từng tếbào. Đây cũng có thể gọi là “thâm hô hấp”. Ở các sinh vật đơn bào, traođổi khí trực tiếp qua màng tế bào, một cách đơn giản. Con người phải thở qua phổi nhưng vẫn trao đổi khí trực tiếp ở từng tế bào nhờ hệ thống mao mạch. Khi ta có cách nào đó để điều chỉnh lượng khí ra vào,hiệu ứng sẽ tác động đến từng tế bào riêng lẻ. Hô hấp diễn ra trong từng tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và tồn tại. Người lao động nặng cần năng lượng gấp ba bốn lần người bình thường, trong đó hoạt động cơ bắp đã chiếm hết gần một nửa. Riêng não bộ, với trọng lượngrất nhỏ bé, chỉ khoảng 2% thể trọng mà đã tiêu dùng đến 30% khối lượng oxy đưa vào cơ thể. Giận dữ, lo âu, sợ hãi tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nên ta dễ cảm thấy kiệt sức, rã rời là vậy! Ngủ là cách giảm tiêuhao năng lượng, nhưng vẫn còn co cơ, vẫn còn chiêm bao. Một đêm ác mộngsẽ thấy bải hoải toàn thân khi thức giấc! Thiền giúp tiết giảm tiêu thụnăng lượng một cách đáng kể, còn hơn cả giấc ngủ như khoa học đã chứng minh. Một khi cơ thể giảm tiêu thụ năng lượng thì các tế bào được nghỉ ngơi, nên toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng sảng khoái. Trạng thái nhẹ nhàng sảng khoái đó xảy ra trên từng tế bào của cơ thể. Phổi như một cái máy bơm, “phình xẹp” để đưa khí vào ra là nhờ có áp suất thay đổi. Khi áp suất âm trong phổi thì khí bên ngoài tự động lùa vào, tuôn vào, lấp đầy phổi và các phế nang, cho đến một lúc lượng khí bên trong đầy dần lên thì chuyển sang áp suấtdương,phổi sẽ đẩy khí ra. Lúc ápsuất cân bằng nhau, hay nói cách khác, áp suất bằng không, thì khí bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ chan hòa thành một, không phân biệt. Trong bài này chỉ đề cập góc độ sinh y học, bởi còn nhiều điều không saonói hết trong thiền tập, trong lãnh vực tuệ giác, tâm linh.

Nói đến thiền, ta thường nghĩ ngay đến ngồi: ngồi thiền. Rồi nào kiếtgià, nào bán già, hết sức phức tạp. Thiền thực ra không nhất thiết phảingồi. Đi đứng nằm ngồi gì cũng được. Giữ lưng thẳng đứng là một yêu cầu vô cùng quan trọng, tránh cong vẹo cột sống, đau thắt lưng. Trong thiền, còn một yếu tố rất quyết định nữa là sự thả lỏng toàn thân. Thả lỏng toàn thân là cách làm cho toàn thân như rủ xuống, xẹp xuống, không còn căng cứng nữa! Có thể nói thân thể như gồm có hai phần: “thân xác” và “thân hơi”. Thả lòng là “xì” cho xẹp cái thân hơi đó - tiếng Việt ta có một từ rất hay là xả hơiđó vậy!

Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, hoạt động vỏ não đã trở nên tĩnh lặng thì tiêu hao năng lượng giảm một cách đáng kể, do đó không đòihỏi nhiều dưỡng chất cung cấp bởi thức ăn. Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả. Thí nghiệm cho thấy các sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thì sẽ sống lâu hơn và trẻ hơn.

Bầu khí quyển chúng ta thở hôm nay so với cách đây 700 triệu năm - tức là khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên trên trái đất - thì cũng chẳng khác biệt mấy chút! Với “người anh em” đơn bào đó thì ta cũng đangcùng hút chung một bầu khí, cùng bú chung một núm vú vũ trụ, cùng với muôn loài khác nữa! Các sinh vật cùng chia sẻ một cách… bình đẳng, khôngphân biệt. Ta hút lấy oxy của không khí, lại tạo ra khí carbonic; trongkhi cây cỏ hút carbonic lại tạo ra oxy. Nhưng chính con người có thể làm hại môi trường sống của mình mà không hay nếu cứ theo đà hủy diệt sựsống của thiên nhiên và sinh vật trên hành tinh xanh này!

Danh y Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV ở nước ta đã đúc kết một lời khuyên: “Bếtinh - Dưỡng khí - Tồn thần/ Thanh tâm - Quả dục - Thủ chân - Luyện hình”. Thử nhìn lại đời sống hiện nay ta thấy: tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo loạn… bảo sao các hiện tượng tâm thần, tự tử, béo phì, tiểu đường, huyết áp… kể cả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… chẳng ngày một gia tăng?

Đừng tìm đâu nữa cho mất công. Hãy quay về nương tựa chính mình.Quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?.

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2022(Xem: 2226)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
26/08/2022(Xem: 2241)
Sai lầm lớn nhất của con người là cố chấp cái nhìn cục bộ của mình. Thực ra chân lý là pháp phổ biến, không dành riêng cho bất cứ ai. Mỗi người giác ngộ chân lý qua tầm nhìn của mình về chính mình và vạn pháp. Người có tầm nhìn lớn nhất là người thông suốt được tất cả tầm nhìn của nhân loại. Như đức Phật thấy được 62 tà kiến của thế gian. Đừng hiểu tà kiến là thấy sai, cái sai không phải ở thấy mà ở cố chấp cục bộ. Ví dụ như những người mù sờ voi, cho con voi là cái chân, cái bụng, cái lưng, cái ngà, cái đuôi, cái vòi, cái tai, con mắt
25/08/2022(Xem: 1862)
Thiền tập CHÁNH NIỆM sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận được sự an lạc trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền cũng tăng sự tập trung, tăng kỹ năng nhớ, vượt qua áp lực căng thẳng trong đời sống hằng ngày… Thể theo nhiều yêu cầu của các bạn trong và ngoài nước, buổi họp ra mắt lớp Thiền Tập Chánh Niệm và Yoga sẽ được họp qua hệ thống ZOOM. Vào: * Ngày 24 tháng 09, 2022 lúc 6:30pm-8:00pm (Central time/Hoa Kỳ-Tối Thứ 7 tại Hoa Kỳ) *Nhằm ngày 25 tháng 09, 2022 lúc 6:30am-8:00am (sáng Chủ Nhật tại Việt Nam)
07/01/2022(Xem: 3180)
Chứng ngộ không phải là một kết luận mà người ta đạt được bằng suy luận; nó coi thường mọi xác định của trí năng. Những ai đã từng kinh nghiệm điều nầy đều không thể giải thích nó một cách mạch lạc và hợp lý. Một khi người ta cố tình giải thích nó bằng ngôn từ hay cử chỉ, thì nội dung của nó đã bị thương tổn ít nhiều. Vì thế, kẻ sơ cơ không thể vói tới nó bằng những cái hiển hiện bên ngoài, mà những ai đã kinh nghiệm qua một lần chứng ngộ thì thấy rõ ngay những gì thực sự không phải là nó. Kinh nghiệm chứng ngộ do đó luôn luôn mang đặc tính ‘bội lý,’ khó giải, khó truyền. Theo Thiền sư Đại Huệ thì Thiền như là một đống lửa cháy lớn; khi đến gần nhất định sém mặt. Lại nữa, nó như một lưỡi kiếm sắp rút ra khỏi vỏ; một khi rút ra thì nhất định có kẻ mất mạng. Nhưng nếu không rút ra khỏi vỏ, không đến gần lửa thì chẳng hơn gì một cục đá hay một khúc gỗ. Muốn đến nơi thì phải có một cá tính quả quyết và một tinh thần sung mãn. Ở đây chẳng có gợi lên một chút suy luận lạnh lùng hay phân biệt
12/12/2021(Xem: 3184)
Thế Tôn là bậc tuệ tri mọi pháp, bậc y vương, thầy của trời người trong tam giới. Vì thế, Đấng Thiện Thệ trong 45 năm thuyết pháp đã để lại cho thế gian một kho tàng pháp bảo, là những diệu dược tùy theo bệnh (tham sân si) của chúng sanh mà kê toa thích ứng nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, niết bàn. Riêng trong tạng Pali, ngoài tứ niệm xứ, minh sát tuệ, Thế Tôn từ mẫn với trí tuệ toàn giác (tuệ tri mọi pháp) đã 'có nhiều phác đồ điều trị khác nhau trên nền tảng của đạo đế: Bát Chánh Đạo' diệu dụng mà theo đó tùy theo căn cơ (tùy pháp, hành pháp), sẽ đến bờ giải thoát, hoặc bậc hữu học vv.
16/11/2021(Xem: 7059)
01. Niết-bàn 02. Vô minh 03. Giáo lý Vô thường 04. Không có ngã hay Không phải ngã 05. Pháp môn Không phải ngã 06. Định nghĩa của Niệm 07. Giáo dục lòng Từ Bi 08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 09. Làm sao để hiểu tâm mình? 10. Hoà Giải, Phải & Trái 11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo * AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS by Thanissaro Bhikkhu CONTENTS 01. The Image of Nirvāṇa 02. Ignorance 03. All About Change 04. No-self or Not-self? 05. The Not-self Strategy 06. Mindfulness Defined 07. Educating Compassion 08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda 09. How to Read Your Own Mind 10. Reconciliation, Right & Wrong 11. The Roots of Buddhist Romanticism
06/11/2021(Xem: 8834)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
18/06/2021(Xem: 9228)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
03/04/2021(Xem: 4604)
Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này. Một vài thuật ngữ: Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới). Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó. Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567