Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nền tảng của Thiền Định

09/04/201308:06(Xem: 5339)
Nền tảng của Thiền Định
ngoi thien

NỀN TẢNG CỦA THIỀN ĐỊNH

của thiền định thiền quán Đại thừa

Nguyễn Thế Đăng

Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân Như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…

Tánh Không của tất cả các pháp vẫn thường trụ như vậy, dù có người tu hay không tu, dù Đức Phật có ra đời hay chưa ra đời:

“Pháp tánh của hữu vi và vô vi, tánh này chẳng phải Thanh văn, Bích chi Phật làm ra, cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về bản tánh thì tánh này rỗng không, vì chẳng phải thường còn chẳng phải diệt mất. Tại sao thế? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tánh Không. Hoặc Phật xuất thế hoặc Phật chưa xuất thế, Pháp tánh hay tánh Không này vẫn như vậy”. (Đại Bát-nhã, Phẩm Vẫn Thừa).

“Bồ-tát an trụ Thiền Ba-la-mật chẳng thấy có sắc thọ tưởng hành thức, chẳng thất có sáu Ba-la-mật, chẳng thấy có Bốn niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí, chẳng thấy có tánh hữu vi hay tánh vô vi. Vì chẳng thấy nên chẳng tác động, vì chẳng tác động nên chẳng sanh, vì chẳng sanh nên chẳng diệt. Tại sao thế? Vì có Phật hay không có Phật thì vẫn là Như: pháp tướng pháp tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt. Bồ-tát này thường nhất tâm đúng vào Nhất thiết chủng trí. Đây là Bồ-tát an trụ Thiền Ba-la-mật mà giữ lấy Bát-nhã Ba-la-mật” (Phẩm Lục độ tương nhiếp).

Kinh Hoa Nghiêm cũng y vào pháp tánh này để nói rõ pháp giới của chư Phật:

Như Lai biết Pháp tánh
Tịch diệt, không có hai
Thân thanh tịnh trang nghiêm
Hiện khắp cả thế gian.
(Phẩm Nhập pháp giới)

Chỉ và Quán là “ chẳng trái pháp tánh, y vào Nhất thiết trí thấy rõ tướng của tất cả các pháp, thấy pháp tánh bất động được vào Bồ-tát hội, thường sanh vào nhà Như Lai”.

“Quán sát pháp cực kỳ sâu xa, đủ vô lượng trí huệ, phát sanh vô lượng tâm quảng đại, tâm từ bi không thối chuyển, chẳng trái pháp tánh, chẳng sợ Thật Tế, chứng lý chân thật, đủ tất cả Ba-la-mật, thực hành thiện căn xuất thế đều thanh tịnh như Phổ Hiền…. y vào Nhất thiết trí thấy pháp tánh bất động , được vào Bồ-tát hội, thường sanh trong nhà Như Lai” (phẩm Thăng Đâu-suất thiên cung).

Chỉ là sự tập trung, an định, an trụ trong pháp tánh. Quán là nhìn cho ra chân tướng của những cái không thật đang che lấp pháp tánh. Lột bỏ, bóc tách những cái không thật đang che kín ấy thì pháp tánh hiển lộ. Kinh Kim Cươngchấm dứt bằng bài kệ:

Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, ảnh
Như sương, như ánh chớp
Hãy quán sát như vậy.

Chính là y cứ vào pháp tánh hay tánh Không này, mà mọi pháp, kể cả pháp môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, được thành lập. Như kinh Duy-ma-cật nói: “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập ra tất cả các pháp”. Ngài Long Thọ cũng nói nhờ tánh Không này mà có tất cả các pháp, kể cả những pháp để tu hành:

Vì có nghĩa Không này
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả bèn chẳng thành
(Trung luận, XXIV, 14)

Như thế, pháp tánh hay tánh Không là Nền tảng của ba pháp môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu.

Hơn nữa, trong quan điểm của tánh Không, một pháp môn nào cũng khởi từ tánh Không mà có, hiện hữu trong tánh Không, và khi không sử dụng thì lại tan biến trong tánh Không. Pháp môn không lìa ngoài tánh Không. Đó cũng là chức năng của pháp môn: đi sâu vào pháp môn tức là đi sâu vào tánh Không, người ta sẽ bắt gặp tánh Không trong pháp môn ấy. Đó cũng là ý nghĩa của chữ pháp môn: pháp môn là cửa pháp. Đi vào cửa pháp, chúng ta sẽ bắt gặp, nhận ra Pháp, hay pháp tánh, hay tánh Không. Như đi vào một làn sóng chúng ta có thể biết được cả đại dương.

Tu hành ba pháp môn Chỉ Quán là nhằm Khai Thị Ngộ Nhập “tánh không hai”. Chứng ngộ Tánh không hai tức là giải thoát, giác ngộ, như kinh Duy-ma-cật, phẩm Nhập pháp môn Bất nhị nói:

“Sanh tử và Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sanh tử thì không có sanh tử, không có trói buộc, không có giải thoát, không sanh không diệt. Hiểu như vậy, đó là vào pháp môn Chẳng hai”.

Tánh ấy, hay thân Phật, hay Pháp thân ấy, từ vô thủy đến nay chưa từng lìa khỏi mỗi chúng ta: “Thân Phật không ngằn mé trụ khắp trong thân của tất cả chúng sanh” (Kinh Hoa Nghiêm, phẩmThăng Đâu-suất Thiên cung).

Thế nên Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu được đặt nền trên sự đồng nhất của tâm, Phật, và chúng sanh:

Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật, và chúng sanh
Cả ba không sai khác.
(Phẩm Dạ-ma Thiên cung)

Ba pháp môn và các hạnh của kinh Hoa Nghiêm là để khai mở, hiển bày Tâm này. Tu hành là quán sát (quán), chánh trụ (chỉ), tùy thuận (chỉ quán song tu) tâm này:

“Nghĩa là ở nơi Phật pháp tư duy quán sát, bình đẳng không trái, tùy thuận rõ biết, khiến tâm thanh tịnh, chánh trụ tu tập, thâm nhập thành tựu” (Phẩm Thập Nhân).

Kinh Viên Giác gọi Nền tảng “tâm, Phật, và chúng sanh; cả ba không sai khác” này là “nhân địa bản khởi”. Nhân địa bản khởi này chính là tánh Viên giác:

“Thiện nam tử! Bậc Vô thượng Pháp vương có pháp là Đại Tổng trì tên là Viên Giác lưu xuất tất cả Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn, Ba-la-mật thanh tịnh để chỉ dạy cho các Bồ-tát. Tất cả nhân địa bản khởi của Như Lai đều y vào tánh Giác tròn sáng thanh tịnh này mà vĩnh viễn được hết vô minh để thành Phật…

Tất cả chúng sanh ở trong cái không sanh không diệt (tánh Viên giác) mà vọng thấy có sanh diệt, thế nên nói là luân chuyển sanh tử.

Thiện nam tử! Nhân địa tu hành Viên giác của Như Lai là biết các pháp là hoa đốm giữa hư không, bèn không có sanh tử luân hồi cũng không có thân tâm thọ nhận sanh tử luân hồi ấy. Cái không có này không phải là làm cho không có mà bản tánh của tất cả các pháp vốn là Không. Người tri giác cái Không ấy cũng như hư không. Nhưng cũng không thể nói không có tánh tri giác. Có và không đều mất hết, đó gọi là tùy thuận tánh Giác thanh tịnh. Vì sao thế ? Vì trong Như Lai tạng (Viên Giác) không có khởi diệt, không có thấy biết, như tánh hư không thường bất động, như tánh pháp giới rốt ráo khắp cùng mười phương.

Đó gọi là nhân địa pháp hạnh. Bồ-tát nhân đó mà phát tâm thanh tịnh ở trong Đại thừa. Chúng sanh đời mạt pháp cũng y vào đây mà tu hành thì không sa vào tà kiến” (Chương Văn Thù).

Cũng theo kinh Viên Giác, điều quan trong đối với chúng ta là nhân địa này cũng chính là tánh Giác thanh tịnh (giác địa) của tất cả chúng sanh.

Luận Khởi Tínnói tu Chỉ Quán là để an trụ vào Chân Như:

“Khi từ ngồi thiền đứng dậy, tới lui qua lại, làm các công việc, phải thường nhớ phương tiện để tùy thuận quán sát. Tu tập như vậy lâu ngày thuần thục thì tâm được an trụ. Do tâm an trụ dần dần mạnh mẽ, tùy thuận nhập vào Chân Như tam muội, phá trừ phiền não, tín tâm tăng trưởng mau thành bất thối chuyển.

Nhờ y vào Chân Như tam muội này mà biết được pháp giới Một tướng, nghĩa là chứng ngộ pháp thân của chư Phật và thân chúng sanh bình đẳng, không hai. Đó gọi là Nhất hạnh tam muội.

Phải biết Chân Như là căn bản của các pháp tam muội. Nếu người ta tu hành theo Chân Như thì dần dần sẽ được vô lượng pháp tam muội”.

Luận Khởi Tíncòn nói nhiều đến pháp quán của Bồ-tát đạo, như quán đại bi, quán đại nguyện, quán tinh tấn… tất cả đều y trên Chân Như này.

Để có một khái niệm rõ ràng hơn về Nền tảng của các pháp quán Đại thừa, ở đây chúng ta trích một đoạn về quán Phật A-súc, trong phẩm Thấy Phật A-súc (Phật Bất Động) của kinh Duy-ma-cật:

“Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi ngài Duy-ma-cật: Khi ông muốn thấy Như Lai, thì ông quán Như Lai như thế nào?

Ngài Duy-ma-cật thưa: Bạch Thế Tôn, như con tự quán thấy thật tướng của thân con thế nào, con quán thấy Phật cũng như thế. Con quán thấy Như Lai quá khứ chưa từng đến, tương lai không đi đâu, hiện tại cũng chẳng trụ. Con không quán thấy sắc, không quán thấy sắc Như, không quán thấy tánh sắc. Không quán thấy thọ tưởng hành thức, không quán thấy thức Như, không quán thấy tánh thức. Chẳng phải nơi bốn đại mà khởi, đồng với hư không. Không ở trong lãnh vực các căn, siêu vượt khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Không ở trong ba cõi, vốn lìa khỏi ba nhiễm ô tham sân si, hằng thuận với ba môn giải thoát. Không một không khác, không đây không kia. Chẳng phải tướng, chẳng phải giữ tướng. Không bờ này, không bờ kia, không giữa dòng mà giáo hóa chúng sanh. Quán thấy tịch diệt mà chẳng phải vĩnh viễn diệt mất. Không phải chỗ lấy trí mà biết, không phải chỗ lấy thức phân biệt được. Không tối không sáng. Không danh không tướng. Không mạnh không yếu, Chẳng sạch chẳng dơ. Không ở nơi chốn, không lìa nơi chốn. Chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi… Không khởi, không sanh, không diệt, không lo sợ, mừng chán. Không đã có, không sẽ có, không đang có. Không thể lấy mọi ngôn ngữ để bày tỏ.

Thưa Thế Tôn, thân Như Lai là như thế và được quán thấy như thế. Quán thấy như vậy tức là chánh quán, nếu quán thấy khác đi tức là tà quán”.

Như vậy, quán là quán chính Nền tảng Đại thừa, tức là pháp thân tánh Không. Những pháp quán của Mật tông về sau, như Bổn tôn, cũng đặt trên Nền tảng Pháp thân tánh Không này.

Pháp thân tánh Không chưa từng có sanh tử luân hồi này Lục Tổ Huệ Năng thường gọi là tự tánh. Tự tánh mà “người đời ai cũng vốn tự có” này, thì “vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không động lay, vốn xuất sanh muôn pháp”. Thiền định và thiền quán với ngài Huệ Năng là thiền định thẳng vào tự tánh, thiền quán soi thẳng thấy tự tánh. Vì chỉ y vào tự tánh nên định và quán là đồng thời, là song tu như phẩm Định Huệcủa Pháp Bảo Đàn Kinhnói. Định và quán không phải là cái gì được thiết lập tạm thời “ở bên ngoài”. Vì “tự tánh vốn tự tịnh, tự định, vốn phóng đại quang minh”, nên định và quán chính là định và quán của bản thân tự tánh, người tu chỉ cần tương ưng với diệu dụng có sẵn của tự tánh mà thôi. Vì tự tánh là Nền tảng của Thiền tông, nó “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt” nên trong Thiền thường hay nói “không cần phải lập thêm một mảnh trời trong bầu trời”, “chớ làm chuyện trên đầu lại chồng thêm một cái đầu”.

Về sau tông Tào Động thực hành ngồi thiền là ngồi thiền trên cái bản địa vốn thành Phật này, như Kinh Viên Giácnói, “Chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết-bàn như giấc mộng đêm qua”. Thế nên với Tào Động, một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật: “Ngồi thiền là tự thân làm tự thân thành tự thân”. Mà không chỉ ngồi thiền, “mặc áo ăn cơm uống nước, tất cả đều là tam muội của pháp thân” (Thiền sư Đạo Nguyên). Luôn luôn tương ưng với tánh, xứng hợp với tánh, thì làm công việc gì cũng thành Phật sự”.

Tông Lâm Tế y vào “vô vị chân nhân”, tức là tánh “vô sở trụ” này mà tu hành. Về sau có pháp môn tham công án, tham thoại đầu để tạo ra nghi tình, tức là một cái định cộng với lòng khát khao chân lý và nguyện lực để phá thấu qua những phiền não chướng và sở tri chướng để nhìn thấy tánh.

Ma-ha Chỉ Quáncủa Đại sư Trí Khải nói về Chỉ Quán Đại thừa:

“Từ lúc khởi đầu, Chỉ Quán viên đốn lấy thực tướng làm đối tượng. Dù bất cứ cảnh nào đều được nhìn đồng nhất với Trung đạo. Ở đây không có cái gì ra ngoài thật tánh. Khi hành giả trụ vào pháp giới tánh và tâm hợp nhất với cảnh, thì không một sắc một hương nào không phải là Trung đạo. Bởi vì tất cả chư Phật và cảnh giới của chúng sanh, ấm giới nhập, căn trần xứ là Như Thị. Không hề có khổ sanh tử để từ bỏ, bởi vì vô minh và phiền não đồng nhất với Bồ-đề…

Một thực tướng, tức là tất cả, không có cái gì ở ngoài. Tất cả thực tại tự tánh thuần tịnh, gọi là Chỉ. Dù tịch nhưng hằng chiếu, gọi là Quán. Mặc dù xác định sự khác biệt giữa hai giai đoạn hành trì quy ước mà nói là trước và sau, bản chất không phải là hai, không có sự chia cắt riêng lẽ. Đây gọi là Chỉ Quán viên đốn”.

Mật thừa có tên là Kim Cương thừa bởi vì y vào pháp tánh được ví như kim cương này. Kinh Hoa Nghiêm phẩm Thập Hồi Hướngnói: “Tùy thuận pháp tánh như kim cương”.

Một Đại sư của Đại Toàn thiện Tây Tạng là Longchenpa Rabjam nói sự tu hành là y vào pháp tánh:

Hãy thấy bản tánh tự hữu, đó là vua của những cái thấy.

Hãy thiền định về tánh sáng chiếu tự nhiên, đó là vua của những thiền định.

Hãy tu hành những hiện tượng là như huyễn, đó là vua của những hành động.

Người ta trở thành Phổ Hiền trong trạng thái tự nhiên thành tựu.

(Buddha Mind, Snow Lion, 1989, Thiện Tri Thức 2000)

Tóm lại, Nền tảng, Con đường, và Quả của Đại thừa đều y vào Tánh và hoàn toàn nằm trong Tánh, hay Phật tánh. Karmapa thứ Chín nói trong The Mahamudra eliminating the darkness of ignorance, Đại Ấn, thiền xóa tan bóng tối của vô minh, Thiện Tri Thức 2001:

“Từ vô thủy cho đến vô chung, mỗi người đều có phần riêng của mình là cái được gọi là bản tánh của tự tâm, thực tánh của vạn pháp hay Đại Ấn của tánh Không. Tánh đó không hề sai khác dù con có chứng ngộ hai sự thanh tịnh của nó hay không.

Cái mà mọi chúng sanh đều tự sở hữu là cái Nền tảng (Đại Ấn Nền tảng). Trên Nền tảng đó con đi vào những thiền định trên những con đường vào bản tánh của tự tâm, suốt từ lúc thực hành cho đến địa thứ mười, đó là Con đường. Rồi khi con đã thức giấc hoàn toàn khỏi giấc ngủ vô minh, bản tánh thanh tịnh tối hậu được chứng ngộ, đó là Đại Ấn quả.

Thấy tánh thường trụ, thanh tịnh, hiện tiền của thực tại và thoát khỏi mọi ý niệm chủ thể đối tượng bám nắm là Đại Ấn Kiến (cái Thấy Đại Ấn). Tham thiền về ý nghĩa của cái Thấy này mà không có tư tưởng xao lãng là Thiền định Đại Ấn.

Làm bốn hoạt động thích hợp và hoàn toàn thoát khỏi mọi ý niệm có cái được làm và có người làm là Hoạt động Đại Ấn.

Thoát khỏi mọi ý niệm có cái để thiền định và người thiền định, không có hy vọng và lo lắng như sợ rơi vào sanh tử hay muốn chứng đắc Phật quả là Quả Đại Ấn”.

Như vậy, đối với Đại thừa, Nền tảng là Tánh hay Phật tánh. Con đường khởi từ Phật tánh, hiện hữu trong Phật tánh, và kết thúc trong Phật tánh. Như thế có nghĩa là Con đường là sự khai triển của Nền tảng nơi thân tâm con người. Và Quả chính là Nền tảng đã khai triển trọn vẹn nơi con người.

Văn Hóa Phât Giáo số 160

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2022(Xem: 2297)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
26/08/2022(Xem: 2300)
Sai lầm lớn nhất của con người là cố chấp cái nhìn cục bộ của mình. Thực ra chân lý là pháp phổ biến, không dành riêng cho bất cứ ai. Mỗi người giác ngộ chân lý qua tầm nhìn của mình về chính mình và vạn pháp. Người có tầm nhìn lớn nhất là người thông suốt được tất cả tầm nhìn của nhân loại. Như đức Phật thấy được 62 tà kiến của thế gian. Đừng hiểu tà kiến là thấy sai, cái sai không phải ở thấy mà ở cố chấp cục bộ. Ví dụ như những người mù sờ voi, cho con voi là cái chân, cái bụng, cái lưng, cái ngà, cái đuôi, cái vòi, cái tai, con mắt
25/08/2022(Xem: 1906)
Thiền tập CHÁNH NIỆM sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận được sự an lạc trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền cũng tăng sự tập trung, tăng kỹ năng nhớ, vượt qua áp lực căng thẳng trong đời sống hằng ngày… Thể theo nhiều yêu cầu của các bạn trong và ngoài nước, buổi họp ra mắt lớp Thiền Tập Chánh Niệm và Yoga sẽ được họp qua hệ thống ZOOM. Vào: * Ngày 24 tháng 09, 2022 lúc 6:30pm-8:00pm (Central time/Hoa Kỳ-Tối Thứ 7 tại Hoa Kỳ) *Nhằm ngày 25 tháng 09, 2022 lúc 6:30am-8:00am (sáng Chủ Nhật tại Việt Nam)
07/01/2022(Xem: 3246)
Chứng ngộ không phải là một kết luận mà người ta đạt được bằng suy luận; nó coi thường mọi xác định của trí năng. Những ai đã từng kinh nghiệm điều nầy đều không thể giải thích nó một cách mạch lạc và hợp lý. Một khi người ta cố tình giải thích nó bằng ngôn từ hay cử chỉ, thì nội dung của nó đã bị thương tổn ít nhiều. Vì thế, kẻ sơ cơ không thể vói tới nó bằng những cái hiển hiện bên ngoài, mà những ai đã kinh nghiệm qua một lần chứng ngộ thì thấy rõ ngay những gì thực sự không phải là nó. Kinh nghiệm chứng ngộ do đó luôn luôn mang đặc tính ‘bội lý,’ khó giải, khó truyền. Theo Thiền sư Đại Huệ thì Thiền như là một đống lửa cháy lớn; khi đến gần nhất định sém mặt. Lại nữa, nó như một lưỡi kiếm sắp rút ra khỏi vỏ; một khi rút ra thì nhất định có kẻ mất mạng. Nhưng nếu không rút ra khỏi vỏ, không đến gần lửa thì chẳng hơn gì một cục đá hay một khúc gỗ. Muốn đến nơi thì phải có một cá tính quả quyết và một tinh thần sung mãn. Ở đây chẳng có gợi lên một chút suy luận lạnh lùng hay phân biệt
12/12/2021(Xem: 3263)
Thế Tôn là bậc tuệ tri mọi pháp, bậc y vương, thầy của trời người trong tam giới. Vì thế, Đấng Thiện Thệ trong 45 năm thuyết pháp đã để lại cho thế gian một kho tàng pháp bảo, là những diệu dược tùy theo bệnh (tham sân si) của chúng sanh mà kê toa thích ứng nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, niết bàn. Riêng trong tạng Pali, ngoài tứ niệm xứ, minh sát tuệ, Thế Tôn từ mẫn với trí tuệ toàn giác (tuệ tri mọi pháp) đã 'có nhiều phác đồ điều trị khác nhau trên nền tảng của đạo đế: Bát Chánh Đạo' diệu dụng mà theo đó tùy theo căn cơ (tùy pháp, hành pháp), sẽ đến bờ giải thoát, hoặc bậc hữu học vv.
16/11/2021(Xem: 7161)
01. Niết-bàn 02. Vô minh 03. Giáo lý Vô thường 04. Không có ngã hay Không phải ngã 05. Pháp môn Không phải ngã 06. Định nghĩa của Niệm 07. Giáo dục lòng Từ Bi 08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 09. Làm sao để hiểu tâm mình? 10. Hoà Giải, Phải & Trái 11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo * AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS by Thanissaro Bhikkhu CONTENTS 01. The Image of Nirvāṇa 02. Ignorance 03. All About Change 04. No-self or Not-self? 05. The Not-self Strategy 06. Mindfulness Defined 07. Educating Compassion 08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda 09. How to Read Your Own Mind 10. Reconciliation, Right & Wrong 11. The Roots of Buddhist Romanticism
06/11/2021(Xem: 9043)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
18/06/2021(Xem: 9369)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
03/04/2021(Xem: 4715)
Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này. Một vài thuật ngữ: Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới). Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó. Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567