Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chọn Pháp Môn Tu

07/03/201709:48(Xem: 6538)
Chọn Pháp Môn Tu


hoa_sen (9)

CHỌN PHÁP MÔN TU

Đức Hạnh

 

 

Con người quay về đạo Phật, nếu thật sự tìm cầu cho mình con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, đều phải tri hành từng bước theo chủ trương của đạo Phật. Trước hết phải quy y Tam bảo, và tiếp nhận giới luật Phật, hành trì giới luật mới đúng ý nguyện quay về. Sau đó,  phải học Phật pháp, và tu tập là điều kiện ắt phải. Phật pháp do chư Tăng gảng dạy, để cho các hành giả thấy được các chân lý và đạo giải thoát trong các pháp môn tu. Rồi tu hành theo Đạo, sau khi đã ngộ lý. Hành theo đạo để giống như Phật. Giống như Phật, là giống như thế nào ? Đó là tâm giác ngộ từng phần một, rồi đến phần hai, ba…Qua đây, cho ta biết thêm chữ Học, là bắt chước làm theo. Học Phật, là bắt chước làm theo giống như Phật, đó là về tâm vô ngã, thanh tịnh, trống rỗng, là phương tiện giải thoát sinh tử, chứ không phải để được có chức quyền, danh lợi nào cả, vì trong đạo Phật không có danh, lợi …

   Sau khi học và biết được  4 pháp môn cơ bản : Thiền. Tịnh, Mật, Quán niệm chân như. Các hành giả tự chọn cho mình một pháp môn tu chính và một vài pháp môn phụ được thích hợp với căn cơ, trình độ văn hòa và hoàn cảnh của mình, rồi tích cực học và tu tập ra giữa trường đời và tại gia.

   Những pháp môn phụ như : Từ bi, Bát chánh đạo, Tứ đế, Mười hai nhân duyên, Tam ác đạo, Tứ nhiếp pháp, Nhân quả, Luân hồi…Ý nghĩa Sám hối, Ăn chay…

        PHÁP MÔN CHÍNH, PHÁP MÔN PHỤ

  Tất cả pháp môn tu chính và phụ do Phật chứng đạo, nói ra 5 thời suốt 45 năm, đều là những phương tiện hướng dẫn người tu tập để đạt tâm giác ngộ giải thoát. Vì là phương tiện, cho nên pháp môn nào cũng có chứa đựng cùng lúc 2 lý chắc thật, đó là tục đế và chơn đế. Hành giả tu tập pháp môn cho mục đích được giác ngộ giải thoát, là phải nhìn thấy được chơn đế trong các pháp môn chính phụ mà mình đã chọn, rồi theo chơn đế, tức là dấu đạo vô ngã mà tu tập. Chứ còn những ngôn từ diễn giảng nghĩa lý qua lại nhiều lần từ các bậc Tăng bảo tại đạo tràng hay trong các băng cassette, DVD, CD chỉ là lời tục đế, khế lý làm hiển lộ chơn đế (dấu đạo vô ngã) như ngón tay chỉ mặt trăng. Sau khi thấy mặt trăng rồi, ngón tay hết lý do tồn tại. Cho nên học pháp môn để tu là y cứ vào giáo pháp không y cứ vào người dạy. Y cứ vào trí, không y cứ vào thức. Từ đây cho ta thấy rằng pháp môn chính phụ đều có cùng một lẽ thật, đó là đạo lý vô ngã, chứ không sai khác nhau, không cách biệt nhau, gọi là tùy duyên bất biến. Do vì căn cơ trình độ của con người có khác nhau, nên Phật đã nói ra nhiều giáo pháp, nhiều lý lẽ, nhiều cách hướng dẫn, tùy duyên (tục đế) để làm sao cho hành giả được thấy chân đế là dấu đạo vô ngã, theo đó mà tu tập được giác ngộ giải thoát. Tu pháp môn nào cũng được thấy đạo lý vô ngã cả, chứ không phải pháp môn này có, pháp môn kia không.

Sở dĩ nói có pháp môn chính phụ như vậy, cũng chỉ là một một cách hướng dẫn cho các hàng Phật tử thấy được những việc bố thí, cúng dường Tam Bảo, lập đạo tràng mời chư tăng giảng kinh, ấn tống kinh điển, tụng kinh, các Phật sự tại chùa, và ngay cả những công việc văn hóa, xã hội, sinh hoạt tại thế gian, v.v… mà họ đã và đang làm bên cạnh tu Tịnh Độ, Phật thất, Thiền định… đều là những pháp môn có liên đới mật thiết đến Thiền định, Tịnh độ, Mât tông, Quán niệm chân như… đúng theo định lý Duyên khởi “một pháp môn có mặt trong tất cả pháp môn. Tất cả pháp môn có mặt trong một pháp môn” gọi là viên dung các pháp. Quy luật viên chung ấy là động cơ giúp cho con người đạt nhiều thành quả khả quan trong các cơ chế thuộc xã hội và các quả vị chứng đắc của các hành giả trong đạo Phật trên vận hành tu tập Phật pháp. Cho nên không thể tu tập một pháp môn, mà phải tu một vài pháp môn liên hệ. Giống như không thể ăn duy nhất một món cơm không, mà phải có ăn một vài thức ăn khác để giúp cho khẩu vị được tiết ra dịch vị giúp cho thiệt thức (lưỡi miệng) có cảm giác ngon và giúp cho bộ tiêu hóa dễ làm việc một cách hanh thông, không bị táo bón.

Cũng như vậy, các hành giả đang trên bước đường “kiến đạo tích vô ngã” (thấy chơn lý vô ngã) bằng pháp môn của mình: Thiền định, Tịnh độ, Trì tụng thần chú Đà La Ni, Quán niệm chân như… đều phải tu tập các pháp môn phụ, để giúp cho tâm hành giả thêm vững mạnh. Nếu không nói rằng: các pháp môn phụ được ví như các chất liệu : Gạch, Xi măng, Cát xây dựng đài sen để bảo vệ Nhụy sen, tức là tâm vô ngã, thanh tịnh bên trong được vững mạnh, đánh thức tâm hành giả trực tĩnh, không còn miên man trên dòng sóng chấp ngã ở công việc phụng sự đạo pháp, giúp đời độ sanh, bố thí cho tha nhân. Chẳng hạn Định lý Duyên Khởi, pháp môn phụ nhưng, được chứa đựng tư tưởng Vô ngã rất cao siêu : “Nếu chúng ta chưa liễu ngộ được định lý Duyên khởi, thì chắc chắn chúng ta chưa có thể đạt được tâm vô ngã. Vì thế cho nên Đức Phật đã khẳng định : “ Vì không hiếu định lý  duyên khởi đó, mà tâm con người bị rối như tơ vò, rối bù như cuộn chỉ, chằn chịt như loài cỏ Munja”.  Đức Phật còn dạy thêm cho Phật tử chúng ta : “Phàm làm các việc từ thiện xã hội, từ việc nhỏ đến việc lớn, đều được xây dựng trên tinh thần vô ngã”. Hay là câu :Tất cả công việc cứu khổ độ sanh, mà quên phát Bồ đề tâm, chỉ là việc làm của Ma vương”.

Với hành giả tu tập Phật pháp cho mục đích tìm cầu con đường giải thoát bằng tâm vô ngã, hãy nhận thức những điều nói trên mà đưa tâm trở về thực tại tỉnh thức không trụ tâm ở các việc phụng sự đạo pháp, hóa độ chúng sanh để phá trừ ngã chấp mà hàng phục tâm và an trú tâm ở các việc bố thí không trụ tướng ở 3 nguyên lý : không. Tức không thấy mình bố thí, của thí và người nhận thí (Tam luân vô tịch), hay còn gọi là ba cấp Balamật, tức là vượt thoát những thứ ngã chấp, để qua bờ giải thoát.

Nguyên lý của những hành giả tu Tịnh độ niệm Phật Di Đà hay tu Thiền định, thì tâm thường hằng an trú trong định. Hành giả tu tập thiền định, đối cảnh không trụ tướng (đối cảnh vô tâm). Hành giả tu niệm Phật, tâm không loạn động (một tâm niệm Phật Di Đà, không có niệm khác xen xẽ. Gọi là niệm vô niệm. Nhưng sau đó, đa số thì lại quên, cho nên trên vận hành làm các công việc bố thí, hóa độ, Phật sự… tại chùa, ngoài xã hội mà tâm thức bị vọng động, ngã si, ngã mạn, ngã ái, bỉ thử, trụ tướng, trụ pháp… trụ không biết bao nhiêu thứ trụ, trụ pháp trụ tướng ở quá khứ và hôm nay, v.v… thì mức độ tâm định hành thiền, thanh tịnh niệm Phật trong giờ phút vừa qua, ngày qua, tuần qua đã biến thành hữu lậu (bị lọt trở lại lục đạo luân hồi), không đủ để lấp kín cái hố thẳm tâm vô đáy tràn đầy vô minh, ô nhiễm, trần cấu nói trên. Mỗi khi tâm bị đi vào những tánh hữu ngã như vậy, liền bắt nó tỉnh thức, trở về thực tại để lấy lại chơn tâm, không có gì là khó, đừng để nó triền miên trôi nổi trên biển tâm, đầy sóng tình hữu ngã.

Phương tiện được qua bên kia bờ giải thoát sinh tử là cái tâm thanh tịnh vô ngã, mà không có. Như vậy lấy gì để giải thoát? Không qua thì ở lại bờ. Bờ bao nhiêu mét  người chờ bấy nhiêu. Đúng như lời Phật nói: “Rất ít người qua bờ bên kia, số đông ở lại bên này, lẩn quẩn bên bờ” (kinh Đại Tỳ Bà Sa).Đúng như lời thơ : “Tâm chưa Vô ngã, là chưa Phật thừa”

      Kết luận.

Nguyên lý của hành giả quay về đạo Phật với mục đích tìm cầu cho mình con dường giải thoát, thì Không thể Không ở hai việc lớn: Đó là quy y Tam Bảo (có thọ 5 giới luật và 10 giới tùy theo sở nguyện) và phải học và tu tập Phật pháp với chư Tăng, Ni ở bất cứ nơi đâu. Học Phật trước, sau mới đến chọn pháp môn tu. Tự mình, không ai chọn dùm. Pháp môn nào hợp với căn cơ, trình độ văn hóa và hoàn cảnh của mình, thì nên chọn. Pháp môn tự chọn là pháp môn chính. Có Bốn môn chính sau đây :1-Thiền định, 2-Tịnh độ, 3-Trì tụng thần chú Đà La Ni, 4-Quán niệm chơn như và quán chiếu vô thường.

  Một -  Pháp Thiền. Thiền, là pháp môn tối thượng thừa (cổ xe tuyệt vời nhất) dành cho những hành giả có trình độ văn hóa cao, tâm hồn phóng khoáng, đại lượng, khoan dung, không bị những thứ ngã chấp chi phối, mới có thể tiếp nhận học và hành trì. Nguyên lý của Thiền, thì rộng lắm. Người viết xin tóm tắt. Pháp Thiền, chính yếu, là tâm không trụ vào cảnh trần, thường hằng tỉnh thức, an trú trong chánh niệm, đối cảnh vô tâm, v.v…là những nền tảng xây dựng tâm Vô ngã, cho nên nhìn vào tất cả các pháp liền thấy ngay, thực tướng của chúng là vô ngã, không tự thể, được có bản thể, là do các duyên giả hợp tạo nên, nên chi luôn bị định luật vô thường chi phối, làm tan rã, hoại diệt...Sau khi ngộ được 3 chân lý Vô ngã, Vô thường, Duyên sinh giả hợp, hành giả luôn sống trong định một cách thường trực; tâm thường rỗng lặng, vô ngã trống không.

  Hai - Pháp môn niệm Phật A DI ĐÀ. Pháp môn này, cũng không phải là ngắn, dành cho những hành giả có căn cơ và trình độ thấp. Nguyên lý của pháp môn Tịnh độ, là Tín, Hạnh, Nguyện. Tín, nghĩa là có tâm tin vào tuyệt đối có cảnh Cực Lạc thật sự ở phương Tây, cách đây qua mười muôn ức cõi. Nơi đó Đức Phật A Di Đà, là giáo chủ nước Cực Lạc.  Đúng như lời Đức Thích Ca Mâu Ni nói : “Có tam thiên đại thiên thế giới (Ba ngàn thế giới lớn) ở ngoài không gian vô tận. Điều này, được các nhà khoa học không gian Âu Mỹ đã tìm thấy từ thế kỷ 19, sau đó đã phổ biến nhiều hình ảnh hiện thực qua sách, báo, truyền hình. Chứng minh rõ nét, các phi hành gia Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống mặt trăng vào mùa thu 1969. Tiếp tục khám phá Sao Hỏa trong những năm qua, hành tinh có sự sống.  Và gần đây nhất 2016, nhóm NASA MỸ đã khám phá gần 1,300 hành tinh mới, có 9 giống trái đất có thể sống được.

   Tin có thế giới Cực Lạc rồi, thì quyết tâm hành trì phương cách niệm A Di Đà do chư Tăng, Ni hướng dẫn. Bên cạnh hành trì, hành giả luôn đem tâm phát nguyện vãng sanh về nước Phật A Di Đà. Phương tiện chính được vãng sanh Cực Lạc, là cái tâm không điên đảo (vô ngã), chứ không phải ỷ lại những thứ : “Có chút thiện căn được sanh làm người, gặp Tam Bảo hiện tiền (Phật tượng, kinh điển Phật, chư Tăng) là cái duyên đưa đẩy bản thân đi bố thí, cúng đường, là nhân tạo phước hữu lậu, mà cho rằng sẽ được vãng sanh Cực Lac ! Hoàn toàn không được ! Điều này được Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni khẳng định trong kinh Di Đà : “ Xá Lợi Phất, bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức nhơn duyên, đắc sanh bỉ quốc”. Có nghĩa là, không thể lấy chút thiện căn vốn có và phước đức, mà cho là nhờ cái nhân duyên ấy, sẽ  được vãng sanh Cực Lạc !

   Ba- Pháp môn tu mật tông. Pháp môn này, là trì tụng những thần chú Đà La Ni. (Đại bi, 10 chú liên đới nhau và một số thần chú khác như : Úm ma ni pát mi hôm (Án ma ni bác di hồng), Ma ha tát, đát đa bát đát ra. Úm tê rê, tít tê rê, tu rê va ha, v.v… Các hành giả tự chọn lấy những thần chú ưa thích nhất, rồi trì tụng. Tụng lúc đầu bằng lời, sau đó bằng tâm. Tư thế ngồi tụng giống như ngồi thiền, Thay vì hít thở ra vào, thì miệng tụng liên tục, đến lúc không hay biết gì chung quanh, chỉ nghe lời thần chú liên tục  thật nhỏ vang dội trong tâm nhưng, thân rất tỉnh táo, không bị hôn trầm. Tư thế cứ như vậy ngày qua, tháng lại với thời gian 5 năm, 10 năm, hay lâu hơn nữa… Tâm hành giả mật tông lúc bấy giờ không khác với các thiền sư đạt đạo. Được thấy qua những trạng thái, lời nói trong đối đãi thật hiền hòa, nhân ái, thương yêu, tôn kính mọi người từ thượng đến hạ một cách bình đẳng nhưng, những câu thần chú cứ hiện ra trong tâm, đôi khi hiển lộ ở đôi môi khi đứng, ngồi một mình, mà tâm vẫn  thường hằng vô ngã, rỗng lặng. Chính là đạo cảm thông lên chư Phật, Bồ Tát không thể nghĩ bàn của những hành giả tu mật tông (chư vị Lạt Ma Tây Tạng).

4- Pháp môn tu Quán niệm. Pháp môn này gần giống (tương tợ) như Thiền quán ở tư thế thiền tọa, có hít thở bình thường, không chủ trương thở sâu vào, thở nhẹ ra. Trong lúc ngồi tĩnh tọa như vậy, đem tâm quán niệm vào 4 nơi, gọi là “Tứ niệm xứ1- Quán thân bất tịnh. Tức là quán thấy thân thể mình và người rất dơ, nhớp, tanh hôi do máu thịt. 2- Quán thọ thị khổ. Tức là thấy mình và mọi người không vui, mà chỉ có khổ bởi thân đang trên đà già nua, bịnh đau…nên chi tâm và thân luôn bị khổ. 3- Quán tâm vô thường. Tức là thấy tâm ý mình và người luôn thay đổi hoài không ngừng nghỉ. Và mọi bản thể vạn hữu luôn bị thay đổi, không tồn tại lâu dài bởi định lý vô thường chi phối. 4- Quán pháp vô ngã.Tức là thấy vạn pháp trên thế gian đều do vô số nhân duyên giả hợp tạo nên. Không có vật nào độc lập, tự tạo nên bản thể. .

Vấn đề đem tâm quán niệm vào các pháp có nhiều cách, do các hành giả tự tạo lấy. Chẳng hạn vào các nơi: Nghĩa địa, bãi thiêu xác người bằng củi (bên bờ sông Hằng Ấn độ), lò thiêu bằng Gá, nhà quàn, bệnh viện. Tại những nơi đó, các hành giả đã nhận ra định luật vô thường đối với con người và vạn hữu một cách bình đẳng, không tha, miễn cho ai cả !

Sau nhiều lần đã thấy rõ mạng sống con người trên cõi đời này như sương mai, sấm chớp chiều hôm, sớm còn tối mất và vạn hữu cỏ cây, muôn loài vật...cũng như thế. Tất cả phải bị định lý vô thường hủy diệt, do vì vô ngã không tự thể qua quá trình quán chiếu mà ngộ được. Thấy được hai đạo lý vô thường, vô ngã rồi, tâm tư của những hành giả cảm thấy yểm ly, tức là thấy đời đáng chán, không đáng yêu. Từ đó, xả ly mọi thứ tham, sân. Si, không còn những tính nhân ngã, ngã sở, ngã kiến, ngãi ái nữa, phá trừ mọi thứ chấp ngã…Sống bằng tâm thanh tịnh, trống rỗng, vô ngã một cách thường hằng, dù cho trong lúc tu tập các pháp phụ, mà tâm ý vẫn an trú trong tinh thần vô ngã. Đang thực hành: Bốn cách thu phục (Tứ nhiếp pháp) ra xã hội. 1- Bố thí. Giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ bằng vật chất…2- Ái ngữ. Lời nói ôn hòa, thành thật có chứa đựng tình thương…3- Lợi hành. Dấn thân vào xã hội; làm nhiều việc lợi ích cho mọi người về vật chất và tinh thần.4-Đồng sự. Cùng với các bạn đạo xông pha vào những nơi đang có người bị khổ nạn, mà ra tay cứu nguy một cách mau lẹ.

 Mặc dù giáo pháp Phật có vô số lượng pháp môn, từ một phẩm kinh ngắn, dài, bài kệ 4 câu, đều có cùng một tính chất dinh dưỡng tinh thần trong đó, nếu con người tích cực quyết tâm thực tập sẽ có ngay niềm an lạc thanh thoát trong tâm hồn, thuộc đời sống tinh thần.

Con người luôn luôn có hai đời sống vật chất và tinh thần tương duyên nhau không thể rời nhau, nếu một trong hai bị yếu đuối, bịnh hoạn, con người mất sức sống. Vật chất là cơ thể máu thịt, gọi là sắc, được nuôi dưỡng bằng thực phẩm thích hợp với cơ thể mới có sức khỏe tốt. Tinh thần là tâm thức bên trong gồm có thọ, tưởng, hành, thức, gọi là danh, được nuôi dưỡng bằng Phật pháp thích hợp với căn cơ, trình độ mà tâm thức đang có, mới có thể được an lạc, vô ngã, giải thoát.

Cả hai đời sống vật chất và tinh thần đều quan trọng đối với con người trong cuộc sống, do vậy con người phải luôn nhớ chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai, không thể chỉ nuôi dưỡng cơ thể cho mập béo, tươi trẻ mà quên nuôi dưỡng tinh thần. Hay ngược lại, chỉ nuôi dưỡng tinh thần mà quên vật chất cho cơ thể. Mặc dù bản thân con người bị chết đi, bỏ lại trong lòng đất, chỉ có tâm thức một mình ra đi. Nhưng tâm thức ra đi được trong sáng, thanh tịnh, tinh anh, hay mê muội, tăm tối, là do bản thân cũ lúc sống trên đời. Nếu bản thân cũ được tráng kiện, khỏe mạnh, bởi các thức ăn thích hợp, đồng thời tâm thức được minh mẫn trên con đường tu tập đúng pháp môn hợp căn cơ, sẽ đạt được tâm thanh tịnh vô ngã, thì sự ra đi của các hành giả được siêu thoát. Ngược lại thân thể tráng kiện, tâm hồn minh mẫn trên con đường đầy tội lỗi, vô minh, ô nhiễm, thì sự ra đi lìa đời của hành giả, ắt sẽ vào 3 đường ác.

Vì thế cho nên, hàng Phật tử chúng ta, ai là những người thật sự muốn tìm cầu con đường giải thoát bằng Phật pháp hãy nhận thức rõ về thân thể khỏe mạnh do chọn thức ăn tốt và chọn pháp môn tu thích hợp. Cả hai thứ pháp môn và thực phẩm phải được chọn cho thật kỹ, bởi vì cả hai thứ đều liên quan đến vận mệnh con người, một bên làm cho cơ thể khỏe mạnh để tu tập, một bên làm cho tâm thức được thanh tịnh, trong sáng, vô ngã.

Cũng như vậy, pháp môn chính phụ khi chưa vào tâm thức ta, còn nằm im trong kinh điển, chỉ là pháp vô tri, vô giác, nhưng khi ta đem vào tâm thức ta và tu tập, các pháp môn chính phụ ấy liền biến thành tâm thể hoàn tịnh do thích hợp với năm căn tịnh sắc bên trong là lúc năm trần căn (5 cửa sổ) bên ngoài không bị chi phối bởi các hiển sắc, hình sắc, biểu sắc của lục trần. Do vậy, người Phật tử muốn có được cái tâm vô ngã thanh tịnh để giải thoát, là phải chọn pháp môn chính phụ thích hợp với căn cơ trình độ của mình trong việc tu tập. Ta chọn đúng pháp môn để tu, tâm thức ta mới thấy được dấu đạo (kiến đạo tích) để hành, rồi tuần tự tiến lên được đạt đạo giải thoát ngay thực tại, tâm có trạng thái Niết Bàn, gọi là chơm  tâm vô ngã.

  Bốn cấp hành giả đã chọn và tu tập 4 pháp môn : THIỀN, TỊNH, MẬT và QUÁN NIỆM. Qua đây cho ta thấy bốn cấp hành giả này, đều có cùng cái tâm thường hằng thanh tịnh, trống không, vô ngã như nhau. Gọi là chia nhau phương tiện, gặp nhau cứu cánh, là tâm vô ngã, không còn mọi ý niệm về Ngã, các phiền não, ác trược đã bị tiêu diệt sạch hết. Nói rõ hơn, tất cả Phật pháp đều là pháp môn tu có cùng vi giải giải thoát. Ai chọn và quyết tâm tu tập, là có quả vị giải thoát lên ngôi vị Phật thừa. Tâm chưa vô ngã, chưa có Phật thừa.

 

 

 

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2014(Xem: 8473)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức... Chất trắng ảnh hưởng đến kỷ năng truyền đạt.
01/12/2014(Xem: 11308)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
29/11/2014(Xem: 8459)
Trên nguyên tắc những gì tốt đẹp sinh ra từ những gì không tốt đẹp. Quý vị hãy nhìn vào những cánh hoa sen thì sẽ rõ: chẳng phải là xinh đẹp và tươi mát hay sao! Những cánh hoa ấy mọc trong bùn đất dơ bẩn và hôi tanh, thế nhưng một khi đã vươn lên khỏi bùn thì hoa lại trở nên sạch sẽ và tinh khiết. Người ta có thể kết các cánh hoa ấy lại để làm vương miện cho một vị vua, bởi vì các cánh hoa ấy sẽ không còn quay lại với lớp bùn nhơ trước đây nữa (một người tu tập đạt được giải thoát sẽ không còn quay lại với thế giới luân hồi). Cánh hoa sen cũng là hình ảnh của một người hành thiền nghiêm chỉnh cố gắng và luyện tập kiên trì.
20/11/2014(Xem: 10937)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
19/11/2014(Xem: 5821)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) và Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) là hai vị thiền sư của thế kỷ XVII, nổi tiếng nhất, sống lâu nhất và để lại nhiều tác phẩm nhất, với số tác phẩm thuộc loại đồ sộ nhất của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu những chỉ dạy của Thiền sư Hương Hải, sắp xếp chúng thành một trình tự dầu chưa hẳn đã hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận ra Thiền tông vào thế kỷ XVII của Việt Nam như thế nào, và rộng ra, con đường Thiền của Việt Nam như thế nào. Những chỉ dạy của ngài không phân thành từng đề mục, nhưng ở đây chúng ta cố tìm cho ra những điểm chính và đặt thành tiêu đề phù hợp với con đường Phật giáo nói chung, để hình dung ra một cách có hệ thống con đường Thiền cho những người tu học đời sau như chúng ta.
12/11/2014(Xem: 16301)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
31/10/2014(Xem: 6891)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao? Y giới, nhất là qua sự thí nghiệm của BS Herbert Benson, Đại học Harvard
26/10/2014(Xem: 8887)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
29/09/2014(Xem: 7394)
Theo tích truyện Suvaṇṇakārattheravatthu ở trong bộ chú giải Dhammapadaṭṭhakathā có kể đại lược là: “Tôn giả Sāriputta có một tỳ-khưu đệ tử còn trẻ đến xin đề mục thiền định; thấy sức vóc trai tráng, khí huyết phương cương, ngài liền bảo, hãy niệm thân bất tịnh (asubha), cốt ý là để đối trị với dục vọng và tham ái. Vị tỳ-khưu trẻ vào rừng, suốt bốn tháng ròng rã chăm chuyên niệm 32 thể trược, thỉnh thoảng đến nghĩa địa để nhìn ngắm tử thi nhưng “tướng bất tịnh” vẫn không hiện ra. Chán nản, vị tỳ-khưu trẻ muốn hoàn tục.
06/09/2014(Xem: 12431)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]