Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cầu nguyện và tụng kinh

25/11/201111:40(Xem: 5669)
Cầu nguyện và tụng kinh

Le_Phat_Dan_2014 (69)CẦU NGUYỆN và TỤNG KINH
Tâm Diệu

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau, thường được tiêu biểu bằng con số 84 nghìn pháp môn, để hướng dẫn mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát. Cầu nguyện và tụng kinh, tuy không phải là cứu cánh, nhưng cũng là một trong 84 nghìn pháp môn.

CẦU NGUYỆN

vande-tamlinh-03Thời Đức Phật tại thế, có chàng trai trẻ đến xin Phật làm lễ cầu siêu cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên. Đức Phật trả lời, như một hòn đá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, hòn đá vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích [33] .

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, cũng trong kinh Pali, Đức Phật cho thấy sự cầu nguyện có ảnh hưởng đến người khác và môi trường sống chung quanh. Điển hình là trường hợp Tỳ kheo Angulimāla, ông vốn là một tay cướp giết người nổi tiếng, nhưng Angulimāla được Phật hoá độ, trở thành Tỳ kheo. Một hôm, Angulimāla đi khất thực, gặp một người đàn bà sắp lâm bồn đang rên siết đau đớn bên đường. Không biết làm thế nào, Angulimāla trở về hỏi Đức Phật. Đức Phật khuyên Angulimāla đem lời sau đây nói với người đàn bà: "Này cô, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề có ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô được bình an vô sự."[34] Angulimāla học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn che, đọc lại. Người mẹ đau đớn liền sanh được dễ dàng.

Đến nay bài kinh Angulimāla Paritta [35] này vẫn còn được lưu hành ở một số quốc gia Phật giáo Nam Truyền. Điều này cho thấy năng lực nội tại (qua tâm từ và giữ giới) của hành giả có thể có tác dụng đến ngoại giới, đến môi trường chung quanh và ảnh hưởng ấy lại được chuyển tải bởi ngôn ngữ (lời kinh). Sức mạnh của tâm từ và năng lực trì giới của Tôn gỉa Angulimāla đã chuyển hoá tai họa của sản phụ, khiến cho mẹ con được an lành.

Cũng vào thời Phật, có một số tỳ kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn bị thương nhiều có khi gây tổn hại đến sinh mệnh, nên Phật đã dạy các tỳ kheo ấy hãy rải tâm từ đến các loài rắn độc thì sẽ tránh khỏi. Phật dạy bài kệ. Nội dung bài kệ không phải là những câu thần chú bí hiểm, mà chỉ là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan toả đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện chúng sinh các loại đều được an lành, không làm hại đến tỳ kheo. Văn ước nguyện này được gọi là “hộ chú“ (parittam)[36] .

Trong thời cận đại, một vị bác sĩ người Pháp qua Việt Nam làm các việc từ thiện ở những năm đầu thập niên thế kỷ 20 cũng xác nhận rằng nhờ “tâm từ” mà ông đã thoát được nạn rắn độc. Đó là trường hợp bác sĩ Yersin: “Năm 1894 bác sĩ Yersin đi từ cao nguyên Lang Bian đến Darlac rồi từ Darlac đến Attopeu, một bữa nọ bác sĩ đang đi trong rừng, mắt chăm chú nhìn lên các ngọn cây cao, thì bỗng nghe sau lưng có tiếng động. Quay lại thì ngó thấy một con rắn hổ mang to lớn đứng thẳng lên trên đuôi, phùng mang le nọc độc. Bác sĩ Yersin đứng yên, thái độ hoàn toàn bình thản. Rắn lắc lư chiếc đầu dẹp muốn nhảy đến chụp, nhưng lại trù trừ. Hồi lâu hạ mình xuống vụt phóng vào bụi rậm rồi đi mất. Nghe được câu chuyện, có người đến hỏi bác sĩ có phải nhờ thuật thôi miên mà thoát nạn chăng? Bác sĩ cười đáp: “Rắn độc cũng như thú dữ, cắn người chỉ để tự vệ. Chúng đều có linh tính. Một khi nhận biết rằng mình không có ác tâm, ác ý đối với chúng thì không bao giờ chúng làm hại mình”[37] .

Trên đây là một số trường hợp cầu an cứu hộ có tính cách cá nhân cho mình hoặc cho người, nương nhờ vào năng lực từ tâm và trì giới. Trong trường hợp số đông chúng sinh như các vùng bị thiên tai, bão lụt làm mất tích và chết nhiều người, dẫn đến các bệnh dịch tàn phá khác. Phật giáo, ngoài những nỗ lực cứu giúp bằng các phương tiện vật chất còn có biện pháp cứu hộ khác bằng năng lực cầu nguyện của số đông với tâm từ bi, với chánh tín và chánh kiến qua việc đọc tụng kinh Châu Báu [38] như tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường áp dụng.

Như thế có thể nói rằng ngoài tự lực, trong Phật giáo còn có tha lực và cầu nguyện, vẫn là một trong 84 ngàn pháp môn tu tập trong đạo Phật. Sự cầu nguyện có thể được giải thích như là một ý lực mạnh mẽ muốn chuyển hóa nghiệp lực đối với tự thân đồng thời hỗ trợ cho tha nhân chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, mà chủ yếu là sức mạnh của tâm từ bi và giữ giới luật.

TỤNG KINH

Tụng kinh là cách hành trì rất phổ biến của cả hai trường phái Phật giáo Nam Truyền và Bắc Truyền.

Kinh có nghĩa là những lời Phật dạy, bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn.

Tụng kinh là để ôn lại những lời Phật dạy và để tự nhắc nhở mình ứng dụng lời của Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày là không làm các việc ác, làm các việc lành và tự thanh lọc tâm ý.Khi tụng kinh, do chú tâm vào lời kinh nên cả ba nghiệp là thân, khẩu và ý không có cơ hội tạo tác. Do đó xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam, sân hận, si mê, đem lại lợi lạc cho mình và người.

Nhiều bài kinh quan trọng từ giáo lý căn bản của Đức Phật được chọn ra từ các bộ kinh. Tên những bộ kinh nguyên thủy bằng chữ Pali được chọn ra là: Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuđaka Nikaya). Các Kinh nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ A Hàm (Agamas) như Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm (tương đương với các bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và Tiểu Bộ Kinh thuộc văn hệ Pali). Ngoài ra còn có các kinh thuộc Phật giáo Bắc Truyền như: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Kinh Duy Ma Cật, Kinh A Di Đà, và còn rất nhiều nữa.

Những kinh mà người Phật tử tụng trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền để cầu an Kinh Châu BáuKinh Phật Lực. Cầu siêu là Kinh Vô Ngã TướngKinh Hồi Hướng Vong Linh. Đối với Phật giáo Bắc truyền kinh Cầu an là Kinh Phổ Mônvà cầu siêu là Kinh A Di ĐàKinh Địa Tạng.

“Cầu An” có nghĩa là ước nguyện cho chính chúng ta hay cho người khác tránh khỏi các hình thái của ma quỷ, bất hạnh, đau ốm, và ảnh hưởng xấu của những sự thay đổi môi trường sống trong hệ thống hành tinh cũng như để đặt tin tưởng nơi tự tâm bằng chính tâm từ bi, chánh tín, chánh kiến và năng lực giữ giới hạnh của chúng ta. Còn “Cầu Siêu” là nguyện cầu cho những người thân quá cố hoặc bạn bè quen hay không quen của chúng ta, nhưng vì tâm từ, vì họ mà làm những việc từ thiện để hồi hướng cho họ được nương vào phước lành đó mà vượt thoát khỏi ba đường ác.

Việc tránh ác, làm thiện và giữ giới của mỗi cá nhân và của số đông, hợp với sức mạnh gia hộ của thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát, của chư Phật và các vị thiện thần có thể đem lại kết quả, đạt được mục đích cầu an như ý lực mong muốn. Sự gia hộ mà trong kinh sách thường nói đến như là một tha lực, là điều rất khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm bản thân.

Chú Thích:
[33] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tương Ưng Bộ Tập IV Thiên 6 xứ Ch.8 Đoạn 6: /tu4-42.htm
[34] HT. Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998, Đức Phật và Phật Pháp /ducphatvaphatphap-12.htm
[35] HT. Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Angulimala Sutta, kinh thứ 86. /u-trung86.htm
[36] Suzuki - TT. Thích Tuệ Sỹ, Thiền và Bát Nhã, Viện CĐPH Hải Đức, 2004.
[37] Quách Tấn, Xứ Trầm hương. Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa tái bản 2003.
[38] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tiểu Bộ Tập I Kinh Tập, (I) Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) (Sn 39) /kinhtieubo1-05-kinhtap-02.htmvà Cư sĩ Nguyên Giác, Bản dịch Việt: /cacphaphoquocandan.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2017(Xem: 15982)
Chánh Pháp Nhãn Tạng _Nguyên tác Shōbō Genzō_ Tác giả Đạo Nguyên Hy Huyền_ Anh dịch Kazuaki Tanahashi, et al_ Việt dịch Đỗ Đình Đồng
12/11/2017(Xem: 4869)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tấm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao, nổ súng. Căng thẳng ở tầm mức gia đình hễ nặng bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là bể chén dĩa, và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, chỉ hại cho đàn con. Căng thẳng cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Theo Mayo Clinic, hội chứng căng thẳng có thể tác động vào cơ thể của bạn, vào suy nghĩ của bạn, vào cảm thọ của bạn, và vào cả thái độ của bạn. Căng thẳng không hóa giải được sẽ gây bệnh, như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh mập phì và bệnh tiểu đường.
12/11/2017(Xem: 23057)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
31/10/2017(Xem: 10276)
Đối Thoại Thiền_Giai Không (Thích Bảo Lạc)
21/10/2017(Xem: 8695)
Vỏn vẹn 5 tháng sau khi cho ra mắt cuốn “Thiền Tập Trong Đời Thường” do Ananda Viet Foundation xuất bản, Nguyên Giác lại cho ra đời tác phẩm mới nhất “Thiền Tông Qua Bờ Kia” đã được Cư Sĩ Tâm Diệu – giám đốc điều hành Ananda Viet Foundation cũng là nhà xuất bản ca ngợi như sau, “Điều chúng tôi cảm thấy thích thú là cuốn sách này trình bày rõ ràng nhiều điểm giống nhau rất cơ bản giữa tất cả các trường phái và tông phái Phật Giáo. Chúng tôi xin chúc mừng Cư Sĩ Nguyên Giác về tác phẩm này với công trình khảo sát và dịch thuật rất cẩn trọng của ông. Chúng tôi cũng ước mong độc giả sẽ tìm được lời hướng dẫn và nguồn cảm hứng để chọn cho mình một pháp hành (phương pháp hay môn để thực tập). Vì chỉ có pháp hành (thực tập) mới giúp cho hành giả chúng ta an trú tâm và an tịnh nội tâm.”
18/10/2017(Xem: 9330)
Thiền dưới ánh sáng Khoa Học - Thích Nữ Hằng Như
12/09/2017(Xem: 5182)
Đối với một người quan tâm đến thành tựu giác ngộ thì việc tu học có quan trọng hay không? Một số dòng truyền thừa đặt nặng việc hành thiền hơn tu học, và nói rằng không cần thiết phải tu học, vì điều này chỉ khiến tâm tràn đầy tư tưởng, và tư tưởng thì không phải là thiền. Tạp chí Mandala đã chọn lựa và trưng cầu ý kiến cùng sự quan sát của một số lạt ma, học giả và hành giả.
25/08/2017(Xem: 6220)
Việc tu hành của người theo đạo Phật là nhằm tu sửa, thanh tịnh hoá Thân Tâm. Phật dạy Con Người do năm Uẩn hợp lại mà thành. Đó là Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn. Sắc ở đây ám chỉ cơ thể của chúng ta, còn bốn uẩn kia hợp lại là Danh. Danh là một tên gọi khác của Tâm. Như vậy Sắc là vật chất nên có hình tướng, màu sắc, chúng ta có thể nhìn thấy và sờ mó được. Còn Tâm thì chỉ là ý niệm, khái niệm hay là trạng thái nên nó trừu tượng, không nhìn thấy, không va chạm được, thì làm sao sửa đổi hay thanh tịnh Tâm? Cho nên, nếu như chúng ta không hiểu rõ Tâm là gì thì rất khó mà tu tập.
21/08/2017(Xem: 5516)
Bài này sẽ trình bày một số pháp vào định, dựa trên nhiều truyền thống. Tuy được viết để trả lời nhiều thắc mắc, bài này vẫn là một khảo sát không thẩm quyền, vì bản thân người viết tu học chưa tới đâu. Trong các phần dựa vào kinh và luận, hy vọng các ghi chú cuối bài sẽ làm sáng tỏ hơn. .
13/08/2017(Xem: 10107)
Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi. Đầu tiên, thầy nói chuyện với những ai mới tập thiền, một số sư, một số ni chưa quen; và nhất là chúng điệu và cư sĩ. Ai ngồi kiết già, bán kiết già được thì ngồi, ai không có già nào cả, cũng không sao. Trong trường hợp này, lựa chọn thế ngồi cho thoải mái, lưng phải thật thẳng, giữ đầu và cổ tương đối vững vàng, đừng gục xuống mà cũng đừng thẳng đuột. Tuy nhiên, tốt nhất nên tập ngồi kiết già hoặc bán già vì các con còn trẻ, trẻ thì dễ tập, dễ uốn!Hôm nay tất chúng ta cùng ngồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]