Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HÃY THÊM THIỀN ĐỊNH VÀO CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CHỐNG LÃO HÓA - Tác giả: Grace Wu

30/12/201005:53(Xem: 5001)
HÃY THÊM THIỀN ĐỊNH VÀO CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CHỐNG LÃO HÓA - Tác giả: Grace Wu


HÃY THÊM THIỀN ĐỊNH
VÀO CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CHỐNG LÃO HÓA

Tác giả: Grace Wu

daophat-giaoduc-06Thiền định là món quà giá trị nhất cho sức khỏe bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống của bạn. Hai mươi phút thiền quán (mindfulness meditation)mỗi ngày sẽ mang lại sự an lạc nội tâm, giảm các nguy cơ mắc bệnh, và thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cho thấy bằng chứng đầy hứa hẹn rằng việc thiền định có thể làm giảm quá trình lão hóa tại mức tế bào, và kéo dài đời sống của bạn.

Nguồn gốc của môn thiền quánxuất phát từ phương Đông và đã bắt rễ sâu vào đời sống tâm linh. Trong lịch sử, các môn đồ Phật giáo dùng thiền định như là một quá trình hợp nhất những lời giáo huấn tinh thần nhằm giác ngộ được mục tiêu của cuộc đời và đạt được sự giải thoát tinh thần tối hậu. Môn thiền quánđã được truyền nhập vào phương Tây chủ yếu như là những kỹ thuật giải tỏa những nỗi bất an của thân và tâm.

Bất chấp việc chuyển sang trần tục, môn luyện tập sự tỉnh giác cao độ, hoặc khả năng tập trung tinh thần tại mọi thời điểm, vẫn có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, theo một công bố trong tạp chí Biên niên sử của Học viện Khoa học New York xuất bản năm ngoái.

Khả năng thúc đẩy những cảm xúc tích cực của thiền định và hiệu quả của nó trong việc điều trị chứng căng thẳng và stress đã được lưu trữ trong tài liệu y khoa từ thập niên 1970. Việc giảm các mức độ stress kết hợp với thiền định sẽ làm chậm sự lão hóa và chết của tế bào.

Những tế bào trong cơ thể chúng ta có chứa những khúc đuôi rất nhỏ, là phần bảo vệ tại đầu cuối của chuỗi DNA. Mỗi lần tế bào phân chia, khúc đuôi này sẽ bị ngắn đi nhằm bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương. Các nhà khoa học khắp nơi hiện nay đã đồng ý rằng chiều dài của những khúc đuôi là dấu hiệu cho tuổi của tế bào—khúc đuôi càng ngắn, thì tế bào và toàn bộ cơ quan càng già và mệt mỏi.

Dưới sức ép hoặc trong tình trạng căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra nhiều hóc-môn kích hoạt stress hơn, ví dụ như là cortisol và catecholamies. Phần gai nhọn của những hóc-môn này được nối với những khúc đuôi đã bị cắt ngắn, biểu hiện sự lão hóa vật chất.

Những kết quả từ các công cụ chụp ảnh thần kinh và các phòng thí nghiệm hóa sinh đã xác nhận rằng những thay đổi trong hoạt động của não gây bởi thiền định cũng có thể làm giảm lượng hóc-môn gây stress này. Người ta nghĩ rằng điều này có thể làm các khúc đuôi ít bị cắt hơn và về cơ bản là làm tăng đời sống của tế bào.

Những cơ chế chính xác của hoạt động này hiện tại vẫn chưa được định hình; các nhà nghiên cứu vẫn đang thăm dò lĩnh vực sinh học của khúc đuôi tế bào này.

Tác giả: Grace Wu
(Theo The Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 21777)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
13/09/2012(Xem: 5746)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 4023)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
01/09/2012(Xem: 12211)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
24/08/2012(Xem: 4872)
Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản. Sau khi học đạo với các vị thầy ở Nhật, Đạo Nguyên qua Trung Hoa tu học. Ngài đại ngộ ngay khi sư phụ Trung Hoa của ngài là Ju Ching nói phải “buông hết cả thân lẫn tâm”. Sau đó ngài đã đến trình kiến giải và được sư phụ ấn chứng. Lòng đầy tri ân, Đạo Nguyên quỳ sụp xuống đảnh lễ thầy. Ju Ching nói, “Buông luôn cả cái buông!” “Hiện thành công án” (Genjokoan) là một chương nổi tiếng trong quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (Shobogenzo), nói đến sự liên hệ của tu thiền và giác ngộ. Đây là một tuyệt tác vô song, với những lời lẽ thâm sâu bàng bạc ý vị thơ, biểu lộ tri kiến của một bậc giác ngộ đã vượt ngoài đối đãi.
07/07/2012(Xem: 14389)
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
06/07/2012(Xem: 5550)
Bắt đầu từ ngày mai, học viện chúng ta có thể nói hoạt động mỗi năm một lần, kỷ niệm thư viện Hoa Tạng, cố viện trưởng cư sĩ Hàn Anh vãng sanh năm thứ tám. Mỗi năm vào ngày này, chúng ta đều có tổ chức nghi thức truy điệu.
06/07/2012(Xem: 9668)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
24/06/2012(Xem: 7929)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc. Lang thang đây là lang thang ở trong các trần, đuổi theo các duyên, nó buông cái này, bắt cái kia hoài không chịu dừng. Chính đó là tâm sinh tử, là tâm biến động. Do vậy mà trôi theo dòng luân chuyển sinh tử luân hồi. Vua Trần Thái Tông tuy là vua nhưng ông cũng tu thiền, sáng tỏ được tâm nên trong bài kệ "Núi Thứ Nhất", vua nói rằng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]