Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền Tâm Ấn

28/08/201020:19(Xem: 5434)
Truyền Tâm Ấn
TO-Bo-De-Dat-Ma

        Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.

          Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói:

          - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.

          Nghe danh xưng đó, hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La ngước lên. Ánh mắt của hoàng tử vừa chạm tới thần quang của Tổ thì lòng hoàng tử bỗng cực kỳ rung động, và một niềm vui bao la lan tỏa khắp châu thân. Tổ Bát-Nhã-Đa-La đưa tay ra, tỏ ý đỡ hoàng-tử đứng dậy. Lui về chỗ ngồi nhưng mắt hoàng-tử vẫn không rời vị sứ giả Như-Lai, người đang tỏa ánh sáng kỳ diệu như thể chiếu sáng được cả thế gian.

          Tổ Bát-Nhã-Đa-La cũng không ngớt nhìn hoàng-tử. Với tuệ nhãn, ngài vừa thấy được trí tuệ vô song của vị hoàng-tử nhỏ qua cung cách đảnh lễ rất khiêm cung mà lại vô cùng thư thái, tự tại. Ngài bèn giơ lên hạt minh châu quý giá mà vua Hương Chí vừa cúng dường và hỏi:

          - Trên đời có thứ gì quý hơn hạt minh châu này không?

          Hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La vòng tay thưa:

          - Đây là hạt minh châu quý giá nhất, chỉ giòng vua Sát-Đế-Lợi mới có. Trên đời không gì có thể quý hơn,

          Hoàng-tử Công-Đức-Đa-La cung kính tiếp lời anh:

          - Bạch Tổ, đây là hạt minh châu chiếu sáng nhất. Không gì trên đời có thể chiếu sáng hơn hạt châu này.

          Vua Hương Chí đưa mắt nhìn hoàng-tử út, chờ câu trả lời. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La quỳ xuống trước Tổ mà thưa rằng:

          - Hạt minh châu này rất quý, nhưng chưa phải là thứ quý nhất trên thế gian. Hạt minh châu này chiếu sáng, nhưng chưa phải là ánh sáng rực rỡ nhất thế gian. Bởi vì, hạt châu này không thể tự nó hiển hiện, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó hiển bày; rồi nó cũng không tự biết nó là gì, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó biết được nó là hạt minh châu. Biết mình là hạt châu rồi, nó cũng không tự biết nó quý giá, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó biết giá trị của nó. Tóm lại, nhờ trí tuệ, hạt châu mới biết được mình là hạt châu quý giá, có thể tỏa chiếu ánh sáng. Nhưng ánh sáng đó cũng chỉ chiếu sáng cho chính nó mà thôi, nó chẳng làm sáng được viên đá, hòn sỏi nào để gần nó. Vì vậy, bạch Tổ, con nghĩ rằng, hạt châu này chưa phải là thứ quý nhất trên đời.

          Tổ Bát-Nhã-Đa-La yên lặng mỉm cười. Nhưng nhà vua thì nóng nẩy hỏi;

          - Vậy thứ gì quý hơn hạt châu này?

          Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vòng tay thưa:

          - Bạch Tổ, tâu phụ vương, trí tuệ là thứ quý hơn hạt châu này muôn ức lần. Trí tuệ chính là thứ quý nhất trên đời, vì có trí tuệ mới nhận ra được tự tánh, và nhận ra tự tánh mới giải thoát khỏi mọi trói buộc phiền não, mới đoạn diệt được luân hồi. Ánh sáng trí tuệ là ánh sáng rực rỡ nhất trên đời vì người có ánh sáng trí tuệ không chỉ soi sáng chính mình mà còn soi sáng cho người u tối, giúp họ đoạn trừ vô minh đạt tới giác ngộ. Trí tuệ cũng là của cải bền vững nhất vì người đã có trí tuệ rồi thì không cảnh huống nào, quyền lực nào có thể lấy đi được.

          Vua Hương Chí và hai hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La, Công-Đức-Đa-La cùng sửng sốt khi nghe câu trả lời của hoàng-tử út. Họ nhìn hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La như nhìn một người rất lạ, một người uyên bác thâm sâu mà trước đây họ không hề chú ý tới.

          Riêng Tổ Bát-Nhã-Đa-La thì vẫn im lặng mỉm cười. Ngài nhớ lại khi xưa, sư phụ của ngài là Bất-Như-Mật-Đa, trước khi thị tịch cũng phải biết, trong hàng đệ tử, ai là kẻ xứng đáng để truyền tâm ấn, tiếp nối việc hoằng pháp độ sanh. Từ ngày Tổ được sư phụ truyền tâm ấn, ròng rã nhiều chục năm bôn ba hoằng pháp mà chưa tìm được đệ tử đủ công năng và trí tuệ để kế thừa Tổ vị. Hôm nay, cơ duyên đã tới rồi chăng?    

          Sau khi vua Hương Chí băng hà, hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La lên nối ngôi thì hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La xin theo Tổ học đạo. Tổ Bát-Nhã-Đa-La không ngạc nhiên khi thấy hoàng-tử nhỏ tìm đến thiền đường, vì Tổ đã nhìn thấy căn cơ của hoàng-tử qua cuộc trắc nghiệm về hạt minh châu. Tổ hoan hỷ nhận hoàng tử làm đệ tử và đặt hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma.

          Từ đó, Bồ-Đề-Đạt-Ma theo thầy hoằng pháp mấy mươi năm ròng.

          Trước khi diệt độ, Tổ Bát-Nhã-Đa-La gọi Bồ-Đề-Đạt-Ma đến mà nói rằng:

          - Cơ duyên hóa thân của ta tới đây đã dứt. Xưa, Như-Lai trao truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng cho Tổ Ca Diếp, lần lượt nhiều đời nhiều kiếp, đến ta là vị Tổ thứ 27, được nhận lãnh. Nay, con là đệ tử xứng đáng để ta truyền lại, con phải hết lòng gìn giữ và lưu truyền. Đó là trọng trách của kẻ được kế thừa tổ vị. Sau khi ta diệt độ rồi, con hãy tạm ở Nam Ấn mà hoằng pháp một thời gian, nhưng nhân duyên lớn của con lại ở tận nước Trung Hoa xa xôi. Con sẽ trải qua muôn vàn khổ hạnh trên đường khai tâm cho người dân xứ ấy. Ta sẽ phò trợ con. Vậy, hãy lãnh ý ta mà tuyên hành.

          Bồ-Đề-Đạt-Ma sụp lạy sư phụ, nhận lễ truyền tâm cùng y bát của thầy mình để sau này làm ấn tín.

          Và, đúng như điều Tổ Bát-Nhã-Đa-La đã thấy trước, Bồ-Đề-Đạt-Ma chính là vị Tổ thứ 28 nhận trọng trách truyền thừa Chánh Pháp, đồng thời, Ngài cũng là vị Tổ thứ nhất, gieo hạt Thiền Tông Phật Giáo ở Trung Hoa, và từ đấy ảnh hưởng trực tiếp đến những giòng thiền tại Nhật Bản, Triều Tiên và ngay cả Việt Nam.

          Nhắc lại chuyện xưa để chúng ta có thể học được bài học đầu tiên nơi vị hoàng-tử nhỏ. Đó là, NHẬN BIẾT GIÁ TRỊ CỦA TRÍ TUỆ VÀ DÙNG TRÍ TUỆ ĐÓ NHƯ NGỌN ĐÈN, XUA TAN BÓNG TỐI TRONG TA VÀ QUANH TA.

          Như một thiền sư đã nói, khi đèn được bật sáng, ta chỉ còn việc nhìn mọi vật cho tỏ tường, mà không bận tâm bóng tối rồi sẽ đi về đâu.

 

 

                                                                                      Huệ Trân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 11427)
Trong Thiền Luận quyển Hạ này tôi cố gắng ghi dấu mối liên hệ giữa Thiền và hai bản kinh cốt yếu của Đại Thừa, kinh Hoa nghiêm (Ganda vyùha) và kinh Bát nhã (Prajnàparamita), và kế đó là sự chuyển mình phải có đối với Phật giáo Ấn Độ khi thích ứng với tâm hồn người Trung Hoa, Trung Hoa là một dân tộc thực tiễn khác hẳn với Ấn, một dân tộc phú bẩm rất cao về khả năng trừu tượng cũng như kho tàng tưởng tượng bất tận.
23/04/2013(Xem: 18987)
Phần nhiều người ta hay lo lắng những việc về quá khứ và tương lai, chính đó là nguyên nhân gây ra cho họ đời sống vô cùng đau khổ và rối loạn tâm tư. Những việc gì ở quá khứ thì nó đã qua rồi; còn những gì ở tương lai thì nó chưa đến. Như vậy, tại sao họ phải quá lo lắng những gì liên quan đến quá khứ và tương lai? Thế thì, những gì có thể tồn tại ở đời này, họ cần phải quan tâm đến và sống với nó.
22/04/2013(Xem: 9568)
Phương pháp thứ nhất là dùng hơi thở theo dõi hơi thở, không nghĩ gì khác. Phương pháp theo dõi hơi thở ra vào được đức Phật Thích Ca khen ngợi và trực tiếp truyền đạt cho học trò.
22/04/2013(Xem: 9075)
Có rất nhiều người bị xấu hổ khi nói về những tính xấu của họ, nhưng họ lại chẳng xấu hổ gì khi nói về tính xấu của những người khác.
22/04/2013(Xem: 7600)
Làm thế nào để cho việc thực tập của chúng ta có lợi ích đối với người đang bệnh nặng?
22/04/2013(Xem: 6563)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết , tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài nầy. Các chuyên gia về sức khoẻ thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với một người bình thường họ sẽ rất bối rối.
22/04/2013(Xem: 6005)
Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết. Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
22/04/2013(Xem: 6711)
Giới thiệu: Bà Sarah Lim là một Phật tử gốc Singapore, hiện đang sinh sống tại Úc và có nhiều đóng góp tích cực trong các sinh hoạt Phật giáo. Bài nầy được trích dịch từ một bài pháp thoại của Bà tại thành phố Perth, Tây Úc, vào tháng 9 năm 2002.
22/04/2013(Xem: 6581)
Hình ảnh biểu tượng con trâu là một hình ảnh cụ thể sống động, đã từng được đức Phật sử dụng trong những ngày cuối cùng để dạy các đệ tử của Ngài; nhằm canh giữ cái tâm của họ, cũng như canh giữ một con trâu.
22/04/2013(Xem: 5907)
Khi chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi vẫn biết đây là một việc làm sai lầm ngốc nghếch; bởi vì vấn đề này đối với Thiền Tông không can hệ gì. Hơn nữa, như chính đức Phật đã dạy ngài Ma Ha Ca Diếp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]