Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoa Học Não Bộ & Thiền Chánh Niệm. Quán Như Phạm Văn Minh

17/09/201512:30(Xem: 9519)
Khoa Học Não Bộ & Thiền Chánh Niệm. Quán Như Phạm Văn Minh

Khoa Hoc Nao Bo_Quan Nhu

KHOA HỌC NÃO BỘ & 
THIỀN CHÁNH NIỆM 
Quán Như Phạm Văn Minh 
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2015



LỜI NÓI ĐẦU

Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học. 

Quyển này không có ý viết cho đông đảo quần chúng Phật tử nhưng cung cấp cho một số Phật tử và các tăng ni trẻ những kiến thức mới nhất trong Khoa Học Não Bộ về Chánh Niệm. Tôi cố ý không dịch các từ ngữ não bộ và để nguyên tiếng Anh, xem chúng như là những tên riêng để các cư sĩ và tăng ni trẻ có thể Google trên mạng tìm thêm thông tin.

Viết về khoa học não bộ là một điều rất khó vì đề tài khô khan và nhiều chỗ trái ngược với kiến thức thông thường và nhất là đòi hỏi người đọc phải có kiến thức vững vàng về Chánh Pháp. Tôi chỉ cố gắng làm hết sức mình và thỉnh thoảng pha đôi chút trào lộng để độc giả thấy được ý của chư Tổ qua lời dạy ‘Bình thường Tâm thị đạo’. Thực hành Chánh pháp không có gì mầu nhiệm hay huyền bí cả, mà chỉ là một cách sống theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo, Từ Bi và Trí Tuệ. 

Để có một Tâm thanh tịnh, an nhiên, hạnh phúc và từ bi chúng ta phải cần thực hành Chánh niệm và bắt đầu từ hơi thở ra, hơi thở vào. Với lòng kiên trì, tinh tấn chúng ta có thể hoàn tất lộ đồ tỉnh thức và chấm dứt khổ đau. Đây là lộ đồ trực tiếp như từ ngữ dùng trong bản dịch Kinh Quán Niệm Hơi Thở của Thầy Minh Châu. Điều ngạc nhiên và thú vị là khi tôi thấy các nhà Khoa học Não Bộ dùng kiến thức để minh chứng cho những nguyên lý căn bản của Phật giáo từ Khổ, Vô thường, Vô Ngã đến Giới, Định Huệ, Tương tức tương hiện vân vân... như một Phật tử, chứ không phải là những nhà khoa học! Có thể gọi họ là những nhà khoa học Phật tử hay Phật tử có tinh thần khoa học, tùy chúng ta muốn nhấn mạnh đến yếu tố nào. Vào cửa Thiền bằng cánh cửa Vô Môn cũng tốt huống nữa là bằng triết lý hay nghệ thuật, nhưng nếu biết chúng ta có thể vào Thiền bằng cánh cửa khoa học lại càng tốt hơn. Một số người vẫn còn chưa thấy thuyết phục nên còn bán tín bán nghi. Tôi có nhắc lại lời của Đạo Nguyên, tổ phái Thiền Tào Động Nhật Bản, Đại nghi Đại ngộ, hay tinh thần của kinh Kalama, không chấp nhận bất cứ điều gì dù đó là truyền thống hay tín ngưỡng của đông người, nghĩa là không chấp nhận lòng tin mù quáng. 

Tôi hy vọng là trong thời gian tới có nhiều Tăng Ni trẻ có dịp du học ở các nước Tây Phương và học thêm cách nhìn Phật giáo theo ánh sáng khoa học. Phật giáo Việt Nam có một đội ngũ tương đối hùng mạnh về các tạng Pali, Sanskrit, Hán và Việt. Trong tương lai gần, một đội ngũ tăng ni tạng Anh Ngữ cần được đào tạo nhanh chóng. Nếu được đi học chương trình Tiến Sĩ tạng Anh Ngữ, các tăng ni trẻ có thể khai thác rất nhiều đề tài để làm luận án, hơn là cứ lẩn quẩn nghiên cứu các đề tài trong nội điển. Đối với các cư sĩ trẻ, tôi mong ước họ sẽ nhận thấy Phật giáo là một viên ngọc quý đã được giới khoa học xác nhận và đừng làm người Cùng tử trong kinh Pháp Hoa đua đòi theo con đường tâm linh giả mạo.

Tôi xin cảm ơn độc giả nào đã đọc ba tác phẩm của tôi từ Kinh Tế Phật Giáo, đến Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm và tác phẩm này, Khoa Học Não Bộ và Thiền Chánh Niệm. Tác phẩm này bày tỏ lòng tri ân của tôi với các vị Thầy trong thập niên 70 đã dạy dỗ kho tàng Triết Đông, như Thầy Nguyễn Đăng Thục và Thầy Thiên Ân, và các vị Tôn túc trong phong trào Phật giáo từ năm 1963 đến năm 1966, trong công cuộc tranh đấu bảo vệ Đạo pháp và Hòa bình dân tộc. Đây cũng là lời sám hối đối với gia đình và bạn bè về những tổn thương về tinh thần trong thời gian tôi còn ‘túy sinh, mộng tử’.

Tác giả: Quán Như Phạm Văn Minh 
Pháp danh: Quảng Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2012(Xem: 5774)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 4042)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
01/09/2012(Xem: 12388)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
24/08/2012(Xem: 4894)
Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản. Sau khi học đạo với các vị thầy ở Nhật, Đạo Nguyên qua Trung Hoa tu học. Ngài đại ngộ ngay khi sư phụ Trung Hoa của ngài là Ju Ching nói phải “buông hết cả thân lẫn tâm”. Sau đó ngài đã đến trình kiến giải và được sư phụ ấn chứng. Lòng đầy tri ân, Đạo Nguyên quỳ sụp xuống đảnh lễ thầy. Ju Ching nói, “Buông luôn cả cái buông!” “Hiện thành công án” (Genjokoan) là một chương nổi tiếng trong quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (Shobogenzo), nói đến sự liên hệ của tu thiền và giác ngộ. Đây là một tuyệt tác vô song, với những lời lẽ thâm sâu bàng bạc ý vị thơ, biểu lộ tri kiến của một bậc giác ngộ đã vượt ngoài đối đãi.
07/07/2012(Xem: 14415)
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
06/07/2012(Xem: 5571)
Bắt đầu từ ngày mai, học viện chúng ta có thể nói hoạt động mỗi năm một lần, kỷ niệm thư viện Hoa Tạng, cố viện trưởng cư sĩ Hàn Anh vãng sanh năm thứ tám. Mỗi năm vào ngày này, chúng ta đều có tổ chức nghi thức truy điệu.
06/07/2012(Xem: 9877)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
24/06/2012(Xem: 7943)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc. Lang thang đây là lang thang ở trong các trần, đuổi theo các duyên, nó buông cái này, bắt cái kia hoài không chịu dừng. Chính đó là tâm sinh tử, là tâm biến động. Do vậy mà trôi theo dòng luân chuyển sinh tử luân hồi. Vua Trần Thái Tông tuy là vua nhưng ông cũng tu thiền, sáng tỏ được tâm nên trong bài kệ "Núi Thứ Nhất", vua nói rằng:
20/06/2012(Xem: 5707)
Như các bạn đều biết, chuyến đi mới đây của tôi tới Ladakh đã phải rút ngắn lại vì sức khỏe của tôi không được tốt. Tôi đã phải hủy bỏ chương trình ở Nyoma vào phút cuối, song các bạn hữu và đạo sinh của tôi đã tỏ ra vô cùng thông cảm, họ thường xuyên thỉnh cầu tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn và quay lại đây khi nào sức khỏe của tôi trở nên tốt hơn. Đôi khi, suy xét về sự việc này một cách khách quan, chẳng ai trong số chúng ta có thể trốn tránh được nghiệp quả. Chúng ta có thể làm điều gì đó để giảm bớt nghiệp quả, song trốn tránh hoàn toàn là điều không thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]