Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ lục : Phụ lục 56 Thi Ca

06/05/201311:26(Xem: 5646)
Phụ lục : Phụ lục 56 Thi Ca


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

PHỤ LỤC THI CA

1

Ai có biết !

Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo

Vọng không trừ, tưởng chẳng cầu chân

Tánh của vô minh và Phật tánh không hai

Phật tánh ấy ! Chính là thật tánh của vô minh đấy !

Thân ảo hóa với Pháp thân cũng vậy

Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân

Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng

Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước

Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)

Chợt tỉnh ra rằng: "vạn pháp giai không"

Tánh thiên chân là thật tánh của mình

Mình là Phật vốn là thiên chân Phật

Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ án

Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la

Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng

Nó hiện hữu với thời gian vộ tận

Gọi tam độc, thực tánh không hề độc

Ví như bọt bèo sanh diệt huyễn hư

Hễ u mê thì tam độc hoành hành

Bằng tỉnh thức không sao tìm được chúng

2

Chứng "thật tướng" thấy rõ cõi đời "vô tướng"

Vô tướng đồng với "vạn pháp giai không"

Tướng PHÁP, NHƠN mà còn chẳng có gì,

A tỳ nghiệp vì gì mà hiện hữu

Đấy lẽ thật, đây lời nói thật

Nói cho mình và hy vọng đến với ai kia

Không có ý chi dối gạt phỉnh phờ

Được phép thệ ! Dù thề độc cũng xin cam nhận.

3

Thoắt chứng nhập NHƯ LAI thiền định

Vạn hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên

Còn mộng mơ thấy có sáu nẻo luân hồi

Khi tỉnh thức cõi Ta bà tìm không ra dấu vết

4

Tội là chi, phước lại là chi?

Đa mang chi hai gánh nặng như chì !

Ai bắt tội ! Ai là người chịu tội ?

Thiện là chi, ác cũng lại là chi ?

Sợ làm chi hai danh tự vô nghì !

Sợ cái đáng sợ ! Lương tâm tự hành hạ lấy

Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có

Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm

Ngày hôm nay có cơ hội lau chùi

Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt !

5

Ai là người thường ước mơ vô niệm

Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh

Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền

Rất oan uổng ! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động

Để trắc nghiệm, xin hỏi "ông Robot" người máy

Quả Bồ đề ! Bao năm tháng nữa, ông thành ?

Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời

Ai can đảm, đủ sức chờ ông giai đáp.

6

Thân tứ đại đừng sanh tâm chấp đắm

Quay trở về thể vắng lặng của chính mình

Đói thì ăn, khát uống ngại ngùng chi !

Gọi là Ngã thể, vẫn hư thì đời còn chi thật

Các hành pháp, luật vô thường chi phối hết

Tuệ nhãn nhìn đương thể tức không

Hiểu sâu xa, quán chiếu tận nguồn chân

Tánh của vạn pháp, là Như Lai Viên Giác

7

Nếu được nói tôi lập trường thẳng thắng

Để tỏ ra, lời của một chân tăng

Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng

Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết

Tôi không thích ba hoa vặt vảnh

Thích học điều, Phật tổ đã đinh ninh

Diễn rõ căn nguyên "liễu nghĩa thượng thừa"

Không được vậy, tôi không còn gì để nói

8

Tâm trong sáng người người ai cũng có

Nó là Ma Ni là Như Ý Bảo Châu (1)

Chẳng mấy ai, biết rõ cái tâm này

Nó mầu nhiệm, thu gọn cả Như Lai tàng tánh (2)

Sáu thần dụng, thấy sắc mà phi sắc (3)

Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không (4)

Nghĩa sắc không, mầu nhiệm vô vùng

Chứng "thật tướng", mối nghi này mới mở hết

9

Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thâm ngũ lực

Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia

Rủ giành trăng, đáy nước… chuyện còn khuya !

Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ !

10

Tôi chấp nhận cô đơn trên đường đạo

Vui một mình, vui theo nhịp bước chân đi

Tôi những mong có pháp lữ chung lòng

Cùng tiến bước vào Niết-bàn thường lạc

Không như ý, tôi nguyền làm người cổ lỗ

Sống theo mình, sống với gió mát trăng thanh

Dù xương trơ, thân đét, thịt teo gầy

Không ân hận, tôi vui với lập trường kiên định ấy

11

Người Thích tử với danh xưng BẦN ĐẠO

Thân có BẦN, ĐẠO có BẦN chi !

BẦN biểu hiện áo khâu áo vá

ĐẠO không BẦN, tâm chứa NHƯ Ý châu (1)

Ngọc NHƯ Ý, dùng sao cho hết

Nó chứa đầy TỨ TRÍ (2), TAM THÂN (3)

Vẹn LỤC THÔNG, BÁT GIẢI (5) cùng tròn

TÂM địa sáng (6) độ sanh vô cùng số.

12

Rồi tất cả, khỏi tu không cầu chứng

Đó là hạng Đại thừa, Thượng sĩ tối lợi căn

Diệt KIẾN TƯ diệt sạch hết CÁI TRIỀN

Rồi tất cả, mà khỏi để tâm tu chứng

Bậc Trung hạ, những căn cơ thấp kém

Học thì nhiều, học trích cú tầm chương

Luôn mồm khoe, học vị với văn bằng

Cởi áo bẩn, còn không biết đường mở nút !

13

Tốt và xấu nhà nhà đều có,

Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau

Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao

Họ tự bỏng, bằng ngọn lửa đốt trời trong tay họ

Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng

Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong

Tìm đâu ra ! Bực bội với u sầu ?

Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì" giải thoát.

14

Lời sỉ nhục ta nghe ra răn dạy

Người dạy ta là thiện tri thức của ta

Nhờ ân sư mà đạo lực kiên cường

Lòng thánh thiện, ta thọ dụng vô vàn an lạc

Câu hủy báng, ta không quan tâm để dạ

Kết oan cừu nào có lợi chi

Để chứng minh sức TỪ, NHẪN vô sanh (1)

Hãy mở rộng cửa lòng bao la như biển

15

Chánh giáo giỏi, thuyết giáo hẳn là sâu sắc

Định tuệ tròn, sẽ không vướng CÓ và KHÔNG

Không riêng tôi, có được sự kiện nầy

Hằng sa Phật, ĐỔNG THỂ không ngoài chân lý ấy

16

Tiếng PHÁP chánh, tợ tiếng gầm sư tử

Bách thú nghe, như vỡ óc xé tim gan

Lời NHƯ LAI, lời vô úy trong trời người

Hương tượng khiếp, còn nói chi nai và chó chóc

17

Tôi đi khắp núi, sông, rừng, duyên hải

Để tầm sư, hỏi đạo, học tham thiền

Cho đến ngày, tôi tiếp nhận chỉ thú TÀO KHÊ

Sự sanh tử, chẳng đáng gì để tâm dính dáng

18

Tu THIỀN tọa, không chỉ ngồi mới "tọa"

Thiền cả đi, khi đứng lúc cần nằm

Dẫu gươm đao dọa dẫm vẫn bình tâm

Phải độc được, cố giữ lòng thanh thản

19

Việc sinh tử kể sao cho cùng số

Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi

Bổn sư ta vô lượng kiếp phát tâm lành

Làm tiên nhẫn nhục, tu hành từ thời NHIÊN ĐĂNG cổ Phật

20

Vào rừng thẳm, trụ am thanh tĩnh mịch

Dưới cội từng, bên gộp đá bóng râm che

Làm tăng quê, vui sâu trong tĩnh tọa, trong êm đềm

Cảnh lặng lẽ, an lành sao nói hết…

21

Giác là hết, chẳng cần tu với chứng !

Pháp hữu vi nhiều lắm kể sao cùng

Bố thí ra, lòng chấp phước sanh thiên

Lúc phước hết, sinh lại cuộc đời không như ý

Như tên bắn, xé hư không bay vút

Sức mỏn rồi, tên rớt biết về đâu !

Sao bằng ta, thẳng tiến "Thật Tướng Môn"

Nhảy một nhảy, đến ngay vùng đất Phật

22

Cần ôm gốc, quan tâm chi cành ngọn

Gốc vững rồi, cành ngọn sẽ sum sê

Như lưu ly, thu hết ánh trăng vàng

Sáng vằng vặc, sáng mơ màng, châu lưu ly thu trọn vẹn

Cũng như thế, tâm ta là châu Như Ý

NHƯ Ý châu, giá trị lớn vô cùng

Tỉnh thức rồi, với THƯỜNG TRÚ CHÂN TÂM

Dùng tự lợi, dẫu lợi tha đời đời không bao giờ hết

23

Trăng vằng vặc, lung linh vờn đáy nước

Gió ngọn tùng, nghe như cật vấn lương tri

Cảnh đêm thanh, trăng sáng: Đã làm gì ?

Rằng, Phật tánh, giới châu tôi in sâu vào tâm địa

Tôi lấy cả ráng mây, làm màu áo

Lấy mù mai, sương sớm để làm màn

Vui trăng sông, tùng núi, gió vi vu

Ôm Phật tánh, giới châu làm bạn đường chung chăn gối

24

Gậy đuổi cọp, đến nay còn chứng tích

Bát thu rồng, của Lục Tổ hãy còn lưu

Thấy vật xưa, như gặp lại người xưa

Nhìn kỷ vật, để nhủ lòng thêm tinh tấn

Cầm tích trượng, tưởng như nắm trong chân lý

Tứ diệu đề với thập nhị duyên sinh…

Trượng của Như Lai là biểu tượng của "bần tăng"

Chân đạo sĩ, chớ nên nghĩ: đó là HƯ SỰ !

25

Chân đạo sĩ chẳng cầu chân bỏ vọng

Vốn biết rằng: Chân, vọng không có gì !

Bảo rằng KHÔNG, nhưng không được hiểu NGOAN KHÔNG

Rằng là CÓ, mà không nói là THỰC CÓ

Nhận thức rõ, "Như Lai chân thật tướng"

Sắc là không, không là sắc, bất tương ly

Chân lý duyên sanh, một đạo lý nhiệm mầu

Nhìn "đương thể" SẮC là KHÔNG, KHÔNG là SẮC

26

Gương tâm sáng, rõ soi không ngăn ngại

Thoắt ngộ rồi thu hết thế giới hằng sa

Vạn tượng sum la, là ảnh hiện của tâm này

Có TUỆ GIÁC, "trong" "ngoài" không ranh giới

27

Kẻ thiển trí, chủ trương: RỖNG TUẾCH

Cõi đời KHÔNG, NHÂN QUẢ cũng KHÔNG

Khù khờ thay ! Một hiểu biết đáng thương !

Rước tai họa cho bản thân mà không hay biết

Kẻ chấp CÓ bị khổ đau vì CÓ

Người chấp KHÔNG sẽ đau khổ bởi KHÔNG

Tránh lửa thiêu, đâm đầu chạy nhảy sông

Khỏi chết nóng, chết lạnh cũng là một cách chết !

28

Bỏ tâm vọng. Vọng tìm không có

Chân lý tìm. Chân lý biết ở đâu ?

Sai lần ngay trong ý niệm BỎ, TÌM

Lơi cảnh giác, tưởng con mà là giặc!

29

Công đức giảm, pháp tài sa sút mãi

Thảy đều do: TÂM, Ý, THỨC mà ra

Thế cho nên, THIỀN ĐẠO đối với TÂM

Cần trực diện, un đúc sức VÔ SINH TRI KIẾN

30

Chui kiếm tuệ, đại trượng phu nắm lấy

Bát nhã gươm, lóe sáng ánh kim cang

Không những xua, sàm sở của "đạo ngoài"

Làm vỡ mật, bọn thiên ma nhếu nháo

31

Vang sấm pháp, gióng lên hồi trống pháp

Bủa mây từ, mưa sương ngọt nơi nơi

Nhuận vô biên, làm "Long tượng" cho trời người

Hạng ngũ tánh, tam thừa đều nhờ và tỉnh ngộ

32

Vùng núi tuyết cỏ phì tươi tốt

Sữa bò thơm sản xuất vị đề hồ

Rất hữu duyên với Phật pháp trên đời

Được thọ dụng, vị đề hồ: chánh pháp

Trong một tánh bao hàm hết thảy tánh

Một pháp này chứa cả chất pháp kia

Một vầng trăng in bóng khắp sông hồ

Trăng vô số kỳ thực một trăng duy nhất

Pháp thân và tánh ta không khác

Tánh của ta là Phật tánh, Như Lai.

33

Đất một cõi cùng với đất hằng hà sa cõi

Cõi nhất chân, không sắc cũng không tâm

Cõi như nhau, không CỰC LẠC, TA BÀ

Đất một cõi là đất hằng hà sa cõi

Danh văn cú… vốn là danh ngôn giả đặt

Linh giác ta nào có dính dáng chi !

Khảy móng tay, tròn đủ tám vạn pháp môn tu

Trong nháy mắt, dứt sạch A tăng kỳ nghiệp chướng

34

Tâm TĨNH ĐỊNH, có an lành ngay tại chỗ

Chê hay khen, không giận cũng không mừng

Rỗng như hư không lồng lộng sáng trong

Tìm rồi tự hiểu, không chỉ cho ai thấy được

35

Bỏ không được, lấy lại càng không được !

KHÔNG ĐƯỢC gì, là cái ĐƯỢC của kẻ chân tu

Từ xa xưa, đã nhiều kiếp tôi thực hành

Không ăn xổi, ở suông, nói ra lời dối mị !

36

Khi im lặng, mấy kẻ biết: đó là đang nói

Lúc nói nhiều, có ai hiểu: chẳng nói gì !

Đúng khi cần, sẽ nói mãi, nói tuôn thao

Không trở ngại, không hề vơi cạn ý

Có người hỏi: Cho biết pháp môn tu chứng

Xin thưa rằng: Ma ha bát nhã là Tông

Việc làm ra, lúc như THỊ lúc như PHI

Khi như thuận, lúc như nghịch, trời còn khó biết !

37

Dựng cờ pháp, lập ra tông chỉ

Ý của Tào Khê, y lời Phật bảo ban

Sự truyền đăng, Ngài Ca Diếp đứng đầu

Xét lịch đại, hai tám đời sử Tây Thiên ghi rõ

Khi chánh pháp truyền sang Đông Độ

Bồ đề Đạt Ma sơ tổ tông THIỀN

Truyền sáu đời y bát để làm tin

Người đắc đạo đời sau không đếm hết

38

CHÂN không thực, lấy chân dâu để lập ?

VỌNG không CHÂN, tìm vọng ở nơi nao ?

CÓ và KHÔNG, xóa sạch chớ để lòng

CÓ không thật, KHÔNG không hoàn toàn rỗng

Mười sáu món (1) gọi là KHÔNG, không dính dáng

Chư Như Lai cùng chứng thể tịch nhiên nầy

39

TÂM chủ động, nảy sinh nhiều thọ tưởng

Gọi là CĂN, vì hay sinh chi mạt quả hoa

PHÁP là sơn lâm, là đại địa giang hà

TRẦN là BỤI, vì chúng có thể làm nhiễm ô tâm tánh

CĂN TRẦN ấy, chỉ là thứ bụi mờ trên kính

Bụi lau rồi, thể gương sáng hiện ra

TÂM vốn KHÔNG, CẢNH vốn TỊCH tự bao giờ

TÂM vắng lặng, CẢNH trở thành CHÂN NHƯ thanh tịnh

40

Ôi ! Mạt pháp, cõi đời nhiều trược ác

Những chúng sinh phước mỏng khó dạy răn

Cách Phật lâu xa, tà kiến nặng sâu dần

Chánh pháp yếu, ma quân mạnh gây nhiều oan hại

Nghĩ chánh pháp của Như Lai ĐỐN GIÁO

Tiếc! Chưa được trừ tà kiến vụn nát như ngói tan!

41

Dấy khởi niệm, dữ lành TÂM chủ động

Nghiệp hiện hành, Thân chịu hậu quả kia

Chớ trách ai, đừng đổ lỗi oan khiên nào!

Nghiệp vô gián, muốn tránh xa hãy tu học Như Lai chánh pháp

42

Rừng cây quí, thuần chiên đàn không tạp

Sư tử vương, một mình trụ chốn thâm u

Cảnh sơn lâm tịch mịch tự nhàn du

Loài cầm thú tầm thường đành cao bay xa chạy hết.

43

Giống sư tử, sinh ra con, nòi sư tử

Ba tuổi năm, gầm rung chuyển núi rừng xanh

Bầy chó hoang, vờn theo gót đấng Pháp vương

Trăm năm sủa, vẫn là tiếng "gâu gâu" đáng ghét!

44

PHÁP VIÊN ĐỐN, thuyết phải là trực thuyết

Ai hoài nghi, mời tranh luận phân minh

Không tự tôn "thầy núi" để lòe đời

Chấp NHÂN NGÃ dễ rơi vào hố sâu THƯỜNG ĐOẠN

45

Gọi là THỊ, không tướng mạo lấy chi làm chuẩn!

Bảo rằng PHI, không có chuẩn, biết cứ vào đâu?

Ngạn ngữ rằng: "nhân mà sai suyển một ly

Thì quả sẽ, lệnh mục tiêu… vạn dặm"

Dựa nhân quả, quyết định SAI hay ĐÚNG

Nhân tốt lành, hoa quả mới sum sê

Rõ là sai, Thiện Tinh, con Phật đọa A tỳ…

Chắc chắn đúng, Long nữ, chứng Bồ đề trong nháy mắt

46

Trong quá khứ, tôi mang danh nghe nhiều học rộng

Từng dịch kinh, giải luận bấy lâu nay

Phân biệt danh ngôn, nghĩa thú chữa tinh tường

Như Lai quở: chỉ là người đếm bạc

Vào kho bạc, đếm không công vô ích

Cát biển mênh mông, tính số để mà chi !

Hiểu biết suông, lắm học vị có ra gì !

Lặng nhặng mãi, chỉ là khách phong trần nổi trôi theo dòng năm tháng

47

Tà chủng tánh, thường hiểu sai chánh giáo

Pháp ĐỐN VIÊN, Như Lai dạy khó tiếp thu

Kém đạo tâm, tinh tấn tốt, ấy Nhị thừa

Hàng ngoại đạo, thông minh, không trí tuệ

Còn một hạng ngu si ấu trỉ

Nhìn ngón tay, cho đã thấy trăng rồi

Phí công tu, vì hiểu biết quá ngây thơ

Căn và cảnh, họ biết mơ hồ, như người bệnh lòa đôi mắt.

48

Bằng Phật nhãn, CẢNH CĂN là huyễn

Đã huyễn rồi, còn thực được nữa sao?

Chánh quán sâu, trong hành trụ… tứ oai nghi

Trong mọi lúc, đó gọi là "Quán tự tại"

Giác là hết, còn chi vay với trả

"Nghiệp" tánh không, tìm hình mạo sao ra?

Chỉ vì mê thấy "có trả có vay"

Ai cho vay nghiệp ? Ai là người vay nghiệp

49

Đói gặp cỗ không ăn sao no được !

Bệnh trốn thầy (lương y) mong được lành sao

Sức thiền sâu, ở cõi dục vẫn hành

Sen trong lửa, tốt tươi mới là mầu nhiệm !

Thầy Dũng Thí, lỡ phạm vào tội trọng

Giác ngộ rồi, thành Phật có sao đâu !

50

Phật thuyết pháp vạch ra đường vô úy

Thật đáng thương cho người tim yếu, óc già suy

Chỉ biết run ! Sợ phạm tội, chướng Bồ đề !

Mà không biết, bí quyết Như Lai đã mở…

51

Giới dâm sát có hai thầy phạm phải

Ưu Ba Ly, khủng bố xử "đoạn đầu" !

Lòng hoang mang tăng sợ hãi của hai sư

Duy Ma Đại sĩ, trừ nghi sạch như sương tan trong nắng sớm

52

Lực giải thoát nghĩ bàn sao cho hết

Cát sông Hằng sánh diệu dụng chưa tày

Thọ cúng dường, chưa đủ để đền ơn

Vàng vạn lượng, còn chưa cân xứng !

Thân dù nát, xương tan như bột

Dâng cúng dường, chưa đủ để đền ơn

Huống hồ chi tứ sự bình thường

Nghe chánh pháp dứt sạch vô vàn nghiệp chướng

53

Vua các Pháp bậc tối tôn tối thắng

Chư Như Lai đồng chứng địa vị nầy

Như ý châu tôi vừa phát hiện hôm nay

Ai tin nhận, cùng nhau chung thọ dụng

54

Thấy rất rõ không hề có thật vật

Cũng không người, không có Phật Trời chi !

Cõi đại thiên như bọt biển nổi chìm…

Hiền với Thánh như những tia điện nhoáng

Dù vành sắt, niềng đầu mà xoay xác

Trong mọi thời, định tuệ tôi vẫn sáng tròn

55

Trăng có nóng ! Mặt trời dù có lạnh !

Lũ ma quân, khôn xuyên tạc chân lý nầy

Thớt xe voi, đổ dốc tiến lừ lừ

Bầy bọ ngựa, chống xe sao cho nổi

56

Voi vĩ đại, không đi đường ngoằn ngoèo của thỏ

Đại ngộ rồi, không câu chấp những nhỏ nhen

Nhìn trời xanh, qua ống, thấy được bao nhiêu trời ?

Chưa hiểu rõ, tôi sẽ vì chư quân mà chỉ rõ



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2017(Xem: 5844)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
06/01/2017(Xem: 8278)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
01/06/2016(Xem: 8410)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
28/04/2016(Xem: 16369)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
09/04/2016(Xem: 5850)
Chánh niệm, tiếng Pali viết là Sammàsati, là suy niệm chân chính, sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn. Chánh niệm—một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo—vốn được xem là con đường tám lối (lanes) đưa đến sự an vui và giải thoát, là chân lý thứ 4 (Đạo đế) trong Tứ Diệu Đế.
21/12/2015(Xem: 5616)
Thừa hay xe không phải là người chuyên chở hay những gì được chuyên chở - nó là sự chuyên chở . Vì vậy Tiểu Thừa có nghĩa là "sự chuyên chở vật nặng nhỏ hơn", và Đại Thừa, "sự chuyên chở vật nặng lớn hơn."
14/10/2015(Xem: 4384)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instruction. Họ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung". Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ.
17/09/2015(Xem: 8608)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học. Quyển này không có ý viết cho đông đảo quần chúng Phật tử nhưng cung cấp cho một số Phật tử và các tăng ni trẻ những kiến thức mới nhất trong Khoa Học Não Bộ về Chánh Niệm. Tôi cố ý không dịch các từ ngữ não bộ và để nguyên tiếng Anh, xem chúng như là những tên riêng để các cư sĩ và tăng ni trẻ có thể Google trên mạng tìm thêm thông tin. Viết về khoa học não bộ là một điều rất khó vì đề tài khô khan và nhiều chỗ trái ngược với kiến thức thông thường và nhất là đòi hỏi người đọc phải có kiến thức vững vàng về Chánh Pháp. Tôi chỉ cố gắng làm hết sức mình và thỉnh thoảng pha đôi chút trào lộng để độc giả thấy được ý của chư Tổ qua lời dạy ‘Bình thường Tâm thị đạo’. Thực hành Chánh pháp không có gì mầu nhiệm hay huyền bí cả, mà chỉ là một cách sống theo n
24/08/2015(Xem: 4472)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật. Roland Yuno Rech sinh năm 1944, được nhà sư Niva Rempo Zeji vị lãnh đạo cao cấp nhất của thiền phái Tào Động (Soto) ở Nhật phong chức "Thầy" năm 1984 nhằm chứng nhận ông là một thiền sư uyên bác của học phái này. Roland Yuno Rech là đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng Taisen Deshimaru (1914-1982), người đã đưa thiền phái Tào Động vào Âu Châu. Roland Yuno Rech hiện trụ trì một thiền viện do chính ông thành lập ở Nice, một thành phố đẹp và sang trọng bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp. Ngoài ra ông cũng thường xuyên chủ trì các khóa tu thiền tổ chức tại Pháp cũng như tại các nước khác ở Âu Châu. Bài phỏng vấn dưới đây nêu lên nhiều nhận xét thật sắc bén và sâu sắc về sự vận hành sâu kí
15/08/2015(Xem: 7792)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567