Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 52 : Cái thấy của người chứng đạo công đức bố thí pháp vô giá

06/05/201311:24(Xem: 6072)
Thi ca 52 : Cái thấy của người chứng đạo công đức bố thí pháp vô giá


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 52 

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO CÔNG ĐỨC BỐ THÍ PHÁP VÔ GIÁ

---o0o---

Phiên âm:

Bất tư nghì giải thoát lực

Diệu dụng hằng sa dã vô cực

Tứ sự cúng dường cảm từ lao

Vạn lượng huỳng kim diệc tiêu đắc

Phấn cốt thoái thân vị túc thù

Nhất cú liễ nhiên siêu bách ức

Dịch nghĩa:

* Lực giải thoát nghĩ bàn sao cho hết

Cát sông Hằng sánh diệu dụng chưa tày

Thọ cúng dường khỏi sợ, khỏi từ nan

Vàng vạn lượng, còn chưa cân xứng!

* Thân dù nát, xương tan như bột

Dâng cúng dường, chưa đủ để đền ơn

Huống hồ chi tứ sự bình thường

Nghe chánh pháp dứt sạch vô vàn nghiệp chướng

TRỰC CHỈ

Giúp cho người của cải vật chất chỉ cứu được ngặt, không cứu được nghèo. Họa hoằn một đôi khi có cứu thoát được nghèo nhưng khơng cứu khổ được khổ. Khổ, khó cứu. Bao nhiêu người chết oan, chết ức, chết tức, chết tưởi chỉ vì khổ, không phải ngặt nghèo. Có rất nhiêu trường hợp ở trong cảnh ngặt nghèo mà người ta không hề khổ.

Giúp cho người chánh pháp, khiến cho người hết khổ. Từ hết khổ là điều kiện rất cần để tiến tới hết ngặt, hết nghèo. Đó không phải là điều khó hiểu. Đạo Phật chủ trương cứu khổ là mục đích chính. Cứu nghèo là khuyến khích tiến lên. Bởi vì nghèo, ngặt người ta vẫn có thể có hạnh phúc, an lạc, tự tại, khinh an thậm chí giác ngộ, giải thoát được. Ở trong cảnh lầu son, gác tía, vàng ngọc đầy rương vậy mà xưa nay biết bao nhiêu người không hề có an lạc, hạnh phúc… trong cảnh "phù hoa" ấy.

Của cải vật chất có chăng, chỉ đem lại cho con người sự an vui mong manh, tạm bợ trong hiện tại. Chánh pháp của Như Lai, ban cho người thọ dụng sẽ có được an vui vĩnh cửu, vui Niết-bàn, vui bất diệt bất sinh. Đó là ý nghĩa:

"… Lực giải thoát nghĩ sao cho hết

Cát sôngg Hằng sánh diệu dụng không tày…"

Giáo lý Phật dạy cho biết: Tài thuộc ngũ gia. Của cải vật chất có thể là nguyên nhân đau khổ cho chính những ai tham lam cất chứa nó. Đấy cãng không phải chuyện khó thấy, khó hiểu. Thế cho nên, người làm cái việc PHÁP THÍ nói chánh pháp rồi động viên cổ vũ mọi người cùng với mình sống trong chánh pháp. Làm được việc đó, phước đức vô lượng vô biên. Đó không phải đại ngôn mà là sự thật. Bởi vì làm được điều đó, tức là mình và người đều đạt đến mục đích, đến đỉnh cao của kiếp sống con người. Làm được vậy, vấn đề "tứ sự cúng dường" và thọ dụng tứ sự cúng đường không còn gì đáng ngại mà khỏi lo sợ "nợ nần", "vay trả" để rồi phải "từ nan".

Cổ Nho còn nói:

"Huỳnh kim thiên lượng vị vi qúy

Đắc nhân nhất ngữ thắng thiên kim

Thiên kim dị đắc

Hảo ngữ nan cầu…"



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 6664)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
21/01/2013(Xem: 6558)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
20/01/2013(Xem: 6316)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 6607)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5454)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4345)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 4626)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6274)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5151)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
14/09/2012(Xem: 19875)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567