Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 32 : Cái thấy của người chứng đạo về một là tất cả, tất cả là một

06/05/201311:11(Xem: 7117)
Thi ca 32 : Cái thấy của người chứng đạo về một là tất cả, tất cả là một


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 32

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT

---o0o---

Phiên âm:

Tuyết sơn phì nị cánh vô tạp

Thường xuất đề hồ ngã thường nạp

Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh

Nhất pháp biến hàm nhất thiết Pháp

Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy

Nhất thiết thủy nguyệt, nhất nguyệt nhiếp

Chư Phật Pháp thân nhập ngã tánh

Ngã tánh đồng cộng Như Lai hợp

Dịch nghĩa:

* Vùng núi tuyết cỏ phì tươi tốt,

Sữa bò thơm sản xuất vị đề hồ

Rất hữu duyên với Phật pháp trên đời

Được thọ dụng, vị đề hồ: chánh pháp

* Trong một tánh, bao hàm hết thảy tánh

Một pháp nầy, chứa cả chất pháp kia

Một vầng trăng, in bóng khắp sông hồ

Trăng vô số, kỳ thực, một trăng duy nhất

Pháp thân Phật tánh ta không khác

Tánh của ta là Phật tánh, Như Lai.

TRỰC CHỈ

Chủng tánh Đại thừa, nhìn vạn pháp qua tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa, hành giả sử dụng "tuệ nhãn", họ thấy rất rõ chân lý: "một" là "tất cả". "Tất cả" là "một".

Người chưa có cơ hội nghiên cứu, tu học Đại thừa nghe qua, họ không tiếp thu dễ dàng được, còn nói chi bằng lòng chấp nhận. Muốn tìm hiểu vấn đề "một" là "tất cả" nầy, trước hết nghiên cứu về chân lý: "vạn pháp duyên sinh" của Phật giáo. "Duyên sinh" nghĩa là vạn pháp không pháp nào đơn độc tự sinh, mà một sự vật nào đó, đều phải kết hợp nhiều yếu tố và điều kiện… Bông hồng không thể tự dựng có ra bông hồng. Trái táo không tự dưng có ra trái táo… Trong trái táo có đất, có nước, có phân xanh, có NPK, có UG, có "bồ tạt"… có cả mây đen, ánh nắng, cả mặt trời và còn có hình bóng con người nữa chứ!

Giáo lý MỘT là TẤT CẢ, phải thấy bằng TUỆ NHÃN với một THIỀN TÂM. Không có THIỀN TÂM, không có TUỆ NHÃN sẽ không thấy được sự nhiệm mầu của vạn pháp, của đất trời mà ta đang sinh hoạt.

Vấn đề Pháp thân chư Phật vào trong tâm tánh ta. Tâm tánh ta và Pháp thân cũng vậy. Trong ta có Phật. Trong Phật có ta. Khi ta mê thì ta là ta, ta không là Phật, lúc ta không còn mê, ta đã GIÁC thì ta là Phật, ta không còn là chúng sinh mê muội tội lỗi nữa. Bởi vì Phật xưa kia, khi còn mê mờ chân lý thì vẫn là một con người, một chúng sanh. Khi chúng sanh GIÁC, tỉnh thức thì không còn là chúng sanh nữa mà là Phật. Thế cho nên:

"Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh"

Tánh Phật và tánh chúng sanh không có ranh giới riêng khác, mà chỉ khác ở điểm MÊ và GIÁC.



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 7217)
Mọi người luôn tìm cầu cái toàn thiện an vui và hòa hợp, bởi vì cuộc sống chúng ta thiếu sự trọn vẹn như vậy. Thỉnh thoảng, ai cũng có những nỗi ưu phiền, bực tức, bất an và đau khổ; Khi đau khổ vì phiền muộn, chúng ta khó có thể kiềm chế chính mình và thường gây bất an cho người khác. Tần sóng buồn phiền này bao quanh môi trường người đang đau khổ, đến nổi bất cứ ai đến tiếp xúc với anh ta đều trở nên ưu tư và tức giận. Đây chắc chắn không phải là lối sống lành mạnh.
22/04/2013(Xem: 5378)
Nếu có dịp tiếp xúc với văn hoá Chăm thì bất cứ góc độ nào, ta điều bắt gặp được nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của vũ đạo. Có thể nó, nghệ thuật truyền thống được thể hiện một cách đầy đủ nhưng tình cảm cũng như quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng vốn chịu nhiều chi phối của nền văn hoá Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 5370)
Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?" Nói về pháp dạy người, thật sự đối với cá Thiền sư, xưa nay các ngài không có bất cứ một pháp nào, khả dĩ làm tiêu chuẩn để trao cho mọi người cả.
22/04/2013(Xem: 6171)
Có thực sự tôi đang hành thìền đúng không? Khi nào thì tôi có thể đạt được tiến bộ? Hay sẽ không bao giờ tôi đạt đến trình độ như Thầy Tâm Linh của tôi? Tâm chúng ta sẽ không bao giờ an lạc khi bị giằng co giữa hy vọng và ngờ vực, Theo như tâm tình chúng ta, có ngày chúng ta tu tập rất tinh tấn và ngày kế, lại buông xuôi tất cả. Chúng ta bám víu vào những kinh nghiệm dễ duôi khiến chúng ta rơi vào tâm trạng ổn định, nên muốn bỏ hành thiền khi để buông xuôi theo những dòng chảy của tư tưởng. Đó không phải là con đường đúng để thực hành.
22/04/2013(Xem: 5603)
Sau khi chúng ta được các ngài hướng dẫn chỉ bày, và đánh thức mọi trói buộc đã được thể hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta; qua đó vọng tâm phân biệt chấp trước, nó làm chủ tạo ra mọi cái nhìn sai lạc cho mọi hành động, theo đó nghiệp nhân được hình thành, và hiện hữu qua cái gọi là quá khứ, hiện tại, vị lai trong ba cõi sáu đường.
22/04/2013(Xem: 5427)
Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả. Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.
22/04/2013(Xem: 5008)
Nhân cách thông thường được hình thành ngang qua sự hun đúc của các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật v.v... nhưng điều đó chưa hẳn là hình thành một nhân cách trọn vẹn. Trong dòng chảy cuộc sống, có một số người vì bị mê hoặc bởi các dục vọng, như danh lợi, quyền thế v.v... mà họ đành phải núp mình trong các nền giáo dục, nghệ thuật....
22/04/2013(Xem: 5371)
Trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, điều mọi người thừa nhận và khẳng định đó là tính chất dân tộc của Phật giáo. Từ ngay trong bản thân Phật giáo, tính tùy thuận đã có. Tùy vùng đất, tùy địa phương, tùy dân tộc mà có sự biến đổi. Tính mềm dẻo, dễ dàng dung hợp với mọi hoàn cảnh đã là một trong những yếu tố nội sinh góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam có được những đặc điểm riêng.
22/04/2013(Xem: 7205)
Nếu bạn hảo ngọt và muốn sống dễ dãi thì xin đừng đọc cuốn sách này. Nó chỉ dành cho những người cương quyết mưu cầu giác ngộ, mưu cầu satori. Điều ấy có thể xảy đến với bạn. Trong một nháy mắt nó mở ra. Bạn là một người hoàn toàn mới. Bạn nhìn sự vật không giống như trước. Cái năng lực mới mẽ này đến bằng chứng ngộ chứ không bằng lý luận. Bất cứ bạn làm gì hay ở đâu đều chẳng có gì khác biệt. Nó không tạo ra lý. Nó tạo ra bạn.
22/04/2013(Xem: 5743)
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm nhạt thích mắt, thậm chí những màu tươi vui sặc sỡ. Các chủ đề này lặp đi lặp lại đây đó đến mức sáo mòn, đại loại như hoa (đào, mai, lan, cúc, sen, thủy tiên, mẫu đơn, tử đằng, quỳnh) ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]