Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 21 : Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện

03/05/201320:16(Xem: 6734)
Thi ca 21 : Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 21

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO KHÔNG NÊN TRỤ PHÁP TU PHƯƠNG TIỆN

---o0o---

Phiên âm:

Giác tức liễu, bất thi công

Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng

Trụ tướng bố thí sanh thiên phước

Do như ngưỡng tiễn xạ hư không

Thế lực tận, tiễn hoàn trụy

Chiêu đắc lai sanh bất như ý

Tranh tự vô vi thật tướng môn

Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.

Dịch nghĩa:

* Giác là hết, chẳng cần tu với chứng!

Pháp hữu vi nhiều lắm kể sao cùng

Bố thí ra, lòng chấp, phước sanh thiên

Lúc phước hết, sinh lại cuộc đời không như ý

* Như tên bắn, xé hư không bay vút

Sức mỏn rồi, tên rớt biết về đâu!

Sao bằng ta, thẳng tiến THẬT TƯỚNG MÔN

Nhảy một nhảy, đến ngay vùng đất Phật

TRỰC CHỈ

Muốn đi con đường Phật, phải chú ý những điều cần biết ban đầu:

Về pháp môn, đại để có phương tiện và cứu cánh…

Về chủng tánh, đại để có tiểu thừa và đại thừa…

Về giáo lý, đại để có tiệm, đốn, viên…

Về căn cơ, đại để có lợi, độn…

Có hiểu những điều cốt lõi đó, trong quá trình nghiên cứu, học Phật mới không sửng sốt, ngạc nhiên, kinh hãi, thậm chí phản đối và nguyền rủa, khi đọc:

"Giác là hết, chẳng cần tu với chứng".

Đối với tư tưởng Đại thừa của người chủng tánh Đại thừa, đó là sự thật, không hề cường điệu, đại ngôn, càng không hề dụng ý phủ định, chê bai, bôi bác sự tu hành của người khác không cùng căn cơ, chủng tánh, trình độ và pháp tu giống mình.

Người Đại thừa nhận thức rõ, pháp hữu vi "thiên sai vạn biệt", pháp tu thì "vô lượng pháp môn", chạy theo nó mình sẽ làm gì đây? Làm cái nào cho mau hiệu quả? Tu món gì để được "phước nhiều"? Hành kiểu chi để mau thành Phật? v.v… Vô số vấn đề, bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, chắc chắn chẳng ai biết chắc phải làm gì để được thành công sớm nhất và to lớn đến cỡ nào!

Riêng về pháp môn tu THIỀN của THIỀN TÔNG cũng còn không biết cơ man nào rắc rối. Nếu không có duyên tu học VÔ VI THẬT TƯỚNG MÔN thì đa số, người ta chỉ dạy nhau và tu với nhau những pháp môn THIỀN LÁ SẢ mà thôi! Với người Đại thừa "Nhảy một nhảy đến ngay vùng đất Phật".

Đó là chuyện có thật. Nhưng có điều chua chát là lời thật không phải ai cũng bằng lòng. Tuy nhiên, không vì vậy mà người chứng đạo không vì lẽ thật, nói ra lời thật để cho ai đó "đạt giả đồng du…" chứng nhập quả bồ đề chân thật.



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 22106)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
13/09/2012(Xem: 5785)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 4051)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
01/09/2012(Xem: 12485)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
24/08/2012(Xem: 4896)
Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay Eihei Dogen (1200-1253)) là một đại thiền sư thời cổ, và được nhiều người xem như một vị thiền sư vĩ đại nhất. Phật giáo đồ Nhật Bản trong tất cả mọi tông phái đều kính ngưỡng Đạo Nguyên như một vị bồ tát. Ngài là người đầu tiên đã đem dòng thiền Tào Động đến Nhật Bản. Sau khi học đạo với các vị thầy ở Nhật, Đạo Nguyên qua Trung Hoa tu học. Ngài đại ngộ ngay khi sư phụ Trung Hoa của ngài là Ju Ching nói phải “buông hết cả thân lẫn tâm”. Sau đó ngài đã đến trình kiến giải và được sư phụ ấn chứng. Lòng đầy tri ân, Đạo Nguyên quỳ sụp xuống đảnh lễ thầy. Ju Ching nói, “Buông luôn cả cái buông!” “Hiện thành công án” (Genjokoan) là một chương nổi tiếng trong quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (Shobogenzo), nói đến sự liên hệ của tu thiền và giác ngộ. Đây là một tuyệt tác vô song, với những lời lẽ thâm sâu bàng bạc ý vị thơ, biểu lộ tri kiến của một bậc giác ngộ đã vượt ngoài đối đãi.
07/07/2012(Xem: 14425)
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
06/07/2012(Xem: 5580)
Bắt đầu từ ngày mai, học viện chúng ta có thể nói hoạt động mỗi năm một lần, kỷ niệm thư viện Hoa Tạng, cố viện trưởng cư sĩ Hàn Anh vãng sanh năm thứ tám. Mỗi năm vào ngày này, chúng ta đều có tổ chức nghi thức truy điệu.
06/07/2012(Xem: 9989)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
24/06/2012(Xem: 7965)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc. Lang thang đây là lang thang ở trong các trần, đuổi theo các duyên, nó buông cái này, bắt cái kia hoài không chịu dừng. Chính đó là tâm sinh tử, là tâm biến động. Do vậy mà trôi theo dòng luân chuyển sinh tử luân hồi. Vua Trần Thái Tông tuy là vua nhưng ông cũng tu thiền, sáng tỏ được tâm nên trong bài kệ "Núi Thứ Nhất", vua nói rằng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]