Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 12 : Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ

03/05/201320:13(Xem: 6955)
Thi ca 12 : Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 12

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ CHỦNG TÁNH VÀ CĂN CƠ

---o0o---

Phiên âm:

Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu

Trung hạ đa văn đa bất tín

Đản tự hoài trung giải cấu y

Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?

Dịch nghĩa:

* Rồi tất cả, khỏi tu không cầu chứng

Đó là hạng Đại thừa, Thượng sĩ tối lợi căn

Diệt KIẾN TƯ diệt sạch hết cái TRIỀN

Rồi tất cả, mà khỏi để tâm tu chứng

* Bậc Trung hạ, những căn cơ thấp kém

Học thì nhiều, học trích cú tầm chương

Luôn mồm khoe, học vị với văn bằng

Cởi áo bẩn, còn không biết đường mở nút!

TRỰC CHỈ

Đứng bên "bình đẳng môn" thì Phật tánh ai cũng có như ai. Đứng bên "sinh diệt môn: thì vấn đề CHỦNG TÁNH, CĂN CƠ, góp phần rất quan trọng cho sự "nhất quyết" "nhất thiết liễu" của người tu hành. Phải cương quyết, phải nhất quyết, quyết định cho mình một hướng đi, một mục đích đến mà không thể do dự, phân vân bán nghi bán tín, bởi vì NGHI là một trong "Tư hoặc", trong "Thập sử", trong "Ngũ cái". Một khúc gỗ ở thượng nguồn, muốn trôi đến biển cả phải vượt qua năm điều cấm kkhông được trôi tắp hai bờ. Không để cho người vớt. Không theo nước xoáy mà thôi. Không vướng vào cồn đảo. Tự nó không ruỗng mục bên trong. Phải thẳng tắp mà trôi mới ra biển được. Chần chờ, do dự "không nhất quyết" thì không đến đích giải thoát giác ngộ được. Vì còn vướng, còn "tắp" chưa chịu trôi!

Học theo kiểu tầm chương trích cú, học hiểu để ngâm phong vịnh nguyệt, uốn ba tấc lưỡi nói chuyện trên mây, trên "trời" để dọa hù những người cả tin nhẹ dạ. Với cuộc sống của tự mình, việc làm, chuyện nói rặt mùi ám chướng u mê. Hở môi ra thì khoe khoang học vị văn bằng. Chạm mặt với phiền não đành nằm gác tay lên trán mà chịu đựng cho lương tâm hành hạ. Miệng oang oang nói về Cực lạc, Thiên đàng lòng u uẩn đắm chìm trong A tỳ ngục.

Đó là cái học của kẻ "hạ lưu". Dưới nhãn quan của tác giả Chứng Đạo Ca, vấn đề Chủng Tánh Căn Cơ, người Thích tử phải lưu tâm bồi dưỡng nó.



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2010(Xem: 9928)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 6066)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 5400)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
16/08/2010(Xem: 6614)
HỎI:Tôi là một thiền sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểucông án. Vậy xin quý Báo cho biết công án là gì và có cáchnào giúp dễ dàng tiếp cận tìm hiểu công án không?
04/08/2010(Xem: 5829)
Câu thơ trên của Bùi Giáng nhẹ nhàng thanh thoát, như áng mây chiều lãng đãng, tựa như thân phận con người mỗi chúng ta, không biết từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Chúng ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi già.
28/06/2010(Xem: 22336)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]