- Tiểu dẫn
- Thi ca 1 : Cái thấy của người chứng đạo
- Thi ca 2 : Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
- Thi ca 3 : Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
- Thi ca 4 : Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
- Thi ca 5 : Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
- Thi ca 6 : Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
- Thi ca 7 : Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
- Thi ca 8 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
- Thi ca 9 : Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
- Thi ca 10 : Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
- Thi ca 11 : Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
- Thi ca 12 : Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
- Thi ca 13 : Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
- Thi ca 14 : Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
- Thi ca 15 : Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
- Thi ca 16 : Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
- Thi ca 17 : Cái thấy của người chứng đạo sanh tử bất tương can
- Thi ca 18 : Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
- Thi ca 19 : Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
- Thi ca 20 : Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
- Thi ca 21 : Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
- Thi ca 22 : Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
- Thi ca 23 : Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
- Thi ca 24 : Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
- Thi ca 25 : Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
- Thi ca 26 : Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
- Thi ca 27 : Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
- Thi ca 28 : Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
- Thi ca 29 : Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
- Thi ca 30 : Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
- Thi ca 31 : Cái thấy của người chứng đạo truyền bá chánh pháp là một nhiệm vụ cao cả
- Thi ca 32 : Cái thấy của người chứng đạo về một là tất cả, tất cả là một
- Thi ca 33 : Cái thấy của người chứng đạo pháp giới nhất chân
- Thi ca 34 : Cái thấy của người chứng đạo Như như bất động
- Thi ca 35 : Cái thấy của người chứng đạo về không được mới là được tất cả
- Thi ca 36 : Cái thấy của người chứng đạo về tự tại bất tư nghì
- Thi ca 37 : Cái thấy của người chứng đạo Tây thiên tứ thất, Đông độ nhị tam
- Thi ca 38 : Cái thấy của người chứng đạo qua vấn đề Chân Vọng hữu vô
- Thi ca 39 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm pháp căn trần
- Thi ca 40 : Cái thấy của người chứng đạo nỗi ưu tư về pháp nhược ma cường
- Thi ca 41 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm là động cơ tạo nghiệp
- Thi ca 42 : Cái thấy của người chứng đạo vui bằng cái vui của chính mình
- Thi ca 43 : Cái thấy của người chứng đạo Chánh giáo, tà giáo có giá trị riêng của nó
- Thi ca 44 : Cái thấy của người chứng đạo không đem pháp cứu cánh diễn ra phương tiện
- Thi ca 45 : Cái thấy của người chứng đạo đúng và sai của tục đế không có giá trị chân thật
- Thi ca 46 : Cái thấy của người chứng đạo giá trị của một tu sĩ là hành giả không là học giả
- Thi ca 47 : Cái thấy của người chứng đạo chủng tánh tà, căn tánh hạ liệt, khó học, hành và chứng đạo
- Thi ca 48 :Cái thấy của người chứng đạo căn cảnh song vong là Phật
- Thi ca 49 : Cái thấy của người chứng đạo tội tánh bổn không. Thiền ngay cõi dục
- Thi ca 50 : Cái thấy của người chứng đạo thật tánh của tội là không có tánh gì
- Thi ca 51 : Cái thấy của người chứng đạo tội từ tâm khởi từ tâm diệt
- Thi ca 52 : Cái thấy của người chứng đạo công đức bố thí pháp vô giá
- Thi ca 53 : Cái thấy của người chứng đạo địa vị Phật là địa vị một Pháp vương không là đấng siêu nhiên, siêu nhân, toàn năng
- Thi ca 54 : Cái thấy của người chứng đạo bản nguyên vạn pháp một thể nhất chân
- Thi ca 55 : Cái thấy của người chứng đạo chân lý thì không bao giờ thay đổi
- Thi ca 56 : Cái thấy của người chứng đạo Giáo lý đại thừa dành cho căn cơ và chủng tánh đại thừa
- Phụ lục : Phụ lục 56 Thi Ca
Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 - 2543
THI CA 5
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
VỀ TĨNH TÂM VÔ NIỆM
---o0o---
Phiên âm:
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành
Dịch nghĩa:
* Ai là người thường ước mơ vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.
* Để trắc nghiệm, xin hỏi, "ông Robot" người máy
Quả Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành?
Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ "ông" giải đáp.
TRỰC CHỈ
Tu đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có thể nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành. Có chánh niệm rất dễ thành công trên tám nẻo đường "bát chánh". Suốt cuộc đời hóa đạo chúng sanh, đức Phật không lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn, chánh niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm gìn giữ thất thánh tài, chánh niệm trưởng dưỡng thất giác chi. Chánh niệm cũng là chất liệu bổ dưỡng để tưới tẩm, để đượm nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của Như Lai Phật.
Tu Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để biết, để tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
Tu mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời, có cái gì không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ còn không ra ngoài vòng vận động vô thường "hằng chuyển" sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình "tối linh ư vạn vật"!
Mong trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH là ý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực. Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ SANH "tệ" hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình… Con người hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có "cơ quan" điều khiển vậy thôi sao?
Việc làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là "thuần hóa" được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc… theo ý muốn của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho "óc khỉ" trở thành chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có trí.
Tu hành cần có những giờ phút "tĩnh tâm" nhưng tĩnh tâm, không được hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt khoát. Vô sanh đồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường