Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tuần hoàn của chúng sanh.

22/04/201319:47(Xem: 5663)
Sự tuần hoàn của chúng sanh.

SỰ TUẦN HOÀN CỦA CHÚNG SANH

Đồng Mai

---o0o---

Tất cả mọi vật, mọi loài trên thế gian này đều có sự tuần hoàn riêng của nó. Mọi vật, mọi loài đều sanh diệt, diệt sanh chứ không có cố định. Ðể hiểu thêm về sự tuần hoàn của con người, Ðồng Mai sẽ viết về sự tuần hoàn của mưa và mong quý vị hãy quán chiếu về sự tuần hoàn của mưa mà hiểu được sự tuần hoàn của con người cũng như mọi vật.

Trước khi viết về sự tuần hoàn của mưa, Ðồng Mai chợt nhớ đến một câu chuyện đối thoại giữa vị thiền sư và người đệ tử như sau. Ngoài trời đang mưa, vị thiền sư hỏi người đệ tử: "con có nghe tiếng gì không?" Người đệ tử trả lời: "tiếng mưa rơi." Vị thiền sư nói: "chúng sanh quên mình theo vật." Vị thiền sư này hơi tiết kiệm lời nói. Vị thiền sư muốn người đệ tử thấy sự tuần hoàn của nước mưa mà liên tưởng đến sự tuần hoàn của chúng sanh, nhưng người đệ tử này không hiểu được ý của thầy mà chỉ lo phóng tâm để ý sự vật bên ngoài nên chỉ nghe tiếng mưa rơi thôi. Vì vậy người đệ tử bị vị thiền sư quở là “chúng sanh quên mình theo vật.” Người đệ tử không lo quán sát mọi vật xung quanh để thấy được tánh vô thường của vạn vật để mà tìm cách trở về tâm thanh tịnh sẵn có của mình. Chúng ta thì sao? Ðã quán thấy được tánh vô thường của vạn vật chưa? Ðồng Mai xin tóm lược sự tuần hoàn của mưa, hy vọng nó sẽ giúp quý vị thấy được sự tuần hoàn của tất cả chúng sanh.

Như tất cả quý vị đều biết về sự tuần hoàn của nước mưa, khi mưa rơi xuống, nó có thể bị thấm xuống đất, chảy ra cống, ao, hồ, đầm, sông, biển, v.v… Sau đó nó bóc hơi thành hơi nước bay lên khí quyển. Khí quyển lạnh làm cho hơi nước tụ lại thành mây, khi có quá nhiều nước ở trong mây, nó sẽ rơi xuống thành mưa. Như vậy đợt mưa lần thứ nhất có giống hoàn toàn đợt mưa lần thứ hai không? Ðợt mưa lần thứ hai không giống đợt mưa lần thứ nhất, nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn khác với đợt mưa lần thứ nhất, vì nếu không có hơi nước bóc lên từ nước mưa lần thứ nhất thì sẽ không có mưa lần thứ hai. Môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đợt mưa lần thứ hai. Ví dụ là nếu môi trường xung quanh có nhà máy xí nghiệp nào đó, thải quá nhiều chất CO2 thì chất này sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành mưa acid, và nếu môi trường xung quanh là nhà máy nhuộm vãi thì những chất thải ra từ nhà máy này sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành mưa đen hay mưa mực mà năm ngoái nó đã xảy ra ở Việt nam. Quý vị hãy tư duy một chút thì sẽ thấy được là nước mưa lần thứ hai này không giống hoàn toàn như nước mưa lần thứ nhất. Tuy nhiên nó có cái chất giống nhau là đều là chất nước. Tương tự như vậy con người chúng ta, khi thân này hoại đi thì sẽ tùy theo nhân duyên (trong đó có cả môi trường), nghiệp của mình mà thọ mạng thân sau. Thân sau không hoàn toàn giống thân trước, nhưng tâm tánh bồ đề giống nhau. Khi thân sau không hoàn toàn giống như thân trước được thì chúng ta có thể khẳng định là không có một linh hồn thật sự được chuyển tiếp từ đời này qua đời sau được mà là do nhân duyên hội tụ lại mà có được thân sau. Môi trường cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của chúng ta, vậy mong tất cả chúng ta cố gắng tu để cùng tạo ra cảnh niết bàn ở trên trái đất này.

Ðể thấy được khi thân người này hoại đi, cơ hội để trở lại thân người này được bao nhiêu phần trăm, Ðồng Mai xin trở lại vấn đề tuần hoàn của nước mưa. Thật sự khi mưa rơi xuống, nó không nhất thiết là sẽ bóc hơi hoàn toàn liền, mà nó sẽ bị thấm xuống đất, xuống cát, hoặc bị cây hút nước, hay là chảy ra hồ, ao, sông, biển, v.v… Ðể có được nước mưa tinh khiết mà người ta có thể uống được, nó phải hội đủ những điều kiện sau: phải có nắng để bóc hơi nước, khi bay lên trên khí quyển, hơi nước không có tác dụng với những chất độc hại nào khác (có nghĩa là môi trường không bị ô nhiễm), khí quyển phải đủ lạnh để hơi nước có thể ngưng tụ lại thành nước, v.v… thì chúng ta mới có được những giọt mưa trong lành tinh khiết. Phần trăm để có được nước mưa tinh khiết thì thật là thấp, đâu phải lúc nào cũng có đầy đủ những điều kiện như trên. Tương tự như vậy, con người khi thân này hoại đi thì phải hội đủ biết bao nhiêu điều kiện mới trở lại thành người được. Như quý vị cũng có đọc qua câu "Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ," câu này được dịch là cả trăm nghìn muôn kiếp mới có thân người mà gặp được phật pháp, vì vậy quý vị nên cố gắng quyết chí tu tập để sớm trở về tánh thanh tịnh bản nhiên vốn sẵn có của mình. Nhắc tới tâm thanh tịnh bản nhiên vốn có của mình, Ðồng Mai chợt nhớ đến một cuộc đàm thoại nữa của hai vị thiền sư. Câu chuyện này quý vị cần phải tư duy một chút mới hiểu được họ nói gì, câu chuyện như sau:

Vị thiền sư thứ nhất giơ nắm tay lên. Vị thiền sư thứ hai nói " tre dày không ngại nước chảy qua". Vị thiền sư thứ nhất nói: " ông đã thấy đạo". Quý vị có hiểu được họ đang nói gì không? Vị thiền sư thứ nhất giơ nắm tay lên là có ý hỏi vị thiền sư thứ hai là ông có còn chấp chặt không? vị thiền sư thứ hai trả lời là dù cho mọi vật ngăn cản như lũy tre dày nhưng tâm tôi như nước chảy xuyên qua và không bị chướng ngại. Vị thiền sư thứ hai muốn nói là tâm tôi không ngại với bất cứ chuyện gì xảy ra. Vị thiền sư thứ nhất khen là ông đã thấy đạo. Qua câu trả lời này, chúng ta nhận thấy là vị thiền sư thứ hai đã thấy được đạo, ông ta đã thấy được là tất cả chúng sanh đều có tâm tánh thanh tịnh hay còn gọi là Phật tánh ở sẵn trong mỗi chúng ta. Ông ta thấy được đạo chứ ông ta chưa chứng đạo. Ông ta chưa chứng được đạo là tại vì ông ta còn thấy mình là nước và thấy có sự vật cản trở như là lũy tre dày. Câu trả lời như thế nào thì Ðồng Mai xin nhường lại cho quý vị để tự quý vị tìm ra câu trả lời cho chính mình. Muốn có câu trả lời chính xác, quý vị hãy tư duy và quán chiếu về sự tuần hoàn của con người để thấy được sự vô thường, sanh diệt, diệt sanh của vạn vật, và thấy được là không có một thật thể nào cố định, hay một linh hồn cố định, mà tất cả đều do nhân duyên mà thành. Khi thấy được thân này mất đi nó không bị tiêu diệt vĩnh viễn, nó sẽ do nhân duyên, nghiệp lực từ quá khứ của mình mà mình sẽ được thọ thân sau, quý vị sẽ không còn sợ chết nữa. Quý vị biết được là khi thân này hoại đi nó sẽ theo sự tuần hoàn và sanh trở lại cũng như khi mưa rơi xuống nó không vĩnh viễn mất mà sẽ được tuần hoàn và mưa trở lại, thì tâm của quý vị rất an nhiên, tự tại. Hiểu được sự tuần hoàn của chúng sanh tức là quý vị đang trên đường trở về cái tâm thanh tịnh sẵn có của mình. Khi trở về được cái tâm thanh tịnh của mình, lúc đó quý vị sẽ có câu trả lời rất chính xác cho chính mình.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

PL 2547, Giáp Thân

Tháng 4, 2004

Ðồng Mai

(Ðã hơn mười năm rồi, Ðồng Mai rất ít nói và đọc tiếng Việt, và nhất là không có viết văn tiếng Việt. Nếu có gì sơ suất xin quý vị hoan hỷ bỏ qua. Cảm ơn.)

---o0o---

Source: Thư Viện Hoa Sen

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2017(Xem: 6543)
Con người quay về đạo Phật, nếu thật sự tìm cầu cho mình con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, đều phải tri hành từng bước theo chủ trương của đạo Phật. Trước hết phải quy y Tam bảo, và tiếp nhận giới luật Phật, hành trì giới luật mới đúng ý nguyện quay về. Sau đó, phải học Phật pháp, và tu tập là điều kiện ắt phải. Phật pháp do chư Tăng gảng dạy, để cho các hành giả thấy được các chân lý và đạo giải thoát trong các pháp môn tu. Rồi tu hành theo Đạo, sau khi đã ngộ lý. Hành theo đạo để giống như Phật. Giống như Phật, là giống như thế nào ? Đó là tâm giác ngộ từng phần một, rồi đến phần hai, ba…Qua đây, cho ta biết thêm chữ Học, là bắt chước
25/01/2017(Xem: 9462)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
06/01/2017(Xem: 10411)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
01/06/2016(Xem: 13260)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
28/04/2016(Xem: 20094)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
09/04/2016(Xem: 6689)
Chánh niệm, tiếng Pali viết là Sammàsati, là suy niệm chân chính, sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn. Chánh niệm—một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo—vốn được xem là con đường tám lối (lanes) đưa đến sự an vui và giải thoát, là chân lý thứ 4 (Đạo đế) trong Tứ Diệu Đế.
21/12/2015(Xem: 6285)
Thừa hay xe không phải là người chuyên chở hay những gì được chuyên chở - nó là sự chuyên chở . Vì vậy Tiểu Thừa có nghĩa là "sự chuyên chở vật nặng nhỏ hơn", và Đại Thừa, "sự chuyên chở vật nặng lớn hơn."
14/10/2015(Xem: 4984)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instruction. Họ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung". Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ.
17/09/2015(Xem: 9500)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học. Quyển này không có ý viết cho đông đảo quần chúng Phật tử nhưng cung cấp cho một số Phật tử và các tăng ni trẻ những kiến thức mới nhất trong Khoa Học Não Bộ về Chánh Niệm. Tôi cố ý không dịch các từ ngữ não bộ và để nguyên tiếng Anh, xem chúng như là những tên riêng để các cư sĩ và tăng ni trẻ có thể Google trên mạng tìm thêm thông tin. Viết về khoa học não bộ là một điều rất khó vì đề tài khô khan và nhiều chỗ trái ngược với kiến thức thông thường và nhất là đòi hỏi người đọc phải có kiến thức vững vàng về Chánh Pháp. Tôi chỉ cố gắng làm hết sức mình và thỉnh thoảng pha đôi chút trào lộng để độc giả thấy được ý của chư Tổ qua lời dạy ‘Bình thường Tâm thị đạo’. Thực hành Chánh pháp không có gì mầu nhiệm hay huyền bí cả, mà chỉ là một cách sống theo n
24/08/2015(Xem: 5262)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật. Roland Yuno Rech sinh năm 1944, được nhà sư Niva Rempo Zeji vị lãnh đạo cao cấp nhất của thiền phái Tào Động (Soto) ở Nhật phong chức "Thầy" năm 1984 nhằm chứng nhận ông là một thiền sư uyên bác của học phái này. Roland Yuno Rech là đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng Taisen Deshimaru (1914-1982), người đã đưa thiền phái Tào Động vào Âu Châu. Roland Yuno Rech hiện trụ trì một thiền viện do chính ông thành lập ở Nice, một thành phố đẹp và sang trọng bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp. Ngoài ra ông cũng thường xuyên chủ trì các khóa tu thiền tổ chức tại Pháp cũng như tại các nước khác ở Âu Châu. Bài phỏng vấn dưới đây nêu lên nhiều nhận xét thật sắc bén và sâu sắc về sự vận hành sâu kí
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]