Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Dưới Mắt Khoa Học

22/04/201319:43(Xem: 6254)
Thiền Dưới Mắt Khoa Học

thiensutaytang

Thiền Dưới Mắt Khoa Học

Cư Sĩ Nguyên Giác

Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau.

Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.

Cuộc nghiên cứu khảo sát về các não bộ của các vị sư.

New York, USA – Trong một phòng thí nghiệm nằm tách ra khỏi một con đường ở thành phố New York ồn ào, một nhà khoa học về thần kinh có ngôn ngữ dịu dàng đang đưa các vị sư Tây Tạng vào một máy quét não bộ lớn như một xe hơi để tìm hiểu rõ hơn về việc tu tập thiền định xưa cổ này.

Nhưng cuộc nghiên cứu dị thường này có thể không chỉ làm sáng tỏ các bí mật của việc sống một cuộc đời hòa hài, nhưng cũng có thể đưa ánh sáng vào một số trong các căn bệnh huyền bí hơn của thế giới?

Zoran Josipovic, nhà khoa học và là giáo sư tại New York University, nói rằng ông đang khảo sát các não bộ của các vị sư trong khi họ thiền định, nhằm tìm hiểu về cách nào các não bộ của họ tự tái cấu trúc trong khi thiền định.

Kể từ năm 2008, nhà nghiên cứu này đã đưa tâm và thân của các tu sĩ Phật Giáo cao cấp này vào bộ máy fMRI (máy phân hình từ tính) nặng tới 5 tấn này.

Máy quét này theo dõi độ máu chảy trong đầu các vị sư trong khi họ thiền định bên trong các bức vách của máy, nơi đó vang ra tiếng êm dịu đều đặn trong khi máy chạy.

Tiến sĩ Josipovic, bản thân cũng là một vị sư Phật Giáo, nói rằng ông hy vọng sẽ tìm hiểu được cách mà một số thiền sư thành đạt trạng thái “bất nhị” (nonduality) hay còn gọi là “nhất thể” (oneness) với thế giới, một tâm thức hợp nhất giữa một người và môi trường chung quanh.

Zoran Josipovic nhìn vào các đồ hình quét não bộ trên máy điện toán. Cuộc nghiên cứu đặc biệt nhìn vàò mạng lưới tự nhiên trong não bộ, nơi kiểm soát các ý niệm tự quán sát.

Tiến Sĩ Josipovic nói, “Một điều mà thiền định giúp cho những người tập nhiều là sẽ tăng khả năng chú tâm,” và thêm rằng các kỹ năng tu tập có thể giúp đưa tới một cách sống bình lặng hơn và hạnh phúc hơn.

“Nghiên cứu về thiền, đặc biệt trong khoảng 10 năm qua, đã cho thấy rất hứa hẹn, bởi vì nó chỉ ra một khả năng của não bộ để biến đổi và tối ưu hóa trong một cách mà chúng ta trước đó không biết là có thể như thế.”

Khi một người thoải mái vào trạng thái của “nhất thế” (oneness), mạng lưới thần kinh trong các vị tu thiền kinh nghiệm sẽ thay đổi như là họ hạ thấp bức tường tâm lý giữa họ và môi trường quanh họ (lower the psychological wall between themselves and their environments), theo lời Tiến sĩ Josipovic.

Và trạng thái tái tổ chức này trong não bộ có thể dẫn tới điều mà một số thiền sư nói là một sự hòa hài sâu thẳm giữa họ và môi trường chung quanh.

Biến đổi sự chú tâm

Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Josipovic là một phần trong nỗ lực lớn hơn để tìm hiểu cái mà các khoa học gia gọi là mạng lưới nội ứng (default network, mạng lưới tự nhiên, mặc định, bản tánh) trong não bộ.

Ông nói bộ não có vẻ như được tổ chức làm 2 mạng lưới: mạng lưới bên ngoài, và mạng lưới nội tại (intrinsic, or default, network).

Zoran Josipovic sửa soạn đưa một vị sư vào máy quét não bộ fMRI. Tiến sĩ Josipovic đã quét não bộ của hơn 20 vị tu thiền nhiều kinh nghiệm trong cuộc nghiên cứu này.

Mạng lưới bên ngoài của não bộ trở thành tích cực khi các vị tập trung vào việc làm bên ngoài, thí dụ như chơi thể thao, hay rót một tách cà phê.

Mạng lưới nội tại của não bộ chuyển động khi người ta quán niệm về điều liên hệ tới chính họ và tới cảm xúc của họ.

Nhưng các mạng lưới này hiếm khi hoạt động toàn bộ cùng lúc. Và như khi chơi xích đu, khi một đầu này lên cao, thì đầu kia chúi xuống.

Trạng thái thần kinh như thế cho người ta tập trung dễ dàng hơn vào một việc tại một thời điểm nhất định, mà không bị phân tâm như kiểu mơ ngày.

“Điều chúng tôi đang tìm cách làm nơi đây là, một cách căn bản, dò xem sự biến đổi trong các mạng lưới của não bộ khi người ta chuyển giữa những trạng thái chú tâm này,” theo lời Tiến sĩ Josipovic.

Tiến sĩ Josipovic khám phá rằng một vài vị sư và những vị tu thiền kinh nghiệm khác đã có khả năng giữ cả 2 mạng lưới thần kinh hoạt động cùng lúc trong khi thiền định – tức là, họ đã tìm ra cách để nâng cả 2 đầu xích đu (của não bộ) cùng một lúc.

Và Tiến sĩ Josipovic tin rằng khả năng kích hoạt cả 2 mạng lưới thần kinh ngoại ứng và nội ứng trong não bộ đồng thời sẽ có thể giúp các vị sư kinh nghiệm về cảm giác hòa hài của trạng thái nhất thể với môi trường (ghi chú: chữ của Thiền là, tâm và cảnh không hề khác nhau).

Tự phản chiếu

Các khoa học gia trước đây đã tin rằng mạng lưới thần kinh nội tại, tự phản chiếu trong não bộ chỉ đơn giản là một mạng trở nên tích cực khi một người không có việc gì để tập trung tư tưởng vào.

Nhưng các nhà nghiên cứu khám phá trong thập niên qua rằng phần này của não bộ đã kích hoạt khi người đó tự nghĩ về chính họ.

Mạng lưới nội tại não bộ được biết tới trong năm 2001 khi Tiến sĩ Marcus Raichle, một nhà thần kinh học tại Đại Học Y Khoa Washington University School of Medicine tại tiểu bang Missouri, bắt đầu quét não bộ những người không được giao cho một việc nào để thực hiện.

Các bệnh nhân mau chóng chán nản, và Tiến sĩ Dr Raichle nhận ra một mạng lưới thứ nhì (trong não bộ) mà trước kia không được chú ý, đã nhảy lên hoạt động. Nhưng nhà khoa học này vẫn không rõ tại sao có sự hoạt động não bộ này xảy ra.

Các nhà khoa học khác nhanh chóng gợi ý rằng các nhân vật thí nghiệm của Tiến sĩ Raichle có thể đã tự nghĩ về chính họ.

Chẳng bao lâu, các nhà thần kinh học khác, những người thực hiện các nghiên cứu bằng cách dùng các phim ảnh để kích hoạt não bộ, đã thấy rằng khi có một khoảng lặng trong phim, mạng lưới nội tại (của não bộ) bắt đầu kích hoạt – cho dấu hiệu rằng nhân vật thí nghiệm có thể bắt đầu nghĩ về chính họ để khỏi buồn chán.

Nhưng Tiến sĩ Raichle nói mạng lưới nội tại (của não bộ) thì quan trọng hơn là chuyện nghĩ về những gì mà đương sự đã ăn trong tối hôm qua.

Ông nói, “Các nhà nghiên cứu đã vật vả với ý nghĩ về cách nào chúng ta biết được chúng ta là ai và ai là chúng ta. Mạng lưới nội tại (của não bộ) tiết lộ thêm về cách mà chúng ta có thể biết như thế.”

Và Tiến sĩ Raichle thêm rằng những ai nghiên cứu về mạng lưới nội tại (của não bộ) có thể cũng giúp khám phá các bí mật vây quanh một số bệnh hỗn loạn tâm thần, thí dụ như bệnh trầm cảm (depression), bệnh tự kỷ (autism) và ngay cả bệnh lãng trí (Alzheimer's).

“Nếu bạn nhìn vào bệnh Alzheimer's, và bạn nhìn về có phải nó sẽ tấn công hay không vào một phần đặc biệt của não bộ, điều tuyệt diệu (khám phá nơi đây) rằng nó thực sự tấn công vào mạng lưới nội tại (của não bộ),” theo Tiến Sĩ Raichle, thêm rằng cuộc nghiên cứu mạng lưới nội tại (não bộ), như của Tiến sĩ Josipovic, có thể giúp giải thích tại sao như thế.

Cindy Lustig, phó giaó sư về tâm lý học và khoa học thần kinh tại University of Michigan, đồng ý.

Bá nói, “Đó là một mạng lưới quan trọng và chưa được nghiên cứu nhiều trong não bộ, mà như dường liên hệ nhiều tới các rối loạn thần kinh, kể cả bệnh tự kỷ và bệnh lãng trí, và hiểu cách mà mạng lưới này tương tác với mạng lưới ngoại tại (hướng về việc làm được giao) của não bộ là quan trọng. Đó kiểu như là một mảnh khác của việc ráp hình đã bị bỏ quên quá lâu.”

Tiến sĩ Josipovic đã quét não bộ của hơn 20 vị tập thiền kinh nghiệm, cả sư và ni, những vị chủ yếu tu Thiền theo phương pháp Phật Giáo Tây Tạng, để tìm hiểu thêm về mạng lưới tâm bí ẩn này.

Ông nói, cuộc nghiên cứu của ông, rồi sẽ sớm được xuất bản, kế tiếp là sẽ tiếp tục tập trung để giảỉ thích ý nghĩa về thần kinh học của trạng thái nhất thể (oneness) và tĩnh lặng (tranquillity) – mặc dù cải thiện sự hiểu biết về bệnh tự kỷ và bệnh lãng trí chắc chắn đã là một phần thưởng thêm rồi.

(Dịch từ bản Anh văn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,10109,0,0,1,0)

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2017(Xem: 5840)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
06/01/2017(Xem: 8275)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
01/06/2016(Xem: 8405)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
28/04/2016(Xem: 16352)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
09/04/2016(Xem: 5845)
Chánh niệm, tiếng Pali viết là Sammàsati, là suy niệm chân chính, sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn. Chánh niệm—một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo—vốn được xem là con đường tám lối (lanes) đưa đến sự an vui và giải thoát, là chân lý thứ 4 (Đạo đế) trong Tứ Diệu Đế.
21/12/2015(Xem: 5614)
Thừa hay xe không phải là người chuyên chở hay những gì được chuyên chở - nó là sự chuyên chở . Vì vậy Tiểu Thừa có nghĩa là "sự chuyên chở vật nặng nhỏ hơn", và Đại Thừa, "sự chuyên chở vật nặng lớn hơn."
14/10/2015(Xem: 4381)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instruction. Họ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung". Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ.
17/09/2015(Xem: 8602)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học. Quyển này không có ý viết cho đông đảo quần chúng Phật tử nhưng cung cấp cho một số Phật tử và các tăng ni trẻ những kiến thức mới nhất trong Khoa Học Não Bộ về Chánh Niệm. Tôi cố ý không dịch các từ ngữ não bộ và để nguyên tiếng Anh, xem chúng như là những tên riêng để các cư sĩ và tăng ni trẻ có thể Google trên mạng tìm thêm thông tin. Viết về khoa học não bộ là một điều rất khó vì đề tài khô khan và nhiều chỗ trái ngược với kiến thức thông thường và nhất là đòi hỏi người đọc phải có kiến thức vững vàng về Chánh Pháp. Tôi chỉ cố gắng làm hết sức mình và thỉnh thoảng pha đôi chút trào lộng để độc giả thấy được ý của chư Tổ qua lời dạy ‘Bình thường Tâm thị đạo’. Thực hành Chánh pháp không có gì mầu nhiệm hay huyền bí cả, mà chỉ là một cách sống theo n
24/08/2015(Xem: 4470)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật. Roland Yuno Rech sinh năm 1944, được nhà sư Niva Rempo Zeji vị lãnh đạo cao cấp nhất của thiền phái Tào Động (Soto) ở Nhật phong chức "Thầy" năm 1984 nhằm chứng nhận ông là một thiền sư uyên bác của học phái này. Roland Yuno Rech là đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng Taisen Deshimaru (1914-1982), người đã đưa thiền phái Tào Động vào Âu Châu. Roland Yuno Rech hiện trụ trì một thiền viện do chính ông thành lập ở Nice, một thành phố đẹp và sang trọng bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp. Ngoài ra ông cũng thường xuyên chủ trì các khóa tu thiền tổ chức tại Pháp cũng như tại các nước khác ở Âu Châu. Bài phỏng vấn dưới đây nêu lên nhiều nhận xét thật sắc bén và sâu sắc về sự vận hành sâu kí
15/08/2015(Xem: 7783)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567