Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền định về đại thành tựu

22/04/201319:40(Xem: 5548)
Thiền định về đại thành tựu
thiendinh_buddha1

THIỀN ĐỊNH VỀ ĐẠI THÀNH TỰU

Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche
Được sự cho phép của Shechen Gompa, Boudhanath, Kathmandu
http:// shechen.12pt.com/index.html

Cư sĩ Liên Hoa dịch

PHẬT TÁNH

Có thực sự tôi đang hành thìền đúng không? Khi nào thì tôi có thể đạt được tiến bộ? Hay sẽ không bao giờ tôi đạt đến trình độ như Thầy Tâm Linh của tôi? Tâm chúng ta sẽ không bao giờ an lạc khi bị giằng co giữa hy vọng và ngờ vực,

Theo như tâm tình chúng ta, có ngày chúng ta tu tập rất tinh tấn và ngày kế, lại buông xuôi tất cả. Chúng ta bám víu vào những kinh nghiệm dễ duôi khiến chúng ta rơi vào tâm trạng ổn định, nên muốn bỏ hành thiền khi để buông xuôi theo những dòng chảy của tư tưởng. Đó không phải là con đường đúng để thực hành.

Bất cứ trạng thái tư tưởng của chúng ta như thế nào, chúng ta phải kiên quyết thực tập thường xuyên, từng ngày một, quan sát những chuyển đổi của tư tưởng và theo nó trở về đến tận nguồn. Chúng ta đừng mong đợi khả năng duy trì ngay tức khắc những dòng tư tưởng qua sự thiền định trong suốt ngày và đêm.

Khi chúng ta khởi đầu thiền quán về chân tâm, nên chia thời để hành thiền, vài lần trong một ngày. Với sự kiên nhẫn, chúng ta sẽ đạt đến tâm được thanh tịnh và sự chứng đắc nầy sẽ trở nên vững bền. Vào giai đoạn nầy, vọng tưởng sẽ mất năng lực làm quấy nhiễu và chế ngự chúng ta.

Vô Ngã, bản thể tối thượng của Pháp thân, đó là Tuyệt đối Thân, không có nghiã là hư vô. Nó sở hữu bản thể sáng suốt của tất cả mọi hiện tượng tướng. Bản thể nầy là phương diện sáng suốt hay nhận thức của Pháp thân được biểu lộ tự nhiên. Pháp thân không phải là sản phẩm của những nhân duyên hay điều kiện nào, mà là căn nguyên của Chân tâm.

Nhận thức được căn tính nầy như sự toả sáng của mặt trời trí tuệ trong đêm tối vô minh: Bóng tối tức khắc tan biến. Ánh sáng của Pháp thân không có khi tròn hay khuyết như mặt trăng, mà nó giống như ánh sáng toả chiếu bất di bất dịch taị tâm điểm cuả thái dương .

Dù bất cứ khi nào bị mây mù che phủ, bản chất của bầu trời không bị bại hoại, và khi mây tan, nó vẫn bình thường. Bầu trời không phải trở nên thu hẹp hay nở rộng ra. Nó vẫn như vậy, không thay đổi. Nó cũng tương tự như Bản thể cuả tâm: Nó không bị hũy hoại bởi những tư tưởng đến hoặc phát triển thêm khi dòng tưởng biến mất. Bản thể của tâm là vô ngã, tự nó hiển lộ trong sáng. Hai phương diện nầy rất thiết yếu như một hình ảnh đơn cử để chỉ cho những mặt khác nhau của tâm. Thật là vô ích khi bám vào khái niệm về vô ngã và từ đó mà tánh sáng suốt, như nó là một hữu thể tồn tại độc lập. Căn tánh tối thượng vượt trên những khái niệm, mọi định danh hay mọi chia cắt .

Một đứa trẻ nói rằng: “Tôi có thể đi trên mây”. Nhưng khi nó đi trên mậy, nó không thể tìm bất cứ chỗ nào để đặt chân. Cũng như vậy, nếu một hành giả không quán sát tư tưởng, thấy chúng biểu lộ với một bề ngoài vững chắc, nhưng nếu thường quán chiếu nó, tự tánh nó không có gì. Đó là lý do tại sao nó được gọi cùng lúc là vô ngã và biểu hiện. Tánh không của tâm không có nghiã là hư vô, hoặc là trạng thái bất động, mà nó là bản thể sáng suốt được gọi là Tánh giác. Hai mặt- vô ngã và Tánh giác, không thể tách rời nhau. Cái nầy cần cho cái kia, giống như cái mặt gương soi và hình ảnh phản chiều từ trong nó.

Tư tưởng tự tác động trong tánh không và bị tan biến giống như là gương xuất hiện và biến mất trong guơng. Hình ảnh gương mặt không bao giờ có trong gương và khi nó không còn hiện phản chiếu trong gương nữa, nó phải biến mất vì xuất ra. Gương soi vẫn vậy, không bao giờ thay đổi. Do đó, trước khi bước trên đường đạo, chúng ta vẫn mang những nghiệp được gọi là “bất tịnh” của luân hồi, vì đó, trong mọi hành động thường bị hướng dẫn bởi vô minh. Khi chúng ta dấn thân vào đường tu hành, nghiã là đang buớc qua trạng thái lưng chừng giữa tỉnh thức và vô minh. Cuối cùng, lúc mà chúng ta Giác ngô, chỉ còn lại Tánh giác có mặt. Nhưng tất cả pháp môn song song với hành trình tu tập nầy, ngay cả sự chuyển hoá có xuất hiện, tánh giác vẫn không bao giờ biến đổi.: Nó không bị suy diệt vì bước đường tu nầy, hay phát triển hơn vào thời điểm mà chúng ta chứng ngộ.

Căn tánh vô cùng tận và không thể diễn đạt của của Trí tuệ tức “ Niết bàn chân thật” luôn luôn có trong tâm chúng ta. Nó không cần thiết phải sáng tạo chúng hay dựng xây cái gì mới. Sự chứng đạo chỉ duy nhất là làm xuất hiện chúng qua sự thanh tịnh, đó là con đường. Tóm lại, nếu một hành giả quan sát về chúng qua nhận thức của trí tuệ tối thượng thì những tự tánh nầy của chúng chỉ là vô ngã .

Do đó, luân hồi cũng là vô ngã, cho đến Niết bàn cũng vậy. Cho nên, không phải cái nầy “xấu” hay cái kia” tốt”.. Một người khi đạt đuợc giác ngộ, sẽ giải thoát ra khỏi sự lôi kéo vào vòng luân hồi và đạt được Niết bàn. Nguời đó giống như một trẻ thơ, chiêm ngưỡng vạn hữu với sự ngây thơ đơn thuần, không bị những ý niệm đẹp xấu, tốt hoặc tồi tệ. Người đó không còn là mồi săn cuả những khuynh hướng giằng xé nhau, nguồn gốc của tham muốn và ganh ghét

Nó không vì mục đích ưu tư về những phiền nhiễu hằng ngày, như đưá bé khác vui mừng khi xây cái lâu đài bằng cát, và khóc than khi lâu đài bị sụp đổ. Giống như vậy, hãy nhìn những chúng sinh đắm chìm vào những nặng nề của tham dục, như những con bướm lao vào vào ánh sáng cuả ngọn đèn, do sự lôi kéo bởi lòng tham muốn, và quên lững với những gì nó ghét. Cách tốt nhất là bỏ xuống gánh nặng của bóng dáng tham chấp mà chúng ta mang vác từ vô thủy đến giờ.

Phật tánh gồm có năm “thân” hay năm phương diện cuả Phật quả: Hoá Thân, Đại Hỷ Lạc Thân, Pháp Thân, Ứng Thân và Kim Cang Bất Hoại Thân.

Những Thân nầy không thể tìm bên ngoài chúng ta: Có nghiã, tất cả đều không tách rời khỏi thân chúng sanh, hay tâm của chúng ta. Chúng ta càng sớm nhận thức sự hiện diện nầy, tức sẽ chấm dứt sự phiền não. Chúng ta không cần phải tìm kiếm sự Giác ngộ từ bên ngoài. Nhà hàng hải cập bến trên đảo được làm toàn bằng vàng ròng, sẽ không mong nhặt từng thỏi vàng một, bất kể trước đó, họ có khó nhọc tìm kiếm thế nào. Chúng ta cần hiểu rằng tất cả tánh Phật luôn tìm ẩn trong nguời cuả mỗi chúng sanh.

Ngày Lập Thu

24.09.06

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 4844)
Nếu có dịp tiếp xúc với văn hoá Chăm thì bất cứ góc độ nào, ta điều bắt gặp được nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của vũ đạo. Có thể nó, nghệ thuật truyền thống được thể hiện một cách đầy đủ nhưng tình cảm cũng như quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng vốn chịu nhiều chi phối của nền văn hoá Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 4776)
Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?" Nói về pháp dạy người, thật sự đối với cá Thiền sư, xưa nay các ngài không có bất cứ một pháp nào, khả dĩ làm tiêu chuẩn để trao cho mọi người cả.
22/04/2013(Xem: 5049)
Sau khi chúng ta được các ngài hướng dẫn chỉ bày, và đánh thức mọi trói buộc đã được thể hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta; qua đó vọng tâm phân biệt chấp trước, nó làm chủ tạo ra mọi cái nhìn sai lạc cho mọi hành động, theo đó nghiệp nhân được hình thành, và hiện hữu qua cái gọi là quá khứ, hiện tại, vị lai trong ba cõi sáu đường.
22/04/2013(Xem: 4811)
Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả. Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.
22/04/2013(Xem: 4480)
Nhân cách thông thường được hình thành ngang qua sự hun đúc của các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật v.v... nhưng điều đó chưa hẳn là hình thành một nhân cách trọn vẹn. Trong dòng chảy cuộc sống, có một số người vì bị mê hoặc bởi các dục vọng, như danh lợi, quyền thế v.v... mà họ đành phải núp mình trong các nền giáo dục, nghệ thuật....
22/04/2013(Xem: 4760)
Trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, điều mọi người thừa nhận và khẳng định đó là tính chất dân tộc của Phật giáo. Từ ngay trong bản thân Phật giáo, tính tùy thuận đã có. Tùy vùng đất, tùy địa phương, tùy dân tộc mà có sự biến đổi. Tính mềm dẻo, dễ dàng dung hợp với mọi hoàn cảnh đã là một trong những yếu tố nội sinh góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam có được những đặc điểm riêng.
22/04/2013(Xem: 6665)
Nếu bạn hảo ngọt và muốn sống dễ dãi thì xin đừng đọc cuốn sách này. Nó chỉ dành cho những người cương quyết mưu cầu giác ngộ, mưu cầu satori. Điều ấy có thể xảy đến với bạn. Trong một nháy mắt nó mở ra. Bạn là một người hoàn toàn mới. Bạn nhìn sự vật không giống như trước. Cái năng lực mới mẽ này đến bằng chứng ngộ chứ không bằng lý luận. Bất cứ bạn làm gì hay ở đâu đều chẳng có gì khác biệt. Nó không tạo ra lý. Nó tạo ra bạn.
22/04/2013(Xem: 5172)
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm nhạt thích mắt, thậm chí những màu tươi vui sặc sỡ. Các chủ đề này lặp đi lặp lại đây đó đến mức sáo mòn, đại loại như hoa (đào, mai, lan, cúc, sen, thủy tiên, mẫu đơn, tử đằng, quỳnh) ...
22/04/2013(Xem: 9568)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
22/04/2013(Xem: 6426)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567