Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vipassana giúp tôi thoát khỏi ma túy.

22/04/201319:42(Xem: 6084)
Thiền Vipassana giúp tôi thoát khỏi ma túy.


hoa_sen (3)

THIỀN VIPASASANA

GIÚP TÔI THOÁT KHỎI MA TÚY

TN Hằng Liên dịch

---o0o---

Tôi đến với Thiền Vipassana hoàn toàn nhờ duyên số hay đúng hơn là “định mệnh” (sheer fate)! Cho đến hôm nay nghĩ lại tôi vẫn còn ngạc nhiên, thật không ngờ một người sống thiếu lập trường như tôi mà có thể chuyển hóa và tiến bộ trở thành người có ý chí mạnh mẽ.

Tôi bước vào khung trời Đại học (College) với tuổi xuân xanh mười lăm và cùng lúc tôi buông mình rơi trong thế giới nghiện ngập. Ban đầu tôi chỉ dùng các loại thuốc hút gây hưng phấn nhẹ nhàng, nhưng rồi không thỏa mãn với các khoái cảm ‘lạc thú’ nhẹ nữa, tôi tiến đến dùng bạch phiến và các loại khác chế biến từ thuốc phiện. Thói quen của tôi bắt đầu ngấm nặng dần do độ kích thích và rung cảm của chất nghiện, nhưng khi nhận thức rõ điều này thì (quá muộn) vì tôi không thể sống thiếu Ma Túy được. Tôi cố gắng (kiềm chế) nhiều lần bằng lý trí của chính mình, nhưng tôi hoàn toàn thiếu nghị lực, bởi lẽ tôi chưa bao giờ đối diện với sự thật rằng chính mình là người nghiện “xì ke ma túy.”

Cho đến khi các người thân sống bên cạnh tôi phát hiện ra điều này, tôi không dám lộ diện ra ngoài xã hội nữa, cho dù sau này tôi cố gắng hoàn toàn từ bỏ bịnh nghiện. Tôi bị rơi vào nghiệp ngập do vì đầâu óc rỗng tuếch mà không một loại lý trí nào có thể cưỡng giúp nổi.

Thế là các chuyến du hành vào bịnh viện bắt đầu, tôi được giải độc nhiều lần nhưng hiệu quả cai nghiện lâu nhất chỉ trong vòng một tháng. Dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ doanh nghiệp chuyên khoa điều trị, tôi cai nghiện được một lần. Nhưng rồi cơn nghiện lại tái phát! Việc học của tôi trở nên sa sút, niềm an vui – hạnh phúc của gia đình bị phá vở và mọi người đều phản đối tôi. May mắn thay! gia đình không bỏ rơi tôi hoàn toàn, nhưng cuộc đời tôi biến thành tồi tệ không thể tưởng tượng nổi.

Trong số những người bạn thân của cha tôi, có người đã từng tham dự một khóa thiền Vipassana. Một hôm, ông bạn này nhìn thấy gương mặt xanh xao của tôi liền thuyết phục cha tôi rằng, “chỉ cần cho (Con của anh) tham dự một hay hai khóa thiền có thể giúp nó hồi phục, cho dù thất bại cũng chẳng mất mát gì.” Vì vậy, tôi trở vào bịnh viện giải độc lần cuối, rồi khởi hành đến Trung Tâm Thiền “Dhamma Giri” vào độ tuổi 20. Tôi bị đưa vào Trung Tâm Tu Thiền với ý tưởng ép buộc, và trong cảm giác đầu tiên rằng nơi này giống như “một nhà tù luôn mở rộng với ranh giới (khép kín).”

Tôi được chấp nhận vào Trung Tâm Thiền dưới sự giám sát của vị Thầy hướng dẫn Thiền Vipassana và trong sự bảo vệ như “một nhân vật quan trọng” (VIP). (Theo quy luật của Thiền Môn, ban quản lý tạm cất giữ toàn bộ vật dụng quý giá và tiền bạc của thiền sinh trong suốt khóa tu.) Vị Thầy hướng dẫn tin chắc tôi không còn cất giữ tiền bạc và tuyên bố với tôi rằng, “không được phép rời khỏi Trung Tâm Thiền với bất cứ lý do nào cho đến khi mãn khóa.” Một vị hộ thiền hay hộ pháp được phân công trợ duyên cho tôi, thế là tôi “bị cấm cung và cuộc hành trình nội tâm” bắt đầu.

Như thường lệ, khóa thiền bắt đầu với phương pháp Anapana (tỉnh giác về hơi thở). Tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu và bất an vì không quen ngồi thiền, hơn nữa (pháp thiền này) không được phép thực hành bất cứ hình thức hay đối tượng nào bên ngoài để định tâm. Vào ngày đầu tiên, tôi đã có ý tưởng chạy trốn, nhưng biết mình không còn tiền bạc thì không thể đi đâu xa được. Vì thế, tôi quyết định ở lại và cũng nhờ vào sự giám sát hay “canh giữ” của vị hộ thiền. Điểm đặc biệt chinh phục được tâm tôi là vị hộ thiền có thái độ đáng tôn quý. Mặc dù chỉ lớn hơn tôi có hai tuổi, anh ta trông rất trưởng thành và có trí tuệ vượt xa hẳn tôi. Tôi thử chọc giận anh ta, nhưng anh ấy vẫn không thay đổi thái độ tận tình trợ duyên và điều này sách tấn cho tôi nhiều hơn.

Thông thường, pháp thiền Vipassana được hướng dẫn vào ngày thứ tư (và thiền sinh bắt đầu thực hành nghiêm túc hơn để thật sự bước vào dòng sông chánh pháp). Tôi không thể nào tuân giữ nổi quy luật, “giữ vững quyết tâm hành trì một cách triệt để” (adhitthana), nhưng vào ngày thứ chín tôi quyết định cố gắng hành trì. Tôi nổ lực ngồi trong sự tra tấn (của cơn đau) xuyên suốt một tiếng đồng hồ không thay đổi tư thế thiền định và chính nổ lực này đã khai sáng “nhân sinh quan” trong tâm tôi. Tôi nhận thức rằng, nếu tôi có thể chịu đựng cơn đau này trong vòng một giờ, thì tương tự tôi có thể từ bỏ Ma Túy được. Mặc dù thử thách này không đơn giản chút nào cả!

Một số nội quy của Trung Tâm Thiền được giảm chế tức cải thiện (đặc biệt cho bịnh nhân) giúp tôi thích nghi với môi trường thiền định. Chẳng hạn như, quy luật hoàn toàn tỉnh lặng (hay tịnh khẩu) và nghiêm túc hành trì được châm chế cho tôi. Cũng như tôi được phép dùng bửa tối để bảo vệ sức khỏe, vì cơ thể tôi quá ốm yếu.

Sau khi mãn khóa thiền, tôi rời Trung Tâm với ý tưởng đầu tiên sẽ đến thành phố Bombay tìm nơi “thả cửa – nghiện,” nhưng khi đến nơi cơn nghiện giảm hẳn xuống. Tôi quyết định cai nghiện một ngày, tiến đến hai ngày, rồi từng ngày một trôi qua tôi nhận thấy mình có thể sống (vượt qua nổi khao khát) không cần dùng thuốc phiện. Hiện nay (với tuổi hai mươi sáu), tôi đã từ bỏ ma túy được sáu năm và không còn dấu vết lên cơn nghiện nữa.

Tôi trở lại Trung Tâm Thiền “Dhamma Giri” (năm hai mươi ba tuổi), xin đăng ký ở lại chín tháng để phục vụ và tham gia các khóa thiền. Nhờ đó, tâm tôi được tăng trưởng trong chánh pháp và lập trường sống của tôi tiến triển vững vàng hơn.

Tóm lại, trải qua các nổi đau trong từng quá trình cai nghiện giúp tôi điều trị được cơn nghiện và cuối cùng hoàn toàn từ bỏ Ma Túy nhờ hành trì thiền Vipassana. Giờ đây, tôi tự tin rằng: “mình là một con người bình thường” và là “một thanh niên hữu ích cho xã hội.”

TN Hằng Liên dịch từ: Parveen Ramakrishnan, How Vipassana Helped Me Get Rid of Drugs, VRI.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5002)
Theo kinh Dhammapada (Pháp Cú) và lời chú giải, sự hiện hữu cuối cùng của con người là đạt đến tầng cuối cùng ( A-la-hán hay Thanh Văn), với một đối tượng giản dị làm đề tài cho thiền định, để nhận biết sự vật như nó là. Họ có thể hiểu về ba đặc điểm của tất cả mọi vật hiện hữu, tính chất vô thường, đau khổ, và vô ngã.
22/04/2013(Xem: 8163)
Bài này chỉ bàn thuần túy về chuyện Thiền ứng dụng trong xã hội hiện đại, và một số rắc rối liên hệ đang xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ, kể cả cuộc tranh luận giữa các chuyên gia giaó dục về... những bất trắc mà chúng ta sẽ phân tích nơi đây. Ðừng vội nghĩ rằng đây là chuyện của các chuyên gia hay của người quan tâm về Thiền, bởi vì những người con của bạn có thể cũng đang đọc, đang tìm hiểu và đang dò tìm thực tập. Rủi mà tập nhầm các pháp môn giáo phái đầy bất trắc, thì vừa có hại cho sức khỏe, mà lại mang tiếng oan cho các pháp môn Thiền của nhà Phật.
22/04/2013(Xem: 6745)
Xưa nay ai cũng biết Thiền là tìm về cõi tĩnh và lặng để cho tâm được an tịnh. Thãt ra Tĩnh là lúc nào cũng biết rõ ràng, còn lặng là yên lặng; tức là trong trạng thái như là thân tâm bất động, dừng mọi hoạt động của thân tâm. Làm thế nào để thân và tâm bất động? Phải biết điều thân là làm cho thân yên ổn không di động, cách ngồi cho chắc nịch như kiết gíà, bán già, hay sao cho việc ngồi thiền lâu.
22/04/2013(Xem: 7931)
Bài nầy sẽ trình bày tại sao con người không uống “thuốc tiên” không dùng các thức ăn trường sanh bất tử, nếu có, mà chỉ ngồi yên tĩnh mắt nhắm lim nhim ngày hai lần tổng cọng vài chục phút, mà có thể trị được bệnh và có được các lợi ích thiết thực khác?
22/04/2013(Xem: 9377)
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect).
22/04/2013(Xem: 7073)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
22/04/2013(Xem: 8508)
Phật giáo Việt Nam, từ khi Tổ Tỳ Ni Na Lưu Chi sang truyền Đạo Phật (580-2011) tại VN, nay đã nghót nghét 1429 năm, gần 15 thế kỷ. Đạo phật là Đạo Phổ Độ chúng sanh, cứu nhân độ thế cho nên các triều đại huy hoàng Việt Nam, Đinh, Lê, L‎ý, Trần, Hậu Lê ,Tây Sơn: Mổi chùa đều có một bệnh xá Đông Y, Thuốc nam, châm cứu để giúp đỡ cho nhân dân gặp khi trở trời, gió nghịch, nhất là dân bệnh nhân nghèo.
22/04/2013(Xem: 5358)
Lần đầu tiên nghe nói về Thiền Vipassana, phản ứng của tôi cũng giống đa số thanh niên trẻ tuổi khác, “Thiền định! Điều đó chỉ dành cho người già cả.” Nhưng không hiểu sao nó lại ẩn chứa mãi trong đầu óc của tôi. Với tánh hiếu kỳ ham hiểu biết, tôi tìm cách thu thập nhiều thông tin hơn và quyết định thực hành thử xem. Một vài người khuyên cản tôi, nhưng hạt giống thiền lại được gieo vào tâm tôi.
22/04/2013(Xem: 6194)
“… Ngài Goenka được quyền cư trú tạm thời trong căn phòng y tế của nhà tù. Thời bấy giờ, các phạm nhân tội nặng phải bị còng tay và khóa xích cổ chân. Bốn tù nhân can phạm như vậy được đưa đến thiền đường (Meditation Hall - xây tạm trong tù) với các chiếc còng sắt khóa xích tay và chân họ. Khi nhìn thấy cảnh này, Ngài Goenka bàng hoàng kinh ngạc. Tôi (Ram Singh) thưa với Ngài Goenka rằng, đây là các phạm nhân ngoan cố. Ngài Goenka phản đối: “Sao có thể đưa người bị còng xích như vậy đến gặp tôi? Điều này không thể xảy ra, hãy tháo khóa xích cho họ!”
22/04/2013(Xem: 7215)
Mọi người luôn tìm cầu cái toàn thiện an vui và hòa hợp, bởi vì cuộc sống chúng ta thiếu sự trọn vẹn như vậy. Thỉnh thoảng, ai cũng có những nỗi ưu phiền, bực tức, bất an và đau khổ; Khi đau khổ vì phiền muộn, chúng ta khó có thể kiềm chế chính mình và thường gây bất an cho người khác. Tần sóng buồn phiền này bao quanh môi trường người đang đau khổ, đến nổi bất cứ ai đến tiếp xúc với anh ta đều trở nên ưu tư và tức giận. Đây chắc chắn không phải là lối sống lành mạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]