Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/09/202113:49(Xem: 11341)
49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
292_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Hoc



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 30/09/2021chúng con được học về Thiền Sư Viên Học, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 292 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm hai mươi tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhân nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

 

Sư Phụ giải thích:

- Cuộc đời của Sư Viên Học rất tuyệt vời, trước khi xuất gia năm 20 tuổi, Sư đã học ngoài đời các loại sách nho giáo, tứ thư ngũ kinh, đạo đức học…sau mới nghiên tầm nội điển và xin xuất gia.

Sư nhờ đã làu thông kinh điển nên khi nghe thiền sư Chân Không nói một câu Sư liền đại ngộ.

Sư áp dụng hạnh tu đầu đà, bình bát tích trượng chẳng rời thân.

 

Sư Phụ có cho xem bình bát và tích trượng. 

Sư Phụ giải thích có hai loại bình bát:

* Bình bát, tiếng phạn gọi là Bát Đa La, Tàu dịch Ứng Lượng Khí, tức là bình bát dung chứa cơm và thức ăn theo lượng của mình, quý Tỳ Kheo theo phái Nam Truyền dùng đi khất thực mỗi ngày.

* Bình bát bên phái Bắc Truyền (Việt Nam) chỉ dùng trong dịp cúng quá đường 3 tháng An Cư Kiết Hạ.

 

Sư Phụ kể về lịch sử của bình bát đầu tiên:

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, có hai thương gia đang đi ngoài đường nghe chư thiên bảo tới Bồ Đề Đạo Tràng cúng dường cho Đức Thế Tôn mới thành đạo.

Lúc đó, Đức Thế Tôn chưa có bình bát, Trời Tứ Thiên Vương đem bốn bình bát xuống cúng dường cho Đức Thế Tôn. 

Đức Thế Tôn nhận hết và dùng thần lực biến bốn bình bát thành một thời và sử dụng trong suốt 45 năm.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, bình bát được chuyển từ Ấn Độ qua Pakistan, rồi chuyển trở về Ấn Độ, kế đến chư thiên thỉnh về cõi trời Đâu Xuất cho chư thiên chiêm bái và cúng dường. Sau bảy ngày thì đem xuống giữ ở Long Cung cho tới khi Đức Di Lặc đản sinh, Trời Tứ Thiên Vương một lần nữa xuống Long Cung thỉnh bình bát về cúng dường cho Đức Phật Di Lặc.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, chiếc bình bát này được chúng đệ tử làm bằng đá rắn đường kính khoảng 1,7 mét và độ dày của vành là 18 cm, nặng khoảng 400 kg, có màu xanh đen huyền bí. Bình bát được khắc hoa sen bên ngoài với độ bóng cao, đặc trưng của kiến trúc đá thời kỳ Maurya (thời vua A Dục), lúc đầu bình bát này được tôn trí tại thành Tỳ Xá Ly để chiêm bái. Rồi về sau, Hồi giáo tấn công Ấn Độ thay thế Phật giáo và bằng cách nào đó các câu kinh Koran đã được khắc ghi trên chiếc bát, có lẽ khoảng thời gian của Mahmud Ghazni trong thế kỷ 11. Chính những kinh Koran này đã giúp bảo vệ kiệt tác này khỏi bàn tay sắt của người Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua. Vào cuối những năm 1980 trong cuộc nội chiến của Afghanistan, Tổng thống Najibullah đã đưa chiếc bát đến Bảo tàng Quốc gia của Kabul. Khi Taliban lên nắm quyền và bắt đầu phá hủy tất cả các đồ tạo tác không thuộc Hồi giáo, câu kinh Koran một lần nữa đã bảo tồn chiếc bát. Ngày nay, chiếc bát được trưng bày ở lối vào của bảo tàng Kabul.




Kính mời xem tiếp






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2020(Xem: 11571)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
28/02/2020(Xem: 11878)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
24/10/2019(Xem: 8032)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
13/10/2019(Xem: 11407)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 23347)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
02/05/2019(Xem: 10494)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
01/06/2018(Xem: 24294)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
15/12/2017(Xem: 121738)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
28/05/2017(Xem: 9323)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
27/12/2015(Xem: 8976)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567