Xin chia sẻ quý đạo hữu quyển sách kết tập lời Phật dạy về bốn dự lưu phần trên nền tảng giáo điển Nikàya, là pháp môn căn bản của tất cả Phật tử thuộc bất hệ phái nào, pháp lục hòa!
Nào ai ngờ, những hành giả nào đã thành tựu lòng tin bất động vào Tam Bảo và các học giới trong sạch (5 giới cho Phật tử tại gia về thân và khẩu) cho dẫu trú phóng dật, ban ngày sống không viễn ly, ban đêm không thiền tịnh, sống trong đau khổ do pháp không hiển lộ, nhưng vẫn là thánh dự lưu. Trong khi đó, những ngoại đạo (không quy y Tam Bảo) cho dẫu chứng tám thiền và năm thắng trí, vượt qua sắc giới và vô sắc giới vẫn là kẻ phàm phu. Cho dẫu trú phóng dật, sồng phiền muộn nhưng tự thân tuyên bố từ nay về sau ' đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận ngạ quỹ, đoạn tận bàng sanh, đoạn tận ác đạo, và nhất quyết chứng quả giác ngộ hoàn toàn trong vòng 7 kiếp". Thánh dự lưu trú phòng dật đã được giải thích rõ ràng qua đoạn kinh văn sau đây trong Tương Ưng Dự Lưu, Phẩm Phước Đức Sung Mãn, Thiên Đại Phẩm thuộc Tương Ưng Bộ (Pali) như sau:
Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú phóng dật?
Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Đây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn”. Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống phóng dật như vậy, nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật. Lại nữa, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Vị này thỏa mãn với những giới được các bậc Thánh ái kính, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.
(Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu IV. Phẩm Phước Đức Sung Mãn. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. Online: http://vnbet.vn/kinh-tuong-
Lại nữa, những hành giả nào đã thành tựu bốn dự lưu phần: Tin Tam Bảo bất động & giới trong sạch sẽ tái sinh vào thiên giới hoặc cõi đời này và được hưởng năm phước báu: Dung nhan, an lạc, tuổi thọ, danh xưng và tăng thượng cho dẫu chết bất đắc kỳ tử, chết trong tai nạn giao thông vv.
Đó là Phật ngôn, là lời dạy của Thế Tôn được nghi lại trong Thánh Điển Nikàya, đáng tin cậy mà hễ ai hân hoan lắng nghe và lãnh thọ thì như nước cam lồ chảy toàn châu thân trong niềm vui hỷ lạc và vô úy.
Nhờ vào hồng ân Tam Bảo và lực gia trì của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, của chư Phật và Long Thần Hộ Pháp, bài kết tập về bốn dự lưu phần: Tin Tam Bảo bất động và ngũ giới trong sạch từ trong Thánh Điển Nikàya (Pali) làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản hoặc hay thắc mắc của các Phật tử nhất là trong thời mạc pháp như ngày nay liên quan thánh quả đầu tiên trên nền tảng Tam quy và ngũ giới. Đây là nền tảng căn bản của tất cả các Phật tử thuộc bất kể hệ phái mà hễ ai thành tựu niềm tin vững chắc vào Tam Bảo và giữ ngũ giới trong sạch thì hãy vui lên như hội trăng rằm, vì họ chính thức tự tuyên bố đoạn tận ác đạo và quyết chắc chứng quả giác ngộ trong vòng bảy kiếp.
Bài kết tập này đã được đăng rộng rãi trên các website Phật giáo chính thống như Phật Giáo Nguyên Thủy Theravàda - phatgiaonguyenthuy.com, Đạo Phật Ngày Nay, Trang Nhà Quảng Đức, Phật Giáo.org, Thư Viện Hoa Sen, Người Phật Tử, Chùa A Di Đà, Hoa Vô Ưu vv.
Những vấn đề sau đây bài kết tập tập trung triển khai:
1) Tin Bất Động vào Phật, tin bất động vào Pháp, tin bất động vào Tăng và thành tựu các học giới (đại giới tỳ kheo, 10 giới sadi và 5 giới cho cư sĩ)
2) Công đức của Tam Bảo (Phật bảo, Pháp bảo và Tăng Bảo)
3) Vấn đề ngũ giới cho các Phật tử tại gia
4) Quả đức của những ai chứng quả Dự Lưu
5) Tự thân tuyên bố quả dự lưu
6) Bốn Dự Lưu Phần là Pháp an ủi cho người bệnh (và Như Lai dạy cách hộ niệm)
7) Tiềm lực vô song của quả dự lưu: Chết bất đắc kỳ tử, chết trong tai nạn cũng về thiện thú
8) Lời nhắn nhủ của Đức Thích Tôn
9) Kết luận
Tâm Tịnh xin chân thành chia sẽ quý đạo hữu gần xa.
Trong khi kết tập, có thể có những sai sót, xin quý đạo hữu cao minh chỉ bảo để chánh pháp lan tỏa khắp muôn nơi.
Tâm Tịnh
https://www.tuhoa-cicg.com/