Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 02: Ba phúc

14/12/201206:20(Xem: 5434)
Chương 02: Ba phúc

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương 2:Ba phúc


1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát hại, tu mười thiện nghiệp

a.Hiếu dưỡng cha mẹ:Điều này, tôigiảng rất nhiều lần, chúng ta học kinh không thuộc và không hiểu ý nghĩa của kinh rõ ràng, tâm hạnh trái với lời dạy trong kinh dạy; đây làđại bất hiếu vì không cung kính, chúng ta cần phải biết rõ.

b.Phụng sự sư trưởng:Chúng ta là người học Phật, vị thầy đầu tiên là Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni. ĐứcBổn Sư dạy chúng ta học theo Phật A-di-đà nên Đức Phật A-di-đà cũng là Bổn Sư của chúng ta. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta khởi tâm động niệm, tâm mình có giống như tâm Phật không? Suy nghĩ có giống như Phật nghĩ không? Làm thế nào giống như tâm Phật, nghĩ như Phật? Những điều này, trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đànói là tâm chân thật của Phật, là mẫu mực của Phật. Chúng ta có thật sự hiểu không? Có thật sự tinh tấn tu hành không?

Tu hành là dựa theo tiêu chuẩn Đức Phật dạy, chúng ta phải sửa đổi cách nghĩ, cách nhìn sai lầm của mình trong cuộc sống hằng ngày thì gọi là tu hành. Nếu như hằng ngày chúng ta làm ra vẻ như người học Phật, nhưng trên thực tế thì lừa mình dối người, như thế nhất định có cảm ứng với ma, ma sẽ đến hộ trì cho bạn mà không phải là Phật. Dụng ý của ma đến hộ trì bạn để làm gì? Để chúng hủy diệt Phật pháp và gây chướng ngạicho Phật pháp.

Chẳng những ngay trong đời này bạn không được tự tại, không được như ýmà quả báo đời sau lại càng đáng sợ. Chúng ta có ý thức được điều này không? Chúng ta có cảnh giác không? Cho nên tôi thường khuyên các vị đồng tu, cơ duyên của chúng ta thù thắng không ai bằng, nếu trong chốc lát mất thân người bị đọa vào ba đường ác thì thật là đáng tiếc, nói ra thật khó nghe, thật rất oan uổng!

Vì thế, nền tảng của Phật pháp, căn bản của căn bản là ‘hiếu kính’, nghĩa của hai chữ hiếu kính này rất rộng lớn. Hiếu kính với tất cả chúngsinh, đó là học Phật. Nếu chúng ta làm được việc hiếu kính đối với tất cả chúng sinh, như thế thì chúc mừng bạn rồi, chẳng những bạn ra khỏi luân hồi mà còn thoát ra khỏi chín pháp giới. Bởi vì, chân thật hiếu kính tất cả chúng sinh chỉ có pháp thân Bồ-tát mới làm được. Kinh Hoa nghiêm nói:“Sơ trụ Viên giáo trở lên mới thực hành được”. Do đó, không thể không phát tâm này, sau khi phát tâm này rồi cần phải thật sự nỗ lực thực hành, quyết tâm làm cho được.

c. Từ tâm không sát hại:Trong các tội nghiệp, hành vi sát sanh là tội nghiệp nặng nhất; cho nên, Đức Phật tổng hợp trọng tâm của giới luật dạy cho chúng ta “lòng từ không sát hại”. Trong đạo Phật thường nói: “Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”. Chúng ta phải vunbồi tâm từ bi, tuyệt đối không được sát hại, cho đến làm tổn hại tất cảchúng sinh. Người không có tâm từ bi thì không thể học Phật, làm tổn hại chúng sinh thì nhất định sẽ gây kết oán thù rất nặng; do đó mà có những oan gia trái chủ báo thù lẫn nhau không dứt.

d. Tu mười thiện nghiệp: Người giácngộ tuyệt đối không được kết oán thù với chúng sinh. Một khi kết oán thù với chúng sinh đều là do mê hoặc điên đảo, bị vô minh phiền não che lấp. Vì thế, chúng ta phải tu mười thiện nghiệp, đây là nền tảng của sự tu tập, chúng ta đem nó áp dụng vào cuộc sống thường ngày, tiêu chuẩn đều là lời dạy trong kinh luận, từ nền tảng này chúng ta bước vào cửa Phật.

2. Thọ trì tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi.

a. Thọ trì tam quy: Chúng ta bước vào cửa Phật, trước tiên phải thọ Tam quy y. Đây là điều Đức Phật dạy cho chúng ta ra khỏi sáu đường luân hồi, mục tiêu là hướng đến Bồ-đề Niết-bàn gọi là Tambảo. Tam bảo là Giác, Chánh, Tịnh. Bất cứ nơi nào, lúc nào chúng ta vẫnluôn luôn giữ tâm giác ngộ của mình. Giác là không mê, xưa nay chúng tachỉ mê mà không giác, ngày nay quay đầu lại gọi là “trở về”, quay đầu thì cần phải quy y “giác mà không mê”.

Đức Phật lại dạy, do chúng ta chấp vào tri kiến và cách nghĩ, cách nhìn sai lầm nên phải quay đầu lại, nương theo chánh tri, chánh kiến. Tri kiến như thế nào gọi là chánh? Chư Phật, Bồ-tát hoàn toàn không nói:“Tri kiến của ta là chánh tri, chánh kiến, còn tri kiến của các ông là tri kiến sai lầm”. Không có Phật, Bồ-tát như thế.

Các ngài dạy: “Tri kiến tương ứng với tự tánh là chánh tri, chánh kiến; tri kiến trái với tự tánh là tà tri, tà kiến”. Cách nói như thế, chúng ta mới khâm phục; bởi vì, chúng ta chưa minh tâm kiến tính nên phải thừa nhận cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta đều là sai lầm. Cho nên, khi mới học Phật chúng ta không thể không nương theo Đức Phật, nhưng Phật lại dạy rất hay là chúng ta không thể nương theo Ngài mãi mãimà chỉ có thể nương theo một thời gian. Sau khi, chúng ta minh tâm kiếntánh thì không cần nương theo Ngài nữa; trước khi chúng ta chưa kiến tánh mà không nương theo Ngài thì chẳng còn phương pháp nào tốt hơn được.

Vậy được minh tâm kiến tánh có dễ không? Là phải đoạn trừ phiền não, phá phiền não chướng. Phiền não gây chướng ngại cho tự tánh của chúng ta. Bạn còn phiền não thì nhất định không thể nào kiến tánh được, vẫn phải tu học theo pháp môn. Tu học theo pháp môn cũng là phá sở tri chướng, vì sở tri cũng làm chướng ngại tự tánh. Trừ sạch hai chướng ngạilớn này thì mới minh tâm kiến tánh.

Chúng ta nói điều này thì rất dễ dàng, nhưng thực hành thì rất khó; cho nên, Đức Phật dạy hàng phàm phu chúng ta còn bị nghiệp chướng này sâu nặng, căn tánh của phàm phu ám độn chỉ có phát nguyện cầu sinh về Tịnh độ. Phương pháp này rất tuyệt diệu, có thể tạm thời không cần đoạn Kiến, Tư phiền não mà vẫn vãng sanh về Tịnh độ, cũng không cần tu học vôlượng pháp môn; chỉ cần đầy đủ ba điều kiện Tín, Nguyện, Hạnh thì được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc diện kiến Phật A-di-đà, sau đó nỗ lực học với Ngài. Về cõi này chúng ta tu đoạn phiền não, lại học phápmôn thì đạt được cứu cánh giải thoát viên mãn.

Do đó, khi thọ trì tam quy, chúng ta phải quy y Phật A-di-đà và nươngtheo kinh điển Tịnh tông. Kinh điển Tịnh tông hiện nay chỉ có năm bộ kinh[2]và một bộ luận Vãng Sinh. Nếu bạn quy y theohết các kinh luận này thì rất tốt, còn như chê nhiều thì trong sáu bộ này, bạn chọn bất kỳ một bộ nào để thực hành cũng được. Có lẽ sẽ có người hỏi: “Một bộ thì có ít quá không?”. Chúng ta đọc Vãng sinh truyệnhay Tịnh độ thánh hiền lụcthấy từ xưa đến nay có rất nhiều người ngay một bộ kinh cũng chẳng biết, suốt đời chỉ biết niệm một câu A-di-đà Phật mà họ vẫn có thể đứng vãng sanh hay ngồi vãng sanh.

Niệm một câu hiệu A-di-đà Phật còn thành tựu được, huống gì một bộ kinh? Chúng ta phải tin việc này chân thật, như trongkinh Kim cang nói: “Tín tâm chẳng trái nghịch” thì mới có thể thành tựu.

Tăng bảo là chúng ta quy y bồ-tát Đại Thế Chí và bồ-tát Quán Thế Âm. Chúng tu ta theo Tịnh tông, quy y Tam bảo thực tế là trên sự tướng. Đại Thế Chí biểu hiện lý trí chẳng phải tình cảm; Quán Thế Âm biểu hiện từ bi. Cho nên, chúng ta quy y Tăng là quy y từ bi theo lý trí chẳng phải từ bi theo tình cảm; từ bi theo tình cảm là việc không tốt. Từ bi phải lấy lý trí làm nền tảng, được như thế mới gọi là thọ trì tam quy.

b.Đầy đủ các giới, không phạm oai nghi:Chúng ta có thể giải thích giới là những giới điều mà Đức Phật đã dạy trong tất cả kinh điển mà chúng ta tuân thủ, nhưng không phải chấp chặt những giới điều. Chúng ta phải xem kỹ những giới điều trong kinh dạy, tất cả giới điều đều bao hàm trong đó, không hề thiếu sót. Từ trên nền tảng này mà khế nhập vào pháp môn của Bồ-tát.

Pháp đầu tiên của Bồ-tát là phát đại tâm, phát Bồ-đề tâm. Chúng ta muốn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc phải nhớ kỹ trong kinh Phật giảng, điều kiện để chúng ta được vãng sanh có hai câu tám chữ. Tambối vãng sanh trong kinh Vô Lượng Thọnói bất luận là thượng bối, trung bối và hạ bối đều không khác nhau, đều là “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”.

Thế nào là phát tâm Bồ-đề? Là tâm độ khắp chúng sinh, “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”. Nếu như bạn ghét chúng sinh này, thích chúng sinh kia thì bạn có đến được thế giới Tây phương Cực Lạc không? Chắc chắn là không thể đến được, cho dù mỗi ngày bạn niệm mười vạn câu danh hiệu Phật, niệm một vạn tiếng danh hiệu Phật, bạn cũng không thể vãng sanh được. Vì sao? Vì bạn không có tâm Bồ-đề; điều này không thể không chú ý.

Trước đây thầy Lý[3]thường nói người ngày nay niệm Phật, một vạn người niệm Phật khó có được hai, ba người vãng sanh. Không phải họ không tinh tấn, suốt ngày xâu chuỗi chẳng rời tay, từ sáng đến tối miệng không ngừng niệm A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, nhưng vì sao họ khôngvãng sanh được? Vì họ không phát tâm Bồ-đề nên không phù hợp tiêu chuẩnvãng sanh. “Nhất hướng chuyên niệm” thì họ làm được, nhưng “phát tâm Bồ-đề” thì họ không làm được, do đó họ không thể vãng sanh.

Hôm qua Quán Trưởng nói chuyện với tôi về Khổng Lão Phu Tử. Đức học của Phu Tử có từng giai đoạn rất rõ ràng, đây là tấm gương tốt cho chúngta. Lão Phu Tử nói “Tam thập nhi lập”. Lập cái gì? Lập chí hướng! Lập chí theo nhà Nho nói giống như Phật pháp của chúng ta nói phát tâm. Phu Tử lập chí là chí đối với sự học, suốt đời theo nghiệp học vấn. Hôm nay chúng ta lập chí là độ khắp chúng sinh, chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, chúng ta đích thực lập chí này. Bốn hoằng thệ nguyện là lập chí, chúng ta có thật sự lập được không?

Nhà Nho nói nếu không lập chí thì việc gì cũng không thành tựu được. Vì sao? Bởi vì chúng ta không có phương hướng, không có mục tiêu, dù chocó nỗ lực cũng không thể có kết quả. Pháp xuất thế gian so với pháp thếgian càng phải nghiêm túc hơn nhiều, chúng ta không phát nguyện thì làmsao hành? Cho nên trước tiên phải phát nguyện, phát tâm Bồ-đề chính là phát đại nguyện. Quá trình đức học của Phu Tử quả là tấm gương cho chúngta.

“Tứ thập nhi bất hoặc”. Đến tuổi này là Ngài không bị mê hoặc, không bị cảnh giới bên ngoài lôi kéo, vì Ngài không còn mê muội.

“Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Biết mệnh trời là ý nghĩa gì? Là Ngài biết biết rõ nhân duyên, quả báo; biết tất cả chúng sinh đều là hiện tượng nhân duyên, quả báo tuần hoàn tương tục.

“Lục thập nhi nhĩ thuận”. Là tâm an định, tâm thanh tịnh hiện tiền. Kinh Kimcangnói: “Tín tâm thanh tịnh thì sinh thật tướng”. Trí tuệ chân thật hiện ra. Đại sư Lục Tổ Huệ Năng nói trong Đàn kinh:

Nếu người thật tu đạo

Không thấy lỗi thế gian.

Tai họ nghe nhưng không thấy lỗi của thế gian. Trong kinh Hoa nghiêm,Đồng tử Thiện Tài tham học với năm mươi ba vị thiện tri thức, cũng không thấy lỗi thế gian. Cảnh giới này là cảnh giới tai đã thuận.

“Thất thập nhi tùy tâm sở dục”. Là đến bảy mươi tuổi công phu thành tựu. Giữ tâm như thế nào? Là tâm làm theo ý muốn nhưng không vượt qua phép tắc. Thế nào là phép tắc? Là hoàn toàn tương ứng với pháp tánh, tuyệt đối không trái với pháp tánh. Cũng chính là nói theo ý muốn mà Ngài tự nhiên hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Điều này thật vi diệu, đạo Phật chúng ta nói là “đại tự tại”, cuộc sống tự tại, hành vi xử sự, đối nhân xử thế cũng tự tại. Đây chính là nói “lợi ích thật sự”, “thọ dụng thật sự”. Phu Tử làm được, chúng ta là người học Phật thì phải đạt đến một cách nhanh chóng và viên mãn.

3. Phát tâm bồ-đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả

Điều sau cùng là “Tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại thừa”. Hiện tượng trong mười pháp giới y chánh trang nghiêm là quả báo. Quả phức tạp là theo mức độ phức tạp mà nói thì nhân tất nhiên sẽ tỷ lệ thuận với quả. Vì trong nhân quả phức tạp như thế nên chúng ta cần phải cẩn thận chú ý,luôn cảnh giác chính mình từng thời khắc, tuyệt đối không được tạo nhânxấu.

Khi còn trẻ, mới tiếp xúc Phật pháp, tôi vô cùng khâm phục Đức Phật, Ngài chỉ dạy mọi người hãy nhìn mình, không nên nhìn người khác. Điều này làm tôi khâm phục năm vóc lạy sát đất. Đức Phật dạy là dạy cho bạn, không phải dạy cho người khác. Nếu như bạn không vào từ cửa này mà muốn sớm thành tựu đạo nghiệp thì tuyệt đối làm không đến. Bởi vì, trọng tâm tu học Phật pháp là thiền định, là tâm thanh tịnh. Nếu như tâm bạn luôn nghĩ đến hoàn cảnh bên ngoài rồi phân biệt nó thì đến khi nào bạn mới đạt được định? Sẽ không bao giờ đạt được mục đích ấy!

Bạn muốn thành tựu thiền định, thành tựu tâm thanh tịnh thật sự thì hoàn toàn không duyên theo cảnh bên ngoài, trở lại duyên bên trong; đây là Phật pháp cao minh; vì thế Phật pháp được gọi là “nội học” là dạy bạnkhông phan duyên bên ngoài. Cảnh giới bên ngoài, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được; người tốt cũng được, người xấu cũng chẳng sao, bạn không cần để ý. Bạn đối với cảnh bên ngoài tâm luôn chân thật cung kính, thuận cảnh cũng như thế mà nghịch cảnh cũng như vậy; đối xử người thiện và người ác bình đẳng như nhau, tuyệt đối không được phân biệt, chỉ có tâm chân thành. Bạn vận dụng được tâm này thì không những người tốt, người thiện ca ngợi bạn mà người xấu cũng tán dương bạn; người xấu được bạn cảm hóa, đoạn ác tu thiện. Vì thế, Lục Tổ nói rất hay:

Nếu người thật tu đạo

Không thấy lỗi thế gian.

Người thường thấy lỗi thế gian là tự rước họa vào thân. Ngày nay, chúng ta mắc chứng bệnh nặng này rất phổ biến; từ sáng đến tối luôn thấylỗi của người khác mà không thấy lỗi mình. Khi nào chúng ta không thấy lỗi người khác mà chỉ thấy lỗi mình thì chúng ta thành công. Công phu tutập của bạn đạt được hiệu quả, bạn được thọ dụng thật sự.

Người khác thì thế nào? Họ tự có nhân quả của họ, quan trọng là chínhmình. Nhân quả của họ, bạn không thể chịu thay cho họ, cũng không thể giúp họ thay đổi. Huống gì ở thời buổi này, ai chịu nói lỗi của người khác? Người xưa cũng không nói. Chúng ta đọc Lễ ký, tác phẩm đời Hán ghi, người nào nói lỗi của bạn? Chỉ có cha mẹ của bạn và thầy giáo của bạn. Vì họ có trách nhiệm dạy dỗ nên mới nói lỗi của bạn, bạn không được cãi lại. Bạn nói lỗi của bạn đồng học thì bị họ oán hận, thù hiềm rình chờ cơ hội báo thù. Do đó, ai chịu nói lỗi cho mình? Không có người nào chịu.

Phật, Bồ-tát giảng kinh, thuyết pháp một cách khéo léo để chúng ta nghe rồi nghĩ lại, mình có lỗi hay không, nếu có lỗi thì hãy mau tự mìnhphản tỉnh; đây gọi là “có lỗi thì sửa, không có lỗi thì khen ngợi”. Cácngài không nói thẳng lỗi của chúng ta mà các ngài chỉ nói một cách khéoléo để chúng ta tự mình phản tỉnh, tự giác ngộ, vì tâm của các ngài thanh tịnh. Vì thế trong kinh, luận nói lỗi lầm của hàng phàm phu rất nhiều, nhưng trên thực tế Đức Phật chẳng thấy lỗi lầm của người nào; đâylà sự tài tình trong cách dạy học của Đức Phật nên Ngài chẳng mất tâm thanh tịnh.

Chúng ta phải hiểu rõ những điều này để tự mình phản tỉnh, hiểu được lòng từ bi chân thành của chư Phật, Bồ-tát thật bao la. Chỉ cần chúng tatự nỗ lực, tu hành đúng lời dạy của các ngài, không cần quan tâm đến hoàn cảnh thì tự nhiên có Phật hộ niệm; Hộ pháp, Thiện thần ủng hộ chúngta. Chúng ta không cần lo lắng có người đến phá hoại, gây chướng ngại. Bằng không, dù người khác không đến gây chướng ngại mà chính mình lại tựgây chướng ngại trước. Chúng ta nghĩ làm việc gì thì đó chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước làm hỏng chính mình trước tiên; điều này chúng ta cần phải nhìn kỹ mà buông xả.

Chúng ta phải tin chắc có sự hộ niệm của chư Phật. Sự hộ niệm này chính là tất cả chư Phật thường nhớ nghĩ và quan tâm chúng ta; đây là sựthật. Hộ pháp, Thiện thần tôn kính, khâm phục nên luôn luôn ủng hộ chúng ta. Còn nếu mình luôn nghi ngờ thì chẳng những Đức Phật không hộ niệm mà Thiện thần, Hộ pháp cũng không che chở. Chúng ta phải tự xét kỹ,bằng không thì chịu thiệt thòi rất lớn.

Vì thế, hai chữ “tin Phật” thật không dễ dàng, tin Phật rồi, chúng tacó còn vọng tưởng không? Còn lo âu, còn bận tâm không? Tất cả đều khôngcòn, như thế mới nhất tâm hướng về đạo. Đạo ở đâu? Đạo chính là ngay trong cuộc sống, là chuyện ăn cơm, mặc áo. Chúng ta đọc đoạn mở đầu trong kinh Kim Cangghi: “Đức Phật Thích-ca đắp y, ôm bát, vào thành Xá Vệ khất thực”; đây chính là đạo. Do đó, chúng ta có thể biết trong cuộc sống thường ngày chẳng có gì thay đổi, công việc hằng ngày cũng như vậy; những việc xử sự, đãi nhân tiếp vật, xã giao vẫn như thường.

Phật, Bồ-tát khác với phàm phu ở điểm nào? Phàm phu khởi tâm động niệm trong tất cả cảnh duyên vì phân biệt chấp trước nên trái với đạo. Còn Phật, Bồ-tát ngay trong cuộc sống không khởi tâm động niệm, không phân biệt, không chấp trước, hằng thuận chúng sinh, tùy hỷ công đức. Cuộc sống của các ngài tự tại, giao tiếp tự tại, được đại tự tại, được đại viên mãn.

Đại tự tại, đại viên mãn đều từ trong tâm thanh tịnh sinh ra. Kinh Kim cangnói rất hay: “Tín tâm thanh tịnh thì sinh thật tướng” tức là sinh trí tuệ thật tướng Bát-nhã. Trí tuệ thật tướng Bát-nhã hiện ra thì làm sao mà không được tự tại! Làm sao mà không viên mãn! Rốt cuộc đều do tâm thanh tịnh.

Vì thế, người tu hành ở bất cứ lúc nào, nơi nào cũng luôn luôn giữ tâm thanh tịnh, cũng chính là Giác, Chánh, Tịnh mà phần trước nói là Tamquy. Giác là không mê, Chánh là không tà, Tịnh là không nhiễm. Đạo lý niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ như thế, lẽ nào chúng ta không được vãng sanh?

Nói về nhân duyên ở đời, như trong kinh Đức Phật dạy: “Chúng ta có thể làm được việc thế gian, nhưng không được làm theo ý thế gian”. Hai câu nói này thật là hay. Việc thế gian chúng ta có thể làm được,kinh Hoa nghiêmghi: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vậy chướng ngại ở đâu? Chướng ngạiở ý thế gian. Ý thế gian là gì? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bạn phải đoạn trừ những thứ này. Ý nghĩa hai câu này rất sâu rộng.

Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, giảng kinh hơn ba trăm hội. Ngài giảng điều gì? Chính là giảng những điều này, muôn nghìn lời nói, nói không cùng, đối với người, đối với việc, đối với sự vật; chúng ta nghĩ như thế nào? Nghĩ là sai lầm, nghĩ là rơi vào trong ý thức, nghĩ chính là vọng tưởng.

Có lẽ bạn hỏi: Chẳng phải mọi người đều phải suy nghĩ đó sao? Không sai! Mọi người đều là phàm phu, đều có vọng tưởng. Có phải ai cũng như thế không? Chỉ trừ Phật, Bồ-tát không suy nghĩ như vậy. Đáng tiếc là bạnchưa thấy, những điều bạn thấy đều là phàm phu; cho nên, bạn cho việc mình suy nghĩ bình thường.

Tại sao Phật, Bồ-tát không có suy nghĩ như thế? Bởi vì, các ngài biết vạn pháp đều không. Trong kinh Kim cangghi: “Không thể nắm bắt được tâm ba thời”. Các ngài biết nghĩ là không,các pháp do duyên sinh, duyên sinh là tánh không, nên nghĩ cũng là không thì có gì để đâu mà suy nghĩ! Các ngài không suy nghĩ, nhưng đối phó sự việc lại có thể chu đáo mọi mặt. Tại sao các ngài làm chu đáo? Làphát xuất từ trí tuệ.

Tôi nêu ra một ví dụ, khi chúng ta đọc kinh điển thấy lời Đức Phật dạy có hay không? Rất có thứ tự, lớp lang không một chút lộn xộn; bất luận là giảng lý hay sự, đều đâu ra đó. Phật không khởi ý niệm: “Lần này, Ta phải giảng pháp như thế nào?”. Chưa hề, Ngài không khởi tâm, không động niệm, hoàn toàn tùy thuận tự tánh, từ trong tâm tánh phát ra tự nhiên như thế.

Chúng ta còn khởi tâm động niệm nên hành động còn nhiều thiếu sót. Vìsao nhiều người giảng mà chẳng có ai thành công, tại sao nhiều người viết sách mà chẳng có ai viết hay? Cho nên, chúng ta học Phật là học không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mọi việc đều dùng tâm chân thành. Tâm chân thành tất nhiên phát sinh trí tuệ, nên tự nhiên được chư Phật gia trì. Sự gia trì này chính là sự hộ niệm, sự quan tâm của chư Phật.

Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật, đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng tâm.Chúng ta có hiểu được ý nghĩa này không? Ngay trong cuộc sống thường ngày chúng ta làm được bao nhiêu phần? Đây chính là điều chúng ta tu hành. Tại sao chúng ta hành không đạt hiệu quả? Vì sao không cải thiện được cuộc sống của chúng ta? Nguyên nhân là ở tại chỗ này.

Chúng ta xét kỹ lại mình, tự kiểm điểm mình thì thấy chúng ta làm sairồi! Hôm nay chúng ta thuận theo phiền não, tùy thuận tập khí. Phiền não là tham, sân, si. Chúng ta tùy thuận mấy thứ này; mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, liền khởi tâm tham đắm, khởi tâm kiêu mạn, việc gì không vừa ý thì nổi giận; những điều này đều là ngu si.

Thế nên, có người này nhìn bề ngoài dường như là học Phật, nhưng trênthực tế đối với người, đối với sự việc, đối với sự vật thì luôn khởi tâm động niệm chẳng có chút gì sửa đổi. Trong kinh Đức Phật dạy hai chữ “thọ trì”; chẳng những chúng ta không làm được mà không hiểu ý nghĩa haichữ này, nếu có hiểu thì lại hiểu sai; cho rằng mỗi ngày tôi tụng kinh một lần là thọ trì. Chúng ta biết sai ở đâu không?

Tôi nói thật, chúng ta muốn đạt được hiệu quả công phu tu tập là cải thiện cuộc sống của chúng ta, chẳng những cải thiện đời sống hiện tại màcòn cải thiện đời sau. Cuộc sống đời sau, ý nghĩa này thật là rất dài. Theo cách sống hiện tại của chúng ta đúng như trong kinh, luận Đại, Tiểuthừa Đức Phật dạy, sau khi chúng ta mất thân người, đời sau muốn được thân người, thật là khó. Vậy chúng ta sẽ đi về đâu? Phần đông đọa trong ba đường ác.

Làm sao chúng ta biết mình đọa vào ba đường ác? Chỉ cần nghe mọi người nói một câu thì biết rõ: “Chết rồi làm quỷ”. Mọi người đều cho rằng, sau khi chết rồi đều làm quỷ. Tôi chưa nghe ai nói chết rồi làm người mà chỉ nghe nói sau khi chết rồi làm quỷ.

Đức Phật thường dạy chân lý: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Theo cách nghĩ của bạn người chết đều thành quỷ. Bạn có ý nghĩ, quan điểm nhưvậy thì nhất định bạn đi làm quỷ rồi! Có bao nhiêu người suy nghĩ sau khi chết được làm người, hoặc sinh lên cõi trời hay làm Phật, Bồ-tát; điều này rất ít nghe nói đến, chỉ có nghe người chết đều bị làm quỷ. Chúng ta không nên cho câu nói này là bình thường, chưa chắc là đúng. Thật ra câu nói này là đúng, câu nói này thật không bình thường.

Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh, kinh Hoa nghiêm ghi: “Duy tâmsở hiện, duy thức sở biến”. Đây cũng là lời Đức Phật dạy, con người saukhi chết, được thân người lại rất khó; huống gì theo nguyên lý kinh Phật đã dạy, đời sau muốn được làm thân người thì nhất định phải đầy đủ điều kiện của năm giới. Năm giới với năm thường của nhà Nho ở Trung Quốcnội dung giống nhau. Năm thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1. Nhân: Là nhân từ chúng ta làm được không? Đối với người, đối với vật chúng ta có lòng nhân từ chưa?

2. Nghĩa: Đối với người, đối với sự vật, chúng ta có tận tâm làm trònnghĩa vụ chưa? Tuy có thù lao, nhưng không xem trọng thù lao mà cho là việc bổn phận của ta. Chúng ta phải tận tâm tận lực làm cho tốt; đây là đạo nghĩa, nhưng không nên xem là trả thù lao. Thù lao nhiều thì tôi làmnhiều, thù lao ít thì tôi làm ít, hạng người này không có nghĩa.

3. Lễ: Giữa người với người phải có lễ phép qua lại.

4. Trí: Nói đơn giản là lý trí, chẳng phải theo tình cảm mà làm việc.

5. Tín: Là tín dụng, chữ tín rất quan trọng là “không dối mình, khônglừa người”. Tự lừa dối mình là lương tâm bị mê muội. Chúng ta thường nghe tục ngữ nói: “Người không có lương tâm”. Người không có lương tâm thì bàn đến chữ tín làm gì? Bên trong lương tâm mê muội; bên ngoài dùng nhiều thủ đoạn tinh vi lừa gạt người khác.

Người nào phạm năm điều này thì đời sau không làm được thân người. Chúng ta làm được năm điều này thì lương tâm không có hổ thẹn, chắc chắnđời sau được làm thân người. Chúng ta xem những người này trong xã hội ngày nay, lại so với mình, điều quan trọng nhất là tự kiểm điểm mình, tựmình có làm được hay không? Tự mình đời sau có được thân người không? Nếu như chúng ta không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì đời sau nhất định đọa trong ba đường ác.

Như tôi vừa nói, mọi người đều nói sau khi chết làm quỷ, trong sáu đường luân hồi, không đến đường khác mà cứ khăng khăng chọn đường quỷ, nhưng đã nói đến đường quỷ thì phải có lý của nó. Điều kiện của đường ngạ quỷ là tâm tham; tham danh tiếng, tham lợi dưỡng, tham sắc đẹp; đối tượng tham rất nhiều, chỉ cần nặng tâm tham là nghiệp nhân của đường ngạquỷ.

Tâm nặng sân hận, ganh tỵ là nghiệp nhân của đường địa ngục. Không cótrí tuệ, không phân biệt được thật-giả, chánh-tà, thiện-ác là nghiệp nhân của đường súc sinh. Tham, sân, si là nghiệp nhân của ba đường ác. Chúng ta tự xét mình có tham, sân, si không? Tham, sân, si, ý niệm này có nghiêm trọng không? Nếu như ý niệm này nặng thì chúng ta phải luôn cảnh giác. Nếu không cảnh giác thì tương lai của chúng ta sẽ tăm tối, chúng ta muốn nghĩ đến niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạcthì nhất định phải diệt tham, sân, si; siêng tu ba tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh theo đúng lời Phật dạy mà tu hành. Đời nay, chúng ta không để thời gian trôi qua uổng phí, nhân duyên đời này thù thắng không gì sánh bằng. Chúng ta thật sự gặp được Phật pháp, lại gặp được pháp môn Tịnh độ rất thù thắng. Duyên phận này không thể nghĩ bàn, trong bài kệ khai kinh ghi: “Trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được”. Cư sĩ Bành Tế Thanh ởđầu nhà Thanh nói: “Một ngày hiếm hoi khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay”. Chúng ta đã gặp được rồi, nhân duyên thiện căn, phước đức đầy đủ; nếu như tự mình không nắm bắt để nó trôi qua thì thật là đáng tiếc.

Hôm nay, tôi tiếp tục luận bàn về một số chướng ngại trong sự tu hành. Đức Phật đích thực là bậc Nhất Thiết Trí; giống như tín đồ tôn giáo ở thế gian ca tụng thần “việc gì cũng biết, cái gì cũng làm được”. Sau khi, Đức Phật nhập diệt đến nay khoảng hơn 2500 năm, những chướng ngại của chúng sinh tu học Phật pháp, vào thời kì mạt pháp; thuở xưa, khi Đức Phật giảng kinh, thuyết pháp đã từng nói việc này; nếu Ngài không phải là bậc Nhất Thiết Trí chân thật thì không nói được như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]