Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

12/12/201116:09(Xem: 6543)
Phần 2

VI DIỆU PHÁPNHẬP MÔN

Tỳ kheo Giác Chánh

[02]

148- Tâm Tổng Hợp (Cittāsaṅgaho).

V- Thế nào là Tâm Tổng Hợp?

Đ- Tâm Tổng Hợp là tính mỗi Tâm có tất cả bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Tổng Hợp gồm có 5 phần:

1) Tâm Bất Thiện tổng hợp.
2) Tâm Vô Nhân tổng hợp.
3) Tâm Dục Giới tổng hợp.
4) Tâm Đáo Đại tổng hợp.
5) Tâm Siêu Thế tổng hợp.

149- Tâm Bất Thiện Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Bất Thiện Tổng Hợp?

Đ- Tâm Bất Thiện Tổng Hợp là tính mỗi Tâm Bất Thiện có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Bất Thiện Tổng Hợp gồm có 3 phần:

1) Tâm Tham tổng hợp. 2) Tâm Sân tổng hợp. 3) Tâm Si tổng hợp.

150- Tâm Tham Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Tham Tổng Hợp?

Đ- Tâm Tham Tổng Hợp là tính những Tâm Tham có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Tham tổng hợp có 8 thứ:

1) Tâm Tham thứ nhất có 19 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu Tợ Tha, 4 Si Phần, Tham và Tà Kiến.
2) Tâm Tham thứ hai có 21 sở hữu cùng phối hợp (như Tâm Tham thứ nhất mà thêm 2 sở hữu Hôn Phần, vì Tâm nầy hữu trợ).
3) Tâm Tham thứ ba có 19 sở hữu cùng phối hợp là 13 sở hữu Tợ Tha, 4 Si Phần, Tham và Ngã Mạn.
4) Tâm Tham thứ tư có 21 sở hữu cùng phối hợp (giống như Tâm Tham thứ ba nhưng thêm 2 Hôn Phần vì Tâm nầy hữu trợ).

5) Tâm Tham thứ năm có 18 sở hữu cùng phối hợp là 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ), 4 Si Phần, Tham và Tà Kiến.
6) Tâm Tham thứ sáu có 20 sở hữu cùng phối hợp (giống như Tâm Tham thứ năm nhưng thêm 2 Hôn Phần).
7) Tâm Tham thứ bảy có 18 sở hữu cùng phối hợp (giống như Tâm Tham thứ năm chỉ khác là bớt Tà Kiến thêm Ngã Mạn).
8) Tâm Tham thứ tám có 20 sở hữu cùng phối hợp (giống như Tâm Tham thứ bảy nhưng thêm 2 sở hữu Hôn Phần).

151- Tâm Sân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Sân Tổng Hợp?

Đ- Tâm Sân Tổng Hợp là tính mỗi Tâm Sân có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Sân có hai thứ:

1) Tâm Sân thứ nhất có 20 Sở Hữu cùng phối hợp là 12 sở hữu Tợ Tha (đã trừ Hỷ), 4 Si phần và 4 Sân phần.

2) Tâm Sân thứ hai có 22 sở hữu cùng phối hợp (giống như Tâm sân thứ nhất nhưng thêm 2 sở hữu Hôn phần vì Tâm nầy hữu trợ).

152- Tâm Si Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Si Tổng Hợp

Đ- Tâm Si Tổng Hợp là tính tâm Si có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Si tổng hợp có hai thứ:

1) Tâm Si Hoài Nghi có 15 sở hữu cùng phối hợp là: 10 sở hữu Tợ Tha (trừ Dục Thắng Giải và Hỷ), 4 Si phần và sở hữu Hoài Nghi.

2) Tâm Si Phóng Dật có 15 sở hữu cùng phối hợp là 4 sở Si phần và 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ và Dục).

153- Tâm Vô Nhân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Vô Nhân Tổng Hợp?

Đ- Tâm Vô Nhân Tổng Hợp là tính Tâm Vô Nhân có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Vô Nhân tổng hợp gồm có 4 phần:

1) Ngũ Song thức tổng hợp: Ngũ Song Thức có 7 sở hữu Biến Hành cùng phối hợp.

2) Tâm Khai Ngũ Môn, 2 Tâm tiếp Thâu và 2 Tâm Quan sát thọ xả có 10 sở hữu cùng phối hợp là 10 sở hữu Tợ Tha (trừ Cần, Hỷ, Dục).

3) Tâm Quan sát Thọ Hỷ có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ Tha (trừ cần và Dục) tâm Khai Ý Môn cũng có 11 sở hữu cùng phối hợp là sở hữu Tợ Tha (trừ Dục và Hỷ).

4) Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu có 12 sở hữu cùng phối hợp là 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Dục).

154- Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Tổng hợp?

Đ- Tâm Dục Giới Tịnh Hảo tổng hợp là tính những Tâm Tịnh Hảo mỗi thứ có bao nhiêu sở hữu phối hợp. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo tổng hợp có 3 loại:

Tâm Thiện Dục Giới tổng hợp.
Tâm Quả Dục Giới hữu nhân tổng hợp.
Tâm Duy Tác Dục Giới tổng hợp.

155- Tâm Thiện Dục Giới Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Thiện Dục Giới Tổng Hợp?

Đ- Tâm Thiện dục Giới tổng hợp là tính mỗi thứ Tâm Thiện Dục Giới có bao nhiêu sở hữu phối hợp. Tâm Thiện Dục Giới tổng hợp có 8 thứ:

1) Tâm Thiện Dục Giới thứ nhất và thứ nhì có 38 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu tợ tha và 25 sở hữu tịnh Hảo (nói có 38 sở hữu phối hợp là tính tổng quát chớ thật sự thì chỉ có 33 sở hữu hoặc 34 mà thôi; vì Tâm Thiện Dục Giới có thể có sở hữu Giới Phần và sở hữu Vô Lượng Phần phối hợp và cũng có thể không có; và nếu có sở hữu Giới Phần hoặc Vô Lượng Phần phối hợp thì chỉ có một trong 5 thứ sở hữu ấy mà thôi).

2) Tâm Thiện Dục Giới thứ ba và thứ tư có 37 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ Tha, 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Trí Tuệ).

3) Tâm Thiện Dục Giới thứ năm và thứ sáu có 37 sở hữu cùng phối hợp là 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ) và 25 sở hữu Tịnh Hảo.

4) Tâm Thiện Dục Giới thứ bảy và thứ tám có 36 sở hữu phối hợp là 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ) và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Trí).

156- Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân tổng hợp?

Đ- Tâm Quả Dục Giới tổng hợp là tính mỗi thứ Tâm Quả có bao nhiêu sở hữu cùng phối hợp. Tâm Quả dục giới tổng hợp có 8 thứ:

1- Tâm Quả Dục Giới thứ nhất và thứ nhì có 33 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ Tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến Hành và Trí Tuệ.

2) Tâm Quả Dục Giới thứ ba và thứ tư có 32 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ Tha và 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến Hành.

3) Tâm Quả Dục Giới thứ năm và thứ thứ sáu có 32 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí Tuệ, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến Hành và 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ).

4) Tâm Quả Dục Giới thứ bảy và thứ tám có 31 sở hữu phối hợp là 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến Hành và 12 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ).

157- Tâm Duy Tác Dục Giới Hữu Nhân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Duy tác Dục Giới Hữu Nhân Tổng hợp?

Đ- Tâm Duy Tác Dục Giới tổng hợp là tính Tâm Duy Tác Dục Giới có bao nhiêu sở hữu phối hợp. Tâm Duy tác Dục Giới tổng hợp có 8 thứ:

1) Tâm Duy Tác Dục Giới thứ nhất và thứ nhì có 35 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ Tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành, 2 sở hữu Vô lượng Phần và sở hữu Trí tuệ.

2) Tâm Duy Tác Dục Giới thứ ba và thứ tư có 34 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành và 2 sở hữu Vô lượng Phần.

3) Tâm Duy Tác Dục Giới thứ năm và thứ sáu có 34 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí tuệ, sở hữu Vô lượng Phần, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ).

4) Tâm Duy Tác Dục Giới thứ bảy và thứ tám có 33 sở hữu phối hợp là 2 sở hữu Vô lượng Phần, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ).

158- Tâm Đáo Đại Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Đáo Đại Tổng Hợp?

Đ- Tâm Đáo Đại tổng hợp là tính những tâm Thiền Sắc giới và Vô Sắc giới mỗi thứ có bao nhiêu sở hữu phối hợp Tâm Đáo Đại tổng hợp có 5 loại:

1) Tâm Sơ Thiền Sắc Giới (gồm cả Thiện, Quả và Duy Tác) có 35 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha và 22 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Giới Phần).

2) Tâm Nhị Thiền Sắc Giới (Thiện, Quả và Duy Tác) có 34 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí tuệ, 2 sở hữu Vô Lượng Phần, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm).

3) Tâm Tam Thiền Sắc Giới (Thiện, Quả và Duy tác) có 33 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí Tuệ, 2 sở hữu Vô Lượng Phần, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và 11 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm và Tứ).

4) Tâm Tứ Thiền Sắc Giới (Thiện, Quả và Duy Tác) có 32 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí Tuệ, 2 sở hữu Vô Lượng Phần, 19 sở hữu tịnh Hảo biến hành và 10 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm, Tứ, Hỷ).

15 Tâm Ngũ Thiền (3 Tâm Ngũ Thiền Sắc Giới và 12 Tâm Vô Sắc Giới) có 30 sở hữu phối hợp là sở hữu Trí Tuệ, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành và 10 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm, Tứ, Hỷ).

159- Tâm Siêu Thế Tổng Hợp.

V- Thế nào là Tâm Siêu Thế Tổng hợp?

Đ- Tâm Siêu Thế tổng hợp là tính mỗi tâm Siêu Thế có bao nhiêu sở hữu phối hợp Tâm Siêu Thế tổng hợp có 5 thứ:

8 Tâm Sơ Thiền Siêu Thế có 36 sở hữu phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo Biến hành, 3 sở hữu Giới Phần và sở hữu Trí Tuệ.

8 Tâm Nhị Thiền Siêu Thế có 35 sở hữu phối hợp là sở hữu trí Tuệ, 3 sở hữu Giới Phần, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm).

8 Tâm Tam Thiền Siêu Thế có 34 sở hữu phối hợp là 23 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Vô Lượng Phần) và 11 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm và Tứ).

8 Tâm Tứ Thiền Siêu Thế và

8 Tâm Ngũ Thiền Siêu Thế có 33 sở hữu phối hợp là 10 sở hữu Tợ tha (trừ Tầm, Tứ, Hỷ) và 23 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Vô Lượng Phần).

160- Thọ Tổng Hợp (Vedanāsaṅgaho).V- Thế nào là Thọ Tổng Hợp?

Đ- Thọ Tổng Hợp là gom tất cả trạng thái cảm thọ của tâm thức mỗi thọ đặng bao nhiêu Tâm pháp. Thọ có tất cả 5 loại:

1) Thọ Khổ. 2) Thọ Lạc. 3) Thọ Ưu. 4) Thọ Hỷ. 5) Thọ Xả.

161- Thọ Khổ Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thọ Khổ Tổng Hợp?

Đ- Thọ Khổ tổng hợp là tính theo sự đau đớn của xác thân có bao nhiêu Tâm và Sở hữu phối hợp.

a) Tâm: có 11 là Tâm Thân Thức thọ khổ.

b) Sở Hữu Tâm:có 6 là 6 sở hữu biến hành (trừ Thọ) khi hợp với Tâm Thân Thức thọ khổ.

162- Thọ Lạc Tổng Hợp.

V- Thế nào Thọ Lạc Tổng Hợp?

Đ- Thọ Lạc tổng hợp là tính theo sự khoái lạc của xác thân có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp.

a) Tâm: có 1 là Tâm Thân Thức Thọ Lạc.

b) Sở Hữu Tâm:có 6 là sở hữu biến hành (trừ Thọ) khi hợp với Tâm Thân Thức Thọ Lạc .

163- Thọ Ưu Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thọ Ưu tổng hợp?

Đ- Thọ Ưu tổng hợp là tính sự buồn rầu đau khổ của tâm có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối hợp.

a) Tâm: có 2 là 2 Tâm Sân.

b) Sở Hữu Tâm:có 21 là 2 sở hữu Hôn Phần, 4 sở hữu Sân Phần, 4 sở hữu Si Phần, 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Hỷ và Thọ).

164- Thọ Hỷ Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thọ Hỷ Tổng Hợp?

Đ- Thọ Hỷ tổng hợp là tính sự vui mừng hoan lạc của Tâm, có bao nhiêu Tâm và sở hữu phối hợp.

a) Tâm: có 62 là 4 Tâm Tham Thọ Hỷ, Tâm Quan Sát thọ hỷ, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 22 tâm Dục Giới thọ hỷ và 44 Tâm Thiền thọ hỷ.

b) Sở Hữu tâm:có 46 sở hữu cùng phối hợp là 25 sở hữu Tịnh Hảo, 2 Hôn Phần, 3 Tham Phần, 4 Si Phần và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Thọ).

165- Thọ Xả Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thọ Xả Tổng Hợp?

Đ- Thọ Xả tổng hợp là tính sự cảm thọ không vui, không buồn, không khổ, không lạc, có bao nhiêu Tâm cùng Sở hữu phối hợp.

a) Tâm: có 55 Tâm là 4 Tâm Tham Thọ Xả, 2 Tâm Si, 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ xả, 23 tâm Ngũ Thiền và 14 Tâm Vô Nhân thọ xả (trừ Thân Thức, Tâm Quan sát thọ Hỷ và Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu).

b) Sở hữu Tâm:có 46 sở hữu cùng phối hợp là 25 sở hữu Tịnh Hảo, Hoài Nghi, 2 Hôn Phần, 3 Tham Phần, 4 Si Phần và 11 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ và Thọ).

166- Nhân Tổng Hợp (Hetusaṅgaho).

V- Thế nào là Nhân Tổng Hợp?

Đ- Nhân Tổng Hợp là tính Nhân tương ưng mỗi thứ có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp. Nhân tổng hợp có 6 loại:

1) Nhân Tham. 2) Nhân Sân. 3) Nhân Si. 4) Nhân Vô Tham. 5) Nhân Vô Sân.6) Nhân Vô Si.

167- Nhân Tham Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Tham Tổng Hợp?

Đ- Nhân Tham tổng hợp là cội rễ của Pháp Bất Thiện khi sanh khởi có sự ham muốn là nguyên nhân chánh.

a) Tâm: có 8 tâm đồng sanh với nhân Tham là 8 Tâm Tham.

b) Sở Hữu Tâm:có 21 sở hữu cùng phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha 4 Si Phần, tà Kiến, Ngã Mạn và 2 Hôn Phần.

168- Nhân Sân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Sân Tổng Hợp?

Đ- Nhân Sân tổng hợp là cội rễ của pháp Bất Thiện khi khởi lên có sân là nhân chánh thức, có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu cùng Sân phối hợp.

a) Tâm: có 2 Tâm Sân.

b) Sở Hữu Tâm:có 21 sở hữu cùng phối hợp: 2 Hôn phần, 3 sân Phần (trừ sân), 4 Si Phần và 12 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ).

169- Nhân Si Phần Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Si Tổng Hợp?

Đ- Nhân Si tổng hợp là cội rễ của pháp Bất Thiện, khi khởi lên có Si là nguyên nhân chánh thức, có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng Si phối hợp.

a) Tâm: có 12 Tâm Bất Thiện.

b) Sở Hữu Tâm: có 26 sở hữu là 13 sở hữu Tợ tha và 13 Bất Thiện (trừ sở hữu Si).

170- Nhân Vô Tham Vô Sân Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Vô Tham và Vô Sân Tổng Hợp?

Đ- Nhân Vô Tham, Nhân Vô Sân tổng hợp là tính bao nhiêu tâm và Sở hữu cùng phối hợp.

a) Tâm: có 59 hoặc 91 tâm: 24 tâm Dục Giới Tịnh Hảo, 27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.

b) Sở Hữu Tâm:có 36 là 13 sở hữu Tợ tha và 23 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Vô Tham, Vô Sân).

171- Nhân Vô Si Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Vô Si Tổng Hợp?

Đ- Nhân Vô Si Tổng Hợp là tính Nhân Vô Si có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp.

a) Tâm: có 47 hoặc 79 Tâm: 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí, 27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.

b) Sở Hữu Tâm:có 37; 13 sở hữu Tợ tha và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Trí).

171- Nhân Vô Si Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhân Vô Si Tổng Hợp?

Đ- Nhân Vô Si Tổng Hợp là tính Nhân Vô Si có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp.

a) Tâm: có 47 hoặc 79 Tâm: 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí, 27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.

b) Sở Hữu Tâm:có 37; 13 sở hữu Tợ tha và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Trí).

172- Sự Tổng Hợp (Kiccasaṅgaho)(*).

V- Thế nào là sự tổng hợp?

Đ- Sự tổng hợp là tính tất cả sự hành vi của Tâm Pháp Sự có 14 thứ:

1) Sự Tục Sinh. 2) Sự Hộ Kiếp. 3) Sự Thấy. 4) Sự Nghe. 5) Sự Ngửi.

6) Sự Nếm. 7) Sự Cảm Xúc. 8) Sự Khai Môn. 9) Sự Tiếp Thâu. 10) Sự Quan Sát.

11) Sự Phân Đoán. 12) Sự Thực. 13) Sự Thập Di. 14) Sự Tử.

(*) Cách gom tâm và sở hữu theo phần công tác gọi là Sự Tổng Hợp (Kiccabhedena citta cetasikaṃ saṅgaho: Kiccasaṅgaho).

173- Sự Tục Sinh Tổng Hợp. (*)

V- Thế nào là sự Tục Sinh Tổng Hợp?

Đ- Sự Tục Sinh tổng hợp là việc nối liền kiếp sống (tức là Tâm làm môi giới cho ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới); là tâm khởi đầu của một kiếp sống. Như vậy, sự Tục Sinh tổng hợp tức tính việc nối liền kiếp sống có bao nhiêu tâm và Sở hữu cùng phối hợp.

a) Tâm: có 19 tâm làm việc Tục Sinh là 2 tâm Quan Sát thọ xả, 8 Tâm Quả Dục Giới hữu nhân và 9 Tâm Quả Đáo Đại.

b) Sở Hữu Tâm:có 35 Sở hữu cùng phối hợp là 13 Sở Hữu Tợ tha và 22 Sở hữu Tịnh Hảo (trừ Giới Phần).

Chú thích:Việc Tục Sinh có nhiều cách khác nhau như sau:

Tục Sinh ác thú là tâm làm việc Tục Sinh trong 4 cảnh khổ: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, A Tu La, và Bàng Sanh. Tâm Tục Sinh trong 4 cảnh khổ là Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện. Tâm nầy có 10 sở hữu cùng phối hợp là 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục); đối tượng của tâm Tục Sinh nầy là lúc lâm chung, người sắp chết trông thấy những cảnh thấp hèn, đói khát v.v... thì Tục Sinh làm Ngạ Quỷ; nếu người sắp chết trông thấy những hình tướng hung tợn, như cảnh chém giết sát hại v.v... thì Tục Sinh làm A Tu La, nếu người sắp chết trông thấy các loài thú vật thì Tục Sinh làm cầm thú.

Tục Sinh Nhơn Loại là việc Tục Sinh của loài người. Tâm làm việc Tục sinh cho loài người có 9:

Nếu Tục Sinh bằng Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện Vô Nhân thọ xả thì làm người có tật bệnh từ trong bụng mẹ như đui, điếc, câm v.v...

Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sanh làm người thiếu trí, hạng người này không thể đắc Thiền hay Đạo Quả được.

Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 Tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sinh làm người khôn ngoan sáng suốt có thể đắc đạo...

9 Tâm Quả Đáo Đại thì làm việc Tục Sinh vào các cõi Thiền Sắc và Vô Sắc.

(*) Cách nối lại đời sống gọi là Tục Sinh (Patisandhānaṃ: Patisandhi).

174- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp. (*)

V- Thế nào là Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp?

Đ- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp là tính những Tâm và sở hữu cùng sanh chung trong việc bảo trì kiếp sống tức là Tâm chủ quan luôn luôn bắt cảnh cũ. Tâm nầy diễn tiến ngoài lộ trình Tâm như lúc Ngũ mê v.v... những Tâm làm việc Hộ Kiếp cũng có 19 thứ và bắt cảnh cũng giống như Tâm Tục Sinh chỉ khác là nối sau Tâm Tục Sinh.

(*) Hữu Phần không bị gián đoạn gọi là Hộ Kiếp (Bhavassaṅgaṃ: Bhavaṅgaṃ)

175- Sự Thấy Tổng Hợp.

V- Thế nào là Sự Thấy Tổng Hợp?

Đ- Sự Thấy Tổng Hợp là tính trong việc Thấy có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Thấy là nhận biết được cảnh Sắc có 2 Tâm làm việc Thấy là 2 tâm Nhãn Thức. Có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

176- Sự Nghe Tổng Hợp.

V- Thế nào là Sự Nghe Tổng Hợp?

Đ- Sự Nghe Tổng Hợp là tính việc Nghe có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự nghe là nhận biết được cảnh thinh có 2 Tâm làm việc Nghe là 2 Tâm Nhĩ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

177- Sự Ngửi Tổng Hợp.

V- Thế nào là Sự Ngửi Tổng Hợp?

Đ- Sự Ngửi Tổng Hợp là tính trong việc Ngửi có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Ngửi là nhận thức được cảnh Khí có 2 Tâm làm việc Ngửi là 2 Tâm Tỷ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

178- Sự Nếm Tổng Hợp.

V- Thế nào là Sự Nếm Tổng Hợp?

Đ- Sự Nếm Tổng Hợp là tính trong việc Nếm có bao nhiêu Tâm cũng sở hữu phối hợp. Sự Nếm là nhận biết được cảnh Vị có 2 Tâm làm việc Nếm là 2 Tâm Thiệt Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

179- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp.

V- Thế nào là Sự Cảm Xúc Tổng Hợp?

Đ- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp là tính trong việc Cảm Xúc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Cảm Xúc là sự nhận biết đặng Cảnh Xúc có 2 Tâm làm việc Cảm Xúc là 2 Tâm Thân Thức, có 7 sở hữu phối hợp là 7 sở hữu biến hành.

180- Sự Khai MônTổng Hợp.(*)

V- Thế nào là Khai Môn Tổng Hợp?

Đ- Sự Khai Môn Tổng Hợp là tính trong việc Khai Môn có bao nhiêu tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Khai Môn là trạng thái tâm hướng đến đối tượng, có 2 Tâm làm việc Khai Môn là Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu Tợ tha (trừ Dục và Hỷ) cùng phối hợp.

(*) Bắt cảnh mới gọi là Khai (Avajjiyate: Āvajjanaṃ); hay Ngăn chặn sự trôi chảy của Hộ Kiếp gọi là Khai (Avatjjyate: Āvajjanaṃ).

181- Sự Tiếp ThâuTổng Hợp. (*)

V- Thế nào là Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp?

Đ- Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp là tính trong việc Tiếp Thâu có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Tiếp Thâu là trạng thái Tâm lãnh thọ năm cảnh (Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc) có 2 Tâm làm việc Tiếp Thâu là 2 Tâm Tiếp Thâu. Có 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục) cùng phối hợp.

(*) Tiếp nhận 5 cảnh từ Ngũ Song Thức gọi là Tiếp Thâu (Sampaticchiyate: Sampaticchanaṃ).

182- Sự Quan SátTổng Hợp. (*)

V- Thế nào là Sự Quan Sát Tổng Hợp?

Đ- Sự Quan Sát Tổng Hợp là tính trong việc Quan Sát có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Quan Sát là trạng thái Tâm điều tra đối tượng tức là xem xét tìm hiểu cảnh Ngũ. Có 3 tâm làm việc Quan Sát là 2 Tâm Quan Sát thọ xả và 1 tâm Quan Sát thọ Hỷ. Có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Dục).

(*) Điều tra 5 cảnh từ tâm Tiếp Thâu chuyển sang gọi là Quan Sát (Sammātirnaṃ: Santiranaṃ).

183- Sự Phân Đoán Tổng Hợp. (*)

V- Thế nào là Sự Phân Đoán Tổng Hợp?

Đ- Sự Phân Đoán Tổng Hợp là tính trong sự Phân Đoán có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Phân Đoán là trạng thái Tâm xác định đối tượng có 1 Tâm làm việc Phân Đoán là Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ và Dục).

(*) Xác định cảnh tốt hay xấu ... gọi là Phân Đoán (hay Đoán Định) (Vavatthapiyate: Voṭṭhabhanaṃ).

184- Sự Đổng Tốc Tổng Hợp (*).

V- Thế nào là Sự Đổng Tốc Tổng Hợp?

Đ- Sự Đổng Tốc Tổng Hợp là tính việc Đổng Tốc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Đổng Tốc là sức lực Tâm biết cảnh rõ ràng, có 55 hoặc 87 Tâm là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện Đáo Đại, 9 Tâm Duy Tác Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Có 52 sở hữu cùng phối hợp với, các Tâm Đổng Tốc.

(*) Mãnh lực xử sự với đối tượng gọi là Đổng Tốc hay Đổng Lực (Javatīti: Javanam).

185- Sự Thập Di Tổng Hợp (*).

V- Thế nào là Sự Thập Di Tổng Hợp?

Đ- Sự Thập Di Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp trong việc Thập Di. Sự Thập Di là trạng thái Tâm hưởng cảnh dư của Tâm Đổng Tốc có 11 Tâm làm việc Thập Di là 3 Tâm Quan Sát và 8 Tâm Quả Dục Giới. Có 33 sở hữu cùng phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và sở hữu Trí Tuệ.

(*) Hưởng cảnh dư của tâm Đổng Lực gọi là Thập Di hay Na cảnh (Tassa ārammanaṃ passàti: Tadārammanaṃ).

186- Sự Tử Tổng Hợp (*).

V- Thế nào là Sự Tử Tổng Hợp?

Đ- Sự Tử Tổng Hợp là tính sự Tử có bao nhiêu Tâm và sở hữu phối hợp. Sự Tử là trạng thái Tâm chủ quan của kiếp sống bị tiêu diệt. Tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử làm việc giống nhau, đồng biết một cảnh như nhau, đồng một thứ Tâm như nhau, chỉ khác nhau như Tâm Tục Sinh là khởi đầu của kiếp sống còn Tâm Tử là Tâm cuối cùng của một kiếp sống, Hộ Kiếp là khoảng giữa của kiếp sống tức là sau Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử hoàn toàn ở ngoài lộ trình Tâm.

(*) Sự chấm dứt kiếp sống củ gọi là sự Tử (Cavanaṃ: Cuti).

187- Môn Tổng Hợp (Dvārasāṅgaho).(*)

V- Thế nào là Môn Tổng Hợp?

Đ- Môn Tổng Hợp là tính tất cả Môn, mỗi Môn có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Môn hay cửa là lối đi vào và đi ra. Môn có 6 loại: Nhãn Môn, Nhĩ Môn, Tỷ Môn, Thiệt Môn, Thân Môn và Ý Môn.

(*) Như cửa gọi là Môn (Dvāraṃvivati: Dvāraṃ).

188- Nhãn Môn Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhãn Môn Tổng Hợp?

Đ- Nhãn Môn Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở Hữu cùng hợp trong lộ nhãn môn. Nhãn Môn tức mắt là cửa để cảnh sắc hiện vào và Nhãn Thức hiện ra. Nhãn Môn có 46 Tâm Nương là 2 Tâm Nhãn thức và 44 Tâm Dục Giới (trừ 4 đôi Thức: Nhĩ, Tỷ, Thiệt và Thân) và 52 sở hữu cùng phối hợp.

189- Nhĩ Môn Tổng Hợp.

V- Thế nào là Nhĩ Môn Tổng Hợp?

Đ- Nhĩ Môn tổng hợp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở Hữu cùng phối hợp trong lộ Nhĩ Môn. Nhĩ Môn là Tai để cảnh Thinh hiện vào và Nhĩ Thức khởi lên. Nhĩ Môn có 46 Tâm Nương là 2 Tâm Nhĩ Thức và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt và Thân thức) và 52 sở hữu cùng phối hợp.

190- Tỷ Môn Tổng Hợp.

V- thế nào là Tỷ Môn Tổng Hợp?

Đ- Tỷ Môn Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp trong lộ Tỷ Môn. Tỷ Môn tức là lỗ Mũi để cho cảnh Khí hiện vào và Tỷ Thức khởi lên. Tỷ Môn có 46 Tâm cùng nương là 2 Tâm Tỷ Thức và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Thiệt, Thân thức) và 52 sở hữu cùng phối hợp.

191- Thiệt Môn Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thiệt Môn Tổng Hợp?

Đ- Thiệt Môn tổng hợp là tính có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp trong lộ Thiệt Môn. Thiệt Môn tức là lưỡi để cho cảnh Vị hiện vào và Thiệt Thức khởi lên. Thiệt Môn có 46 Tâm cùng nương là 2 Tâm Thiệt Thức và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Tỷ và Thân Thức) và 52 sở hữu cùng phối hợp.

192- Thân Môn Tổng Hợp.

V- Thế nào là Thân Môn Tổng Hợp?

Đ- Thân Môn Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp trong lộ Thân Môn. Thân Môn là Thần Kinh Thân để cho cảnh Xúc hiện vào và Thân Thức sanh khởi. Thân Thức có 46 Tâm nương là 2 Tâm Thân Thức và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt thức) và 52 sở hữu cùng phối hợp.

193- Ý Môn Tổng Hợp.

V- Thế nào Ý Môn Tổng Hợp?

Đ- Ý Môn tổng hợp là tính có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp với Ý Môn. Ý Môn là Tâm Hộ Kiếp để cho Ý thức khởi lên thân bắt cảnh pháp. Có 67 hoặc 99 Tâm nương Ý Môn (trừ Ngũ song Thức, 3 Ý Giới và 9 Quả Đáo Đại) và 52 sở hữu phối hợp.

194- Tâm Nương Môn và Không.

V- Thế nào là Tâm nương Môn và Không?

Đ- Tâm Nương Môn và Không được phân ra 5 phần:

1) Tâm Nương Nhất Môn có 36 hoặc 68 là Ngũ Song Thức, 18 Tâm Đổng Tốc Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế (2 Tâm Nhãn Thức chỉ nương Nhản Môn, 2 Tâm Nhĩ Thức chỉ nương Nhĩ Môn, 2 Tâm Tỷ Thức chỉ nương Tỷ Môn, 2 Tâm Thiệt Thức chỉ nương Thiệt Môn, 2 Tâm Thân Thức chỉ nương Thân Môn, 18 Tâm Đổng Tốc Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế chỉ nương Ý Môn).

2) Tâm Nương Ngũ Môn có 3: là 2 Tâm Tiếp Thâu và Tâm Khai Ngũ Môn (3 tâm này được gọi chung là Ý Giới).

3) Tâm Nương Lục Môn có 31: là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Quan Sát thọ Hỷ, Tâm Khai Ý Môn, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 8 Tâm Thiện Dục Giới, 8 Duy Tác Dục giới hữu nhân.

4) Tâm Nương Lục Môn có bất định có 10: là 2 Tâm Quan Sát thọ Xả, và 8 Tâm Quả Dục Giới (2 Quan Sát thọ Xả khi làm việc Quan Sát thập di thì nương theo 6 Môn; khi làm việc Tục sinh, Hộ Kiếp và Tử thì không nương theo Môn nào cả. Còn 8 Tâm Quả Dục Giới khi làm việc Thập Di thì nương theo 6 Môn, còn khi làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử thì chẳng nương Môn nào).

5) Tâm không nương Môn nào cả có 9: 9 tâm Quả Đáo Đại (vì Tâm Quả Đáo Đại chỉ làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử nên chẳng nương Môn nào).

195- Cảnh Tổng Hợp(Ārammanasaṅgaho). (*)

V- Thế nào là Cảnh Tổng Hợp?

Đ- Cảnh Tổnh Hợp là gồm tất cả Cảnh, tính mỗi Cảnh gồm có bao nhiêu Pháp và mỗi Cảnh có được bao nhiêu Tâm biết.

Cảnh nếu tính hẹp có 6: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp; tính rộng thì có: Cảnh Ngũ, Cảnh Chơn Đế, Cảnh Dục Giới, Cảnh Đáo Đại, Cảnh Niết Bàn, Cảnh Danh Pháp, Cảnh Sắc Pháp, Cảnh Quá Khứ, Cảnh hiện Tại, Cảnh Vị Lai, Cảnh Ngoại Thời, Cảnh Nội Phần, Cảnh Ngoại Phần, Cảnh Nội và Ngoại Phần.

(*) Bị Tâm và Sở hữu biết gọi là cảnh (Citta Cetasikehi ālambiyatīti: Ālambanaṃ).

196- Cảnh Sắc.

V- Thế nào là Cảnh Sắc?

Đ- Cảnh Sắc là tất cả màu tức là Vật bị Mắt thấy. Cảnh Sắc là đối tượng của Nhãn Thức tức là Nhãn Thức chỉ biết Cảnh Sắc.

Cảnh Sắc có 48 Tâm biết: 2 Tâm Nhãn thức, 2 Tâm Diệu Trí (thông) và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhĩ, Tỷ, Thiệt và Thân Thức).

197- Cảnh Thinh.

V- Thế nào Cảnh Thinh?

Đ- Cảnh Thinh là tất cả Tiếng vật bị tai nghe, Cảnh Thinh là đối tượng đặc biệt của Nhĩ thức và Nhĩ thức chỉ biết cảnh Thinh...

Cảnh Thinh có 48 Tâm biết là 2 Tâm Nhĩ thức, 2 Tâm Diệu Trí và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Tỷ, Thiệt và Thân thức).

198- Cảnh Khí (Hương).

V- Thế nào là Cảnh Khí?

Đ- Cảnh Khí là tất cả Mùi là vật bị ngửi. Cảnh Khí là đối tượng đặc biệt của Tỷ thức và Tỷ thức chỉ biết cảnh Khí...

Cảnh Khí có 48 Tâm biết là 2 Tâm Tỷ thức 2 Tâm Diệu Trí và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Thiệt và Thân thức).

199- Cảnh Vị.

V- Thế nào là Cảnh Vị?

Đ- Cảnh Vị là tất cả vị (mặn, ngọt v.v...) bị Lưỡi nếm. Cảnh vị là đối tượng đặc biệt của Thiệt thức và Thiệt thức chỉ biết Cảnh vị...

Cảnh Vị có 48 Tâm biết là 2 Tâm Thiệt Thức, 2 Tâm Diệu Trí và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, tỷ và Thân thức).

200- Cảnh Xúc.

V- Thế nào là Cảnh Xúc?

Đ- Cảnh Xúc là tất cả sự cảm Xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh v.v...) Cảnh Xúc là đối tượng Đặc Biệt của Thân thức và thân thức chỉ biết cảnh xúc.

Cảnh Xúc có 48 Tâm biết là 2 Tâm Thân thức 2 Tâm Diệu Trí và 44 Tâm Dục Giới (trừ Nhãn, Nhĩ, Tỷ và Thiệt thức).

201- Cảnh Ngũ.

V- Thế nào là cảnh Ngũ?

Đ- Cảnh Ngũ là gom năm cảnh lại mà gọi, chứ không phải có một Cảnh Ngũ riêng biệt.

Cảnh Ngũ là (Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc) 3 Tâm biết cảnh Ngũ Cố Định: 2 Tâm tiếp Thâu và Tâm Khai Ngũ Môn. Có 43 Tâm cũng có thể biết Cảnh Ngũ nhưng Bất Định là 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục Giới (trừ Ngũ Song Thức).

202- Cảnh Pháp.

V- Thế nào là Cảnh Pháp?

Đ- Cảnh Pháp là những trạng thái riêng biệt ngoài ra Cảnh Ngũ.

Có 35 hoặc 67 Tâm biết Cảnh pháp Cố Định là 27 Tâm Đáo Đại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế; có 45 Tâm cũng có thể biết Cảnh Pháp nhưng Bất Định là 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục Giới (trừ Ngũ Song thức và 3 Ý Giới).

203- Cảnh Chơn Đế.

V- Thế nào là Cảnh Chơn Đế?

Đ- Cảnh Chơn Đế là Tâm, Sở hữu, Sắc pháp và Niết Bàn.

Tâm biết cảnh Chơn Đế có 70 hoặc 102: Tâm chỉ biết Cảnh Chơn Đế bằng cách Cố Định và trực tiếp là 8 hoặc 40 tâm Siêu Thế, 3 Tâm Thức Vô Biên, 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tươởng, 8 Tâm Quả Dục Giới và 17 tâm Vô Nhân (trừ Khai Ý Môn). Tâm biết cảnh Chơn Đế Bất Định là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Khai Ý Môn, 8 Thiện Dục Giới 8 Duy Tác Dục Giới và 2 Tâm Diệu Trí.

204- Cảnh Tục Đế.

V- Thế nào là Cảnh Tục Đế?

Đ- Cảnh Tục Đế là Cảnh giả tạo nương theo Chơn Đế mà định đặt chớ không có thiệt.

Tâm biết cảnh Tục Đế có 21 là 15 Tâm Sắc Giới, 3 tâm Không Vô Biên và 3 Tâm Vô sở hữu. Còn Tâm cũng biết cảnh Tục Đế nhưng bất định là 12 tâm Bất Thiện, Khai ý Môn, 8 Thiện Dục Giới, 8 Duy Tác Dục Giới và 2 Tâm Diệu Trí.

205- Cảnh Dục Giới.

V- Thế nào là Cảnh Dục Giới?

Đ- Cảnh Dục Giới là Sắc, thinh, Khí, Vị và Xúc.

Tâm biết Cảnh Dục Giới có 56: Tâm chỉ biết cảnh Dục Giới là 8 Quả Dục giới hữu nhân và 17 Tâm Vô Nhân (trừ Khai Ý Môn). Còn Tâm cũng biết cảnh Dục giới nhưng Bất định là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Khai Ý Môn, 8 Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác dục giới và 2 Tâm Diệu Trí.

206- Cảnh Đáo Đại.

V- Thế nào là Cảnh Đáo Đại?

Đ- Cảnh Đáo Đại là cảnh Thiền rộng lớn tức là tâm trụ một đề mục đặng rất lâu.

Tâm biết cảnh Đáo Đại có 37. Tâm chỉ biết cảnh Đáo Đại là 3 Tâm Thức Vô Biên và 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Những tâm cũng biết cảnh Đáo Đại nhưng bất định là Tâm 12 Bất Thiện, Tâm Khai Ý Môn, 8 Thiện Dục giới 8 Duy Tác Dục giới và 2 Tâm Diệu Trí.

207- Cảnh Niết Bàn.

V- Thế nào là Cảnh Niết Bàn?

Đ- Cảnh Niết Bàn là cảnh hoàn toàn vắng lặng ngoài hạn cuộc thế gian, không còn một pháp hữu vi nào dư sót.

Có 19 hoặc 51 Tâm biết cảnh Niết Bàn. Tâm biết cảnh Niết Bàn có 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Những Tâm cũng biết cảnh Niết Bàn nhưng Bất Định là Tâm Khai Ý Môn, 8 Tâm Đổng Tốc Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí và 2 tâm Diệu Trí.

208- Cảnh Danh Pháp.

V- Thế nào là Cảnh Danh Pháp?

Đ- Cảnh Danh Pháp là Tâm, Sở hữu, Niết Bàn.

Có 57 hoặc 89 tâm biết đặng cảnh Danh Pháp. Những Tâm nhứt định chỉ biết cảnh Danh pháp là 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế, 3 Tâm Thức Vô Biên và 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Những Tâm cũng biết Cảnh Danh Pháp nhưng Bất định là Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục Giới (trừ Ngũ Song thức và 3 Ý giới).

209- Cảnh Sắc Pháp.

V- Thế nào là Cảnh Sắc Pháp?

Đ- Cảnh Sắc Pháp là Đất, Nước, Lửa, Gió hoặc nói cho đủ là 28 Sắc Pháp. Tâm biết cảnh sắc Pháp có 56. Những Tâm nhứt định biết cảnh Sắc Pháp là Ngũ Song Thức và 3 Ý Giới. Những Tâm cũng biết cảnh Sắc Pháp nhưng Bất định là 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục giới (trừ Ngũ Song thức và 3 Ý Giới).

210- Cảnh Quá Khứ.

V- Thế nào là Cảnh Quá Khứ?

Đ- Cảnh Quá Khứ là cảnh đã qua, đã diệt, đã mất.

Tâm biết cảnh Quá Khứ có 49. Những Tâm nhứt định chỉ biết cảnh Quá khứ là 3 tâm Thức Vô Biên, 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Những Tâm cũng biết cảnh Quá Khứ nhưng Bất định là 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục Giới (trừ Ngũ Song Thức và 3 Ý Giới).

211- Cảnh Hiện Tại.

V- Thế nào là Cảnh Hiện Tại?

Đ- Cảnh Hiện Tại là Cảnh đang còn, đang sanh, đang có mặt.

Có 56 Tâm biết cảnh Hiện Tại. Những Tâm nhất định chỉ biết cảnh Hiện tại là Ngũ Song Thức và 3 Tâm Ý Giới. Những Tâm cũng biết cảnh Hiện Tại nhưng Bất định là: 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục giới (trừ Ngũ Song Thức và 3 Tâm Ý Giới).

212- Cảnh Vị Lai.

V- Thế nào là Cảnh Vị Lai?

Đ- Cảnh Vị Lai là Cảnh chưa sanh, chưa có, chưa hiện ra.

Có 43 Tâm biết đặng nhưng bất định (Cảnh Vị Lai không có Tâm biết nhất định) là 2 Tâm Diệu Trí và 41 Tâm Dục Giới) trừ Ngũ Song thức và 3 Ý Giới).

213- Cảnh Ngoại Thời.

V- Thế nào là Cảnh Ngoại Thời?

Đ- Cảnh Ngoại Thời là cảnh Thiền Chế định và Niết Bàn. Vì Thiền Chế Định và Niết Bàn vượt ngoài thời gian, nên gọi là cảnh Ngoại Thời. Có 60 hoặc 92 Tâm biết Cảnh Ngoại Thời. Những Tâm biết cảnh Ngoại Thời nhất định là 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm Không Vô biên, 3 Tâm Vô Sở hữu, 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Những Tâm cũng biết cảnh Ngoại Thời nhưng bất định là 2 Tâm Thông, 8 Thiện Dục giới, 8 Duy Tác Dục giới, Khai Ý Môn, và 12 Tâm Bất Thiện.

214- Cảnh Nội Phần.

V- Thế nào là Cảnh Nội Phần?

Đ- Cảnh Nội Phần là Tâm, Sở hữu, Sắc pháp của Nội Thân. Có 62 Tâm biết đặng: Sáu Tâm chỉ biết cảnh Nội Phần là 3 Tâm Thức Vô Biên, 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng; những Tâm cũng biết cảnh Nội Phần nhưng Bất định là 2 Tâm Diệu Trí và 54 Tâm Dục Giới.

215- Cảnh Ngoại Phần.

V- Thế nào là Cảnh Ngoại Phần?

Đ- Cảnh Ngoại Phần là Tâm, Sở Hữu, Sắc pháp Ngoại thân. Có 114 tâm biết cảnh Ngoại Phần. Những Tâm nhất định chỉ biết cảnh Ngoại Phần là 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm Không Vô biên và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Những Tâm cũng biết cảnh Ngoại Phần nhưng Bất định là 2 Tâm Diệu trí, 54 Tâm Dục Giới.

216- Cảnh Nội và Ngoại Phần.

V- Thế nào là Cảnh Nội và Ngoại Phần?

Đ- Cảnh Nội và Ngoại Phần là Tâm, Sở hữu Sắc pháp bên trong thân và bên ngoài có 56 Tâm biết đặng nhưng Bất định (vì cảnh Nội và Ngoại Phần gồm 2 cảnh lại mà kêu chứ thật thì không phải có đủ 2 cảnh một lần nên tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần hoàn toàn là bất định) là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu Trí.

217- Mỗi Tâm Biết Mấy Cảnh.

V- Thế nào là mỗi Tâm biết mấy Cảnh?

Đ- Tâm biết 3 cảnh là 3 Tâm Vô Sở Hữu Xứ (Cảnh Pháp, Cảnh Tục và Cảnh Ngoại Thời).

15 Tâm Sắc giới và 3 Tâm Không Vô Biên biết đặng 4 Cảnh: (Cảnh Pháp, Cảnh Tục Đế, Cảnh Ngoại Thờivà Cảnh Ngoại Phần).

3 Tâm Thức Vô Biên, 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi tưởng biết đặng 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Đáo Đại, Cảnh Chơn Đế, Cảnh Quá Khứ, Cảnh Danh Pháp và Cảnh Nội Phần.

Tâm Siêu Thế biết 6 cảnh là Cảnh Pháp, Cảnh Chơn Đế, Cảnh Niết Bàn, Cảnh Ngoại Phần, Cảnh Ngoại Thời, Cảnh Danh Pháp.

Ngũ Song Thức biết 7 cảnh: Cảnh Sắc Pháp, cảnh Hiện Tại, Cảnh Dục Giới, Cảnh Chơn Đế, Cảnh Nội Phần, Cảnh Ngoại Phần và 1 trong 5 Cảnh (Sắc, Thinh v.v...).

3 tâm Ý Giới biết đặng 13 Cảnh là Cảnh Ngũ, Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Ngoại phần, Cảnh Thinh, Cảnh Khí, Cảnh Vị, Cảnh Sắc, Cảnh Xúc.

3 tâm Quan Sát, tâm Ưng Cúng Vi Tiếu và 8 Đại Quả Dục giới biết đặng 17 Cảnh là trong 21 cảnh trừ ra 4 Cảnh: Niết Bàn, Đáo Đại, Tục Đế và Ngoại Thời.

12 Tâm Bất Thiện và 8 Tâm Đổng Tốc Dục giới Tịnh Hảo ly trí biết đặng 20 Cảnh trừ ra Cảnh Niết Bàn.

2 Tâm Diệu Trí, tâm Khai Ý Môn và 8 Tâm (Thực) Đổng Tốc Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí biết đủ 21 Cảnh.

218- Vật Tổng Hợp (Vatthu Saṅgaho) (*)

V- Thế nào là Vật Tổng Hợp?

Đ- Vật tổng hợp là gồm tất cả Vật có bao nhiêu. Vật có 6

1- Nhãn Vật. 2- Nhĩ Vật. 3- Tỷ Vật. 4- Thiệt Vật. 5- Thân Vật. 6- Ý Vật.

(*) Tâm và Sở hữu tâm nương Sắc nào thì Sắc ấy gọi là Vật (Vacanti patitthahanti cittā etthāti: Vatthu).

214- Nhãn Vật.

V- Thế nào là Nhãn Vật?

Đ- Nhãn Vật là tính chất của Tứ Đại nằm trong mống Mắt, hình thức như đầu con chí đực để thâu bắt cảnh sắc. Cũng gọi là Nhãn Quyền (căn), Thần Kinh Nhãn, Nhãn Xứ, Nhãn Giới ... có 2 Tâm nương theo Nhãn Vật là 2 Tâm Nhãn Thức.

220- Nhĩ Vật.

V- Thế nào là Nhĩ vật?

Đ- Nhĩ Vật là tính chất của Tứ Đại thâu bắt được cảnh thinh, có hình thức giống như lông con cừu nằm khoanh trong lỗ tai. Cũng gọi là Nhĩ Quyền (căn) Thần kinh Nhĩ, Nhĩ Xứ, Nhĩ Giới ... có 2 tâm nương theo Nhĩ vật là 2 tâm Nhĩ Thức.

221- Tỷ Vật.

V- Thế nào là Tỷ Vật?

Đ- Tỷ Vật là tính chất của Tứ đại thâu bắt cảnh khí, có hình thức như móng chân con dê nằm trong lỗ mũi. Cũng gọi là Tỷ Quyền (căn), Thần Kinh Tỷ, Tỷ Xứ, Tỷ Giới ... có 2 tâm nương Tỷ Vật là 2 Tâm Tỷ Thức.

222- Thiệt Vật.

V- Thế nào là Thiệt Vật?

Đ- Thiệt Vật là tính chất của Tứ Đại mà thâu bắt được cảnh vị, hình thức như đầu lông con Nhím, nằm trong lưỡi. Cũng gọi là Thiệt Quyền (căn), Thần Kinh Thiệt, Thiệt Xứ, Thiệt Giới. Có 2 tâm nương Thiệt Vật là Tâm Thiệt Thức.

223- Thân Vật.

V- Thế nào là Thân Vật?

Đ- Thân Vật là tính chất của tứ đại mà thâu bắt cảnh xúc. Thân vật không có hình thức riêng biệt (các nhà Duy Thức nói rằng: Thân vật có hình thức như dăm của trống cơm; còn một vài vị Pháp Sư khác thì nói Thân là da), Thân vật nằm khắp chân thân chứ không có vị trí riêng biệt... Cũng gọi là Thân Quyền (căn), Thân Xứ, Thân giới...có 2 Tâm nương theo Thân vật là 2 Tâm Thân Thức.

124- Ý Vật.

V- Thế nào là Ý Vật?

Đ- Ý Vật là sắc nghiệp nương trái tim (theo một vài vị Pháp Sư cho rằng Ý vật là một số máu trong trái tim; và có một vài vị khác không nhìn nhận như vậy vì cho rằng Đức Phật không dùng danh từ Ý Vật (Hadāyavatthu) mà Ngài lại dùng danh từ (Yamnissayarūpaṃ) nương theo sắc ấy; các nhà Duy Thức thì vấn đề nầy không thấy nói đến; còn khoa học hiện đại thì không nhìn nhận sự hiểu biết nương theo trái tim mà cho rằng sự hiểu biết tùy thuộc theo óc não). Trong 121 tâm trừ ra Ngũ song thức; còn lại 107 Tâm (trừ 4 Quả Vô Sắc) Phần lớn là phải nương theo Ý vật (trừ một số tâm như Tham v.v...khi ở các cõi Vô Sắc).

225- Tâm Phân Theo Bảy Giới.

V- Thế nào là Tâm phân theo bảy giới?

Đ- Giới là phần riêng biệt của mỗi loại, nơi đây Tâm phân theo Giới đặng 7:

Nhãn Thức Giới là 2 Tâm Nhãn thức chỉ nương Nhãn vật.
Nhĩ Thức Giới là 2 Tâm Nhĩ Thức chỉ nương Nhĩ vật.
Tỷ Thức Giới là 2 Tâm Tỷ Thức chỉ nương Tỷ vật.
Thiệt thức Giới là 2 Tâm thiệt Thức chỉ nương Thiệt vật.
Thân Thức Giới là 2 Tâm Thân thức chỉ nương Thân vật.

Ý Giới là 2 Tâm tiếp Thâu và Khai Ngũ Môn chỉ nương nơi Ý vật.
Ý Thức Giới là những Tâm còn lại cũng nương Ý vật, cũng không nương Ý vật, hoặc cũng vừa nương vừa không nương Ý vật tùy theo trường hợp.

286- Chia Tâm Nương Theo Vật Hoặc Không.

V- Thế nào là Tâm nương theo Vật hoặc không?

Đ- Tâm Quả Dục giới, Tâm Khai Ngũ Môn, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 2 tâm sân, 15 Tâm Sắc giới và 1 hoặc 5 Tâm sơ Đạo nhất định phải nương theo 6 vật, 8 Tâm Tham, 2 tâm Si, Tâm Khai Ý Môn, 8 Tâm Thiện Dục giới, 8 Tâm Duy Tác Dục giới, 4 Thiện Vô Sắc, 4 Duy Tác Vô sắc và 7 (hoặc 35 tâm Siêu Thế (trừ Sơ Đạo), 42 Tâm nầy tùy theo trường hợp hoặc nương theo 6 vật hoặc không như ở cõi Dục giới, Sắc giới thì phải nương theo sắc vật nào cả.

4 Tâm Quả Vô Sắc hoàn toàn không nương vào sắc nào cả.

227- Chia Mỗi Cõi Đặng Bao Nhiêu Vật?

V- Thế nào là chia mỗi cõi đặng bao nhiêu vật?

Đ- Cõi Dục giới có đủ 6 Vật và 7 Giới:

Cõi Sắc Giới có 4 Giới (Nhãn Thức giới, Nhĩ Thức giới, Ý giới và Ý Thức giới) có 3 vật (Nhãn vật, Nhĩ vật và Ý vật).

Cõi Vô Sắc giới chỉ có 1 giới là Ý Thức giới, không nương theo vật nào cả.

228- Lộ Trình Tâm (Citta Vithī).

V- Thế nào là Lộ Trình Tâm?

Đ- Lộ Trình Tâm là đường lối của Tâm sanh diệt, tiến trình của Tâm thức ngang qua các căn môn tùy theo trường hợp sanh khởi, nên có lộ dài, lộ ngắn, lộ lớn, lộ nhỏ. Lộ tâm được phân ra 2 loại:

1) Lộ Ngũ Môn. 2) Lộ Ý Môn.

229- Lộ Ngũ Môn.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn?

Đ- Lộ Ngũ Môn là dòng tiến trình của Tâm thức được khởi lên tùy thuộc nơi năm môn: Nhãn Môn, Nhĩ môn, Tỷ Môn, thiệt Môn, Thân Môn, Lộ Ngũ Môn được phân thành 2 loại:

1) Lộ Ngũ Môn Bình Nhật. 2) Lộ Ngũ Môn Cận Tử.

230- Lộ Ngũ Môn Bình Nhật.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn Bình Nhật?

Đ- Lộ Ngũ Môn Bình Nhật là dòng tâm thức xuyên qua năm môn để tiếp thu và xử sự với 5 cảnh trong đời sống hằng ngày Lộ Ngũ Môn bình nhật được phân ra 4 loại:

1) Cảnh rất lớn. 2) Cảnh lớn. 3) Cảnh nhỏ. 4) Cảnh rất nhỏ.

231- Lộ Ngũ Môn Cảnh Rất Lớn.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn?

Đ- Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn là dòng tâm thức được diễn tiến đầy đủ có 17 sát na:

1) Hộ Kiếp vừa qua (trạng thái Tâm chủ quan sanh diệt đồng thời với cảnh sắp đến).

2) Hộ Kiếp Rung động (trạng thái Tâm bị cảnh mới chi phối).

3) Hộ Kiếp Dứt dòng (trạng thái Tâm chủ quan chấm dứt nơi đây để nhường cho những Tâm khách quan khởi lên tiếp thu xử sự với cảnh mới).

4) Khai Ngũ Môn (trạng thái Tâm khách quan vừa sanh khởi hướng về đối tượng tức là cảnh mới sắp hiện vào).

5) Ngũ Song Thức (là cặp Nhãn thức, cặp Nhĩ thức, cặp Tỷ thức, cặp thiệt thức và cặp Thân thức).

6) Tiếp Thâu (là trạng thái Tâm tiếp thu Cảnh Ngũ, Cảnh Sắc, Cảnh thinh, Cảnh Khí, Cảnh Vị và Cảnh Xúc).

7) Quan sát (trạng thái Tâm điều tra đối tượng tức là xem sét Cảnh Ngũ mà tâm Tiếp thâu vừa lãnh nhận).

8) Phân Đoán (trạng thái tâm xác định đối tượng là vật tốt, xảu v.v...).

9-15) Tâm Đổng Tốc (trạng thái Tâm xử sự với đối tượng cũng gọi là tư cách tâm hưởng cảnh. Chính sát na nầy quan trọng hơn hết vì tạo nghiệp Thiện hoặc Ác. Trong 7 sát na nầy sát na thứ nhất tạo nghiệp có Quả hiện tại gọi là Hiện Báo Nghiệp: sát na thứ bảy là nghiệp có kết Quả tái sanh đời sau nên gọi là Sanh Báo Nghiệp; còn năm sát na giữa là Nghiệp có kết Quả từ đời thứ 2 về sau cho đến chứng Vô dư Niết Bàn nên gọi là Hậu Báo nghiệp).

16-17) Thập di (trạng thái Tâm hưởng cảnh dư của Tâm Đổng Tốc nhưng không có khả năng tạo nghiệp vì những tâm làm việc Thập Di hoàn toàn là Tâm Quả).

Cảnh rất lớn được phân chia ra có 3 lộ:

1) Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chót Thập Di (lộ nầy sau Tâm Đổng Tốc có 2 sát na Thập Di).

2) Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chót Đổng Tốc (lộ này sau Tâm Đổng Tốc thì Hộ Kiếp chớ không có Thập Di).

3) Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chót Hộ Kiếp khách lộ tâm nầy sau Tâm Đổng Tốc lại có 1 sát na tâm khách quan mà làm việc chủ quan tức là bắt cảnh cũ.

232- Lộ Ngũ Môn Cảnh Lớn.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn cảnh lớn?

Đ- lộ Ngũ Môn cảnh lớn là dòng tâm thức được diễn tiến có đầy đủ 7 sát na tâm Đổng Tốc nhưng chỉ khác là khởi đầu lộ trình Tâm có tới 2 hoặc 3 Hộ Kiếp vừa qua (thay vì Lộ Ngũ Môn cảnh rất lớn chỉ có 1 Hộ Kiếp vừa qua) và phần cuối của lộ trình Tâm thì hoàn toàn không có Tâm Thập Di. Trong lộ trình tâm cảnh lớn ở đoạn cuối sau tâm Đổng Tốc, Hộ Kiếp Khách có thể khởi lên.

233- Lộ Ngũ Môn Cảnh Nhỏ.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn cảnh nhỏ?

Đ- Lộ Ngũ Môn cảnh nhỏ là dòng tâm thức chỉ khởi lên đến sát na Phân đoán rồi Hộ Kiếp chớ không có Tâm Đổng Tốc. Những lộ nầy không có khả năng tạo nghiệp; vì không được rõ ràng nên Đổng Tốc không thể sanh khởi. Vì vậy nên không có Nghiệp tạo Quả.

234- Lộ Ngũ Môn Cảnh Rất Nhỏ.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn cảnh rất nhỏ?

Đ- Lộ Ngũ Môn cảnh rất nhỏ là dòng tiến trình của tân thức hoàn toàn là Tâm chủ quan chứ không có tâm khách quan sanh khởi. Thật ra thì những giai đoạn trong dòng tâm thức chủ quan thì phải gọi là ngoại lộ (ngoài lộ trình Tâm) hay là phi lộ (chẳng phải lộ trình Tâm) nhưng vì có cảnh mới chi phối tâm chủ quan. Những lộ trình Tâm cảnh rất nhỏ chỉ có những Hộ Kiếp rúng động được khởi lên nhiều lần rồi trở lại trạng thái Hộ Kiếp bình thường.

235- Lộ Ngũ Môn Cận Tử.

V- Thế nào là Lộ Ngũ Môn Cận Tử?

Đ- Lộ Ngũ Môn Cận Tử là dòng Tâm Thức diễn tiến qua năm Môn (Nhãn Môn, Nhĩ Môn, Tỷ Nôn, Thiệt Môn và Thân Môn) trước giờ phút lâm chung. Lộ Ngũ Môn Cận Tử có 2 cách:

- Chót Thập Di,
- Chót Đổng Tốc.

Trong mỗi cách ấy lại khác nhau ở 2 trường hợp:

- Có xen Hộ Kiếp rồi mới Tử.
- Không xen Hộ Kiếp.

Vì vậy nên lộ Ngũ Môn cận tử có tất cả 4 lộ. Dòng Tâm Thức đối với người sắp chết nếu diễn tiến qua năm môn được nối nhau sanh khởi như vầy Hộ Kiếp vừa qua, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng. Khai Ngũ Môn, Ngũ Song Thức, Tiếp Thâu, Quan Sát, Phân Đoán, 5 Sát Na Đổng Tốc, (hoặc có thập di), Hộ Kiếp (hoặc không Hộ Kiếp) Tử, Tục Sinh, 14 Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 7 Sát na Tâm Đổng Tốc, 2 Sát na Thập Di, Hộ Kiếp...

Chú thích:

Trong lộ Ngũ môn cận tử thường được trình bày liên tục 2 lộ trình Tâm Cận Tử và Tục Sinh. Bởi lẽ chúng sanh chết rồi tái sanh tức khắc (theo truyền thống Đạo Phật Thích Ca thuần túy thì chúng sanh chết rồi Tục Sinh tức khắc, không bao giờ có nói đến thân trung ấm để chờ đợi tái sanh! Thường lệ thì Tâm Đổng Tốc phải đủ 7 sát na nhưng khi chết và lúc ngất xỉu hoặc khi Đức Phật hiện song thông (một lần mà hiện cả nước và lửa) thì Tâm Đổng Tốc chỉ có 5 sát na. Đối với Đức Phật lúc hiện song thông có 5 Tâm Đổng Tốc vì quá cấp bách Bởi đồng thời một lần mà Tâm bắt 2 đề mục nước và lửa; còn đối với người sắp chết hay ngất xỉu thì dòng Tâm Thức yếu đi, nên không đủ 7 sát na như thường lệ. Tâm Tử là sát na Hộ Kiếp diệt lần cuối cùng của một đời sống cũ. Tục Sinh là sát na đầu tiên của kiếp sống mới. Định luật cố nhiên là sau khi tục sinh phải diễn tiến 14 sát na Hộ Kiếp và 7 sát na Tâm Đổng Tốc trong lộ Tục Sinh phải là Tâm Tham (dầu các vị Bồ Tát kiếp chót cũng vậy, các vị Bồ Tát Tục Sinh cũng do nghiệp lực chuyển sinh chớ chẳng phải do chí nguyện; có một vài chủ thuyết cho rằng Bồ Tát tái sanh là thị hiện chứ không do nghiệp lực. Lý thuyết ấy trong Tam Tạng Pāli không hề có!).

Người trước khi sắp chết sẽ thấy một trong ba hiện tượng:

1) Nghiệp: Người sắp chết thấy những việc mình làm hằng ngày, như người đồ tể thấy mình đang thọc huyết heo; người Phật tử thấy mình đang dâng hoa cúng Phật.

2) Nghiệp tướng: Trong giờ hấp hối người ta có thể thấy những sự vật liên quan đến việc làm của mình, như người đồ tể thấy con dao chậu huyết; người Phật tử trông thấy hương hoa v.v...

3) Thú tướng: Người sắp chết thấy những hình ảnh khổ đau hay những cảnh giới hạnh phúc. Như người đồ tể thấy mình đang bị trói và bị thọc huyết, như con heo bị thọc huyết, người Phật tử trông thấy những cảnh giới Thiên cung xinh đẹp v.v...

Đối với 11 cõi Dục giới thì lộ cận tử nếu không khởi lên từ Ý Môn thì có thể khởi lên ở một trong Năm Môn, nhưng nếu các chúng sanh trong 15 cõi Sắc giới (trừ Vô Tưởng) nếu không khởi lên từ Ý Môn thì chỉ có thể khởi lên trong lộ Nhãn Môn hoặc Nhĩ Môn mà thôi.

236- Lộ Ý Môn.

V- Thế nào là Lộ Ý Môn?

Đ- Lộ Ý Môn là dòng Tâm Thức diễn tiến tự nội tâm khởi lên chứ không do đối tượng bên ngoài. Lộ Ý Môn có 2 thứ: Lộ Ý Môn thông thường; Lộ Ý Môn đặc biệt.

237- Lộ Ý Môn Thông Thường.

V- Thế nào là Lộ Ý Môn thông thường?

Đ- Lộ Ý Môn thông thường là lộ trình Tâm không có Đắc Thiền, Đắc Đạo, Hiện Thông, Niết Bàn v.v... Lộ Ý Môn thông thường có 2 thứ: Lộ Ý Bình Nhật; Lộ Ý Cận Tử.

238- Lộ Ý Môn Bình Nhật.

V- Thế nào là Lộ Ý Môn Bình Nhật?

Đ- Lộ Ý Môn Bình Nhật là dòng tiến trình của Ý thức diễn tiến thường ngày trong đời sống. Lộ Ý Môn Bình Nhật có 4 thứ:

1) Cảnh rất rõ: Dòng tâm thức Lộ Ý Môn bình nhật cảnh rất rõ được diễn tiến như vầy: Hộ Hiếp vừa qua, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 7 Sát na Tâm Đổng Đốc, 2 Sát na Thập Di. Lộ này cái Tâm có mười, thứ Tâm có 41 Chặn Tâm, có 3 người, có 8 cõi 11.

Chú thích:Muời cái Khai Ý Môn, 7 Đổng Tốc, 2 Thập Di, 41 thứ là Khai Ý Môn là 1, 29 tâm Đổng Tốc Dục Giới (12 Tâm Bất Thiện, Ưng Cúng Vi Tiếu, 8 Thiện Dục Giới và 8 Duy Tác Dục Giới) và 11 thứ Tâm Thập Di (3 Tâm Quan Sát và 8 Đại Quả Dục Giới, 3 chặn Thập Di, 8 người là 4 người phàm (người Khổ, người Lạc, người Nhị Nhân, người Tam Nhân) và 4 Thánh Quả (Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả và Tứ Quả) 11 cõi là 11 cõi Dục Giới

2) Cảnh rõ: Lộ Ý Môn thông thường bình nhật cảnh rõ cũng giống như cảnh rất rõ nhưng không có 2 Sát na Thập Di.

3) Cảnh không rõ:Lộ Ý Môn thông thường bình nhật cảnh không rõ dòng Tâm thức chỉ diễn tiến đến Khai Ý Môn chớ không có Tâm Đổng Tốc.

4) Cảnh rất không rõ:Lộ Ý Môn thông thường bình nhựt cảnh rất không rõ dòng tiến trình của Ý thức chỉ bị đối tượng chi phối nhưng không thể hiện vào. Vì vậy, nên chỉ có hộ kiếp rúng động khởi lên vài cái mà thôi.

239- Lộ Ý Môn Cận Tử.

V- Thế nào là Lộ Ý Môn Cận Tử?

Đ- Lộ Ý Môn Cận Tử là dòng tiến trình của Ý thức khởi lên trong lúc lâm chung. Lộ Ý Môn Cận Tử có 2 thứ: a) Tử còn Tục Sinh. b) Lộ Niết Bàn.

1) Lộ Ý Môn còn Tục Sinh được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 5 sát na Tâm Đổng Tốc, 2 Sát na Thập Di, Hộ Kiếp, Tử Tục Sinh, 14 Sát na Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 7 Sát na Tâm Đổng Tốc, 2 Sát na Thập Di, Hộ Kiếp, Lộ trình Tâm này có 8 cái, 32 thứ, 3 chặn, 7 người, 11 cõi.

Chú thích:8 cái là Khai Ý Môn, 5 Sát na tâm Đổng Tốc, 2 Sát na Tâm Thập Di, 32 thứ Khai Ý Môn, 20 Tâm Đổng Tốc Dục Giới phàm nhơn (12 Tâm Bất Thiện và 8 Thiện Dục Giới, và 11 Tâm Thập Di.

2) Lộ Ý Môn Cận Tử Niết Bàn được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 5 Tâm Đổng Tốc, 2 Sát na thập Di (hoặc không), Hộ Kiếp, (hoặc không) Niết Bàn. Lộ này có 8 cái, 21 thứ, 3 chặn, 1 người, 7 cõi.

Chú thích: 8 cái là Khai Ý Môn, 5 Sát na tâm Đổng Tốc, 2 Sát na Thập Di, 21 thứ Tâm là Khai Ý Môn, Ưng Cúng Vi Tiếu, 8 Duy Tác Dục Giới, 3 Tâm Quan Sát và 8 Tâm Quả Dục Giới hữu nhân, 3 chặn là chặn Khai Ý Môn, chặn Thập Di, 1 người là A La Hán, 7 cõi là cõi người và 6 cõi trời Dục Giới.

240- Lộ Ý Môn Đặc Biệt.

V- Thế nào là Lộ Ý Môn Đặc Biệt?

Đ- Lộ Ý Môn đặc biệt là lộ trình Tâm Đắc Thiền, Đắc Đạo, Hiện Thông, Nhập Thiền, Niết Bàn.

Lộ Đắc Thiền được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc), Thiền, Hộ Kiếp, Lộ này có 6 cái Tâm, 27 thứ tâm, 2 chặn, 5 người, 26 cõi.

Chú thích:

6 cái là Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ Bỏ Bực và 1 Tâm Thiền. Còn 27 thứ là Khai Ý Môn là 1, 4 Thiện Dục Giới hợp trí, 4 Duy Tác Dục Giới hợp trí, 9 Thiện Đáo Đại và 9 Duy Tác Đáo Đại, 2 chặn là Khai Ý Môn và Chặn Đổng Đốc, 5 người là phàm Tam Nhân, và 4 Thánh Quả, 26 cõi là 31 cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi khổ.

Chuẩn Bị: Là trạng thái Tâm sắp sửa tiến tới một loại tâm cao hơn (tức là Tâm Thiền)

Cận Hành: Trạng thái Tâm này đã đi đến gần Tâm Thiền.

Thuận Thứ: Trạng thái Tâm thích hợp với sát na trước và nhu thuận với sát na sau.

Bỏ Bực (chuyển tộc): Trạng thái Tâm dứt bỏ Tâm Dục Giới để phát triển Tâm Thiền.

Thiền là trạng thái tâm an trú trong một đề mục, thiêu đốt các phiền não hay nói cho đúng hơn là Thiền chỉ dặp tắt phiền não tạm thời, được thí dụ như lấy phiến đá đè cỏ, đối với người Huệ yếu thì dòng Tâm thức diễn tiến khi đắc Thiền phải có 6 cái như trên vì có Chuẩn bị; còn đối với người Huệ mạnh chỉ có 5 cái vì không có Chuẩn bị.

241- Lộ Tâm Đắc Đạo.

V- Thế nào là Lộ Tâm Đắc Đạo?

Đ- Lộ Tâm Đắc Đạo là dòng Tâm Thức diễn khi chứng ngộ 4 Đạo 4 Quả. Lộ đắc Sơ Đạo được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, chuẩn bị (hoặc không, nếu Huệ mạnh), Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc), Đạo, Quả. Quả Lộ này được 8 cái, 15 thứ, 2 chặn, 3 người, 17 cõi vui phàm Ngũ Uẩn.

Chú thích:

8 cái là Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Đạo và Sát na Tâm Quả, 15 thứ Khai Ý Môn, 4 Thiện Dục Giới hợp trí, 5 thứ Tâm Đạo và 5 thứ Tâm Quả, 2 Chặn là Chặn Khai Môn và Đổng Tốc, 3 người là Phàm Tam Nhân, người Sơ Đạo, người Sơ Quả, 17 cõi, cõi người, 6 cõi trời Dục Giới, 3 cõi Sơ Thiền, 3 cõi Nhị Thiền, 3 cõi Tam Thiền và cõi Tứ Thiền Quảng Quả.

Lộ Đắc 3 Đạo sau được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Tiến Bực (Dũ Tịnh), Đạo, 2 Sát na Tâm Quả. Lộ nầy có 8 cái, 35 thứ, 2 chặn, 7 người, 26 cõi.

Chú thích:

8 cái như đã kể trên, 35 thứ là Khai Ý Môn, 4 Tâm Thiện Dục Giới hợp trí, 30 Tâm Siêu Thế (trừ 5 Tâm Sơ Đạo và 5 Tâm Sơ Quả) 2 chặn là Khai Ý Môn và chặn Đổng Tốc, 7 người là 4 Quả và 3 Đạo (trừ người Sơ Đạo), 26 cõi là trong 31 cõi trừ Vô Tưởng và 4 cõi khổ.

242- Lộ Nhập Thiền (Appanā - An chỉ)(*).

V- Thế nào là Lộ Nhập Thiền?

Đ- Lộ Nhập Thiền là dòng Tâm Thức diễn tiến trong trạng thái an trú vào một đề mục mà sanh diệt vô số cái, vẫn đồng một thứ Tâm. Lộ Nhập Thiền có hai loại:

- Nhập Thiền Hợp thế.
- Nhập Thiền Cơ.

Nhập Thiền Hợp thế là Thiền Sắc và Thiền Vô Sắc; còn Thiền Cơ là Thiền nhập để làm nền tảng hiện thần thông; Thiền Cơ chỉ nhập bằng Ngũ Thiền sắc giới mà thôi.

Nhập Thiền Hợp thế và nhập Thiền Cơ dòng Tâm thức được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền (1 trong 18 thứ Tâm Thiền hợp thế được diễn tiến vô số).

(*) Nhứt tâm trên đối tượng gọi là An Chỉ (Ekaggaṃ cittaṃ ārammane appenti).

243- Lộ Hiện Thông.

V- Thế nào là Lộ Hiện Thông?

Đ- Lộ Hiện Thông là dòng Tâm thức diễn tiến khi Diệu Trí phát sanh để làm các việc như:

Thiên Nhãn Thông: Thấy rõ các sắc dù sắc thô, sắc tế, sắc tốt, sắc xấu, sắc xa, sắc gần, sắc bên trong, sắc bên ngoài, sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai. Thiên Nhãn Thông đều thấy rõ.

Thiên Nhĩ Thông: Tai nghe rõ các thứ tiếng, dù tiếng lớn, tiếng nhỏ, tiếng xa, tiếng gần, tiếng tốt, tiếng xấu, tiếng bên trong, tiếng bên ngoài, tiếng quá khứ, tiếng hiện tại, tiếng vị lai. Thiên Nhĩ Thông đều nghe được.

Tha Tâm Thông: Biết được Tâm của kẻ khác nhưng đối với Đạo Quả thì chỉ biết được Tâm của những người đồng bực và kẻ thấp hơn chớ không biết được Tâm Đạo Quả của những bực cao.

Túc Mạng Thông: Nhớ lại đặng những kiếp xa xưa.

Sanh tử Thông: Biết rõ những chúng sanh đang có mặt trước kia ở đâu sanh lại và biết rõ người đã chết sẽ Tục Sinh vào một cõi nào.

Thần Thông: Biến hiện ra nhiều hình thức như một hình biến ra nhiều hình hoặc nhiều biến trở thành một hình hoặc bay trên hư không đi trong nước, lửa, đi xuyên qua vách tường chun xuống đất v.v...

Lậu Tận Thông:Là biết rõ lậu hoặc phiền não đã diệt tận; Lậu Tận Thông chỉ có đối vớivị A La Hán mà thôi.

Khi hiện ra các loại thông nói trên dòng Tâm thức được diễn tiến như vầy Hộ Kiếp, Hộ Hiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thông, Hộ Kiếp, Lộ này được 6 cái, 7 Thứ, 2 Chặn, 5 người, 22 cõi.

Chú thích:

6 cái là Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc) và Thông. 7 thứ Tâm là Khai Ý Môn, 2 Tâm Đại Thiện Dục Giới thọ xả hợp trí, 2 Tâm Duy Tác Dục Giới thọ xả hợp trí và 2 Tâm Diệu Trí, 2 chặn là Khai Ý Môn và Đổng Tốc, 5 người là Phàm Tam Nhân và 4 Thánh Quả, 22 cõi là 7 cõi vui Dục Giới và 15 cõi Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

244- Lộ Nhập Thiền Quả.

V- Thế nào là Lộ Nhập Thiền Quả?

Đ- Lộ Nhập Thiền Quả là các vị Thánh Nhập Thiền Siêu Thế (4 hoặc 20 Tâm Quả Siêu Thế). Khi các vị Thánh Nhân Nhập Thiền Quả thì dòng Tâm Thức được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Thuận Thứ (3 hoặc 4 Sát na), Thiền Quả (Vô số sát na) Hộ Kiếp, Lộ trình tâm nầy có Tâm sanh diệt vô số cái, thứ Tâm có 29, 2 chặn, 4 người, 26 cõi.

Chú thích:

Cái Tâm Vô số vì bởi khi nhập Thiền (dù Thiền Hợp Thế hay Thiền Siêu Thế cũng vậy) chỉ có một thứ Tâm nào trong những thứ Tâm Thiền và chỉ an trú một đề mục thích hợp với cơ tánh mình đã chọn lựa trong các đề mục tu Thiền. Nhưng thứ Tâm ấy sanh diệt vô lượng cái vẫn đồng một thứ Tâm và vẫn biết một đề mục; 29 thứ Tâm là Tâm Khai Ý Môn, 4 Tâm Thiện Dục giới hợp trí, 4 Tâm Duy Tác Dục giới hợp trí (Thiện), Duy Tác Dục giới (làm việc Thuận thứ) và 20 Tâm Quả Siêu Thế, 2 Chặn là Khai Ý Môn và Đổng Tốc, 4 người là Thánh Quả, 26 cõi là trừ 4 cõi khổ và cõi Vô Tưởng.

245- Lộ Nhập Thiền Diệt (*).

V- Thế nào là Lộ Nhập Thiền Diệt?

Đ- Lộ Nhập Thiền Diệt là các vị Thánh A Na Hàm và A La Hán có chứng đắc Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng muốn chứng đến trạng thái diệt tận dòng tâm Thức nên các vị ấy Nhập Thiền Diệt. Tiếng nói Nhập Thiền Diệt nhưng sự thật thì chỉ đạt đến trạng thái không còn Tâm. Khi nhập Thiền Diệt dòng tâm Thức được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc), 2 sát na Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, Tâm không sanh (thời gian đến 7 ngày), Tâm Quả (Tâm Quả A Na hàm, hoặc A La Hán) Lộ trình Tâm nầy có 8 cái, có 9 thứ, 2 chặn, 2 người, 22 cõi.

Chú thích: 8 cái là Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, 2 Sát na Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và 1 Sát na Tâm Quả, 9 thứ là Khai Ý Môn, 2 Thiện Dục Giới thọ xả hợp trí, 2 Duy Tác Dục Giới thọ xả hợp trí, 2 Đổng Tốc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, 1 tâm Quả A Na Hàm Ngũ Thiền, 1 Tâm Quả A La Hán Ngũ Thiền, 2 Chặn là Chặn Khai Ý Môn và Chặn Đổng Tốc, 2 người là Người Tam Quả, và người Tứ Quả, 22 cõi là cõi người, 6 cõi Dục Giới, 15 cõi trời Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

(*) Chứng đến trạng thái tắt dứt tư tưởng tức là không tâm, gọi là Thiền Diệt (Nirodha samāpatti).

246- Lộ Niết Bàn Liên Thiền.

V- Thế nào là Lộ Niết Bàn Liên Thiền?

Đ- Lộ Niết Bàn Liên Thiền là vị A La Hán trước khi Niết Bàn Ngài nhập các loại Thiền Sắc và Vô Sắc, như trường hợp Đức Thế Tôn. Lộ trình Tâm Niết Bàn Liên Thiền được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền Vô số, Hộ Kiếp (hoặc không), Niết Bàn, Lộ trình Tâm nầy cái Tâm vô số thứ Tâm có 14, 2 chặn, 1 người, 26 cõi.

Chú thích:

Vì nhập Thiền nên 1 thứ Tâm mà sanh diệt vô số cái. Thứ có 14 là Khai Ý Môn, 4 Tâm Duy Tác Dục Giới tương ưng, 9 Tâm Duy Tác Đáo Đại, 2 Chặn là Khai Ý Môn và chặn Đổng Tốc, 1 người là A La Hán, 26 cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi ác thú.

247- Lộ Niết Bàn Liên Thông.

V- Thế nào là Lộ Niết Bàn Liên Thông?

Đ- Lộ Niết Bàn Liên Thông là vị A La Hán Hiện Thần Thông rồi mới Niết Bàn, như trường hợp Đại Đức A Nan Đa v.v... Lộ Tâm Niết Bàn Liên Thông được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, (hoặc không) Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc), Thông, Hộ Kiếp (hoặc không) Niết Bàn. Lộ Tâm nầy được 5 cái, 4 thứ, 2 chặn, 1 người, 22 cõi.

Chú thích:

6 cái là Khai Ý Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thông. 4 thứ là Khai Ý Môn, 2 Tâm Duy Tác Dục Giới thọ xả hợp trí và Diệu Trí, 2 chặn là Khai Ý Môn và chặn Đổng Tốc, 1 người là A La Hán, 22 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 15 cõi Sắc giới (trừ Vô Tưởng).

248- Lộ Phản Khán Chi Thiền.

V- Thế nào là Phản Khán Chi Thiền?

Đ- Lộ Phản Khán Chi Thiền là vị A La Hán trước giờ Niết Bàn xét lại các chi Thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc Định và Xả). Lộ phản Khán chi Thiền được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực (chuyển tộc), Thiền Bất định số, Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 7 Tâm Đổng Đốc, Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 5 Tâm Đổng Tốc Hộ Kiếp (hoặc không), Niết Bàn Lộ này được 6 cái, 5 thứ, 2 chặn, 1 người, 22 cõi.

Chú thích:

6 cái là Khai Ý Môn và 5 cái là Khai Môn và 5 Tâm Đổng Tốc, 5 thứ là Khai Ý Môn và 4 Duy tác dục giới tương ưng, 2 chặn là Chặn Khai Môn và chặn Đổng Tốc, 1 người là A La hán Quả, 22 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục Giới, 15 cõi Sắc Giới (trừ Vô Tưởng).

249- Lộ Đắc Đạo Tột Mạng.

V- Thế nào là Lộ Đắc Đạo Tột Mạng?

Đ- Lộ Đắc Đạo Tột mạng là vị vừa đắc A La Hán liền xét lại Đạo Quả và phiền não rồi Niết Bàn. Lộ Đắc Đạo Tột Mạng được diễn tiến như vầy: Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, Cận Hành, Thuận Thứ, Tiến Bực, Đạo, 3 sát na tâm Quả, 4 Sát na Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 7 Tâm Đổng Tốc, 4 Hộ Kiếp, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp dứt dòng, Khai Ý Môn, 5 Tâm Đổng Tốc, Hộ Kiếp (hoặc không), Niết Bàn.

Lộ này được 6 cái Khai Ý Môn, 5 Tâm Đổng Tốc, 5 thứ là Khai Ý Môn, 4 Duy Tác Dục Giới tương ưng, 2 chặn là Khai Ý Môn và Đổng Tốc, 1 người là A La Hán, 22 cõi là 7 cõi vui Dục giới và 15 cõi Sắc giới hữu tưởng.

250- Phi Lộ Tổng Hợp.

V- Thế nào là Phi Tưởng Tổng Hợp?

Đ- Phi Lộ Tổng Hợp là nói đến những pháp thoát ly lộ trình Tâm. Các pháp phi lộ gồm có 3:

1) Người. 2) Cõi. 3) Nghiệp.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]