Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta?

18/07/201102:02(Xem: 4253)
Chương 16: Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta?

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG XVI
SUY NGHĨ CÓ THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA?

Suy nghĩ đã không giải quyết được vấn đề của chúng ta và tôi không nghĩ rằng nó sẽ giải quyết được. Chúng ta đã dựa vào mảnh trí năng để chỉ cho chúng ta phương cách thoát khỏi sự phức tạp của chúng ta. Trí năng càng ma mãnh bao nhiêu, càng xấu xa bao nhiêu, càng khôn ngoan bao nhiêu, càng có vô số những hệ thống, những lý thuyết, những ý tưởng nhiều bấy nhiêu. Và những ý tưởng không thể giải quyết được bất kỳ những vấn đề nào của con người; chúng đã không bao giờ giải quyết được và sẽ không bao giờ giải quyết được. Cái trí không là giải pháp; chắc chắn, phương cách của suy nghĩ không là phương cách thoát khỏi sự khó khăn của chúng ta. Dường như đối với tôi, trước hết chúng ta nên hiểu rõ qui trình của suy nghĩ này, và có thể thoát khỏi được – bởi vì khi suy nghĩ kết thúc, có lẽ chúng ta mới có thể tìm ra phương cách mà sẽ giúp đỡ chúng ta giải quyết được những vấn đề của chúng ta, không chỉ thuộc cá thể nhưng cũng còn thuộc tập thể.

Suy nghĩ đã không giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Những người khôn ngoan, những triết gia, những học giả, những vị lãnh đạo chính trị, đã thực sự không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của nhân loại chúng ta – mà là sự liên hệ giữa bạn và một người khác, giữa bạn và tôi. Từ trước đến nay, chúng ta đã sử dụng cái trí, mảnh trí năng, để giúp đỡ chúng ta tìm hiểu vấn đề và qua đó đang hy vọng tìm được một giải pháp. Liệu suy nghĩ có khi nào giải quyết được những vấn đề của chúng ta? Nếu nó không ở trong phòng thí nghiệm hay trên bàn vẽ, liệu suy nghĩ không luôn luôn đang tự-bảo vệ, đang tự-tiếp tục, bị quy định, hay sao? Hoạt động của nó không tự cho mình là trung tâm à? Và liệu suy nghĩ như thế có thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào mà chính suy nghĩ đã tạo ra? Liệu cái trí, mà đã tạo ra những vấn đề, có thể giải quyết được những vấn đề mà chính nó đã sản sinh ra?

Chắc chắn, suy nghĩ là một phản hồi. Nếu tôi đặt cho bạn một câu hỏi, bạn trả lời – bạn trả lời tùy theo ký ức của bạn, những thành kiến của bạn, sự giáo dục của bạn, môi trường sống của bạn, toàn nền tảng bị quy định của bạn; bạn trả lời một cách phụ thuộc, bạn suy nghĩ một cách phụ thuộc. Trung tâm của nền tảng này là ‘cái tôi’ trong qui trình của hành động. Chừng nào nền tảng đó còn không được hiểu rõ, chừng nào qui trình suy nghĩ đó, cái tôi đó mà tạo ra vấn đề, còn không được hiểu rõ và kết thúc, chắc chắn chúng ta có xung đột, phía bên trong và phía bên ngoài, trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. Không có giải pháp thuộc bất kỳ loại nào, dù được suy nghĩ khôn ngoan bao nhiêu, dù được suy nghĩ kỹ càng bao nhiêu, có thể kết thúc được xung đột giữa con người và con người, giữa bạn và tôi. Khi nhận ra điều này, khi nhận biết được suy nghĩ được sinh ra như thế nào và từ nguồn nào, tiếp theo chúng ta hỏi, ‘Liệu suy nghĩ có khi nào có thể kết thúc?’

Đó là một trong những vấn đề, phải không? Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta? Bằng cách suy nghĩ vấn đề, bạn đã giải quyết được nó? Bất kỳ loại vấn đề nào – thuộc kinh tế, xã hội, tôn giáo – nó có thực sự được giải quyết bằng suy nghĩ hay không? Trong sống hàng ngày của bạn, bạn càng suy nghĩ về một vấn đề nhiều bao nhiêu, nó càng trở nên phức tạp, rối loạn, phân vân bấy nhiêu. Không đúng như thế à? – trong sống thực sự, hàng ngày của chúng ta? Khi suy nghĩ ra những khía cạnh nào đó của vấn đề, bạn có lẽ thấy rõ ràng hơn quan điểm của một người khác, nhưng suy nghĩ không thể thấy sự nguyên vẹn và sự đầy đủ của một vấn đề – nó chỉ có thể thấy từng phần và một đáp án từng phần không là một đáp án đầy đủ, vì vậy nó không là một giải pháp.

Chúng ta càng suy nghĩ về một vấn đề nhiều bao nhiêu, chúng ta càng tìm hiểu, phân tích và tranh luận về nó nhiều bao nhiêu, nó càng trở nên phức tạp nhiều bấy nhiêu. Vì vậy liệu có thể nhìn vào vấn đề một cách nguyên vẹn, tổng thể? Làm thế nào điều này có thể được? Bởi vì, dường như đối với tôi, đó là khó khăn chính của chúng ta. Những vấn đề của chúng ta đang được tăng lên gấp bội – có sự đe dọa rõ ràng của chiến tranh, có mọi phiền muộn trong những liên hệ của chúng ta. Và làm thế nào chúng ta có thể hiểu rõ tất cả điều này một cách nguyên vẹn, như một tổng thể? Chắc chắn, nó có thể được giải quyết chỉ khi nào chúng ta thấy nó như một tổng thể – không phải trong những cái ngăn, không phải bị phân chia. Khi nào điều đó có thể xảy ra được? Chắc chắn nó chỉ có thể xảy ra được khi qui trình của suy nghĩ – mà có nguồn gốc của nó trong cái tôi, cái ngã, trong nền tảng của truyền thống, của tình trạng bị quy định, của thành kiến, của hy vọng, của tuyệt vọng – đã kết thúc. Liệu chúng ta có thể hiểu rõ cái tôi này, nhưng không phải bằng cách phân tích, nhưng bằng cách thấy sự việc như nó là, nhận biết được nó như một sự kiện và không như một lý thuyết? – không tìm kiếm để giải quyết cái tôi với mục đích đạt được một kết quả nhưng đang thấy liên tục hoạt động của cái tôi, ‘cái ngã’, trong hành động? Liệu chúng ta có thể nhìn ngắm nó, mà không có bất kỳ chuyển động để triệt tiêu hay khuyến khích nào? Đó là nghi vấn, đúng chứ? Nếu, trong mỗi người chúng ta, trung tâm của ‘cái tôi’ không-tồn tại, cùng những ham muốn quyền lực của nó, vị trí, uy quyền, tiếp tục, tự-bảo vệ, chắc chắn những vấn đề của chúng ta sẽ kết thúc!

Cái tôi là một vấn đề mà suy nghĩ không thể giải quyết. Phải có một tỉnh thức mà không thuộc suy nghĩ. Tỉnh thức, mà không chỉ trích hay bênh vực, những hoạt động của cái tôi – chỉ tỉnh thức – là đủ rồi. Nếu bạn tỉnh thức với mục đích tìm ra làm thế nào giải quyết được vấn đề, với mục đích thay đổi nó, với mục đích tạo ra một kết quả, vậy thì nó vẫn còn trong lãnh vực của cái tôi, của cái ngã. Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm một kết quả, dù qua phân tích, qua tỉnh thức, qua tìm hiểu liên tục mọi suy nghĩ, chúng ta vẫn còn trong lãnh vực của suy nghĩ, mà có nghĩa trong lãnh vực của ‘cái ngã’, của ‘cái tôi’, của sự vị kỷ, của điều gì bạn mong muốn.

Chừng nào hoạt động của cái trí còn tồn tại, chắc chắn không thể có tình yêu. Khi có tình yêu, chúng ta sẽ không có những vấn đề của xã hội. Nhưng tình yêu không là cái gì đó để được thâu lượm. Cái trí có thể tìm kiếm để thâu lượm nó, giống như một tư tưởng mới, một cải tiến mới, một cách suy nghĩ mới; nhưng cái trí không thể ở trong một trạng thái của tình yêu chừng nào suy nghĩ còn đang thâu lượm tình yêu. Chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm để ở trong một trạng thái của không-tham lam, chắc chắn nó vẫn còn tham lam, đúng chứ? Tương tự như thế, chừng nào cái trí còn ao ước, ham muốn, và luyện tập với mục đích để được ở trong một trạng thái mà là tình yêu, chắc chắn nó phủ nhận trạng thái đó, đúng chứ?

Khi thấy vấn đề này, vấn đề phức tạp của sống này, và tỉnh thức được qui trình của suy nghĩ riêng của chúng ta và nhận ra rằng nó thực sự không dẫn đến bất kỳ nơi nào – khi chúng ta nhận ra điều đó một cách sâu sắc – vậy thì chắc chắn có một trạng thái của thông minh mà không thuộc cá thể hay tập thể. Vậy là vấn đề liên hệ của cá thể với xã hội, của cá thể với cộng đồng, của cá thể với sự thật, kết thúc; bởi vì lúc đó chỉ có thông minh, mà không thuộc cá thể và không thuộc tập thể.

Tôi cảm thấy, chính là thông minh này, một mình nó, mới có thể giải quyết được vô vàn những vấn đề của chúng ta. Đó không thể là một kết quả; nó hiện diện chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ toàn qui trình của suy nghĩ, không chỉ ở mức độ ý thức bên ngoài mà còn ở những tầng giấu giếm, sâu thẳm hơn của ý thức.

Muốn hiểu rõ bất kỳ vấn đề nào chúng ta phải có một cái trí rất tĩnh lặng, một cái trí rất yên lặng, để cho cái trí nhìn vào vấn đề mà không có những ý tưởng và những lý thuyết chồng chất, mà không có bất kỳ xao lãng. Đó là một trong những khó khăn của chúng ta – bởi vì suy nghĩ đã trở thành một xao nhãng. Khi chúng ta muốn hiểu rõ, nhìn vào cái gì đó, tôi không phải suy nghĩ về nó – tôi nhìn ngắm nó. Khoảnh khắc tôi bắt đầu suy nghĩ, có những ý tưởng, quan điểm về nó, tôi đã ở trong một trạng thái xao nhãng, đang lẩn tránh vấn đề mà tôi phải hiểu rõ. Vậy thì, khi bạn có một vấn đề, suy nghĩ trở thành một xao nhãng – suy nghĩ là một ý tưởng, một quan điểm, một nhận xét, so sánh – mà ngăn cản chúng ta không nhìn thấy, và vì vậy hiểu rõ và giải quyết được vấn đề. Bất hạnh thay, đối với hầu hết chúng ta, suy nghĩ đã trở nên quá quan trọng. Bạn nói ‘Làm thế nào tôi có thể tồn tại, hiện hữu, mà không có suy nghĩ? Làm thế nào tôi có thể có một cái trí trống không?’ Có một cái trí trống không là ở trong trạng thái ngẩn ngơ, ngốc nghếch hay bất kỳ điều gì bạn muốn, và phản ứng theo bản năng của bạn là khước từ nó. Nhưng chắc chắn một cái trí mà rất yên lặng, một cái trí mà không bị xao nhãng bởi suy nghĩ riêng của nó, một cái trí mà khoáng đạt, có thể quan sát vấn đề rất thẳng thắn và rất đơn giản. Và chính khả năng quan sát mà không có bất kỳ xao nhãng vào những vấn đề của chúng ta; đó là giải pháp duy nhất. Muốn có điều đó cần phải có một cái trí tĩnh lặng, một cái trí yên lặng.

Một cái trí như thế không là một kết quả, không là một sản phẩm-mục đích của luyện tập, của tham thiền, của kiểm soát. Nó hiện diện không qua bất kỳ hình thức nào của kỷ luật hay ép buộc hay kiềm chế, không có bất kỳ nỗ lực nào của ‘cái tôi’, của suy nghĩ; nó hiện diện khi tôi hiểu rõ toàn qui trình của suy nghĩ – khi tôi có thể thấy một sự kiện mà không có bất kỳ xao nhãng nào. Trong trạng thái tĩnh lặng đó của một cái trí mà thực sự đứng yên, có tình yêu. Và chính là tình yêu, một mình nó, có thể giải quyết được tất cả những vấn đề thuộc con người của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]