Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 2: Ly Vi Thể Tịnh

15/04/201113:45(Xem: 5798)
Phẩm 2: Ly Vi Thể Tịnh

BỬU TẠNGLUẬN
Tác Giả: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hòa Thượng ThíchDuy Lực


PHẨMLY VI THỂ TỊNH
(thứnhì)

Nhậplà ly(lìa), xuất là vi (tế). Ngoài ly biết nhậpthì ngoại trần chẳng có chỗ dựa, trong vi biết xuấtthì vọng tâm chẳng có chỗ tạo tác, trong tâm chẳng tạotác thì chư kiến (đủ thứ kiến chấp) chẳng thể chướngngại, ngoại trần chẳng chỗ dựa thì vạn vật chẳng thểtrói buộc. Vạn vật chẳng thể trói thì tưởng niệm chẳngđuổi theo cảnh, chư kiến chẳng chướng ngại thì tịch diệtbất tư nghì. Sao gọi là thể tịnh? Vì bản thể tự lyvi vậy.

Nóivề thể nhập nên gọi là ly, nói về sự dụng nêngọi là vi, dung hợp thành một thì chẳng ly chẳng vi.Thểlythì chẳng thể nhiễm, chẳng nhiễm nên chẳng phảitịnh, thể vi thì chẳng thể có, chẳng có nên chẳngchỗ dựa, vậy thì dùng mà chẳng có, tịch mà chẳng không.Chẳng không nên chẳng phải đoạn, chẳng có nên chẳng phảithường.

Cáitánh của ly vichẳng lấy chẳng bỏ, chẳng tu chẳnghọc, chẳng phải xưa không mà nay có, chẳng phải xưa cómà nay không. Cho đến một pháp chẳng sanh, một pháp chẳngdiệt, chẳng phụ thuộc nơi tam giới, chẳng biến hóa theolục đạo, chẳng sửa đổi theo ngu trí, chẳng xoay chuyểntheo chơn vọng, phổ biến bình đẳng, tất cả viên mãn gọilà một đại pháp giới, cũng gọi là nguồn gốc củasự ứng cơ giáo hóa. Kẻ mê thì uổng tu nhiều kiếp, kẻngộ thì ngay đó tịch lặng, hễ có sự ham muốn thì chẳngthấy cái ly, hễ có sự tạo tác thì chẳng thấy cáivi.Kẻ chẳng thấy vi tức là bên trong nổi ác kiến,kẻ chẳng thấy lytức là bên ngoài khởi trần lao,ngoài khởi trần lao nên bị cảnh ma nhiễu loạn, trong nổiác kiến nên bị tà kiến mê hoặc, trong ngoài đã có nhânduyên sanh khởi thì chơn nhất tự ẩn. Vì vậy kẻ mêlynhiễm theo vọng gọi là phàm phu, kẻ mê nhiễm lytheovọng gọi là nhị thừa, kẻ thông đạt bổn tánh củalygọi là Bồ tát, kẻ liễu đạt tam thừa chẳng khác gọilà bình đẳng chơn Phật. Nhưng lý ấy thâm sâu, ngôn thuyếtchẳng thể hiển bày, hình tướng chẳng thể tỏ rõ, muốntỏ hình tướng thì mê nơi vô tướng, muốn hiển ngôn thuyếtthì mê nơi vô thuyết, nếu chẳng hiển chẳng tỏ thì đạinghĩa khó thông, nên huyền đạo ly vi, chơn lý khó tả.Sở dĩ nói ly, là vì bản thể chẳng hợp với vật,cũng chẳng lìa vật. Như gương sáng hiện bóng vạn tượng,mà gương sáng chẳng hợp với bóng, cũng chẳng lìa bóng,cũng như hư không, dung nạp tất cả mà chẳng hợp chẳnglìa, ngũ sắc chẳng thể ô nhiễm, ngũ âm chẳng thể nhiễuloạn, vạn vật chẳng thể trói buộc, sum la chẳng thể hỗntạp nên gọi là ly vậy. Sở dĩ nói vilà vì diệu thểvô tướng, vô hình vô sắc, ứng dụng mọi thứ mà chẳngthấy dung mạo, gồm đủ vạn năng mà chẳng hiện công đức,mắt nhìn chẳng thấy, lắng tai chẳng nghe, mà sẵn đủ hằngsa công dụng, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng lìa chẳngtan nên gọi là vivậy.

Haichữ lyvilà pháp yếu của đạo, sự cảmgiác của lục căn chẳng dấu tích gọi là ly, muôn ngànứng dụng chẳng có ngã gọi là vi. Vi tức là ly,ly tức là vi, vì nói theo căn trần nên giả lập haitên, mà bản thể vốn là một.

Ngườihọc đạo đều muốn dứt phiền não, cầu bồ đề, bỏ tiểuthừa, vào đại thừa, nhưng trong diệu lý thật chẳng cónhững việc này. Bản thể ly thì vốn chẳng có phiền nãođể dứt, chẳng có tiểu thừa để bỏ; bản thể vi thìchẳng có bồ đề để cầu, chẳng có đại thừa để vào.Tại sao? Vì chẳng một pháp có thể tương ứng vậy. Cho nênbậc thánh chẳng dứt vọng, chẳng chứng chơn, ứng dụngvạn năng mà chẳng tác ý. Nếu thật muốn cầu pháp thì phảivô sở cầu, vì chỗ thực tế vốn vô danh, cũng chẳng cầnmong cầu ấy gọi là diệu giác.

Nóily và vi chẳng phải vọng tâm có thể biết, chẳng phải tàtrí có thể hiểu, vọng tâm tức là lục thức, tà trí tứclà nhị trí (quyền trí và thật trí), vì bản thể chơn nhấtnên nhị trí chẳng thể hiểu, vì bản thể vô vật nên lụcthức chẳng thể biết; chẳng một pháp từ bên ngoài đến,chẳng một pháp từ bên trong ra, cũng chẳng một pháp do hòahợp mà sanh, nên gọi là thái thanh, cũng gọi là chơn tinh(tự tánh). Vì bản thể lìa tất cả tri kiến nên chẳng thểdùng ý thức để đo lường, vì bản thể lìa tất cả sốlượng nên chẳng thể dùng lời nói diễn tả, cho nên DuyMa Cật im lặng, Như Lai tịch nhiên, dù nói các thừa, đềulà phương tiện để khai thị ngộ nhập tri kiến Phật.

Nóibiết là biết ly, nói thấy là thấy vi, nên Kinhnói "thấy vigọi là Phật, biết lygọi là pháp".Hễ biết lythì chẳng lọt vào tất cả phiền não,hễ thấy vithì chẳng lọt vào tất cả hư vọng; chẳngcó hư vọng thì lý chơn nhất hiện, chẳng có phiền não thìsáng tỏ tự nhiên. Diệu nghĩa của ly vichẳng mộtchẳng hai, ngôn thuyết chẳng thể nói, phải dùng thâm tâmthể cứu mới được sáng tỏ hiện tiền. Người học đạochẳng nên quên cái đạo ly vi, đuổi theo tình thức,lời nói trái với tâm thì nghĩa lý chẳng thật. Nếu đốicảnh vô tâm, gặp duyên chẳng động, dụng công chẳng kểngày đêm, chẳng màng đến động tịnh, chú tâm một chỗ,mới có thể khế ngộ, hễ có sự lấy bỏ, vọng có sởtu, vọng có sở chứng, đều chẳng vào được chơn thật,ấy là trái nghĩa ly vi,hủy pháp đại đạo.

Hễchơn thì chẳng cần cầu, vì bên ngoài vô sở đắc, hễ thậtthì chẳng cần tu, vì bên trong vô sở chứng, hễ không cóvọng tưởng thì đạo ly vi hiện tiền. Lylà trốngrỗng, vi là nhiệm mầu, hư vô tịch lặng nên gọi là lyvi.

Bậcthánh sở dĩ không có vọng tưởng vì thông đạt sự ly, diệudụng vô cùng vì liễu triệt sự vi, vithìvô tâm, lythì vô thân, thân tâm đều mất, linh tríđộc tồn, tuyệt nơi hữu vô, bặt nơi năng sở, pháp giớitự nhiên, công dụng sáng tỏ mà vô sanh. Nên bậc thánh ởnơi vô vimà tùy cơ hóa độ, dùng giáo pháp chẳng cầnngôn ngữ mà âm thầm khế hợp chơn lý, tịch lặng chẳngthấy tướng người, cho nên được dung thông đại tượng,bao hàm vạn vật, cũng như hư không đầy đủ khắp nơi; kẻmê nơi vô ngã mà lập ngã thì bên trong sanh khởi ngã đảo(ngã chấp điên đảo), trong sanh ngã đảo thì thánh lý bịkẹt; thánh lý bị kẹt thì bên ngoài có sở lập, ngoài cósở lập thì trong ngoài đều bị chướng ngại. Trong ngoàichướng ngại thì vật lý chẳng thông, bèn vọng khởi lưuchuyển luân hồi, sự lưu chuyển hỗn độn nơi tịch chiếunên đại tượng chìm mất, chơn nhất nhiễu loạn; chơn nhấtnhiễu loạn thì tà kiến vọng khởi, nên bị trôi lăn trongvòng sanh tử, vì thế nên giả lập cái luận ly viđểtỏ rõ thể dụng nhiệm mầu của tự tánh. Người học đạohễ tham cứu mãi thì cuối cùng sẽ rõ được nguồn gốccủa hư thật.

Sắcpháp thanh pháp, như bóng như tiếng, nếu chỉ dùng bóng vàtiếng để chỉ bày thật tướng thì chưa thể cho là chơnthật, bởi vì ngón tay chẳng phải mặt trăng, lời nói chẳngphải là đạo, người học nên được đạo quên lời, thấytrăng quên ngón. Vậy thì kẻ mê ly tức tà ma, vì tham ái trầnlao, cam chịu sanh tử; kẻ mê vi tức ngoại đạo, vì ham sođo tìm cầu, vọng khởi chư kiến.

Hữuvà vô là căn bản của chư kiến. Sao gọi là hữu? Vì vọngcó sở tác; sao gọi là vô? Vì quán xét thấy vô sở đắc.Đã có hai thứ kiến chấp hữu vô nên sanh khởi chư kiến,chư kiến đã khởi tức tà kiến bất chơn nên gọi là ngoạiđạo.

Tồnvà vong là căn bản của sanh tử, thân tồn thì sanh, thân vongthì diệt, kẻ chấp trước vọng tưởng, ham thích ngoại cảnh,ôm chặt thân kiến (chấp thân là thật), mong cầu vị laiđược sanh nơi thù thắng, thọ quả báo tốt đẹp nên gọilà tà ma.

Hễthấu được lythì tất cả chẳng nhiễm, chẳng nhiễmtức siêu việt cảnh giới tà ma; hễ thấu được vithì tất cả tịch lặng, chẳng có vọng tưởng, tức siêuviệt đủ thứ tà kiến ngoại đạo, nên Kinh nói "vi diệuthâm sâu", chẳng lìa tự tánh vậy.

Nóivilà chẳng có chư kiến, nói lylà chẳng có nhiễm trước,chẳng nhiễm chẳng trước thì tịch diệt làm vui. Sao gọilà khổ? Vì chẳng liễu được vi nên bên trong có suy tư,vì chẳng liễu được ly, nên bên ngoài có nương tựa.Ngoài có nương tựa là tham, trong có suy tư là duyên, duyêntham đã khởi, liền bị cảnh ma sai khiến, ngày đêm bângkhuâng chẳng được tạm ngừng, cam chịu trần lao nên gọilà khổ. Sao gọi là vui? Vì liễu được vinên bên trongchẳng suy tư, vì liễu được lynên bên ngoài chẳngnương tựa. Ngoài chẳng nương tựa tức chẳng tham, trong chẳngsuy tư tức chẳng duyên, chẳng duyên chẳng tham thì không bịvạn hữu trói buộc, cũng không bị trần lao sai khiến, dođó thanh hư tịch lặng, chẳng có gì chướng ngại, tự tánhgiải thoát nên gọi là vui.

Lytức lý, vitức mật. Sao gọi là lý? Vì chẳng lìa tấtcả vật; Sao gọi là mật? Vì bản thể ẩn mật mà hiệnra công dụng.

Lytức không, vitức hữu, "không" nên vô tướng, "hữu"nên hiển dụng. Do vậy phi hữu phi không là chánh tông củamuôn pháp, phi không phi hữu là cha mẹ của vạn vật, ra chẳngphương hướng để đến, vào chẳng xứ sở để ở, bao gồmvạn hữu mà chẳng có việc làm, hóa độ muôn loài mà chẳngphải pháp chủ. Cho nên tiểu thất mà rộng vô biên, nhấtniệm mà thông muôn loài, tâm chẳng thể suy lường, ý chẳngthể hiểu biết, ấy gọi là sức dụng trụ nơi giải thoátbất tư nghì. Sao gọi bất tư nghì? Vì bản thể vốn lyvi. Sao gọi là giải thoát? Vì chẳng có gì trói buộc vậy.

Lytức pháp, vitức Phật, cả hai hòa hợp gọi là tăng,ba tên một thể, một thể ba tên, hòa lẫn thì chẳng thểphân biệt, trở về cội nguồn lại thành vô danh. Lytức dung, vitức dùng. Dungthì bao hàm cáubẩn, dùng thì chẳng gì so bằng. Chẳng gì so bằng nên diệuhạnh hóa độ thường xuyên, bao hàm cáu bẩn nên thườnglẫn lộn trong vạn hữu. Lại chẳng mắt chẳng tai gọi làly,có thấy có nghe gọi là vi, vô ngã vô tác gọi là ly,có trí có dụng gọi là vi; vô tâm vô ý gọi là ly,có thông có đạt gọi là vi. Lại lytức niếtbàn, vitức bát nhã, bát nhã thì vô biên đại dụng,niết bàn thì tịch diệt vô dư; vô dư thì phiền não chấmdứt, đại dụng thì giáo hóa vô cùng. Nếu người chẳngliễu đạt ly vi, dù cho khổ hạnh đầu đà, xa lìa cảnhtrần, dứt tham sân si, thành tựu nhẫn nhục trải qua vô lượngkiếp, cũng chẳng vào được chơn thật. Tại sao? Vì bị kẹtnơi y báo chánh báo, trụ nơi có sở đắc, chẳng lìa điênđảo mộng tưởng tà giác và chư kiến. Nếu có ngườithấu rõ ly vi, dù tập khí, vọng tưởng và phiền nãovẫn còn hiện hành, nhưng luôn luôn cảnh giác diệu nghĩacủa ly vi, thì người ấy chẳng bao lâu sẽ vào đượcchơn thật của vô thượng đạo. Vì sao? Vì liễu được cănbản của chánh kiến.

Nóily là đối với lục nhập, nói vilà đối với lụcthức, nếu hợp sáu thành một thì tịch lặng vô vật. Bậcthánh tùy theo sự chấp chẳng đồng của chúng sanh mà thiếtlập đủ thứ ngôn giáo để ứng cơ hóa độ, nhưng tronglý cứu cánh thì chẳng có danh tự, ví như hư không, lìa sốvà phi số, lìa tánh và phi tánh, phi nhất phi dị, phi cảnhphi lìa cảnh, chẳng có xuất nhập, tâm thức chẳng thể suylường.

Tấtcả kinh luận đều tùy theo phàm tình mà phá chấp, tùy theocăn cơ trình độ của chúng sanh mà giả lập phương tiện,đều chẳng trụ nơi danh tướng và sự vật. Nếu chẳng trụdanh tướng thì chẳng cần tất cả ngôn thuyết và nghĩa củalyvi, nên Kinh nói "tùy nghi thuyết pháp, lý thú khó hiểu",dù nói các thừa, đều chỉ là phương tiện để trợ đạocho chúng sanh chớ chẳng phải thật có cứu cánh giải thoátniết bàn. Ví như có người vẽ hình trong hư không và phátra đủ thứ âm thanh, nhưng hư không cũng chẳng hiện tướnggì cả, cũng chẳng thấy thêm bớt biến động, hóa thân củachư Phật thuyết pháp cũng như vậy, ở nơi thực tế chẳngcó đồng dị. Cho nên trời đất hàm ly, hư khônghàm vi, mà sự tạo tác của vạn vật biến hóa vô cùng.

Tựtánh có thần, trong thần có trí, trong trí có thông, thôngcó ngũ thông, trí có ba thứ. Thế nào là Ngũ thông? Một làđạo thông, hai là thần thông, ba là y thông, bốn là báo thông,năm là yêu thông. Sao gọi yêu thông? Côn trùng già biến thànhtinh, nhập vào thân người, thông minh kỳ lạ, ấy là yêuthông. Sao gọi báo thông? Biết quá khứ vị lai của quỷ thần,biến hóa của cõi trời và thần long, ấy là báo thông. Saogọi y thông? Y theo pháp mà biết, duyên theo thân mà dùng, vãnglai bằng phù chú, y theo luyện đơn để tỏ linh biến, ấylà y thông. Sao gọi thần thông? Tịnh tâm chiếu soi, biếtquá khứ vị lai, tùy theo sức định có đủ thứ biến hóa,ấy là thần thông. Sao gọi đạo thông? Ứng vật vô tâm,tùy duyên giáo hóa vạn hữu, quán tất cả pháp đều nhưhoa đốm trên không, bóng trăng trong nước, dù thấy mọi thứhình tướng đều chẳng chấp thật, ấy gọi là đạo thông.

Thếnào là ba thứ trí? Một là chơn trí, hai là nội trí, ba làngoại trí. Sao gọi ngoại trí? Lục căn phân biệt, hiểubiết cảnh trần, bác học cổ kim, thông suốt thế tục, ấylà ngoại trí. Sao gọi nội trí? Tự ngộï vô minh, phiềnnão cắt đứt, tâm ý tịch lặng, tất cả đều không, ấylà nội trí. Sao gọi chơn trí? Ngộ được bản thể tịchlặng, vốn là vô vật, thông đạt khắp nơi, tịnh nhiễmchẳng khác, ấy là chơn trí. Nên chơn trí đạo thông, chẳngthể gán tên, ngoài ra đều tà ngụy. Ngụy tức chẳng chơn,tà tức chẳng chánh, vì tâm sanh vọng chấp, mê nơi thể tánh,nên giả lập hai tên nội trí và ngoại trí. Nếu ngộ nhậplyvi,thông đạt vạn hữu thì tự tánh vốn chơn, siêu việttất cả. Muốn phân biệt tà chánh, thấu rõ chơn ngụy cầnphải pháp nhãn sáng tỏ mới được thông suốt. Nhưng ngườithế gian phần nhiều tin theo tà ngụy, chánh tín rất ít, tiểuthừa hiện hành, đại thừa bị kẹt, nên diệu lý khó đượchiển bày. Lylà vô thân, vi là vô tâm; vô thânnên đại thân, vô tâm nên đại tâm. Đại tâm thì cùng khắpvạn vật, đại thân thì ứng cơ đầy đủ, nếu chấp thânlà thân thì mất đại ứng (ứng cơ), nếu chấp tâm là tâmthì mất đại trí, cho nên muôn ngàn kinh luận đều nói phảilìa thân tâm, phá hết tri kiến chấp trước mới vào đượcchơn thật. Ví như thợ bạc luyện lấy vàng ròng, phải lượcbỏ những chất khác mới làm đồ dùng bằng vàng thiệt được,nếu chấp thật có thân thì bị "có thân" chướng ngại, cóthân chướng ngại thì pháp thân ẩn nơi hình tượng; nếuchấp thật có tâm thì bị "có tâm" chướng ngại, có tâmchướng ngại thì chơn trí ẩn nơi tưởng niệm, thế thìlục thức nhiễu loạn bên trong, lục căn phan duyên bên ngoài,ngày đêm bâng khuâng chẳng được ngừng nghỉ, khiến chodiệu lý chìm mất, đại đạo chẳng thông.

Chẳngquán tâm thì chẳng thấy vi, chẳng quán thân thì chẳngthấy ly, nếu chẳng thấy ly vi thì lạc mất pháp yếucủa đạo. Nên kinh Kim Cang nói "Phật thuyết phi thân, thịdanh đại thân" là nghĩa này vậy. Nói bỏ quyền (phương tiệntùy nghi) về thật, bỏ giả về chơn, cũng như thợ bạc lấynhiều đồ bằng vàng để đúc thành một tượng, diệt nhữngtướng khác nhau, hỗn hợp thành một, tức là đại dã (rènđúc nhiều đồ kim loại trong một lò). Nói đại dã tứclà đại đạo vậy, trong lò đúc của đại đạo, tạo hóavô cùng, làm ra muôn ngàn đồ dùng, hoặc thành hoặc hoạimà bản thể chẳng có thêm bớt. Nên Kinh nói "cóPhật chẳng Phật, tánh tướng thường trụ"sở dĩ nói dung tướng (nhiều tướng dung hợp thành một)là vì phàm phu chấp hữu tướng, sợ vô tướng; sở dĩ nóitướng là vì ngoại đạo chấp vô tướng, sợ hữu tướng,sở dĩ nói trung đạo là muốn khiến cho hữu tướng và vôtướng chẳng khác, phàm dùng lờinói diễn tả được đều chẳng phải chơn lý, tất cả đềulà để phá chấp và dứt trừ sự nghi ngờ mà thôi.Nếu có người liễu ngộ Thật tướng chẳng có một pháp,bình đẳng bất nhị, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng bỉ (cáikia) chẳng thử (cái này), cũng chẳng trung gian (chính giữa),thì chẳng nhờ lời nói của bậc thánh mà chơn lý tự thông vậy.

Hểcho tướng là vô tướng thì tướng tức vô tướng, nên Kinhnói "sắc tức thị không",chẳng phải dùng sắc để diệt không, cũng như nước chảyim lìm, bị gió đánh lên bọt, tức bọt là nước, chẳngphải dùng bọt để diệt nước. Hễ cho vô tướng là tướngthì vô tướng tức là tướng vậy. Kinh nói "khôngtức thị sắc", chẳng phảidùng không để diệt sắc, không vô tận thì sắc vô tận,cũng như hủy bọt thành nước, nước tức là bọt, chẳngphải lìa nước có bọt. Kẻ ham hữu tướng sợ vô tướng,vì chẳng biết hữu tướng tức vô tướng; kẻ ham vô tướngsợ hữu tướng, vì chẳng biết vô tướng tức là tướng,kỳ thật hữu tướng, vô tướng tất cả đều ở trong tựtánh, người giác ngộ được gọi là Phật. Hễ ngộ thìvọng tưởng chẳng sanh, nếu vọng chẳng sanh thì bản thểvốn chơn thật.

Tướngcủa vô tướng gọi là ly, vì bản thể của lyvốn vô tướng; vô tướng của tướng gọi là vi, vìbản thể của vichẳng phải vô tướng. Cho nên ngườihành đạo sống chẳng thấy vui, chết cũng chẳng buồn. Tạisao? Vì sống là trôi nổi, chết là nghỉ ngơi, cho sống làhuyễn hóa, chết là chơn thật. Nên Kinh nói "sanhchỉ là pháp sanh, diệt chỉ là pháp diệt".Nói đến những pháp này, mỗi mỗi đều chẳng biết nhau,lúc sanh chẳng nói ta sanh, lúc diệt chẳng nói ta diệt. Bởivì đại trí vô tri, đại giác vô giác, chơn tế lý không(nơi nghĩa lý chơn thật của tự tánh vốn trống rỗng), chẳngthể gán tên, chẳng thể lập tướng, cho nên niết bàn đạitịch, bát nhã vô tri, pháp thân viên mãn, tất cả sắc tướngcó số lượng đều tịch diệt vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567