TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Ở Ấn Độ thời xưa có một người đàn bà thuộc dòng Bà-la-môn tên là Đề Vi. Gia đình bà xưa nay vốn giàu có, nô tỳ nuôi trong nhà cũng có đến cả trăm người. Nhưng từ khi chồng bà qua đời thì mức sống dần dần suy sụp.
Thật không phải dễ dàng cho một góa phụ khi phải ứng phó với mọi chi phí trong nhà, nào quần áo ăn uống, rồi tiền nuôi gia nhân, nào ăn nào mặc, ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác. Vì thế Đề Vi vô cùng buồn khổ vì cái họa nghèo khó luôn luôn đe dọa.
Thật ra, để giảm bớt ngân quỹ, bà có thể giải tán một phần gia nhân đông đảo và giữ lại một số ít người để làm việc trong nhà, nhưng Đề Vi cho rằng danh dự là điều quan trọng nhất, thể diện là cần thiết nhất, vì thế bà không chịu giải quyết vấn đề bằng cách ấy. Nhưng còn cách nào khác nữa đâu? Bà nghĩ thà chết chứ không để mất mặt, nhưng nếu đã chọn cái chết thì cũng phải chọn chết thế nào cho có ý nghĩa.
Lúc ấy ở Ấn Độ có một trường phái ngoại đạo cho rằng muốn được sung sướng thì phải trả giá bằng sự đau khổ, kiếp này càng đau khổ thì kiếp sau càng được hưởng niềm sung sướng hạnh phúc. Đề Vi nghe được tà kiến này là mù quáng tin tưởng theo ngay. Bà nghĩ rằng không có cái đau đớn nào đối với thân thể con người cho bằng cái đau của sự chết cháy, nên bà quyết định tự thiêu. Làm như thế, thứ nhất, bà đánh đổi cái đau đớn ấy để lấy một kiếp sau sung sướng; thứ hai, một khi chết rồi bà không cần phải đối phó với chuyện kiếm tiền chi phí trong nhà; và thứ ba, chết để cầu đạo là một cái chết rất vinh dự, thể diện của bà sẽ giữ được vẹn toàn.
Đề Vi tính toán như thế, tuy bà rất kín đáo không nói cho ai hay, nhưng một đệ tử của đức Phật là Tôn giả Biện Tài lại đoán biết tất cả những gì bà nghĩ trong đầu, nên ngài đích thân đến nhà bà để giáo hóa. Tôn giả nói với Đề Vi rằng:
– Bà không đảm nhiệm nổi mọi chi phí trong nhà nên mới muốn tự thiêu tìm cái chết, có phải vậy không? Nhưng làm như thế bà cũng không thoát được trách nhiệm, trái lại càng làm cho nghiệp chướng tăng trưởng. Ác nghiệp của kiếp trước chưa trả xong mà đã chết đi, thì kiếp sau cũng sẽ phải trả một lần nữa. Đồng thời, tự đốt cháy thân cũng là tạo tội. Bà phải biết tự thiêu là một hành động tự sát, và tự sát là có tội. Các tội nhân trong địa ngục A Tỳ đêm ngày bị đốt cháy, suốt một ngày trời chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, cứ thế mà bị thiêu đốt mấy chục ngàn năm mới có thể trừ tội. Còn bà bây giờ chỉ tự đốt có một lần mà mong trừ tội thì làm sao được?
Đề Vi nghe Tôn giả nói như thế thấy rất có lý, như người đang ngủ mê chợt bừng tỉnh, định thưa hỏi tôn giả một câu, thì dường như tôn giả đọc được điều bà đang nghĩ, ngài nói tiếp:
– Bà muốn diệt tội cũng không phải là chuyện khó. Tất cả mọi việc thiện ác đều do tâm sinh khởi, nếu tâm của bà chất chứa những niệm ác thì cũng giống như ánh sáng của mặt trăng bị mây đen che mờ, không thể chiếu ra ngoài được. Chỉ có cách là một lòng làm việc thiện, không giữ niệm ác nào trong tâm, lúc ấy chẳng khác nào một cơn gió mát thổi bạt mây đen đi, mặt trăng sẽ lập tức chiếu soi ánh sáng đầy khắp. Làm như thế không những có thể diệt trừ tội chướng, mà kiếp sau cũng sẽ được lợi ích lớn!
Đề Vi nghe xong rất vui mừng, liền triệu tập tất cả quyến thuộc nô tỳ trong nhà, thỉnh giáo Tôn giả:
– Bạch Tôn giả, được ngài khai thị giáo hóa, chúng con rất cảm kích. Kính xin tôn giả dạy cho chúng con làm cách nào để giải thoát và diệt tội.
Tôn giả Biện Tài nói:
– Nếu muốn diệt tội, thì trước hết phải tìm căn nguyên của tội lỗi. Tất cả các tội ác đều do thân, khẩu và ý tạo ra. Vì thế, bây giờ bà phải tu pháp Thập thiện...
Rồi Tôn giả liền giảng cho bà Đề Vi và đại chúng nghe ý nghĩa của Thập thiện, và dạy cho họ phải làm sao để sám hối nghiệp chướng của những kiếp trước, làm sao để tạo nghiệp thiện, làm sao để phát tâm từ bi...
Bà Đề Vi nhận lãnh sự chỉ giáo của tôn giả một cách vui mừng. Từ ngày hôm đó về sau, đời đời kiếp kiếp bà phụng hành theo lời dạy của Phật, phát nguyện cứu chúng sinh ra khỏi khổ đau, vì vậy mà về sau bà chứng đắc được quả thánh.
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác
21. Tâm ham danh
Tâm của một con người ngu si bị động niệm là vì ngã tham và ngã chấp. Một người như thế rất xem trọng danh lợi và có thể hy sinh tất cả cho nó, ngay đến cả thân mệnh nữa, mục đích là để có được một thứ danh dự hư huyễn không thật.Ở Ấn Độ thời xưa có một người đàn bà thuộc dòng Bà-la-môn tên là Đề Vi. Gia đình bà xưa nay vốn giàu có, nô tỳ nuôi trong nhà cũng có đến cả trăm người. Nhưng từ khi chồng bà qua đời thì mức sống dần dần suy sụp.
Thật không phải dễ dàng cho một góa phụ khi phải ứng phó với mọi chi phí trong nhà, nào quần áo ăn uống, rồi tiền nuôi gia nhân, nào ăn nào mặc, ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác. Vì thế Đề Vi vô cùng buồn khổ vì cái họa nghèo khó luôn luôn đe dọa.
Thật ra, để giảm bớt ngân quỹ, bà có thể giải tán một phần gia nhân đông đảo và giữ lại một số ít người để làm việc trong nhà, nhưng Đề Vi cho rằng danh dự là điều quan trọng nhất, thể diện là cần thiết nhất, vì thế bà không chịu giải quyết vấn đề bằng cách ấy. Nhưng còn cách nào khác nữa đâu? Bà nghĩ thà chết chứ không để mất mặt, nhưng nếu đã chọn cái chết thì cũng phải chọn chết thế nào cho có ý nghĩa.
Lúc ấy ở Ấn Độ có một trường phái ngoại đạo cho rằng muốn được sung sướng thì phải trả giá bằng sự đau khổ, kiếp này càng đau khổ thì kiếp sau càng được hưởng niềm sung sướng hạnh phúc. Đề Vi nghe được tà kiến này là mù quáng tin tưởng theo ngay. Bà nghĩ rằng không có cái đau đớn nào đối với thân thể con người cho bằng cái đau của sự chết cháy, nên bà quyết định tự thiêu. Làm như thế, thứ nhất, bà đánh đổi cái đau đớn ấy để lấy một kiếp sau sung sướng; thứ hai, một khi chết rồi bà không cần phải đối phó với chuyện kiếm tiền chi phí trong nhà; và thứ ba, chết để cầu đạo là một cái chết rất vinh dự, thể diện của bà sẽ giữ được vẹn toàn.
Đề Vi tính toán như thế, tuy bà rất kín đáo không nói cho ai hay, nhưng một đệ tử của đức Phật là Tôn giả Biện Tài lại đoán biết tất cả những gì bà nghĩ trong đầu, nên ngài đích thân đến nhà bà để giáo hóa. Tôn giả nói với Đề Vi rằng:
– Bà không đảm nhiệm nổi mọi chi phí trong nhà nên mới muốn tự thiêu tìm cái chết, có phải vậy không? Nhưng làm như thế bà cũng không thoát được trách nhiệm, trái lại càng làm cho nghiệp chướng tăng trưởng. Ác nghiệp của kiếp trước chưa trả xong mà đã chết đi, thì kiếp sau cũng sẽ phải trả một lần nữa. Đồng thời, tự đốt cháy thân cũng là tạo tội. Bà phải biết tự thiêu là một hành động tự sát, và tự sát là có tội. Các tội nhân trong địa ngục A Tỳ đêm ngày bị đốt cháy, suốt một ngày trời chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, cứ thế mà bị thiêu đốt mấy chục ngàn năm mới có thể trừ tội. Còn bà bây giờ chỉ tự đốt có một lần mà mong trừ tội thì làm sao được?
Đề Vi nghe Tôn giả nói như thế thấy rất có lý, như người đang ngủ mê chợt bừng tỉnh, định thưa hỏi tôn giả một câu, thì dường như tôn giả đọc được điều bà đang nghĩ, ngài nói tiếp:
– Bà muốn diệt tội cũng không phải là chuyện khó. Tất cả mọi việc thiện ác đều do tâm sinh khởi, nếu tâm của bà chất chứa những niệm ác thì cũng giống như ánh sáng của mặt trăng bị mây đen che mờ, không thể chiếu ra ngoài được. Chỉ có cách là một lòng làm việc thiện, không giữ niệm ác nào trong tâm, lúc ấy chẳng khác nào một cơn gió mát thổi bạt mây đen đi, mặt trăng sẽ lập tức chiếu soi ánh sáng đầy khắp. Làm như thế không những có thể diệt trừ tội chướng, mà kiếp sau cũng sẽ được lợi ích lớn!
Đề Vi nghe xong rất vui mừng, liền triệu tập tất cả quyến thuộc nô tỳ trong nhà, thỉnh giáo Tôn giả:
– Bạch Tôn giả, được ngài khai thị giáo hóa, chúng con rất cảm kích. Kính xin tôn giả dạy cho chúng con làm cách nào để giải thoát và diệt tội.
Tôn giả Biện Tài nói:
– Nếu muốn diệt tội, thì trước hết phải tìm căn nguyên của tội lỗi. Tất cả các tội ác đều do thân, khẩu và ý tạo ra. Vì thế, bây giờ bà phải tu pháp Thập thiện...
Rồi Tôn giả liền giảng cho bà Đề Vi và đại chúng nghe ý nghĩa của Thập thiện, và dạy cho họ phải làm sao để sám hối nghiệp chướng của những kiếp trước, làm sao để tạo nghiệp thiện, làm sao để phát tâm từ bi...
Bà Đề Vi nhận lãnh sự chỉ giáo của tôn giả một cách vui mừng. Từ ngày hôm đó về sau, đời đời kiếp kiếp bà phụng hành theo lời dạy của Phật, phát nguyện cứu chúng sinh ra khỏi khổ đau, vì vậy mà về sau bà chứng đắc được quả thánh.
Gửi ý kiến của bạn