KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tình trạng vô điều kiện mà tôi muốn nói ở đây là trạng thái không có duyên khởi, không có khởi đầu và đứng ngoài mọi sự sinh diệt. Trạng thái vô điều kiện lúc nào cũng hiện hữu. Nó không phải là một cái gì được tạo thành qua thời gian. Thật ra thì nó không thể được tạo thành. Chúng ta có thể gọi đó là chân tính, là thực tại tuyệt đối, là Niết-bàn hay vô sinh gì cũng được - vì nó có vô số ten gọi. Và cũng như con đường lên núi không tạo thành ngọn núi, con đường tu tập của ta sẽ dẫn đến một sự giải thoát hoàn toàn nhưng tự nó không phải là sự giải thoát ấy.
Khi tu tập tức là ta bước đi trên con đường ấy, và khi nhân duyên đầy đủ tâm ta sẽ tự nhiên bừng mở. Sự bừng mở ấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên con đường này, thỉnh thoảng sẽ có những bảng chỉ đường giúp cho tất cả chúng ta, mặc dù mỗi người có thể được giác ngộ bằng cách khác nhau.
Đức Phật dạy rằng, tâm định sẽ phát sinh trí tuệ. Chúng ta có thể phát triển tâm định vững vàng bằng cách liên kết nó với một đối tượng nào đó đang có mặt, như là hơi thở chẳng hạn, và duy trì ý thức ấy. Khi sự chú ý của ta được vững vàng rồi, thì thay vì khó nhọc cố gắng giữ tâm mình trong giây phút hiện tại, tâm ta sẽ tự nhiên an trú ở đấy. Mặc dù cũng có những lúc tâm ta bị xao lãng, đi xa đối tượng, hoặc trôi dạt theo một ý nghĩ nào đó, nhưng năng lượng của chánh niệm và định lực sẽ lập tức mang ta trở về với hiện tại. Và nơi đó sẽ là chỗ an trú của tâm ta.
Với định lực là nền tảng, từ đó ta sẽ quán chiếu được thân tâm qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua những giai đoạn kinh nghiệm khác nhau. Trong sự tu tập, sẽ có những lúc ta cảm thấy thật sáng suốt và hạnh phúc tràn ngập, chứng nghiệm được sự tỏa chiếu của tâm mình, nhìn thấy mọi vật tỏa sáng một cách phi thường. Nhưng điều đó cũng không tồn tại lâu. Sau đó, chúng ta phải tiếp tục mở rộng để đi sâu hơn nữa vào tuệ giác của khổ đau. Sự rộng mở ấy không phải là lý thuyết suông, vì tuệ giác về khổ đau bắt nguồn từ sự cảm nhận trực tiếp trong đời sống, cũng như trong chính sự tu tập.
Vì thế sẽ có lúc ta kinh nghiệm hạnh phúc bao la tràn ngập, và cũng có lúc ta kinh nghiệm khổ đau cùng cực. Nhưng rồi cuối cùng ta sẽ đến được một chốn tĩnh lặng thâm sâu. Vì đã trải qua mọi thăng trầm, tâm ta giờ trưởng thành, không còn gì để xao động nữa: không bám víu vào những gì dễ chịu, cũng không xua đuổi những gì khó chịu. Tâm ta đạt đến một sự quân bình tĩnh lặng, cũng giống như một dòng sông sâu vững vàng xuôi chảy. Và cũng từ nơi an tĩnh này, tâm ta sẽ có đầy đủ nhân duyên để hốt nhiên bừng mở và chứng ngộ được trạng thái vô điều kiện, vượt ngoài thân tâm, đạt đến giải thoát.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
I. Con đường tu tập
Bảng chỉ đường
Ta không thể tạo ra tình trạng vô điều kiện. Bất cứ một sự kiện nào khởi lên trong tâm và thân này đều là những hiện tượng có điều kiện. Tất cả những kinh nghiệm của ta sinh lên rồi diệt đi, cũng vì bị chi phối bởi điều kiện của nhân duyên.Tình trạng vô điều kiện mà tôi muốn nói ở đây là trạng thái không có duyên khởi, không có khởi đầu và đứng ngoài mọi sự sinh diệt. Trạng thái vô điều kiện lúc nào cũng hiện hữu. Nó không phải là một cái gì được tạo thành qua thời gian. Thật ra thì nó không thể được tạo thành. Chúng ta có thể gọi đó là chân tính, là thực tại tuyệt đối, là Niết-bàn hay vô sinh gì cũng được - vì nó có vô số ten gọi. Và cũng như con đường lên núi không tạo thành ngọn núi, con đường tu tập của ta sẽ dẫn đến một sự giải thoát hoàn toàn nhưng tự nó không phải là sự giải thoát ấy.
Khi tu tập tức là ta bước đi trên con đường ấy, và khi nhân duyên đầy đủ tâm ta sẽ tự nhiên bừng mở. Sự bừng mở ấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên con đường này, thỉnh thoảng sẽ có những bảng chỉ đường giúp cho tất cả chúng ta, mặc dù mỗi người có thể được giác ngộ bằng cách khác nhau.
Đức Phật dạy rằng, tâm định sẽ phát sinh trí tuệ. Chúng ta có thể phát triển tâm định vững vàng bằng cách liên kết nó với một đối tượng nào đó đang có mặt, như là hơi thở chẳng hạn, và duy trì ý thức ấy. Khi sự chú ý của ta được vững vàng rồi, thì thay vì khó nhọc cố gắng giữ tâm mình trong giây phút hiện tại, tâm ta sẽ tự nhiên an trú ở đấy. Mặc dù cũng có những lúc tâm ta bị xao lãng, đi xa đối tượng, hoặc trôi dạt theo một ý nghĩ nào đó, nhưng năng lượng của chánh niệm và định lực sẽ lập tức mang ta trở về với hiện tại. Và nơi đó sẽ là chỗ an trú của tâm ta.
Với định lực là nền tảng, từ đó ta sẽ quán chiếu được thân tâm qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua những giai đoạn kinh nghiệm khác nhau. Trong sự tu tập, sẽ có những lúc ta cảm thấy thật sáng suốt và hạnh phúc tràn ngập, chứng nghiệm được sự tỏa chiếu của tâm mình, nhìn thấy mọi vật tỏa sáng một cách phi thường. Nhưng điều đó cũng không tồn tại lâu. Sau đó, chúng ta phải tiếp tục mở rộng để đi sâu hơn nữa vào tuệ giác của khổ đau. Sự rộng mở ấy không phải là lý thuyết suông, vì tuệ giác về khổ đau bắt nguồn từ sự cảm nhận trực tiếp trong đời sống, cũng như trong chính sự tu tập.
Vì thế sẽ có lúc ta kinh nghiệm hạnh phúc bao la tràn ngập, và cũng có lúc ta kinh nghiệm khổ đau cùng cực. Nhưng rồi cuối cùng ta sẽ đến được một chốn tĩnh lặng thâm sâu. Vì đã trải qua mọi thăng trầm, tâm ta giờ trưởng thành, không còn gì để xao động nữa: không bám víu vào những gì dễ chịu, cũng không xua đuổi những gì khó chịu. Tâm ta đạt đến một sự quân bình tĩnh lặng, cũng giống như một dòng sông sâu vững vàng xuôi chảy. Và cũng từ nơi an tĩnh này, tâm ta sẽ có đầy đủ nhân duyên để hốt nhiên bừng mở và chứng ngộ được trạng thái vô điều kiện, vượt ngoài thân tâm, đạt đến giải thoát.
Gửi ý kiến của bạn