- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thuở ấy, có một người nghe bạn hữu lan truyền rằng có đức Phật đang thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn với đại chúng. Người ấy nghe rồi, trong lòng hoan hỷ, phát nguyện cúng dường. Nhưng người nghèo khó lắm, chẳng có vật chi để cúng dường cả.
Người ấy trở về nhà, trên đường đi gặp được một người khác, bèn nói rằng: “Tôi muốn bán thân này, ông có thể mua hay chăng?”
Người kia đáp: “Nhà tôi có một việc không ai làm được. Như chú có thể làm, tôi sẽ mua chú.”
Người ấy liền hỏi rằng: “Nhà ông có việc chi mà không ai làm được.”
Người kia đáp rằng: “Tôi có bệnh kỳ quái, lương y hốt thuốc, dặn mỗi ngày phải ăn ba lạng thịt người. Nếu như chú có thể mỗi ngày cắt lấy ba lạng thịt trong thân mình mà chu cấp cho tôi, tôi sẽ mua về và nuôi dưỡng chú, với giá năm đồng tiền vàng.”
Người ấy nghe vậy lấy làm hoan hỷ, nhận lời và nói rằng: “Ông trao tiền cho tôi, rồi cho tôi hẹn trong bảy ngày. Công việc của tôi xong, tôi sẽ theo ông.”
Người kia đáp: “Bảy ngày thì không được, hãy thỏa thuận thế này, tôi cho chú nghỉ một ngày.”
Người ấy bằng lòng. Nhận đủ tiền rồi, liền đi ngay đến chỗ Phật, cúi đầu và mặt lễ sát chân Phật, rồi mang hết số tiền vàng vừa nhận được mà cúng dường. Sau đó, người ở trong pháp hội thành tâm lắng nghe Phật thuyết giảng Kinh Đại Bát Niết-bàn. Tuy thành tâm lắng nghe, nhưng tâm trí người ấy còn ngu tối, chỉ có thể thọ trì được một bài kệ sau đây mà thôi:
Như-lai chứng Niết-bàn,
Vĩnh đoạn ư sanh tử.
Nhược hữu chí tâm thính.
Thường đắc vô lượng lạc.
Dịch nghĩa:
Như lai chứng Niết-bàn,
Dứt hẳn cuộc sanh tử.
Ai chí tâm lắng nghe,
Thường an vui khôn xiết.
Thọ trì bài kệ ấy rồi, người ấy liền đến nhà người chủ đã bỏ tiền mua thân mình.
Từ đó, tuy mỗi ngày người ấy đều phải cắt xẻo ba lạng thịt trên thân thể để trao cho chủ, nhưng nhờ nhân duyên nhớ tưởng bài kệ trên, nên người chẳng lấy làm đau đớn. Chịu đựng sự đau đớn ấy cho đến trọn đủ một tháng.
Rồi nhờ công đức thọ trì bài kệ trong kinh, bệnh của người chủ qua một tháng được lành, mà thân người ấy dù bị cắt xẻo cũng bình phục, thậm chí không có để lại một vết sẹo nào cả. Người ấy thấy sự kỳ diệu nhiệm mầu như thế, liền phát tâm Bồ-đề, nguyện tu hành cho đến khi thành quả Phật.
Uy lực của một bài kệ trong kinh còn lớn lao như vậy, huống hồ là ai có thể thọ trì, đọc tụng được trọn bộ kinh?
Người thuở ấy thọ trì bài kệ, không phải ai xa lạ mà chính là tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở hiện kiếp này. Ngài nhờ có nhân duyên thọ trì một bài kệ trong kinh Đại Bát Niết-bàn do đức cổ Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng, thấy được sự lợi ích lớn lao như vậy, nên đã phát nguyện rằng ngày sau khi thành Phật cũng sẽ lấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni.
(Theo kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 22)
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
ĐỨC CỔ PHẬT THÍCH-CA
Thuở xưa, có một thế giới gọi tên là cõi Ta-bà, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Ngài ở giữa đại chúng mà thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn.Thuở ấy, có một người nghe bạn hữu lan truyền rằng có đức Phật đang thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn với đại chúng. Người ấy nghe rồi, trong lòng hoan hỷ, phát nguyện cúng dường. Nhưng người nghèo khó lắm, chẳng có vật chi để cúng dường cả.
Người ấy trở về nhà, trên đường đi gặp được một người khác, bèn nói rằng: “Tôi muốn bán thân này, ông có thể mua hay chăng?”
Người kia đáp: “Nhà tôi có một việc không ai làm được. Như chú có thể làm, tôi sẽ mua chú.”
Người ấy liền hỏi rằng: “Nhà ông có việc chi mà không ai làm được.”
Người kia đáp rằng: “Tôi có bệnh kỳ quái, lương y hốt thuốc, dặn mỗi ngày phải ăn ba lạng thịt người. Nếu như chú có thể mỗi ngày cắt lấy ba lạng thịt trong thân mình mà chu cấp cho tôi, tôi sẽ mua về và nuôi dưỡng chú, với giá năm đồng tiền vàng.”
Người ấy nghe vậy lấy làm hoan hỷ, nhận lời và nói rằng: “Ông trao tiền cho tôi, rồi cho tôi hẹn trong bảy ngày. Công việc của tôi xong, tôi sẽ theo ông.”
Người kia đáp: “Bảy ngày thì không được, hãy thỏa thuận thế này, tôi cho chú nghỉ một ngày.”
Người ấy bằng lòng. Nhận đủ tiền rồi, liền đi ngay đến chỗ Phật, cúi đầu và mặt lễ sát chân Phật, rồi mang hết số tiền vàng vừa nhận được mà cúng dường. Sau đó, người ở trong pháp hội thành tâm lắng nghe Phật thuyết giảng Kinh Đại Bát Niết-bàn. Tuy thành tâm lắng nghe, nhưng tâm trí người ấy còn ngu tối, chỉ có thể thọ trì được một bài kệ sau đây mà thôi:
Như-lai chứng Niết-bàn,
Vĩnh đoạn ư sanh tử.
Nhược hữu chí tâm thính.
Thường đắc vô lượng lạc.
Dịch nghĩa:
Như lai chứng Niết-bàn,
Dứt hẳn cuộc sanh tử.
Ai chí tâm lắng nghe,
Thường an vui khôn xiết.
Thọ trì bài kệ ấy rồi, người ấy liền đến nhà người chủ đã bỏ tiền mua thân mình.
Từ đó, tuy mỗi ngày người ấy đều phải cắt xẻo ba lạng thịt trên thân thể để trao cho chủ, nhưng nhờ nhân duyên nhớ tưởng bài kệ trên, nên người chẳng lấy làm đau đớn. Chịu đựng sự đau đớn ấy cho đến trọn đủ một tháng.
Rồi nhờ công đức thọ trì bài kệ trong kinh, bệnh của người chủ qua một tháng được lành, mà thân người ấy dù bị cắt xẻo cũng bình phục, thậm chí không có để lại một vết sẹo nào cả. Người ấy thấy sự kỳ diệu nhiệm mầu như thế, liền phát tâm Bồ-đề, nguyện tu hành cho đến khi thành quả Phật.
Uy lực của một bài kệ trong kinh còn lớn lao như vậy, huống hồ là ai có thể thọ trì, đọc tụng được trọn bộ kinh?
Người thuở ấy thọ trì bài kệ, không phải ai xa lạ mà chính là tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở hiện kiếp này. Ngài nhờ có nhân duyên thọ trì một bài kệ trong kinh Đại Bát Niết-bàn do đức cổ Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng, thấy được sự lợi ích lớn lao như vậy, nên đã phát nguyện rằng ngày sau khi thành Phật cũng sẽ lấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni.
(Theo kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 22)
Gửi ý kiến của bạn