Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II.

02/03/201111:22(Xem: 2790)
II.

CHÚ TIỂU NGẮM SEN
Ngô Khắc Tài

HOA KHAI CỰC LẠC

II.

Nhắm mắt, qua đời, chết ngắc, chết ngủm, tử vong... người đời rất phong phú từ ngữ để diễn tả điều đáng sợ không ai tránh khỏi. Tôi lại thích những từ như đi, quy cố hương, quy tân gia... tuy có vẻ như đùa cợt nhưng lại gần với chân lý. Tuy nhiên, thích nhất vẫn là cụm từ nhà Phật “hoa khai Cực Lạc”. Để chỉ cái chết sao lại nói là hoa khai? Chỉ vì chết không phải là trạng thái tĩnh, mà đó là một trạng thái động. Chết thân cũ để thay thân mới. Sự chết chỉ là một phen trong vô số lần chết. Sự sanh cũng vậy, cũng là một lần trong vô lượng kiếp sanh. Hoàn toàn phù hợp với quan niệm khoa học – vật chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Tôi nhớ lúc còn nhỏ, những người lớn tuổi như mẹ tôi, đi chùa thắp nhang lạy Phật xong bao giờ cũng đến trước bàn thờ vong có mấy chữ “hoa khai Cực Lạc” xá ba xá. Tôi đứng bên mẹ, nhìn lên cả trăm tấm ảnh vong linh: đàn bà, đàn ông, có người rất trẻ và có cả ảnh trẻ con... Tôi sợ lắm. Tôi hỏi mẹ trong số các ảnh vong đó có ai là bà con không. Mẹ nói không. Vậy tại sao mẹ tôi và những người đi chùa lại đến đây thắp nhang xá xá? Mẹ không giải thích hành động mình. Có lẽ ngày ấy tôi còn quá nhỏ không hiểu được, nên mẹ không nói.

Nhờ đạo Phật, người Việt có được truyền thống nhân bản, bao dung, không phân biệt mọi hương hồn đã khuất. Rằm tháng bảy cúng hết các cõi, cúng hết cô hồn, kể cả lập bàn thờ cho kẻ thù, như đền Phục Ba Tướng quân (Mã Viện) ngoài miền Bắc chẳng hạn.

Ngày nay đi chùa thấy tục xưa như mai một. Trừ những người thân đi chùa mới đến trước bàn vong để tưởng niệm cha, mẹ, bà con, còn những người không thân chỉ lướt nhìn hờ hững. Có lẽ người đời nay thấm tư tưởng nhị nguyên của phương Tây, phân biệt rạch ròi đen trắng, tả hữu, ta người. Nó là nguyên nhân của mọi cuộc khủng hoảng, đổ vỡ như ta đã thấy. Khi nói không tâm linh, tôi thấy người nói nghèo nàn làm sao! Dường như ở giữa không tâm linh với tâm linh có một vùng giao thoa, mập mờ. Những câu hỏi của đời sống từ đây mà ra. Chính từ vùng này đã khơi dậy những phát minh, sáng kiến khoa học.

Từ cái cảm giác sợ sệt trước bàn vong không dám nhìn, dần dần tôi thơ thẩn đứng nhìn các vị lâu hơn. Nhìn những tấm ảnh đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ trên bàn, không ai giống ai, không có người thứ hai lặp lại, nhưng tất cả đều như nói với tôi một điều: cuộc sống này đáng quý biết bao nhiêu! Một lúc nào đó rời xa cuộc sống này, tôi không biết gì về cõi xa kia... nhưng lại trực nhận ra một điều đáng sợ là sau cái chết mọi người đều bình đẳng, chẳng khác gì nhau, trừ ra những nghiệp quả đã tạo. Chết không phải là sự chấm dứt, vì còn có nghiệp quả. Trong nghiệp quả lại có biệt nghiệp, cộng nghiệp, tức là những điều mình đã tự tạo ra hoặc cùng với người khác tạo ra... Rồi còn có sự tiếp nối của những người thân thuộc, con cháu, dòng họ... Phải chăng chết cũng chỉ là một điểm khởi đầu? Cuối cùng, khi hướng về nơi cõi xa kia, sự thức tỉnh lại chiếu soi cho tâm thức ta ngay trên mặt đất này. Phải chăng đó chính là ý nghĩa diệu ảo của mùa Vu lan, mùa báo hiếu?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]