Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Đoạn kết của sự hiểu biết ‘tâm lý’

17/01/201114:04(Xem: 3997)
Chương 11: Đoạn kết của sự hiểu biết ‘tâm lý’

J. KRISHNAMURTI
ĐOẠN KẾT CỦA THỜI GIAN
THE ENDING OF TIME
Lời dịch: Ông Không – Tháng 5-2010
Krishnamurti Nói chuyện cùng Dr David Bohm

Chương 11

ĐOẠN KẾT CỦA HIỂU BIẾT ‘TÂM LÝ’

Nói chuyện lần thứ 11 cùng Dr David Bohm

BrockwoodPark, ngày 18 tháng 9 năm 1980

K

rishnamurti: Chúng ta xin phép tiếp tục chủ đề chúng ta đã chưa đề cập kịp vào ngày hôm trước?

Điều gì làm cho cái trí luôn luôn tuân theo một khuôn mẫu nào đó? Luôn luôn đang tìm kiếm? Nếu nó buông bỏ một khuôn mẫu, nó nhặt lên một khuôn mẫu khác, và vân vân, luôn luôn nó tiếp tục vận hành giống như thế, tại sao? Người ta có thể đưa ra những giải thích và có thể thấy tại sao nó làm như vậy – vì phòng vệ, vì an toàn, vì trì trệ, vô cảm, một mức độ nào đó của dửng dưng, hoàn toàn không quan tâm đến sự nở hoa riêng của người ta và vân vân. Nhưng tôi nghĩ, tìm được tại sao những cái trí của chúng ta luôn luôn đang vận hành trong một phương hướng nào đó là điều rất quan trọng. Chúng ta đã đến được mấu chốt khi chúng ta nói rằng người ta đến, sau khi người ta đã thông suốt mọi loại lao dịch, tìm hiểu và thấu triệt; người ta đụng phải một ‘bức tường trống không’, và bức tường trống không đó chỉ có thể tan biến hay được phá vỡ khi có tình yêu và thông minh. Đó là nơi chúng ta đã chạm đến vào ngày hôm trước. Nhưng trước khi chúng ta thâm nhập vào nó tôi muốn hỏi: tại sao những con người, dù khôn ngoan đến chừng nào, dù uyên bác đến chừng nào, dù triết lý và sùng đạo đến chừng nào, họ luôn luôn rơi vào khe rãnh của đang tìm kiếm khuôn mẫu này?

David Bohm: Vâng, ồ tôi nghĩ rằng khe rãnh này là vốn có sẵn trong bản chất của hiểu biết được tích lũy.

Krishnamurti: Vậy thì liệu bạn đang nói rằng hiểu biết luôn luôn phải tạo ra một khe rãnh?

David Bohm: Có lẽ không ‘phải’, nhưng nó đã phát triển theo cách này trong nhân loại; nếu chúng ta đang nói về hiểu biết thuộc tâm lý, đó là nói . . .

Krishnamurti:Chắc chắn, chúng ta đang nói về hiểu biết đó.

David Bohm: Nhưng tôi sẽ đồng ý, hiểu biết thuộc tâm lý phải tạo ra một khe rãnh.

Krishnamurti: Nhưng tại sao cái trí không nhận biết được nó, không thấy sự nguy hiểm của nó, không thấy sự lặp lại máy móc của nó và vì vậy không có gì mới mẻ trong đó, và nó cứ tiếp tục làm việc đó.

David Bohm: Ông thấy, tôi nghĩ khi chúng ta đang bàn luận sự tích lũy của hiểu biết này mà thực sự tạo thành một khe rãnh bởi vì . . .

Krishnamurti: Vâng, tạo thành một khe rãnh, nhưng tại sao?

David Bohm: Ông thấy, tôi nghĩ nó cùng là câu hỏi, nếu ông chỉ nghĩ về sự tích lũy của hiểu biết đang tạo thành một khe rãnh vậy thì ông không thấy tại sao một con người nên ở lại trong nó, ông thấy.

Krishnamurti: Vâng, đó là điều gì tôi đang hỏi.

David Bohm: Đối với tôi dường như rằng khe rãnh, hay hiểu biết được tích lũy, có một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều, dường như có một ý nghĩa thâm sâu hơn nhiều, điều gì là ý nghĩa thực sự của nó là rằng, nó chứa đựng một cần thiết. Nếu chúng ta nói chúng ta có hiểu biết về vật nào đó, như cái micro, điều đó có ý nghĩa giới hạn nào đó. Bây giờ hiểu biết về quốc gia của ông, quốc gia mà ông phụ thuộc dường như, dường như có ý nghĩa quan trọng cực kỳ.

Krishnamurti: Vâng, vâng. Vậy thì hiểu biết này là nguyên nhân đang gây ra sự chật hẹp này của cái trí?

David Bohm: Ồ, nó chứa đựng cái trí, hiểu biết này có một giá trị lạ thường vượt khỏi tất cả những giá trị khác. Nó khiến cho cái trí bám chặt vào nó bởi vì dường như nó là sự việc quan trọng nhất trong thế giới.

Krishnamurti: Trong những triết lý nào đó, những ý tưởng nào đó và vân vân ở Ấn độ, có triết lý này rằng hiểu biết phải kết thúc – bạn biết nó, dĩ nhiên, triết lý Vedanta. Nhưng rõ ràng rất, rất, rất ít người ‘có’ kết thúc hiểu biết và diễn đạt từ sự tự do.

David Bohm: Ồ, tôi muốn quay lại vấn đề đó, ông thấy thông thường dường như hiểu biết quan trọng cực kỳ, rất xứng đáng để bám chặt vào. Ông thấy, mặc dầu một người có lẽ nói ra bằng từ ngữ rằng nó nên kết thúc . . .

Krishnamurti: Nhưng . . .

David Bohm: Hiểu biết về cái ngã.

Krishnamurti: Vâng. Bạn có ý, tôi dốt nát đến độ, tại cơ bản tôi không thấy hiểu biết, hiểu biết thuộc tâm lý này, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, và vì vậy cái trí của tôi cứ bám chặt nó?

David Bohm: Vâng, tôi sẽ không hoàn toàn nói rằng một con người là dốt nát, nhưng khác hơn nói rằng, hiểu biết này làm dốt nát con người.

Krishnamurti: Vâng, được rồi, hãy gọi nó là như thế.

David Bohm: Tôi có ý rằng bộ não đang bị trói buộc trong hiểu biết này trở nên bị dốt nát.

Krishnamurti: Bị dốt nát, được rồi, nhưng dường như nó không tự-thoát khỏi chính nó.

David Bohm: Bởi vì nó có sẵn dốt nát nhiều đến độ nó không thể thấy điều gì nó đang làm.

Krishnamurti: Vậy thì nó sẽ làm gì? Tôi đã tìm hiểu vấn đề này suốt nhiều năm, tại sao những con người suy nghĩ hay nỗ lực để được tự do khỏi những sự việc nào đó, và tuy nhiên đây lại là gốc rễ của nó. Bạn hiểu chứ? Sự tích lũy này, sự tích lũy tâm lý mà trở thành hiểu biết thuộc tâm lý. Và vì vậy nó phân chia, và mọi loại sự việc xảy ra quanh nó và trong nó. Và vẫn vậy cái trí khước từ buông bỏ.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Có phải vì rằng nó không thấy? Hay nó đã cho hiểu biết sự quan trọng lạ lùng như thế?

David Bohm: Vâng, đó là điều gì tôi có ý, vâng.

Krishnamurti: Tại sao? Liệu đó là bởi vì có sự an toàn trong nó? Hay bảo đảm trong nó?

David Bohm: Một phần nào. Đó là một phần của nó, nhưng nó có vẻ là một cái nguồn của sự an toàn; bởi vì tôi nghĩ, trong cách nào đó hiểu biết đã đảm nhận lầm sự quan trọng của ‘cái tuyệt đối’, thay vì hiểu biết nên liên quan một cách thích hợp.

Krishnamurti: Tôi hiểu tất cả điều đó, thưa bạn, nhưng bạn không đang trả lời câu hỏi của tôi. Tôi là một người bình thường, tôi nhận ra tất cả điều này và tôi nhận ra sự quan trong lẫn giá trị của hiểu biết trong những mức độ khác nhau, nhưng sâu thẳm bên trong người ta, hiểu biết được tích lũy này rất, rất phá hoại.

David Bohm: Điều đó đúng, nhưng có tự-lừa dối; và hiểu biết lừa dối cái trí để cho thông thường người ta không nhận biết được rằng nó phá hoại.

Krishnamurti: Liệu đó là lý do tại sao con người bám chặt nó?

David Bohm: Ồ, thật ra con người không thể. Chúng ta không biết chính xác làm thế nào họ bắt đầu nó; ngay khi qui trình này được bắt đầu, thông thường cái trí ở trong một trạng thái nơi nó không thể tìm hiểu điều này bởi vì nó đang lẩn tránh nghi vấn. Có một hệ thống phòng vệ lạ lùng để tẩu thoát khỏi sự tìm hiểu toàn nghi vấn.

Krishnamurti: Tại sao?

David Bohm: Bởi vì dường như rằng cái gì đó quý báu vô cùng có lẽ đang bị đe dọa.

Krishnamurti: Người ta có thông minh lạ lùng trong những hướng khác, năng lực và hiệu quả, kỹ năng, có nhiều tài năng, nhưng ở đây, nơi gốc rễ của tất cả vấn đề này hiện diện, tại sao chúng ta không thể hiểu rõ hoàn toàn việc gì đang xảy ra? Điều gì ngăn cản cái trí không nghi vấn việc này? Bạn nói nó đã trao sự quan trọng cho hiểu biết. Tôi công nhận điều đó, nó là như thế, nhưng tuy nhiên nó bám chặt. Bạn phải biết điều này.

David Bohm: Nhưng tôi nghĩ, ngay khi sự quan trọng đã được trao cho hiểu biết, có một qui trình máy móc mà kháng cự thông minh.

Krishnamurti: Vậy thì tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ làm gì như một người bình thường; tôi nhận ra hiểu biết công nghệ và tất cả mọi chuyện của nó; nhưng hiểu biết thuộc tâm lý mà tôi đã tích lũy, mà gây phân chia, mà gây hủy hoại, mà khá nhỏ nhen, và vẫn vậy tôi bám chặt nó, và tôi nhận ra tôi phải buông bỏ nó nhưng tôi không thể? Tôi sẽ làm gì? Tôi nghĩ đây là vấn đề của một con người bình thường – một vấn đề mà nảy sinh khi chúng ta hơi hơi nghiêm túc về tất cả điều này. Nó do bởi không có năng lượng?

David Bohm: Không cơ bản lắm. Ông thấy năng lượng đang bị hao tán bởi qui trình.

Krishnamurti: Bị hao tán. Tôi hiểu điều đó. Bởi vì bị hao tán nhiều năng lượng, tôi đã không còn đủ năng lượng để bám chặt cái này.

David Bohm: Năng lượng đó có thể quay lại mau lẹ, nếu chúng ta có thể thoát khỏi trói buộc này. Năng lượng liên tục đang bị hao tán, và một con người có lẽ hơi hơi bị kiệt sức nhưng anh ấy có thể hồi phục nếu trói buộc này chấm dứt. Tôi không nghĩ nó là mấu chốt cơ bản.

Krishnamurti: Không, đó không là mấu chốt cơ bản. Vì vậy tôi sẽ làm gì, như một con người, vì nhận ra rằng hiểu biết này, một cách tự nhiên, một cách không tránh khỏi, đang thiết lập một khe rãnh mà tôi sống trong đó, câu hỏi kế tiếp của tôi là: làm thế nào tôi sẽ phá vỡ nó?

David Bohm: Ồ, tôi không chắc chắn thông thường những con người hiểu rõ, rằng hiểu biết này đang làm tất cả việc này, và cũng vậy, rằng hiểu biết này là hiểu biết. Ông thấy, dường như để là ‘đang hiện diện’, ‘cái ngã’, và ‘cái tôi’ nào đó, hiểu biết này được trải nghiệm như thực thể nào đó. Hiểu biết này tạo ra ‘cái tôi’, và bây giờ ‘cái tôi’ được trải nghiệm như một thực thể mà không là hiểu biết, nhưng là ‘đang hiện diện thực sự’ nào đó. Đúng chứ?

Krishnamurti: Bạn đang nói ‘đang hiện diện’ này khác biệt với hiểu biết?

David Bohm: Nó có vẻ khác biệt, nó giả vờ khác biệt.

Krishnamurti: Nhưng liệu nó khác biệt?

David Bohm: Nó không khác biệt nhưng ảo tưởng đó có một năng lực thống trị.

Krishnamurti: Nhưng nó đã là tình trạng bị quy định của tôi.

David Bohm: Điều đó đúng. Lúc này câu hỏi là: làm thế nào chúng ta vượt khỏi nó để phá vỡ khe rãnh?

Krishnamurti: Đó là mấu chốt thực sự, bạn thấy.

David Bohm: Bởi vì nó tạo ra một mô phỏng, hay một ngụy tạo, của ‘một trạng thái của đang hiện diện’.

Krishnamurti: Hãy quan sát: có nhiều trăm triệu người Thiên chúa giáo, hàng ngàn và hàng triệu và hàng triệu người Trung quốc. Bạn theo kịp chứ? Đây là chuyển động trung tâm của con người. Dường như hoàn toàn vô vọng. Và khi nhận ra sự vô vọng, tôi ngồi ngả người ra ghế và nói, ‘Tôi không thể làm gì cả”. Nhưng nếu tôi vận dụng cái trí vào nó, vậy thì câu hỏi nảy sinh: liệu có thể vận hành mà không có hiểu biết thuộc tâm lý trong thế giới này? Tôi khá quan tâm về nó bởi vì tôi nghĩ bất kỳ nơi nào người ta đi, dù nó là California, Ấn độ, hay ở đây, hay bất kỳ nơi nào khác, khắp thế giới; chính là trung tâm cơ bản này mà phải được giải quyết.

David Bohm: Điều đó đúng. Nhưng ông thấy, ông có thể bàn luận về điều này, hay nói về điều này cho người nào đó, và anh ấy có lẽ nói nó có vẻ rất hợp lý, nhưng chúng ta hãy nói rằng thân phận của anh ấy bị đe dọa. Bây giờ chúng ta phải nói đó là hiểu biết thuộc tâm lý. Đối với anh ấy dường như nó không là hiểu biết nhưng là cái gì đó thâm sâu hơn nữa.

Krishnamurti: Tôi biết tất cả điều đó.

David Bohm: Hiện nay anh ấy không thấy rằng, hiểu biết của anh ấy về nhân dạng của anh ấy là nền tảng của sự rắc rối. Thoạt nhìn hiểu biết ‘dường như’ là điều gì đó thụ động, điều gì đó mà bạn biết, mà bạn có thể sử dụng nếu bạn muốn và bạn có thể không sử dụng nếu bạn không muốn, chỉ gạt nó đi, ông thấy, mà là phương cách nó nên là.

Krishnamurti: Tôi hiểu tất cả điều đó.

David Bohm: Nhưng khi khoảnh khắc đến, dường như hiểu biết không còn là hiểu biết nữa. Ông thấy làm thế nào ông sẽ, nếu ông phải nói chuyện với một người chính trị nào đó – tôi nghĩ có một lần người nào đó muốn ông nói chuyện với Mao Tze Tung – ông có thể sẽ chẳng dẫn đến đâu cả.

Krishnamurti: Không! Những người chính trị và những người có quyền hành sẽ không bao giờ lắng nghe ‘cái này’. Những người tôn giáo sẽ không lắng nghe bạn, những người tạm gọi là tôn giáo. Chỉ những người mà không mãn nguyện, mà tuyệt vọng, mà cảm thấy họ đã mất hết mọi thứ; có lẽ những người đó sẽ lắng nghe. Nhưng luôn luôn họ sẽ không lắng nghe đến độ nó là một sự việc thực sự đang hừng hực cháy.

Làm thế nào người ta chuyển tải nó? Ví dụ, tôi đã từ bỏ Thiên chúa giáo và Tin lành giáo và tất cả mọi chuyện vô lý đó và tôi cũng có một nghề nghiệp, tôi biết rất cần thiết phải có hiểu biết ở đó, nhưng tôi đã đến được một mấu chốt, như một con người, đang sống trong thế giới này, tôi thấy rất quan trọng phải không bị trói buộc trong qui trình của hiểu biết, hiểu biết thuộc tâm lý, và tuy nhiên tôi lại không thể buông bỏ nó. Nó luôn luôn đang lẩn tránh tôi, tôi đang chơi trò lừa bịp cùng nó. Nó giống như chơi trốn tìm.

Được rồi! Từ đó chúng ta đã nói, đó là bức tường mà tôi phải phá sập. Chúng ta đang tiếp cận nó một cách khác hẳn. Đó là bức tường mà tôi phải phá sập – không, không phải ‘Tôi’ – đó là bức tường phải được phá sập. Và chúng ta đã nói rằng bức tường này có thể được phá sập qua tình yêu và thông minh. Liệu chúng ta không đang yêu cầu điều gì đó khó khăn vô cùng?

David Bohm: Ồ, khó khăn lắm.

Krishnamurti: Tôi ở đằng sau, phía này của bức tường, và bạn đang yêu cầu tôi có tình yêu lẫn thông minh đó mà sẽ phá sập bức tường. Nhưng tôi không biết tình yêu đó là gì, thông minh đó là gì, bởi vì tôi bị trói buộc trong cái này, vào phía này của bức tường. Và tôi nhận ra điều gì ông đang nói là chính xác, đúng thực, hợp lý, và tôi thấy sự quan trọng của nó, nhưng bức tường mạnh mẽ và thống trị và quyền lực đến độ tôi không thể vượt khỏi nó. Và ngày hôm trước chúng ta đã nói bức tường có thể được phá sập qua thấu triệt – chúng ta đã thâm nhập thấu triệt đó – liệu thấu triệt đó không trở nên bị diễn giải như một ý tưởng.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Nó không là một sự kiện và bạn nói, ‘Vâng, tôi hiểu nó, tôi thấy nó’, nhưng khi bạn diễn tả thấu triệt, liệu nó có thể xảy ra, làm thế nào nó được tạo ra và vân vân; tức khắc tôi tạo ra một trừu tượng của nó, mà có nghĩa tôi chuyển động khỏi sự kiện và ‘điều trừu tượng’ trở thành quan trọng nhất. Mà có nghĩa, lại nữa, hiểu biết.

David Bohm: Vâng, ồ nó là hoạt động của hiểu biết.

Krishnamurti: Vậy là chúng ta quay lại!

David Bohm: Ồ, tôi nghĩ thông thường sự khó khăn là như thế này: hiểu biết không chỉ đang ở vị trí cố định đó như một hình thức của thông tin nhưng nó lại năng động cực kỳ, đang gặp gỡ mỗi khoảnh khắc và đang định hình mỗi khoảnh khắc tùy theo hiểu biết quá khứ; vì vậy thậm chí khi chúng ta đưa ra chủ đề này, luôn luôn hiểu biết đang rình rập chờ đợi và sau đó hành động.

Krishnamurti: Luôn luôn đang chờ đợi, vâng.

David Bohm: Một mấu chốt là, toàn truyền thống của chúng ta rằng hiểu biết không năng động nhưng thụ động, thật ra nó năng động nhưng người ta không nghĩ về nó theo cách đó.

Krishnamurti: Dĩ nhiên.

David Bohm: Họ nghĩ nó chỉ đang ở vị trí đó.

Krishnamurti: Nó đang chờ đợi.

David Bohm: Nó đang chờ đợi để hành động, ông thấy. Và bất kỳ điều gì ông cố gắng để làm về nó, hiểu biết đang hành động rồi. Trước thời gian ông nhận ra đây là vấn đề, nó đã hành động rồi.

Krishnamurti: Vâng. Nhưng liệu tôi nhận ra nó như một vấn đề, hay như một ý tưởng mà tôi phải thực hiện? Bạn thấy sự khác biệt?

David Bohm: Vâng, mấu chốt đầu tiên là rằng, một cách tự động hiểu biết biến mọi thứ thành một ý tưởng mà ông phải thực hiện. Đó là toàn phương cách mà nó được thiết lập.

Krishnamurti: Đó là toàn phương cách mà tôi đã sống.

David Bohm: Hiểu biết không thể làm bất kỳ điều gì khác nữa.

Krishnamurti: Làm thế nào tôi sẽ phá sập nó, thậm chí trong một giây?

David Bohm: Dường như đối với tôi, nếu ông có thể thấy, quan sát, nhận biết được – nếu hiểu biết có thể tự-nhận biết được chính nó trong khi đang vận hành . . . Vấn đề là rằng, dường như hiểu biết vận hành mà không nhận biết được, ông thấy, nó chỉ đơn giản đang chờ đợi ở đó, và sau đó hành động, và đến lúc đó nó đã phá hỏng trật tự của bộ não.

Krishnamurti: Tôi rất quan tâm về điều này bởi vì bất kỳ nơi nào tôi đi đến, đây là điều gì đang xảy ra. Và nó đã trở thành một vấn đề, không phải cho tôi, nhưng nó là cái gì đó mà phải được giải quyết. Liệu bạn sẽ nói năng lực để lắng nghe còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì trong những điều này, bất kỳ những giải thích, hay bất kỳ lý luận; lắng nghe?

David Bohm: Nó hỏi đến cùng vấn đề.

Krishnamurti: Không, không. Nó không cùng vấn đề. Tôi muốn thấy, liệu có một khả năng rằng khi tôi lắng nghe, lắng nghe điều gì bạn đang trình bày một cách trọn vẹn đến độ bức tường đã bị phá sập. Bạn hiểu chứ? Tôi đang cố gắng tìm ra nó, thưa bạn. Tôi là một người bình thường và bạn đang nói cho tôi về tất cả điều này, tôi thực sự quan tâm một cách sâu thẳm về điều gì bạn đang nói. Và trong chừng mực nào đó ngọn lửa không cháy; tất cả nhiên liệu chờ sẵn ở đó, nhưng ngọn lửa không cháy. Vì vậy việc gì, như một người bình thường, tôi sẽ làm gì? Đây là tiếng kêu than vô tận của tôi!

David Bohm: Nếu nó là năng lực để lắng nghe; vậy thì chúng ta có vấn đề của nói cho một người bình thường mà có quá nhiều những quan điểm đến độ anh ấy không thể lắng nghe, ông thấy.

Krishnamurti: Bạn không thể lắng nghe cùng những quan điểm; bạn có lẽ chết rồi.

David Bohm: Ông thấy, tôi nghĩ hiểu biết có mọi loại của phòng vệ. Liệu ông đang suy nghĩ về việc cố gắng chuyển tải, khiến cho nó có thể xảy ra được cho mọi người, ví dụ một người bình thường, để có sự nhận biết này? Thật ra đó là điều gì ông đang hỏi, phải không?

Krishnamrti: Vâng.

David Bohm: Ít ra những người mà quan tâm. Lúc này tôi nghĩ hiểu biết có vô số phòng vệ, nó chống cự lại sự nhận biết được điều này. Nó đã phát triển trong một cách đến độ nó chống cự, được xây dựng đến độ chống cự điều này, thế là nó có những quan điểm mà cũng hành động ngay tức khắc.

Krishnamurti: Tôi hiểu rõ điều đó, thưa bạn. Nhưng tôi muốn tìm ra, không phải nhờ vào thuốc kích thích, không phải nhờ vào thuốc men, không phải nhờ vào một phương cách; nhưng phải có một chuyển tải giữa bạn và tôi mà là một người bình thường, một chuyển tải để cho chuyển tải đó mãnh liệt đến độ chính động thái lắng nghe bạn của tôi, và bạn đang chuyển tải cho tôi, vận hành.

David Bohm: Đúng.

Krishnamurti: Bạn theo kịp à?

David Bohm: Vâng, vậy thì ông phải phá vỡ quan điểm của anh ấy, qua cấu trúc tổng thể.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Đó là lý do tại sao tôi đã đến đây. Như một người bình thường tôi đã đến đây – vì cái đó. Tôi đã từ bỏ tất cả những nhà thờ và những giáo điều và mọi vớ vẩn đó. Tôi đã quẳng chúng đi xa tận hàng ngàn dặm, lâu mãi đến hàng ngàn năm, tôi đã kết thúc tất cả điều đó. Tôi đã vừa đến đây và tôi nhận ra rằng tất cả mọi điều đã được nói ở đây là đúng thực, và tôi đang hừng hực muốn tìm ra. Khi bạn chuyển tải cho tôi, chuyển tải đó mãnh liệt quá, thực sự quá. Bạn theo kịp chứ? Bởi vì bạn không đang nói từ hiểu biết, bạn không đang nói từ những quan điểm và mọi chuyện như thế. Bạn thực sự là một người tự do mà đang cố gắng chuyển tải sang tôi, một người bình thường này.

David Bohm: Đúng.

Krishnamurti: Và liệu tôi có thể lắng nghe bằng mãnh liệt đó mà, bạn, người chuyển tải, đang trao tặng tôi.

David Bohm: Ồ, chúng ta sẽ phải hỏi, liệu người bình thường đó dư thừa mãnh liệt đó?

Krishnamurti: Không, anh ấy không dư thừa. Anh ấy muốn những quán nhậu. Không, tôi đã nói tôi là một người bình thường nhưng tôi đã chuyển động khỏi tất cả điều đó, tôi đã đến đây. Tôi đã bỏ lại tất cả điều đó. Tôi cũng nhận ra, trong những quan điểm tôi có thể phát triển, tăng gấp bội, thâu lượm những quan điểm, mà một cách từng phần là thành kiến và mọi chuyện của nó, tôi nhận ra tất cả điều đó. Và tôi muốn lắng nghe người nào đó mà đang nói sự thật, và trong chính đang nói của nó cái gì đó đang xảy ra trong tôi. Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ? Và bởi vì tôi đang lắng nghe quá mãnh liệt, nó xảy ra. Tôi không biết liệu tôi đang chuyển tải cái gì đó? Rốt cuộc, bạn, một người khoa học vĩ đại, tôi là một người trong những học trò của bạn, bạn muốn bảo cho tôi cái gì đó. Bạn đang bảo cho tôi cái gì đó mà tôi biết phải quan trọng cực kỳ bởi vì bạn đã dâng hiến sống của bạn cho nó, và như một người học trò tôi đã bỏ lại quá nhiều thứ để chỉ đến đây. Liệu do bởi lỗi của bạn mà đang chuyển tải sang tôi, nên tôi không thâu nhận được nó ngay tức khắc? Bạn hiểu chứ? Hay do bởi lỗi của tôi, nên tôi không thể thực sự đang lắng nghe bạn?

David Bohm: Ồ, bất kỳ lỗi nào cũng được, nhưng giả sử sự khó khăn là tôi không thể lắng nghe, vậy thì cái gì có thể được làm?

Krishnamurti: Không, không gì có thể được làm. Bạn thấy, đây là sự khó khăn. Nếu tôi không thể lắng nghe bởi vì tôi đầy những thành kiến, những quan điểm, và những nhận xét, những phòng vệ và tất cả mọi chuyện còn lại của nó đã được thiết lập, và vậy thì, dĩ nhiên, tôi sẽ không lắng nghe bạn.

David Bohm: Ồ, chúng ta hãy nói có người nào đó đến mà đã thông suốt một số trong những phòng vệ này và vân vân, nhưng có lẽ có những vấn đề khác mà anh ấy không nhận biết được, ông thấy. Có cái gì đó không hoàn toàn đơn giản như thế.

Krishnamurti: Tôi nghĩ nó rất đơn giản. Không biết làm sao tôi cảm thấy nó đơn giản lắm. Tôi nghĩ nó là rằng, nếu tôi có thể lắng nghe bằng tất cả thân tâm của tôi, bằng tất cả chú ý của tôi, nó xảy ra. Nó đơn giản như thế, tôi nghĩ.

Bạn thấy, thưa bạn, bạn đang chỉ bảo cho tôi điều gì đó, và tôi đang thâm nhập nó, vậy là có một khoảng trống giữa đang chỉ bảo của bạn và đang thâm nhập của tôi. Tôi không biết liệu tôi đang chuyển tải nó?

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Và trong khoảng trống đó là sự nguy hiểm. Nếu tôi không thâm nhập nó một cách tuyệt đối, lắng nghe nó bằng tất cả thân tâm của tôi, nó kết thúc. Liệu nó là bởi vì trong cái này không có cái bóng của vui thú? Bạn theo kịp điều gì tôi đang nói? Bạn không đang trao tặng tôi bất kỳ vui thú nào, bất kỳ thỏa mãn nào. Bạn đang nói, ‘nó là như thế’, nhận nó. Nhưng cái trí của tôi bị dính dáng trong vui thú quá nhiều đến độ nó phải có vui thú để lắng nghe. Bạn theo kịp điều gì tôi đang nói?

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Tôi sẽ không lắng nghe bất kỳ điều gì mà không hoàn toàn gây thỏa mãn. Tôi cũng nhận ra sự nguy hiểm của điều đó.

David Bohm: Sự nguy hiểm?

Krishnamurti: Của tìm kiếm thỏa mãn và vui thú và tất cả điều đó. Tôi nói, ‘Được rồi, tôi sẽ không, tôi thấy điều gì tôi đang làm’ – vậy là tôi cũng gạt bỏ điều đó. Không vui thú, không phần thưởng, không hình phạt, trong đang lắng nghe nhưng chỉ thuần túy quan sát.

Vậy là chúng ta quay lại mấu chốt đó: liệu thuần túy quan sát, mà là thực sự đang lắng nghe, liệu thuần túy quan sát đó là tình yêu? Tôi nghĩ nó là tình yêu. Lại nữa bạn đã phát biểu nó và sau đó cái trí của tôi nói – tôi là người khá bình thường, tôi đã đến đây – ngay tức khắc cái trí của tôi nói, ‘Đưa nó cho tôi. Bảo cho tôi phải làm gì’, tôi quay lại trong hiểu biết, trong lãnh vực của hiểu biết. Nó xảy ra quá tức khắc. Vì vậy tôi khước từ hỏi bạn, phải làm gì. Vậy thì tôi ở đâu? Bạn đã bảo cho tôi sự nhận biết mà không có bất kỳ động cơ, phương hướng, thuần túy nhận biết là tình yêu. Và trong nhận biết-tình yêu đó, là thông minh. Chúng không là ba sự việc tách rời. Tất cả chúng là một sự việc. Tôi có một cảm thấy cho nó. Bởi vì bạn đã dẫn dắt tôi rất cẩn thận – không phải ‘dẫn dắt’ tôi – bạn đã vạch ra cho tôi rất cẩn thận từng bước một, và tôi đã đến được mấu chốt đó, tôi có một cảm thấy cho nó. Tôi dư thừa sự nhạy cảm bằng cách lắng nghe tất cả điều này, để đến được mấu chốt đó khi tôi có một cảm thấy và nói, ‘Trời ơi, đó là như thế!’. Nhưng nó biến mất quá mau lẹ. Tiếp theo bắt đầu, ‘Làm thế nào tôi nhận được nó lại?’ Lại nữa sự hồi tưởng về nó, mà là hiểu biết, cản lối.

David Bohm: Ồ, điều gì ông đang nói là rằng, mỗi lần có một chuyển tải, hiểu biết nhảy vào làm việc trong nhiều hình thức khác nhau.

Krishnamurti: Vậy làbạn thấy, được tự do khỏi hiểu biết là điều khó khăn cực kỳ.

David Bohm: Dường như chúng ta có thể hỏi, tại sao hiểu biết lại không chờ đợi đến khi nó được cần đến?

Krishnamurti: A, cái đó đòi hỏi, thưa bạn – cái đó có nghĩa thuộc tâm lý được tự do khỏi hiểu biết, nhưng khi biến cố nào đó phát sinh bạn đang hành động từ tự do, không phải từ hiểu biết.

David Bohm: Nhưng hiểu biết đi vào như thông tin.

Krishnamurti: Vâng.

David Bohm: Nó giúp ích cho hành động của bạn nhưng nó không là ‘cái nguồn’.

Krishnamurti: Đó là, diễn tả nó một cách cô đọng, tự do khỏi hiểu biết; và bởi vì được tự do, chính là từ tự do mà người ta chuyển tải, không phải từ hiểu biết. Tôi không biết liệu tôi đang giải thích điều này rõ ràng.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Đó là, từ trống không có chuyển tải. Người ta có lẽ sử dụng từ ngữ, hay ngôn ngữ, mà là kết quả của hiểu biết, nhưng nó bắt nguồn từ trạng thái của tự do hoàn toàn đó.

David Bohm: Vâng. Hiểu biết, chuyển tải, xảy ra nhưng nó đang liên quan đến vấn đề của hiểu biết như sự không dính dáng của hiểu biết, của hiểu biết thuộc tâm lý, đó là sự chuyển tải.

Krishnamrti: Vâng. Bây giờ, thưa bạn, liệu tôi có thể chuyển tải cùng bạn từ ‘tự do’? Giả sử tôi, như một con người, đã đến được mấu chốt đó nơi có tự do hoàn toàn khỏi hiểu biết, và từ tự do đó một chuyển tải, đang sử dụng những từ ngữ, xảy ra. Đúng chứ? Bây giờ, liệu bạn, như một người khoa học, có địa vị cao trọng về khoa học và tất cả mọi chuyện của nó, liệu bạn – làm ơn, tôi đang lễ phép – liệu bạn sẽ chuyển tải cùng tôi, liệu tôi có thể chuyển tải cùng bạn mà không có bất kỳ rào cản nào? Bạn theo kịp điều gì tôi đang trình bày?

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói, tôi đang cố gắng để . . . liệu tôi có thể chuyển tải cùng một người khác – hay khác hơn cho phép tôi trình bày theo cách khác. Liệu con người đó mà được tự do, hoàn toàn được tự do khỏi hiểu biết, nhưng sử dụng hiểu biết chỉ như một phương tiện của chuyển tải, liệu tôi có thể ở trong một trạng thái của cái trí để thâu nhận sự chuyển tải đó?

David Bohm: Vâng, ồ nếu hiểu biết được hiểu là thông tin, ông thấy thông thường dường như hiểu biết còn sâu thẳm hơn cả thông tin, dường như thông thường chính hiểu biết không thấy rằng hiểu biết không được tự do.

Krishnamurti: Nó không bao giờ được tự do.

David Bohm: Không, nhưng thoạt nhìn nó dường như được tự do, ông được tự do để sử dụng hiểu biết của ông, ông thấy.

Krishnamurti: Dĩ nhiên.

David Bohm: Nhưng nó không được tự do và bất kỳ hoạt động nào của hiểu biết là bộ phận của không-tự do.

Krishnamurti: Dĩ nhiên. Nếu tôi muốn hiểu rõ về chính tôi, tôi phải được tự do để nhìn vào chính tôi.

David Bohm: Và hiểu biết có những áp lực trong nó để ngăn cản ông.

Krishnamurti: Vậy thì hiểu biết ngăn cản tôi không thấy. Điều đó quá hiển nhiên. Xin lỗi!

David Bohm: Ồ, tôi có ý, nó có lẽ hiển nhiên tại chặng này, nhưng tôi đang nói rằng thông thường người ta không thấy điều đó. Chúng ta hãy đừng đề cập nó.

Krishnamurti: Nếu tôi đầy những quan điểm và những nhận xét và những đánh giá và muốn nhìn vào chính tôi, trong chừng mực nào đó tôi phải được tự do khỏi nó để nhìn. Điều đó rõ ràng.

David Bohm: Vâng, nhưng tôi có ý có thể người ta có khuynh hướng nói rằng có những loại nào đó của hiểu biết là gây tổn hại giống như thành kiến, và vậy thì ông nói có những loại nào đó mà không gây tổn hại.

Krishnamurti: Toàn sự việc.

David Bohm: Toàn sự việc là một cấu trúc, vâng. Không thể có thành kiến trong một phần mà không có nó trong phần còn lại.

Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ chuyển tải cùng tôi mà đã đến được một mấu chốt nào đó khi tôi thực sự đang nắm bắt – không phải đang nắm bắt – đang hừng hực thẩm thấu điều gì bạn đang nói, một cách quá trọn vẹn đến độ nó kết thúc? Liệu tôi, vì đã đến đây, liệu tôi thực sự đang ở trong trạng thái đó? Hay tôi đang tự-lừa dối chính tôi?

David Bohm: Ồ, tôi nghĩ tôi sẽ nói rằng hiểu biết, thậm chí không phải rằng tôi đang tự-lừa dối chính tôi, nhưng hiểu biết có một khuynh hướng được thiết lập sẵn để tự-lừa dối chính nó.

Krishnamurti: Vậy là, thưa bạn, liệu cái trí của tôi luôn luôn đang tự-lừa dối chính nó?

David Bohm: Khuynh hướng là nó liên tục ở đó, khi hiểu biết đang vận hành một cách tâm lý.

Krishnamurti: Vậy là tôi sẽ làm gì? Quay lại điều đó?

David Bohm: Ồ, có vấn đề của tự-lừa dối chính mình. Lại nữa tôi nghĩ nó cùng là vấn đề: lắng nghe.

Krishnamurti: Tại sao chúng ta không lắng nghe, thưa bạn? Tại sao chúng ta không tức khắc hiểu rõ điều này, ngay tức khắc, ngay lập tức, tại sao? Người ta có thể đưa ra tất cả những lý do tại sao – tuổi già, bị quy định, lười biếng, mười sự việc khác nhau.

David Bohm: Ồ, những lý do đó quá hời hợt.

Krishnamurti: Vô nghĩa.

David Bohm: Nhưng liệu có thể đưa ra lý do sâu xa cho nó?

Krishnamurti: Chúng ta quay lại cùng sự việc. Bạn thấy, tôi nghĩ, thưa bạn, liệu do bởi hiểu biết mà là ‘cái tôi’ . . .

David Bohm: Vâng, đó là mấu chốt, vâng.

Krishnamurti: . . . hiểu biết mà là ‘cái tôi’ quá vững chắc như một ý tưởng, không phải như một sự kiện?

David Bohm: Vâng, tôi hiểu nó là một ý tưởng. Đó là điều gì tôi đã cố gắng nói, rằng ý tưởng có ý nghĩa và quan trọng cực kỳ. Ví dụ, giả sử ông có ý tưởng về thượng đế, ý tưởng này đảm nhiệm một quyền hành lạ lùng.

Krishnamurti: Hay nếu tôi là người Anh, hay người Pháp, nó cho tôi năng lượng khủng khiếp.

David Bohm: Và thế là nó tạo ra một tình trạng của thân thể mà dường như là chính sự hiện diện của cái ngã. Bây giờ người ta không trải nghiệm nó như là hiểu biết thuần túy, nhưng thoạt đầu cảm thấy cái gì đó rất uy quyền mà dường như không là hiểu biết.

Krishnamurti: Vâng. Liệu chúng ta đang đi luẩn quẩn và luẩn quẩn và luẩn quẩn? Dường như giống như thế.

David Bohm: Ồ, tôi không đang biết, liệu có bất kỳ từ ngữ gì có thể diễn đạt được về uy quyền thống trị đó, mà dường như theo cùng hiểu biết.

Krishnamurti: Và cùng sự đồng hóa.

David Bohm: Cùng sự đồng hóa. Dường như nó là điều gì đó xứng đáng tìm hiểu.

Krishnamurti: Từ ngữ – tôi đã quên bẵng – nghĩa lý gốc của từ ngữ identification đồng hóa là gì?

David Bohm: Ồ, luôn luôn giống hệt.

Krishnamurti: Luôn luôn giống hệt, điều đó đúng. Đó là nó, bạn thấy! Nó luôn luôn giống hệt. Không có gì mới mẻ dưới ánh mặt trời.

David Bohm: Đó là bản thể của nó. Ông nói cái ngã luôn luôn giống hệt. Nó cố gắng luôn luôn giống hệt trong bản thể nếu không thì trong từng chi tiết.

Krishnamurti: Vâng, vâng.

David Bohm: Tôi nghĩ đây là việc sai lầm theo cùng hiểu biết, rằng hiểu biết gắng sức để là hiểu biết của cái gì luôn luôn giống hệt, vì vậy, nó bám chặt, ông thấy.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, nó luôn luôn giống hệt.

David Bohm: Và chính hiểu biết cố gắng tìm ra cái gì là vĩnh cửu và hoàn hảo và luôn luôn giống hệt. Tôi có ý, thậm chí độc lập khỏi bất kỳ cái gì của chúng ta. Giống như gắn vào những tế bào, ông thấy.

Krishnamurti: Từ điều này nảy ra một câu hỏi: liệu có thể chú ý? Tôi đang cố gắng sử dụng từ ngữ ‘diligence’ chuyên cần. Liệu có thể chú ý một cách chuyên cần? Chuyên cần trong ý nghĩa của chính xác.

David Bohm: Thật ra, nó có nghĩa dồn tâm trí vào.

Krishnamurti: Dồn tâm trí vào, dĩ nhiên. Dồn tâm trí vào, thâu nhận tổng thể của nó. Thưa bạn, phải có cách nào khác, tất cả công việc thuộc trí năng này. Chúng ta đã vận dụng nhiều năng lực trí năng và năng lực trí năng đó đã dẫn đến bức tường trống không. Tôi tiếp cận nó từ mọi phương hướng và cuối cùng bức tường ở đó, mà là ‘cái tôi’, cùng hiểu biết của tôi, thành kiến của tôi, và mọi chuyện còn lại của nó – cái tôi. Và sau đó ‘cái tôi’ nói, ‘Tôi phải làm cái gì đó về nó’ – mà vẫn còn là cái tôi. Tất cả chúng ta đều biết điều đó.

David Bohm: Ồ, ‘cái tôi’ muốn luôn luôn giống hệt và tại cùng thời điểm nó lại cố gắng khác biệt.

Krishnamurti: Mặc vào một cái áo khoác khác. Nó luôn luôn giống hệt. Vì vậy cái trí mà đang vận hành cùng ‘cái tôi’ luôn luôn là cùng loại cái trí. Chúa ơi, bạn thấy, thưa bạn, chúng ta lại quay lại!

David Bohm: Ông thấy, ‘luôn luôn giống hệt’ cho một sức mạnh lạ kỳ. Bây giờ liệu có thể buông bỏ ‘luôn luôn giống hệt đó’, ông biết?

Krishnamurti: Bạn thấy, chúng ta đã thử mọi thứ – ăn chay, nhịn đói, mọi loại của kỷ luật – để loại bỏ ‘cái tôi’ cùng tất cả hiểu biết của nó, cùng tất cả những ảo tưởng của nó và vân vân. Người ta cố gắng đồng hóa cùng cái gì đó, mà là cùng sự việc. Một người nghiêm túc đã làm tất cả điều này và quay lại nghi vấn cơ bản: điều gì sẽ làm bức tường này tan biến hoàn toàn? Tôi nghĩ, thưa bạn, nó chỉ có thể khi tôi có thể trao chú ý tổng thể của tôi vào điều gì bạn, một người tự do, đang nói. Không còn phương tiện nào khác để phá vỡ bức tường – không trí năng, không những cảm xúc, không bất kỳ điều gì trong những việc này. Khi người nào đó mà vượt khỏi bức tường, đã thoát khỏi, đã phá sập bức tường, nói, ‘Hãy lắng nghe, vì chúa hãy lắng nghe’.

Liệu tôi có thể lắng nghe bạn – khi tôi lắng nghe bạn, cái trí của tôi trống không. Vậy là, nó kết thúc. Bạn theo kịp điều gì tôi đang nói?

David Bohm: Ông thấy, tôi nghĩ rằng thông thường người ta sẽ cảm thấy đúng rồi, nó kết thúc, nhưng cái gì đó sẽ xảy ra trong thời gian riêng của nó.

Krishnamurti: Tôi không có ý thức của hy vọng để quay lại, để có nó trong tương lai, hay – nó trống không và vì vậy đang lắng nghe. Nó kết thúc.

Chúng ta nên ngừng lại, chúng ta đã đến được một mấu chốt. Năm phút là đủ rồi.

Tôi muốn tiếp tục một cách khác. Bạn là một người khoa học, để khám phá cái gì đó mới mẻ, bạn phải có một trống không nào đó mà sẽ có một nhận biết khác biệt từ đó.

David Bohm: Vâng, nhưng tôi nghĩ có một khác biệt trong ý nghĩa rằng, thường thường nghi vấn bị-giới hạn và vì vậy cái trí có lẽ trống không tương quan với nghi vấn đó.

Krishnamurti: Nghi vấn đặc biệt đó, vâng.

David Bohm: Cho phép sự khám phá và thấu triệt trong nghi vấn đó.

Krishnmurti: Nhưng liệu cái trí đó có thể, mà đang đặc biệt hóa, vì vậy đang thâm nhập điều gì đó, nó trở nên trống không và từ trống không đó bạn khám phá điều gì đó mới mẻ. Tôi hiểu điều đó. Nhưng nếu không có bất kỳ nghi vấn đặc biệt nào, liệu trống không này bám vào cái gì khác? – tôi không biết.

David Bohm: Ồ, tôi nghĩ người ta phải hỏi – chúng ta không đang tìm hiểu lãnh vực đặc biệt này, nhưng ngược lại chúng ta đang tìm hiểu tổng thể của hiểu biết.

Krishnamurti: Hiểu biết, vâng.

David Bohm: Và . . .

Krishnamurti: Nó lạ thường lắm khi bạn thâm nhập vào nó.

David Bohm: Như ông đã nói, sự kết thúc của hiểu biết là Vedanta Giải thoát.

Krishnamurti: Đó là đáp án thực sự.

David Bohm: Nhưng nếu một người có thể sử dụng thái độ khoa học và tìm hiểu tổng thể của hiểu biết . . .

Krishnamurti: Ồ, dĩ nhiên, dĩ nhiên.

David Bohm: Nhưng thông thường con người sẽ cảm thấy, họ phải giữ lại hiểu biết của một lãnh vực để có thể tìm hiểu nó trong một lãnh vực khác. Ông thấy, đây là điều gì đó mà có lẽ gây lo lắng cho con người khi hỏi, với hiểu biết nào tôi tìm hiểu tổng thể của hiểu biết?

Krishnamurti: Vâng, với hiểu biết nào tôi tìm hiểu hiểu biết của tôi? Hoàn toàn đúng.

David Bohm: Trong một khía cạnh chúng ta phải có hiểu biết; nhưng bởi vì chúng ta đã thông suốt nó một cách có-lý lẽ và có lý-trí và đã thấy rằng, nó không trước sau như một và không có ý nghĩa. Cấu trúc của hiểu biết thuộc tâm lý này không có ý nghĩa, điều đó đã được tìm hiểu rồi.

Krishnamurti: Vậy thì liệu bạn sẽ từ đó, từ trống không đó: liệu có một nền tảng hay một cái nguồn từ đó tất cả mọi sự việc khởi sự? Vật chất, những con người, những khả năng của họ, những dốt nát của họ – liệu toàn chuyển động khởi sự từ đó?

David Bohm: Chắc chắn chúng ta có thể suy xét điều đó. Nhưng chúng ta hãy cố gắng giải thích rõ ràng về nó một chút xíu. Chúng ta có trống không.

Krishnamurti: Vâng, trống không mà trong đó không có chuyển động của tư tưởng như hiểu biết, dĩ nhiên.

David Bohm: Như hiểu biết thuộc tâm lý.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, tôi hiểu điều đó.

David Bohm: Vì vậy, ồ vậy thì . . .

Krishnamurti: Và vậy thì không-thời gian.

David Bohm: Không-thời gian thuộc tâm lý.

Krishnamrti: Vâng, không-thời gian thuộc tâm lý.

David Bohm: Mặc dù chúng ta vẫn còn có đồng hồ.

Krishnamurti: Vâng, chúng ta đã thông suốt điều đó, chúng ta đừng quay lại nó.

David Bohm: Những từ ngữ thường gây hiểu lầm, chúng mang những ý nghĩa sai lầm.

Krishnamurti: Thời gian thuộc tâm lý. Không-thời gian thuộc tâm lý, không-chuyển động của tư tưởng. Và trống không đó là khởi đầu của tất cả mọi chuyển động?

David bohm: Ồ, vậy thì ông sẽ nói trống không là nền tảng?

Krishnamurti: Đó là điều gì tôi đang hỏi? Chúng ta sẽ thâm nhập chầm chậm chủ đề này. Chúng ta sẽ dời chủ đề này sang một ngày khác?

David Bohm: Ồ, có lẽ nó nên được tìm hiểu kỹ càng hơn.

Krishnamurti: Chúng ta nên ngừng lại.

David Bohm: Ồ, chỉ còn một vấn đề: ở California chúng ta đã nói có trống không và vượt khỏi nó là nền tảng.

Krishnamurti: Tôi biết, tôi biết.

David Bohm: Chúng ta dời nó lại vào dịp khác.

Krishnamurti: Khi nào chúng ta gặp lại?

David Bohm: Hai ngày nữa, vào thứ bảy.

Krishnamurti: Ngày mốt.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Được rồi, thưa bạn.

BrockwoodPark, ngày 18 tháng 9 năm 1980



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]