- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
ĐIỂM BẢY
NHỮNG KHUYÊN NHỦ VỀ TU TÂM
NHỮNG KHUYÊN NHỦ VỀ TU TÂM
ĐIỂM BẢY VÀ SAU THIỀN ĐỊNH
46Hãy chú ý cho ba cái không bao giờ hư khuyết
Điều thứ nhất bạn không nên để cho hư khuyết là sự sùng mộ người bạn tâm linh (kalyanamitra : thiện tri thức) của bạn. Thái độ hâm mộ, hiến dâng và biết ơn của bạn đối với thiện tri thức không nên giảm sút. Điều thứ hai bạn không nên để cho hư khuyết là thái độ vui thích đối với lojong, hay tu tâm. Sự cảm kích của bạn đã nhận được những giáo lý như lojong hay sự tu tâm không nên giảm sút. Và điều thứ ba bạn không nên để cho hư khuyết là hạnh kiểm của bạn – những lời nguyện tiểu thừa và đại thừa bạn đã hứa. Sự thực hành những kỷ luật tiểu thừa và đại thừa của bạn không nên giảm sút.
Châm ngôn này là thẳng tắt và giữ cho chừng mực. Ở điểm này, trong thực hành đại thừa, rất cần thiết cho chúng ta phải nắm lấy một số sức mạnh căn bản. Chúng ta không chỉ là những người vô tư, không lưu tâm, mà thái độ của chúng ta là một thái độ có sức mạnh căn bản, năng lực căn bản.
Gửi ý kiến của bạn