- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
ĐIỂM MỘT
NHỮNG SƠ BỘ,
CHÚNG LÀ MỘT NỀN TẢNG CHO SỰ THỰC HÀNH PHÁP
1
Trước hết, hãy tu hành những sơ bộ
Trong sự thực hành những châm ngôn và trong đời sống hàng ngày, bạn nên duy trì một sự tỉnh giác về (1) sự quý giá của đời người và cơ may đặc biệt được sống trong một môi trường bạn có thể nghe những giáo lý của Phật pháp ; (2) sự thật của cái chết, nó đến thình lình và không báo trước ; (3) sự bắt vào bẫy của nghiệp – bất kể điều gì bạn làm, tốt hay xấu, chỉ nhốt bạn thêm vào cái bẫy của chuỗi nhân và quả ; và (4) cường độ và sự không tránh khỏi của khổ đau cho bạn và cho tất cả chúng sanh. Đây gọi là “có một thái độ về bốn điều nhắc nhở.”
Với thái độ ấy như là một nền tảng, bạn cần kêu cầu guru của bạn với lòng sùng mộ, mời gọi vào trong bản thân bạn không khí của sự minh mẫn cảm ứng từ gương mẫu của ngài, và nguyện cắt đoạn những gốc rễ của vô minh và khổ đau thêm nữa. Điều này liên kết rất chặt chẽ với ý maitri, hay lòng từ. Trong sự so sánh truyền thống của con đường tâm linh, đối tượng thương quý trong sạch độc nhất có vẻ là người nào có thể chỉ ra cho bạn con đường. Bạn có thể có một tương quan thương yêu với cha mẹ, thân thuộc, vân vân, nhưng vẫn còn những rắc rối trong chuyện đó : chứng loạn thần của bạn cũng đi theo đó. Một tình thương trong sạch chỉ có thể xảy ra với vị thầy của mình. Thế nên đối tượng thương quý lý tưởng được dùng như một điểm bắt đầu, một cách thức khai triển một mối tương quan vượt khỏi bệnh loạn thần của bạn. Đặc biệt trong đại thừa, bạn liên hệ với vị thầy như người nâng bạn lên khỏi thất vọng và hạ bạn xuống khỏi kích động, một loại nguyên lý điều hòa. Thầy được xem là quan trọng từ quan điểm này.
Câu châm ngôn này thiết lập sự tương phản giữa sanh tử – kiểu mẫu của đau đớn, tù tội và mất trí – và bổn sư – hiện thân của rỗng rang, tự do và minh mẫn – như là nền tảng cho mọi thực hành. Như thế, nó chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống kim cương thừa.