Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Hiểu rõ Vui thú và Ham muốn

10/01/201116:08(Xem: 3788)
III. Hiểu rõ Vui thú và Ham muốn

J. KRISHNAMURTI
CÁI GƯƠNG CỦA SỰ LIÊN HỆ
TÌNH YÊU, TÌNH DỤC và TRONG TRẮNG
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 10-2010 –

III. HIỂU RÕ VỀ VUI THÚ

N

gười ta phải hiểu rõ sự liên hệ, bởi vì đó là sống. Chúng ta không thể tồn tại nếu không có sự liên hệ thuộc loại nào đó. Bạn không thể rút lui vào sự cô lập, dựng lên một bức tường quanh chính bạn, như hầu hết mọi người đều làm, bởi vì hành động sống trong một tình trạng cô lập, an toàn, ẩn núp của sự kháng cự đó chỉ nuôi dưỡng nhiều hỗn loạn hơn, nhiều vấn đề hơn, nhiều đau khổ hơn. Nếu người ta quan sát, sống là một chuyển động trong hành động, một chuyển động trong liên hệ, và đó là vấn đề của chúng ta: Làm thế nào sống trong thế giới này, nơi sự liên hệ là chính nền tảng của tất cả sự tồn tại; làm thế nào sống trong thế giới này để cho sự liên hệ không trở thành đơn điệu, nhàm chán, cái gì đó mà xấu xa, lặp lại.

Những cái trí của chúng ta tuân phục vào khuôn mẫu của vui thú – và chắc chắn, sống không chỉ là vui thú. Chúng ta muốn vui thú. Đó là việc duy nhất mà sâu thẳm, phía bên trong, một cách bí mật, chúng ta thực sự đang tìm kiếm. Chúng ta cố gắng kiếm được vui thú từ hầu hết mọi thứ, và nếu người ta quan sát, vui thú không những gây tách rời và làm rối loạn cái trí, nhưng nó cũng còn tạo ra những giá trị giả dối, không thực sự. Vì vậy, vui thú mang lại ảo tưởng. Một cái trí đang tìm kiếm vui thú, giống như hầu hết chúng ta, không những tự-gây tách rời chính nó, nhưng còn luôn luôn ở trong một trạng thái mâu thuẫn trong tất cả những liên hệ của nó, dù nó là sự liên hệ với những ý tưởng, với con người, hay với tài sản; nó phải luôn luôn ở trong xung đột. Vì vậy, đó là một trong những sự việc người ta phải hiểu rõ: rằng tại cơ bản sự tìm kiếm của chúng ta trong sống là sự đòi hỏi, sự thôi thúc, sự tìm kiếm của vui thú.

Bây giờ, đây là việc rất khó khăn phải hiểu rõ bởi vì, tại sao người ta không nên có vui thú? Bạn thấy một cảnh hoàng hôn đẹp, một cái cây dễ thương, một con sông rộng đang chảy uốn khúc, hay một khuôn mặt xinh xinh, và khi bạn nhìn ngắm, nó cho bạn sự hài lòng, vui thú vô cùng. Có gì sai lầm với điều đó? Đối với tôi dường như sự rối loạn và đau khổ bắt đầu khi khuôn mặt đó, con sông đó, đám mây đó, hòn núi đó, trở thành một kỷ niệm, và sau đó kỷ niệm này đòi hỏi một tiếp tục nhiều hơn của vui thú; chúng ta muốn những việc như thế được lặp lại. Tất cả chúng ta đều biết điều này. Tôi đã có một vui thú nào đó, hay bạn đã có một hài lòng nào đó trong việc nào đó, và chúng ta muốn nó được lặp lại. Dù nó là tình dục, nghệ thuật, trí năng, hay việc nào đó không hoàn toàn thuộc tính chất này, chúng ta muốn nó được lặp lại – và tôi nghĩ đó là nơi vui thú bắt đầu bôi đen cái trí và tạo ra những giá trị giả dối, không thực sự.

Điều gì quan trọng là hiểu rõ vui thú, không phải cố gắng loại bỏ nó – điều đó quá ngu xuẩn. Không ai có thể loại bỏ vui thú. Nhưng hiểu rõ bản chất và cấu trúc của vui thú là điều cần thiết; bởi vì nếu sống chỉ là vui thú, và nếu đó là điều gì người ta mong muốn, vậy thì theo kèm vui thú là đau khổ, hỗn loạn, những ảo tưởng, những giá trị giả dối mà chúng ta tạo ra, và vì vậy không có rõ ràng. Nó là một sự kiện đơn giản, thuộc tâm lý cũng như thuộc sinh lý, rằng chúng ta đang tìm kiếm vui thú, và chúng ta đều muốn tất cả sự liên hệ phải được đặt nền tảng trên vui thú; và do đó, khi sự liên hệ không là vui thú, có một mâu thuẫn, và thế là xung đột, đau khổ, hỗn loạn, và bi thảm bắt đầu.

Paris, nói chuyện trước công chúng lần thứ ba

Ngày 23 tháng 5 năm 1965

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XV

Vui thú là sự tiếp tục và sự vun đắp trong suy nghĩ về một nhận biết.

Đ

iều gì là sự quan trọng và ý nghĩa của vui thú, mà mọi con người đang tìm kiếm và đang theo đuổi bằng bất kỳ giá nào? Vui thú là gì? Có vui thú nhận được từ những sở hữu; vui thú nhận được từ một khả năng hay tài năng; vui thú khi bạn chi phối một người khác; vui thú của có uy quyền cực kỳ, thuộc chính trị, thuộc tôn giáo hay thuộc kinh tế; vui thú của tình dục; vui thú của ý thức tự do vô cùng mà tiền bạc đem lại. Có vô vàn hình thức của vui thú. Trong vui thú có thụ hưởng, và tiến thêm nữa có ngây ngất, nhận được hài lòng trong cái gì đó và cảm thấy của ngây ngất. ‘Ngây ngất’ là vượt khỏi chính bạn. Không có cái ngã để thụ hưởng. Cái ngã – đó là cái tôi, cái vị kỷ, tánh cá nhân – tất cả hoàn toàn biến mất, chỉ có ý thức đó của đang ở bên ngoài. Đó là ngây ngất. Nhưng ngây ngất đó không liên quan gì đến vui thú.

Bạn nhận được một hài lòng trong cái gì đó; hài lòng mà hiện diện một cách tự nhiên khi bạn nhìn ngắm cái gì đó rất đẹp. Tại khoảnh khắc đó, tại giây phút đó, không có vui thú, không có hân hoan, chỉ có ý thức của nhìn ngắm. Trong nhìn ngắm đó cái tôi không-hiện diện. Khi bạn nhìn ngắm một hòn núi có đỉnh phủ đầy tuyết, cùng những thung lũng của nó, sự hùng vĩ và hoành tráng của nó, tất cả suy nghĩ bị xóa sạch. Nó đó kìa, vĩ đại đó phía trước bạn và có hài lòng. Tiếp theo suy nghĩ len lỏi vào và đang ghi lại như một kỷ niệm về nó là một trải nghiệm kỳ diệu và tuyệt vời ra sao. Tiếp theo ghi lại đó, kỷ niệm đó, được nuôi dưỡng và sự nuôi dưỡng đó trở thành vui thú. Bất kỳ khi nào suy nghĩ can thiệp vào ý thức của vẻ đẹp, ý thức của sự vĩ đại của cái gì đó, một bài thơ, một dải nước, hay một cái cây cô đơn trong một cánh đồng, nó là sự ghi lại. Nhưng, thấy nó và không ghi lại nó – đó là điều quan trọng. Khoảnh khắc bạn ghi lại nó, vẻ đẹp của nó, vậy là chính sự ghi lại đó đưa suy nghĩ hành động; vậy là ham muốn theo đuổi, mà trở thành sự theo đuổi của vui thú. Người ta thấy một người phụ nữ, hay một người đàn ông đẹp; tức khắc, nó được ghi lại trong bộ não; vậy là chính sự ghi lại đó đưa suy nghĩ chuyển động và bạn ao ước có tình bè bạn cùng người đó và tất cả mọi chuyện tiếp theo. Vui thú là sự tiếp tục và sự nuôi dưỡng trong suy nghĩ về một nhận biết. Bạn đã có sự trải nghiệm ân ái đêm qua, hay cách đây hai tuần, bạn nhớ lại nó và ham muốn lặp lại nó, mà là sự đòi hỏi có vui thú.

Liệu có thể ghi lại chỉ những việc tuyệt đối cần thiết? Những việc tuyệt đối cần thiết là sự hiểu biết làm thế nào lái một chiếc xe hơi, làm thế nào nói một ngôn ngữ, hiểu biết thuộc công nghệ, hiểu biết của đọc, viết và vân vân. Nhưng trong những liên hệ con người của chúng ta, ví dụ những liên hệ giữa đàn ông và đàn bà, mọi biến cố trong sự liên hệ đó được ghi lại. Điều gì xảy ra? Người đàn bà cáu giận, càu nhàu, hay thân thiện, tử tế, hay nói điều gì đó xấu xa ngay trước khi người chồng rời nhà đi làm việc; thế là từ việc này, được dựng lên, qua sự ghi lại, một hình ảnh về cô ấy và cô ấy dựng lên một hình ảnh về anh ấy – đó là sự kiện. Trong những liên hệ của con người, giữa đàn ông và đàn bà, hay giữa những người láng giềng và vân vân, có sự ghi lại và qui trình của tạo tác hình ảnh. Nhưng khi người chồng nói điều gì đó xấu xa, hãy lắng nghe nó cẩn thận, kết thúc nó, và không chuyển nó tiếp tục; vậy thì bạn sẽ phát giác rằng không có tạo tác hình ảnh gì cả. Nếu không có sự tạo tác hình ảnh giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sự liên hệ sẽ hoàn toàn khác hẳn; không còn sự liên hệ của một suy nghĩ đối nghịch một suy nghĩ khác – mà được gọi là sự liên hệ, mà thật ra không phải; nó chỉ là những ý tưởng.

Vui thú theo sau sự ghi lại của một biến cố trong sự tiếp tục được thực hiện bởi suy nghĩ. Suy nghĩ là gốc rễ của vui thú. Nếu bạn không có suy nghĩ và bạn thấy một vật đẹp đẽ nó sẽ ngừng lại ở đó. Nhưng suy nghĩ nói: ‘Không, tôi phải có cái đó’; từ việc này trôi chảy toàn chuyển động của suy nghĩ.

Sự liên hệ của vui thú với hân hoan là gì? Hân hoan đến với bạn không được mời mọc, nó xảy ra. Bạn đang dạo bộ trên đường phố, đang ngồi trong một chiếc xe buýt, hay lang thang trong những cánh rừng, đang nhìn ngắm những bông hoa, những quả đồi, và những đám mây và bầu trời xanh và bỗng nhiên có cảm giác lạ thường của hân hoan vô cùng này; sau đó sự ghi lại hiện diện, suy nghĩ nói, ‘Những thứ đó tuyệt vời quá! Tôi phải có nó nhiều thêm nữa.’ Thế là, lại nữa, hân hoan bị biến thành vui thú bởi suy nghĩ. Đây là đang thấy những sự kiện như chúng là, không phải như bạn muốn chúng là; nó là đang thấy chúng một cách chính xác, mà không có bất kỳ biến dạng, đang thấy việc gì đang xảy ra.

Tình yêu là gì? Liệu nó là vui thú; mà là sự tiếp tục của một biến cố qua chuyển động của suy nghĩ? Liệu chuyển động của suy nghĩ là tình yêu? Liệu tình yêu là sự hồi tưởng? Một sự việc đã xảy ra và đang sống trong sự hồi tưởng của nó, đang cảm thấy rằng sự hồi tưởng của cái gì đó qua rồi, đang làm sống động lại nó và đang nói, ‘Thật là kỳ diệu làm sao khi chúng ta cùng nhau ngồi dưới cái cây đó; đó là tình yêu’ – tất cả điều đó là sự hồi tưởng của một sự việc đã qua rồi. Liệu điều đó là tình yêu? Liệu tình yêu là sự vui thú của tình dục? – trong đó có dịu dàng, âu yếm và vân vân – liệu đó là tình yêu? Điều đó không có nghĩa rằng nó đúng vậy, hay rằng nó không phải như thế.

Chúng ta đang tìm hiểu mọi thứ mà con người đã sắp xếp vào chung về điều mà anh ấy nói, ‘Đây là tình yêu.’ Nếu tình yêu là vui thú, vậy thì nó nhấn mạnh vào sự hồi tưởng của những sự việc quá khứ và thế là tạo ra sự quan trọng của cái tôi – vui thú của tôi, hứng khởi của tôi, những hồi tưởng của tôi. Liệu đó là tình yêu? Và liệu tình yêu là ham muốn? Ham muốn là gì? Người ta ham muốn một chiếc xe hơi; người ta ham muốn một ngôi nhà; người ta ham muốn nổi tiếng, quyền hành, địa vị. Có vô tận những sự việc mà người ta ham muốn: được đẹp đẽ như bạn, được thông minh, được khôn ngoan, được giỏi giang bằng bạn. Liệu ham muốn tạo ra sự rõ ràng?

Cái sự việc được gọi là tình yêu được đặt nền tảng trên ham muốn – ham muốn ngủ với một người đàn bà, hay ngủ với một người đàn ông, ham muốn sở hữu cô ấy, thống trị cô ấy, điều khiển cô ấy: ‘Cô ấy thuộc về tôi, không phải thuộc về bạn.’ Liệu tình yêu trong vui thú được bắt nguồn trong sở hữu đó, trong thống trị đó? Người đàn ông thống trị thế giới và bây giờ có người đàn bà đang đấu tranh chống lại sự thống trị.

Ham muốn là gì? Liệu ham muốn tạo ra sự rõ ràng? Liệu từ bi nở hoa trong lãnh vực của nó? Nếu nó không mang lại sự rõ ràng và nếu ham muốn không là lãnh vực trong đó vẻ đẹp và sự vĩ đại của từ bi nở hoa, vậy thì ham muốn có vị trí gì? Ham muốn nảy sinh như thế nào? Người ta thấy một người đàn bà đẹp, hay một người đàn ông đẹp – người ta thấy. Có sự nhận biết, đang thấy, tiếp theo tiếp xúc, tiếp theo cảm xúc, tiếp theo cảm xúc đó được đảm trách bởi suy nghĩ, mà trở thành hình ảnh cùng ham muốn của nó. Bạn thấy một lọ hoa đẹp, một điêu khắc đẹp – của Hy lạp, hay Ai cập cổ xưa – và bạn ngắm nó và bạn sờ nó; bạn thấy chiều sâu của một điêu khắc về một hình người tư thế kiết già. Từ đó có một cảm xúc. Đó là một điêu khắc tuyệt vời quá và cảm xúc đó ham muốn; ‘Tôi ước tôi có vật đó trong phòng của tôi; ngắm nó mỗi ngày, sờ nó mỗi ngày’ – sự hãnh diện của sở hữu, có một vật tuyệt vời như thế. Đó là ham muốn: thấy, tiếp xúc, cảm xúc, tiếp theo suy nghĩ sử dụng cảm xúc đó để nuôi dưỡng sự ham muốn sở hữu – hay không-sở hữu.

Lúc này nảy sinh sự khó khăn: khi nhận ra điều này, những người tôn giáo đã nói: ‘Thực hiện lời thề độc thân; đừng nhìn một người phụ nữ; nếu bạn phải nhìn, hãy đối xử với cô ấy như người em gái, người mẹ của bạn, bất kỳ người nào bạn thích; bởi vì bạn đang phục vụ Thượng đế bạn cần tất cả năng lượng để phục vụ Ngài; trong phục vụ Thượng đế bạn sẽ gặp những đau khổ vô cùng, vì vậy hãy chuẩn bị, nhưng đừng lãng phí năng lượng của bạn.’ Nhưng ham muốn đang sôi sùng sục và chúng ta đang cố gắng hiểu rõ ham muốn đó mà đang liên tục sôi sùng sục, đang mong muốn thành tựu, đang ao ước tự-hoàn tất nó.

Ham muốn nảy sinh từ chuyển động: nhìn thấy-tiếp xúc-cảm xúc-suy nghĩ cùng ham muốn-hình ảnh của nó. Lúc này chúng ta đang nói: nhìn thấy-tiếp xúc-cảm xúc, đó là thông thường, lành mạnh – hãy kết thúc nó ở đó, đừng để cho suy nghĩ đảm trách nó và biến nó thành một ham muốn. Hiểu rõ điều này và vậy là bạn cũng sẽ hiểu rõ rằng không có sự kiềm chế của ham muốn. Bạn thấy một ngôi nhà đẹp, cân đối có những cửa sổ xinh xinh, một mái nhà tan vào bầu trời, những bức tường dày và là bộ phận của quả đất, một cái vườn dễ thương, được chăm sóc kỹ càng. Bạn nhìn ngắm nó, có cảm xúc; bạn sờ nó – bạn có lẽ không chạm tay vào nó nhưng bạn sờ bằng đôi mắt của bạn – bạn ngửi không khí, những cái cây nho nhỏ, bãi cỏ vừa mới cắt. Liệu bạn không thể kết thúc nó ở đó? Kết thúc nó ở đó, nói: ‘Nó là một ngôi nhà đẹp’; nhưng không có sự ghi lại và không có suy nghĩ mà nói: ‘Tôi ước tôi có ngôi nhà đó’ – mà là ham muốn và sự tiếp tục của ham muốn. Bạn có thể làm việc này quá dễ dàng; và tôi có ý một cách dễ dàng, nếu bạn hiểu rõ bản chất của tư tưởng và ham muốn.

Tổng thể của Sống

Hiểu rõ ham muốn là nhận biết không-chọn lựa được những chuyển động của nó.

H

am muốn là năng lượng, và nó phải được hiểu rõ; nó không thể chỉ bị kiềm chế, hay bị bắt buộc phải tuân phục. Bất kỳ nỗ lực nào để ép buộc hay kỷ luật ham muốn dẫn đến sự xung đột, mà đem theo cùng nó sự vô cảm. Tất cả những phương cách tinh tế của ham muốn phải được biết và được hiểu rõ. Bạn không thể được chỉ bảo và bạn không thể học hành những phương cách của ham muốn. Hiểu rõ ham muốn là nhận biết không-chọn lựa được những chuyển động của nó. Nếu bạn triệt tiêu ham muốn, bạn triệt tiêu nhạy cảm, cũng như sự mãnh liệt mà là cốt lõi cho sự hiểu rõ về sự thật.

Bình luận về Sống, Tập 3

Nguồn của ham muốn là gì?

K

hi chúng ta nói chúng ta thương yêu một người khác, trong tình yêu đó có ham muốn, những chiếu rọi vui thú thuộc vô vàn hoạt động của suy nghĩ. Người ta phải tìm ra liệu tình yêu là ham muốn, liệu tình yêu là vui thú, liệu trong tình yêu có sợ hãi; bởi vì nơi nào có sợ hãi phải có hận thù, ghen tuông, lo âu, sở hữu, thống trị. Có vẻ đẹp trong sự liên hệ và toàn vũ trụ là một chuyển động trong liên hệ. Vũ trụ là trật tự và khi người ta có trật tự trong chính người ta, người ta có trật tự trong những liên hệ của người ta và vì vậy có thể có trật tự trong xã hội của chúng ta. Nếu người ta tìm hiểu bản chất của sự liên hệ, người ta phát giác rằng có trật tự là điều tuyệt đối cần thiết, và từ trật tự đó tình yêu hiện diện.

Vẻ đẹp là gì? Bạn thấy tuyết mới trên những hòn núi sáng nay, sạch, một cảnh đẹp. Bạn thấy những cái cây cô đơn đang đứng đen kịt tương phản màu trắng đó. Nhìn ngắm thế giới quanh chúng ta bạn thấy bộ máy kỳ diệu, máy vi tính lạ thường cùng vẻ đẹp đặc biệt của nó; bạn thấy vẻ đẹp của một khuôn mặt, vẻ đẹp của một bức tranh, vẻ đẹp của một bài thơ – dường như bạn công nhận vẻ đẹp ở ngoài đó. Trong những viện bảo tàng hay khi bạn đi tới một buổi hòa nhạc và lắng nghe Beethoven, hay Mozart, có vẻ đẹp vô cùng – nhưng luôn luôn ở ngoài đó. Trong những quả đồi, trong những thung lũng cùng những dòng nước đang chảy của nó, và đường bay của những con chim và tiếng hót của một con sáo đen trong sáng sớm, có vẻ đẹp. Nhưng liệu vẻ đẹp chỉ ở ngoài đó? Hay vẻ đẹp là cái gì đó chỉ hiện diện khi ‘cái tôi’ không còn? Khi bạn nhìn ngắm những hòn núi đó vào một buổi sáng có nắng, đang lấp lánh tương phản rõ ràng bầu trời xanh, vẻ tráng lệ của nó xua đuổi tất cả những kỷ niệm đã tích lũy của chính bạn – trong khoảnh khắc. Kia kìa, vẻ đẹp phía bên ngoài, hoành tráng phía bên ngoài, tráng lệ và sức mạnh của những hòn núi, xóa sạch tất cả những vấn đề của bạn – ước gì trong một giây. Bạn quên bẵng chính mình. Khi tuyệt đối không có bạn, vẻ đẹp hiện diện. Nhưng chúng ta không được tự do khỏi chính chúng ta, chúng ta là những con người ích kỷ, quan tâm đến chính chúng ta, đến sự quan trọng của chúng ta hay đến những vấn đề của chúng ta, đến những khó nhọc, những đau khổ, và sự cô độc của chúng ta. Từ sự cô độc vô vọng, chúng ta muốn gắn kết cùng cái này hay cái kia và chúng ta bám vào một ý tưởng, một niềm tin, một con người, đặc biệt một con người. Trong sự lệ thuộc, tất cả những vấn đề của chúng ta phát sinh. Nơi nào có sự lệ thuộc tâm lý, sợ hãi bắt đầu. Khi bạn cột chặt vào cái gì đó, sự thoái hóa bắt đầu.

Ham muốn là lực đẩy mạnh mẽ và thôi thúc nhất trong sống của chúng ta. Chúng ta đang nói về chính sự ham muốn, không phải ham muốn về một sự việc đặc biệt. Tất cả những tôn giáo đều đã nói rằng nếu bạn muốn phục vụ Thượng đế bạn phải dập tắt ham muốn, triệt tiêu ham muốn, kiểm soát ham muốn. Tất cả những tôn giáo đều đã nói: thay thế cho ham muốn bằng một hình ảnh mà suy nghĩ đã tạo ra – hình ảnh mà những người Thiên chúa giáo có, mà những người Ấn giáo có, và vân vân. Thay thế một hình ảnh cho sự kiện. Sự kiện là ham muốn – sự hừng hực của nó và họ nghĩ rằng người ta có thể khuất phục nó bằng cách thay thế cái gì đó cho nó. Hay giao nộp chính bạn cho điều gì đó mà bạn nghĩ là bậc thầy, đấng cứu rỗi, vị đạo sư – mà lại nữa là hoạt động của suy nghĩ. Đây đã là khuôn mẫu của tất cả những tôn giáo thuộc suy nghĩ. Người ta phải hiểu rõ toàn chuyển động của ham muốn; bởi vì rõ ràng, nó không là tình yêu, cũng không là từ bi. Nếu không có tình yêu và từ bi, thiền định hoàn toàn không có ý nghĩa. Tình yêu và từ bi có thông minh riêng của chúng mà không là thông minh của suy nghĩ ma mãnh.

Vì vậy, hiểu rõ bản chất của ham muốn là điều quan trọng, tại sao nó đã có một vai trò quan trọng cực kỳ như thế trong sống của chúng ta; làm thế nào nó gây biến dạng sự rõ ràng, làm thế nào nó ngăn cản chất lượng lạ thường của tình yêu. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ và không kiềm chế, không cố gắng kiểm soát nó hay hướng dẫn nó trong một phương hướng đặc biệt, mà bạn nghĩ có lẽ trao tặng bạn hòa bình.

Làm ơn luôn luôn nhớ rằng người nói không đang cố gắng gây ấn tượng bạn hay hướng dẫn và giúp đỡ bạn. Nhưng cùng nhau chúng ta đang dạo bộ trên một con đường rất phức tạp và tinh tế. Chúng ta phải lắng nghe lẫn nhau để tìm ra sự thật về ham muốn. Khi người ta hiểu rõ sự quan trọng, ý nghĩa, sự phong phú, sự thật của ham muốn, sau đó ham muốn có một giá trị và một mục đích khác hẳn trong sống của người ta.

Khi người ta quan sát ham muốn, liệu người ta đang quan sát nó như một người đứng ngoài đang quan sát ham muốn? Hay người ta đang quan sát ham muốn ngay lúc nó nảy sinh? Không phải ham muốn như cái gì đó tách khỏi người ta, người ta là ham muốn. Bạn thấy sự khác biệt? Hoặc người ta quan sát ham muốn, mà người ta có khi người ta nhìn món đồ nào đó trong cửa sổ bày hàng đang gây thỏa mãn người ta, và người ta có ham muốn mua nó đến độ món đồ khác hẳn ‘tôi’, hay cách ngược lại ham muốn là ‘tôi’, vậy là có một nhận biết về ham muốn mà không có người quan sát đang quan sát ham muốn.

Người ta có thể nhìn ngắm một cái cây. Cái cây là từ ngữ qua đó người ta nhận ra cái vật đang đứng trong cánh đồng. Nhưng người ta biết rằng từ ngữ cái cây không là cái cây. Tương tự như thế, người vợ của người ta không là từ ngữ. Nhưng người ta đã biến từ ngữ thành người vợ của người ta. Tôi không biết liệu bạn thấy những tinh tế của tất cả điều này. Người ta phải hiểu rõ, từ ngay khởi đầu, rằng từ ngữ không là sự vật. Từ ngữ ham muốnkhông là cảm thấy về nó – có cảm thấy lạ thường đằng sau phản ứng đó. Vì vậy người ta phải rất cảnh giác rằng người ta không bị trói buộc trong từ ngữ. Cũng vậy người ta phải dư thừa sinh động để thấy rằng cái món đồ có lẽ tạo ra ham muốn – ham muốn mà tách khỏi món đồ. Liệu người ta nhận biết rằng từ ngữ không là sự vật và rằng ham muốn không tách khỏi người quan sát đang quan sát ham muốn? Liệu người ta nhận biết rằng món đồ có lẽ tạo ra ham muốn nhưng ham muốn lại độc lập khỏi món đồ?

Ham muốn nở hoa như thế nào? Tại sao có năng lượng lạ thường như thế đằng sau nó? Nếu tại sâu thẳm chúng ta không hiểu rõ bản chất của ham muốn chúng ta sẽ luôn luôn đang xung đột lẫn nhau. Người ta có lẽ ham muốn một sự vật và người vợ có lẽ ham muốn một thứ khác và con cái có lẽ ham muốn thứ gì khác nữa. Vậy là chúng ta luôn luôn cãi cọ lẫn nhau. Và trận chiến này, đấu tranh này, được gọi là tình yêu, sự liên hệ.

Chúng ta đang hỏi: Nguồn của ham muốn là gì? Chúng ta phải rất thành thật trong điều này, rất chân thật, bởi vì ham muốn rất, rất dối gạt, rất tinh tế, nếu chúng ta không hiểu rõ gốc rễ của nó. Bởi vì đối với tất cả chúng ta những phản ứng giác quan là quan trọng – nhìn, sờ, nếm, ngửi, nghe. Và đối với một số người của chúng ta, một phản ứng giác quan riêng có lẽ quan trọng hơn những phản ứng khác. Nếu chúng ta có khả năng nghệ thuật, chúng ta thấy những sự vật trong một cách đặc biệt. Nếu chúng ta được đào tạo như một kỹ sư vậy thì những phản ứng giác quan lại khác hẳn. Vậy là, chúng ta không bao giờ quan sát một cách tổng thể, cùng tất cả những phản ứng của giác quan. Trong chừng mực nào đó, mỗi người chúng ta đều đáp trả một cách đặc biệt, bị phân chia. Liệu có thể phản ứng một cách tổng thể cùng tất cả những giác quan của người ta? Hãy thấy sự quan trọng của điều đó. Nếu người ta phản ứng một cách tổng thể cùng tất cả những giác quan của người ta, có sự xóa sạch của người quan sát được trung tâm hóa. Nhưng khi người ta phản ứng đến một sự vật riêng trong một cách đặc biệt vậy thì sự phân chia bắt đầu. Khi bạn rời căn lều này, hãy tìm ra, khi bạn nhìn ngắm những dòng nước đang chảy, những lấp lánh nhe nhẹ trên dòng nước chảy xiết, hãy tìm ra liệu bạn có thể nhìn ngắm nó bằng tất cả những giác quan của bạn. Đừng hỏi tôi phải làm thế nào, bởi vì điều đó trở thành máy móc. Nhưng hãy tự-giáo dục bạn trong sự hiểu rõ của toàn phản ứng thuộc giác quan.

Khi bạn thấy cái gì đó, đang thấy tạo ra một phản ứng. Bạn thấy một cái áo sơ mi màu xanh, hay một cái váy màu xanh, đang thấy đánh thức phản ứng. Sau đó sự tiếp xúc xảy ra. Sau đó từ sự tiếp xúc, suy nghĩ tạo tác hình ảnh của bạn trong cái áo sơ mi hay cái váy đó, sau đó ham muốn nảy sinh. Hay bạn thấy một chiếc xe ngoài đường, nó có đường nét đẹp, nó được lau chùi láng bóng và có nhiều quyền hành phía sau nó. Sau đó bạn đi quanh nó, tìm hiểu động cơ. Sau đó suy nghĩ tạo tác hình ảnh của bạn ngồi trong chiếc xe và khởi động, đạp ga rồi lái nó. Thế là ham muốn bắt đầu và nguồn của ham muốn là suy nghĩ đang tạo tác hình ảnh, trước đó không có ham muốn. Có những phản ứng giác quan, mà bình thường, nhưng sau đó suy nghĩ tạo tác hình ảnh và từ khoảnh khắc đó ham muốn bắt đầu. Bây giờ, liệu suy nghĩ có thể không nảy sinh và tạo tác hình ảnh? Đây là học hành về ham muốn, mà trong chính nó là kỷ luật. Học hành về ham muốn là kỷ luật, không phải kiểm soát nó. Nếu bạn thực sự học hành về cái gì đó, nó chấm dứt. Nhưng nếu bạn nói bạn phải kiểm soát ham muốn, vậy thì bạn ở trong một lãnh vực hoàn toàn khác hẳn. Khi bạn thấy tổng thể của chuyển động này, bạn sẽ phát giác rằng suy nghĩ cùng hình ảnh của nó sẽ không can thiệp; bạn sẽ chỉ thấy, có cảm xúc. Và có gì sai trái với điều đó?

Saanen, Thụy sĩ, ngày 19 tháng 7 năm 1981

Mạng lưới của Suy nghĩ

Không phải rằng bạn không có ham muốn, nhưng đơn giản rằng cái trí có thể nhìn ngắm mà không diễn tả.

B

ây giờ, trước hết chúng ta hãy thấy điều gì xảy đến cho một cái trí mà luôn luôn đang tự-kiểm soát chính nó, đang kiềm chế, đang lý tưởng ham muốn. Một cái trí như thế, bởi vì bị bận tâm với chính nó, trở thành vô cảm. Mặc dù nó có lẽ nói về nhạy cảm, tốt lành, mặc dù nó có lẽ nói rằng chúng ta phải là huynh đệ, chúng ta phải sáng tạo một thế giới diệu kỳ, và mọi chuyện vô lý mà những con người kiềm chế ham muốn nói – một cái trí như thế là vô cảm bởi vì nó đã không hiểu rõ điều mà nó đã kiềm chế. Dù bạn kiềm chế hay nhượng bộ ham muốn, tại cơ bản nó đều giống hệt nhau bởi vì ham muốn vẫn còn ở đó. Bạn có lẽ kiềm chế ham muốn về một người phụ nữ, một chiếc xe hơi, một địa vị; nhưng chính thôi thúc để không có những thứ này, mà làm cho bạn kiềm chế ham muốn về chúng, chính thôi thúc đó là một hình thức của ham muốn. Vì vậy, bị trói buộc trong ham muốn, bạn phải hiểu rõ nó, và không nói nó là đúng hay sai.

Bây giờ, ham muốn là gì? Khi tôi thấy một cái cây đong đưa trước gió, nhìn ngắm nó thật lý thú, và có gì sai trái với điều đó? Có gì sai trái khi nhìn ngắm chuyển động nhịp nhàng của một con chim đang vẫy cánh? Sai trái gì khi nhìn ngắm một chiếc xe hơi mới, được thiết kế tuyệt vời và bóng láng? Và có gì sai trái khi nhìn ngắm một người đẹp có một khuôn mặt cân đối, một khuôn mặt thể hiện sự khôn ngoan, thông minh, chất lượng lạ thường?

Nhưng ham muốn không ngừng lại ở đó. Sự nhận biết của bạn không đơn thuần là sự nhận biết, nhưng theo cùng nó là cảm xúc. Kèm theo đang nảy sinh cảm xúc, bạn muốn tiếp xúc, sờ chạm, và tiếp theo sự thúc giục để sở hữu. Bạn nói, ‘Cái xe này đẹp, tôi phải có nó,’ và thế là bắt đầu sự nhốn nháo của vui thú.

Bây giờ, liệu có thể thấy, nhìn ngắm, nhận biết được những sự vật đẹp đẽ và xấu xí của sống, và không nói, ‘Tôi phải,’ hay, ‘Tôi không được’? Bạn chưa từng chỉ nhìn ngắm bất kỳ thứ gì? Các bạn hiểu rõ chứ, thưa các bạn? Có khi nào bạn quan sát người vợ của bạn, con cái của bạn, những người bạn của bạn, chỉ nhìn ngắm họ? Có khi nào bạn nhìn ngắm một bông hoa mà không gọi nó là bông hoa hồng, mà không muốn gài nó nơi khuy áo của bạn, hay hái về nhà và tặng nó cho một người? Nếu bạn có thể nhìn ngắm như thế, mà không có tất cả những giá trị được tạo ra bởi cái trí, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng ham muốn không là sự việc kinh hãi lắm. Bạn có thể nhìn ngắm một chiếc xe hơi, thấy vẻ đẹp của nó, và không bị trói buộc trong những nhốn nháo và mâu thuẫn của ham muốn. Nhưng điều đó đòi hỏi một mãnh liệt lạ thường của sự quan sát, không chỉ là một cái nhìn ngẫu nhiên. Không phải rằng bạn không có ham muốn, nhưng đơn giản rằng cái trí có thể nhìn ngắm mà không diễn tả. Nó có thể nhìn ngắm mặt trăng và không ngay tức khắc nói, ‘Đó là mặt trăng, đẹp quá chừng,’ vậy là không có đang huyên thuyên của cái trí len lỏi vào chính giữa. Nếu bạn có thể thực hiện điều này, bạn sẽ phát giác rằng trong sự mãnh liệt của quan sát, của cảm thấy, của ân cần thực sự, tình yêu có hành động riêng của nó, mà không là hành động mâu thuẫn của ham muốn.

Thử nghiệm điều này và bạn sẽ thấy khó khăn làm sao cho cái trí quan sát mà không huyên thuyên về điều gì nó quan sát. Nhưng chắc chắn, tình yêu không thuộc bản chất đó, đúng chứ? Làm thế nào bạn có thể thương yêu nếu cái trí của bạn không bao giờ yên lặng, nếu bạn luôn luôn đang suy nghĩ về chính bạn? Muốn thương yêu một người bằng toàn thân tâm của bạn, bằng thân thể, quả tim, cái trí của bạn, đòi hỏi sự mãnh liệt vô cùng; và khi tình yêu là mãnh liệt, chẳng mấy chốc ham muốn tan biến. Nhưng hầu hết chúng ta chưa bao giờ có mãnh liệt này về bất kỳ thứ gì, ngoại trừ về lợi lộc riêng của bạn, có ý thức hay không-ý thức; chúng ta không bao giờ đồng cảm cùng bất kỳ thứ gì mà không đang tìm kiếm cái gì khác từ nó. Nhưng chỉ cái trí có năng lượng mãnh liệt này mới có thể theo kịp chuyển động vùn vụt của sự thật. Sự thật không đứng yên, nó vùn vụt hơn suy nghĩ, và cái trí không thể hình dung về nó. Muốn hiểu rõ sự thật, phải có năng lượng lạ thường này mà không thể được giữ gìn hay được nuôi dưỡng. Năng lượng này không hiện diện qua tự-phủ nhận, qua kiềm chế. Trái lại, nó đòi hỏi tự-từ bỏ hoàn toàn, và bạn không thể tự-từ bỏ chính bạn, hay từ bỏ mọi thứ mà bạn có, nếu bạn chỉ muốn một kết quả.

Có thể sống không-ganh tị trong thế giới này mà được đặt nền tảng trên ganh tị, trên thâu lợi và theo đuổi của quyền hành, địa vị; nhưng điều đó đòi hỏi một mãnh liệt lạ thường, một minh bạch của suy nghĩ, của hiểu rõ. Bạn không thể được tự do khỏi ganh tị nếu không hiểu rõ về chính bạn, vậy là bắt đầu từ đây, không phải nơi nào khác. Nếu bạn không bắt đầu từ ngay chính bạn, dù bạn làm bất kỳ điều gì, bạn sẽ không bao giờ tìm được sự kết thúc của đau khổ.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 16 tháng 2 năm 1957

Tuyển tập những Lời giảng, Tập X

Bạn không thể nhận biết được ham muốn nếu bạn chỉ trích nó hay so sánh nó.

V

ậy là, rất cần thiết phải hiểu rõ ham muốn. Bạn phải ‘hiểu rõ ham muốn,’ không phải ‘sống không-ham muốn.’ Nếu bạn giết chết ham muốn, bạn bị tê liệt. Khi bạn nhìn ngắm hoàng hôn đó phía trước bạn, chính nhìn ngắm đó là một hài lòng, nếu bạn có nhạy cảm. Đó cũng là ham muốn – hài lòng. Và nếu bạn không thể thấy hoàng hôn đó và sự hài lòng trong nó, bạn không có nhạy cảm. Nếu bạn không thể thấy một người giàu có trong một chiếc xe hơi đẹp và sự hài lòng trong thấy đó – không phải bởi vì bạn muốn nó nhưng chỉ được hài lòng khi thấy một người trong một chiếc xe hơi đẹp – hay nếu bạn không thể thấy một người không được giáo dục, bẩn thỉu, dơ dáy, nghèo khổ đang tuyệt vọng và cảm thấy đồng cảm, ân cần, thương yêu vô hạn, bạn không có nhạy cảm. Vậy thì, làm thế nào bạn có thể tìm được sự thật nếu bạn không có nhạy cảm và cảm thấy này?

Vì vậy, bạn phải hiểu rõ ham muốn. Và muốn hiểu rõ mọi thúc giục của ham muốn, bạn phải có không gian, và không cố gắng lấp đầy không gian đó bằng những suy nghĩ hay những kỷ niệm riêng của bạn, hay làm thế nào để đạt được, hay làm thế nào để triệt tiêu ham muốn đó. Vậy là từ hiểu rõ đó, tình yêu hiện diện. Hầu hết chúng ta không có tình yêu, chúng ta không biết nó có nghĩa gì. Chúng ta biết vui thú, chúng ta biết đau khổ. Chúng ta biết sự mâu thuẫn của vui thú, và, có thể, đau khổ liên tục. Và chúng ta biết vui thú của tình dục và vui thú của đạt được nổi tiếng, vị trí, thanh danh, và vui thú của có sự kiểm soát chặt chẽ trên thân thể riêng của người ta như những người tu khổ hạnh thực hiện, tạo ra một kỷ lục – chúng ta biết tất cả điều này. Chúng ta luôn luôn đang nói về tình yêu, nhưng chúng ta không biết nó có nghĩa gì, bởi vì chúng ta đã không hiểu rõ ham muốn, mà là sự khởi đầu của tình yêu.

Nếu không có tình yêu, không có luân lý – có sự tuân phục vào một khuôn mẫu, một khuôn mẫu xã hội hay một khuôn mẫu tạm gọi là tôn giáo. Nếu không có tình yêu không có đạo đức. Tình yêu là cái gì đó tự phát, thực sự, sinh động. Và đạo đức không là sự việc mà bạn gây ra bởi luyện tập liên tục; nó là cái gì đó tự phát, mật thiết cùng tình yêu. Đạo đức không là một ký ức mà tùy theo đó bạn vận hành như một con người đạo đức. Nếu bạn không có tình yêu, bạn không có đạo đức. Bạn có lẽ đi đến đền chùa, bạn có lẽ theo một sống gia đình được kính trọng nhất, bạn có lẽ có những luân lý xã hội nhưng bạn không-đạo đức bởi vì quả tim của bạn trơ trụi, trống rỗng, đờ đẫn, dốt nát, bởi vì bạn đã không hiểu rõ ham muốn. Thế là sống trở thành một trận chiến vô tận, và nỗ lực luôn luôn kết thúc trong chết. Nỗ lực luôn luôn kết thúc trong chết, bởi vì đó là tất cả mà bạn biết.

Vậy là, một người muốn hiểu rõ ham muốn phải hiểu rõ, phải lắng nghe, mọi thúc giục của cái trí và quả tim, mọi tâm trạng, mọi thay đổi của suy nghĩ và cảm thấy, phải nhìn ngắm nó; anh ấy phải trở nên nhạy cảm, trở nên sinh động với nó. Bạn không thể trở nên nhận biết được ham muốn nếu bạn chỉ trích nó hay so sánh nó. Bạn phải chú ý đến ham muốn, bởi vì nó sẽ trao tặng bạn một hiểu rõ lạ thường. Và từ hiểu rõ đó, có nhạy cảm. Vậy là, bạn nhạy cảm không những một cách vật chất với vẻ đẹp – với bụi bặm, với những vì sao, với khuôn mặt tươi cười hay những giọt nước mắt – nhưng còn cả với tất cả những thì thầm, những huyên thuyên trong cái trí của bạn, những hy vọng và những sợ hãi bí mật.

Và từ lắng nghe, nhìn ngắm này, đam mê hiện diện; đam mê này mà mật thiết cùng tình yêu. Và chỉ trạng thái này mới có thể đồng-hợp tác. Và cũng chỉ trạng thái này mới có thể, bởi vì nó có thể đồng-hợp tác, cũng biết khi nào nó không-đồng-hợp tác. Thế là, từ chiều sâu của nhìn ngắm, hiểu rõ này, cái trí trở thành hiệu quả, rõ ràng, đầy sức sống, sinh lực; và chỉ cái trí như thế mới có thể thực hiện chuyến hành trình rất xa.

Madras, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 22 tháng 1 năm 1964

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XIV

N

gười hỏi: Có vẻ người ta thấy sự ngu xuẩn của ham muốn và được tự do khỏi nó, nhưng sau đó nó quay lại.

Krishnamurti: Tôi chưa bao giờ đã nói rằng một cái trí tự do không có ham muốn. Rốt cuộc, có gì sai trái với ham muốn? Vấn đề len lỏi vào khi nó tạo ra xung đột, khi tôi muốn chiếc xe hơi dễ thương đó mà tôi không thể có. Nhưng thấy chiếc xe hơi – vẻ đẹp về đường nét của nó, màu sắc, tốc độ nó có thể đạt được – có gì sai trái với nó? Liệu ham muốn đó để quan sát nó, để nhìn ngắm nó, là sai trái? Ham muốn chỉ trở thành thúc giục, ép buộc khi tôi ao ước sở hữu sự vật đó. Chúng ta thấy rằng là một nô lệ cho bất kỳ thứ gì – thuốc lá, nhậu nhẹt, một cách suy nghĩ riêng biệt – hàm ý ham muốn, và nỗ lực thoát khỏi khuôn mẫu cũng hàm ý ham muốn, và thế là chúng ta nói chúng ta phải đến một tình trạng nơi không còn ham muốn. Hãy thấy chúng ta định hình sống bởi sự tầm thường của chúng ta như thế nào! Và thế là, sống của chúng ta trở thành một công việc tầm thường, chất đầy những sợ hãi và những ngõ ngách tối tăm. Nhưng nếu chúng ta hiểu rõ tất cả mọi điều chúng ta đã và đang nói bằng cách thấy nó thực sự, vậy thì tôi nghĩ ham muốn có một ý nghĩa đặc biệt.

Saanen, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 1 tháng 8 năm 1961

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XII

Sự kháng cự đau khổ hay sự theo đuổi ham muốn – cả hai đều cho sự tiếp tục đến ham muốn.

C

húng ta không đang nói rằng bạn phải không có ham muốn, hay rằng bạn phải kiềm chế ham muốn, giống như tất cả những quyển sách tôn giáo đều nói, hay giống như tất cả những vị đạo sư của bạn đều nói. Trái lại, cùng nhau chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề của ham muốn này. Nếu bạn kiềm chế ham muốn, vậy thì bạn đang tự-hủy diệt chính bạn, bạn đang tự-làm tê liệt chính bạn, bạn đang trở thành vô cảm, đờ đẫn, dốt nát – như tất cả những người tôn giáo đã thực hiện. Đối với họ, vẻ đẹp, nhạy cảm, bị phủ nhận, bởi vì họ đã kiềm chế. Ngược lại, nếu bạn hiểu rõ toàn bộ sự tinh tế của ham muốn, bản chất của ham muốn, vậy thì bạn sẽ không bao giờ kiềm chế ham muốn, bạn sẽ không bao giờ kiềm chế bất kỳ thứ gì – tôi sẽ trình bày nó tiếp theo đây.

Ham muốn là gì? Ham muốn nảy sinh khi bạn thấy một người đàn bà đẹp, một chiếc xe hơi đẹp, một người đàn ông ăn mặc chải chuốt, hay một ngôi nhà xinh xinh. Có nhận biết, cảm xúc qua tiếp xúc, và sau đó ham muốn. Tôi thấy bạn đang mặc một cái áo khoác đẹp. Có nhận biết, thấy; sự quyến rũ – kiểu may của cái áo khoác – và cảm xúc; và ham muốn có cái áo khoác đó. Điều này rất đơn giản.

Bây giờ, cái gì cho sự tiếp tục vào ham muốn? Bạn hiểu chứ? Tôi biết ham muốn nảy sinh như thế nào – điều đó khá đơn giản. Cái gì cho sự tiếp tục vào ham muốn? Chắc chắn do bởi sự tiếp tục của ham muốn này mà củng cố, mà trở thành ý chí. Đúng chứ? Vì vậy, tôi phải tìm ra cái gì cho sự tiếp tục vào ham muốn. Nếu tôi có thể tìm ra cái đó, vậy thì tôi biết làm thế nào để giải quyết ham muốn; tôi sẽ không bao giờ kiềm chế nó.

Bây giờ, cái gì cho sự tiếp tục vào ham muốn? Tôi thấy cái gì đó đẹp đẽ, quyến rũ; một ham muốn đã được khuấy động. Và bây giờ tôi phải tìm ra cái gì cho nó sinh lực, cái gì cho nó sự tiếp tục của sức mạnh. Có cái gì đó vui thú mà tôi cảm thấy ham muốn, và nó cho tôi sự tiếp tục bằng cách suy nghĩ về nó. Người ta suy nghĩ về tình dục. Bạn suy nghĩ về nó và bạn cho nó một tiếp tục. Hay bạn suy nghĩ về đau khổ mà bạn đã có ngày hôm qua, sự bất hạnh; thế là bạn cũng cho điều đó sự tiếp tục. Vì vậy, sự nảy sinh của ham muốn là tự nhiên, không tránh khỏi; bạn phải có ham muốn, bạn phải phản ứng; ngược lại, bạn là một thực thể chết rồi. Nhưng điều gì quan trọng là thấy, tự-tìm ra cho chính bạn, khi nào cho sự tiếp tục vào nó và khi nào không cho.

Vậy là, bạn phải hiểu rõ cấu trúc của suy nghĩ, mà tác động và kiểm soát và định hình và cho sự tiếp tục vào ham muốn. Đúng chứ? Điều đó rõ ràng. Suy nghĩ vận hành tùy theo ký ức và vân vân – mà lúc này chúng ta sẽ tìm hiểu. Chúng ta chỉ đang chỉ rõ làm thế nào ham muốn được củng cố bằng cách suy nghĩ liên tục về nó và cho nó một tiếp tục – mà trở thành ý chí. Và với ý chí đó chúng ta vận hành. Và ý chí đó được đặt nền tảng trên ham muốn và trên đau khổ. Nếu nó là vui thú, tôi muốn nó nhiều thêm nữa; nếu nó là đau khổ, tôi kháng cự nó.

Vì vậy, sự kháng cự đau khổ hay sự theo đuổi vui thú – cả hai đều cho sự tiếp tục vào ham muốn. Và khi tôi hiểu rõ điều này, không bao giờ có một vấn đề của kiềm chế ham muốn, bởi vì khi bạn kiềm chế ham muốn, chắc chắn nó sẽ tạo ra những xung đột khác – giống như trong trường hợp kiềm chế một căn bệnh. Bạn không thể kiềm chế một căn bệnh; bạn phải đem nó ra; bạn phải tìm hiểu nó và làm tất cả mọi việc để chữa trị. Nhưng nếu bạn kiềm chế nó, nó sẽ củng cố sức mạnh và trở nên mạnh mẽ hơn và sau đó sẽ tấn công bạn. Tương tự, khi bạn hiểu rõ toàn cấu trúc của ham muốn và cái gì cho sự tiếp tục vào nó, bạn sẽ không bao giờ, dưới bất kỳ tình huống nào, kiềm chế ham muốn. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn buông thả trong ham muốn. Bởi vì khoảnh khắc bạn buông thả trong ham muốn, nó tạo ra đau khổ riêng của nó, vui thú riêng của nó, và bạn quay lại trong vòng tròn hiểm độc.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 14 tháng 2 năm 1965

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XV

Ham muốn sẽ trở thành một ngọn lửa . . .

C

húng ta thấy làm thế nào ham muốn nảy sinh, mà rất đơn giản. Và tiếp theo chúng ta phải tìm ra cái gì cho sự tiếp tục vào ham muốn. Đó là nghi vấn quan trọng thực sự – không phải ham muốn nảy sinh như thế nào. Chúng ta biết ham muốn nảy sinh như thế nào, tôi thấy cái gì đó đẹp đẽ, tôi muốn nó. Tôi thấy cái gì đó xấu xí, đau khổ; việc đó gợi nhớ cho tôi mọi loại sự việc: tôi gạt nó đi. Người ta nhận biết được sự nảy sinh của ham muốn, nhưng người ta đã không bao giờ tìm hiểu – ít ra, hầu hết chúng ta đã không tìm hiểu – nghi vấn của cái gì cho nó sự tiếp tục và cái gì tạo ra, trong tiếp tục đó, sự mâu thuẫn. Nếu không có sự mâu thuẫn – mà là trận chiến giữa tốt lành và xấu xa, giữa đau khổ và vui thú, giữa thành tựu và thất vọng – nếu không có sự mâu thuẫn này trong ham muốn và sự tiếp tục này trong ham muốn, nếu có một hiểu rõ về điều đó, vậy thì ham muốn sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Vậy thì ham muốn sẽ trở thành một ngọn lửa, sẽ có một chất lượng của một khẩn thiết, một vẻ đẹp, một phản ứng lạ thường – không là một sự việc phải bị kinh hãi, bị hủy diệt, bị bóp nghẹt, bị phủ nhận.

Madras, nói chuyện trước công chúng lần thứ ba

Ngày 23 tháng 12 năm 1964

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XV

N

gười hỏi: Tất cả những tôn giáo dạy bảo sự cần thiết phải kiềm chế những giác quan. Những giác quan là một cản trở cho sự khám phá sự thật?

Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm ra sự thật của vấn đề và không phụ thuộc vào điều gì vô số những người thầy và những quyển sách đã nói, hay điều gì vị đạo sư địa phương của bạn đã cấy sâu trong cái trí của bạn.

Chúng ta biết sự nhạy cảm lạ thường của những giác quan – xúc giác, thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác. Muốn thấy một bông hoa trọn vẹn, nhận biết được màu sắc của nó, hương thơm và vẻ đẹp tinh tế của nó, bạn phải có những giác quan. Chỉ khi nào bạn thấy một người đàn ông hay phụ nữ đẹp, hay một chiếc xe hơi xinh, lúc đó sự rắc rối bắt đầu, bởi vì lúc đó ham muốn len lỏi vào. Chúng ta hãy thâm nhập chầm chậm.

Bạn thấy một chiếc xe hơi xinh. Có nhận biết hay thấy, cảm xúc, tiếp xúc, và cuối cùng ham muốn. Đó là ham muốn hiện diện như thế nào. Tiếp theo ham muốn nói, ‘Có được chiếc xe này tuyệt lắm, tôi phải có nó,’ thế là bạn tiêu hết sống và năng lượng của bạn để kiếm tiền mua chiếc xe. Nhưng tôn giáo nói, ‘Tội lỗi lắm, xấu xa lắm khi ham muốn những sự vật thế gian. Những giác quan của bạn sẽ dẫn dắt bạn lạc lối, vì vậy bạn phải khuất phục, kiểm soát nó. Đừng nhìn một người phụ nữ, hay đừng nhìn một người đàn ông; hãy kỷ luật bạn, hãy chế ngự ham muốn của bạn.’ Thế là, bạn bắt đầu kiềm chế những giác quan của bạn, mà là sự nuôi dưỡng của vô cảm. Hay thấy quanh bạn sự xấu xí, bẩn thỉu, tất cả nghèo đói và đau khổ, bạn không thèm suy nghĩ về nó và nói, ‘Đó là tội lỗi; tôi phải tìm kiếm Thượng đế, chân lý.’ Một mặt bạn đang kiềm chế, đang khiến những giác quan trở thành vô cảm, và mặt khác bạn đang cố gắng trở nên nhạy cảm với Thượng đế; thế là toàn thân tâm của bạn đang trở nên vô cảm. Các bạn hiểu chứ, thưa các bạn? Nếu bạn kiềm chế ham muốn trong bất kỳ hình thức nào, chắc chắn cái trí của bạn bị làm cho vô cảm, mặc dù bạn có lẽ đang tìm kiếm Thượng đế.

Vậy thì, vấn đề là hiểu rõ ham muốn và không là nô lệ cho nó, mà có nghĩa hoàn toàn nhạy cảm bằng thân thể của bạn, bằng cái trí và tâm hồn của bạn – nhạy cảm với vẻ đẹp và xấu xa, bầu trời, những bông hoa, chim chóc đang tung cánh, hoàng hôn trên dòng nước, những khuôn mặt quanh bạn, vẻ đạo đức giả, và sự giả dối của những ảo tưởng riêng của bạn. Nhạy cảm với tất cả những thứ đó là điều gì phải quan tâm, và không phải là vun đắp nhạy cảm với chân lý và vẻ đẹp trong khi lại phủ nhận mọi thứ khác. Chính sự phủ nhận những thứ khác tạo ra vô cảm.

Nếu bạn suy nghĩ về nó, bạn sẽ thấy rằng kiềm chế những giác quan, biến nó thành vô cảm với sự việc đang náo động, mâu thuẫn, xung đột, đau khổ – như tất cả những người giảng đạo, những yogi, và những tôn giáo quả quyết – là phủ nhận toàn chiều sâu và vẻ đẹp và hạnh phúc của sự tồn tại. Muốn hiểu rõ sự thật, bạn phải có nhạy cảm tuyệt đối. Các bạn hiểu rõ chứ, thưa các bạn? Sự thật đòi hỏi toàn thân tâm của bạn; bạn phải đến với nó bằng thân thể, cái trí, và tâm hồn của bạn, như một con người tổng thể, không phải bằng một cái trí bị tê liệt và bị biến thành vô cảm qua sự kỷ luật. Vậy thì bạn sẽ phát giác rằng bạn không cần phải kinh hãi những giác quan bởi vì bạn sẽ biết giải quyết chúng như thế nào, và chúng sẽ không dẫn bạn đi lang thang. Bạn sẽ hiểu rõ những giác quan, thương yêu chúng, thấy toàn ý nghĩa của chúng, và thế là bạn sẽ không còn hành hạ chính bạn bằng sự kiềm chế, sự kiểm soát. Các bạn không thấy điều đó sao, thưa các bạn?

Tình yêu không là tình yêu thiêng liêng hay tình yêu hôn nhân hay tình yêu huynh đệ – bạn biết tất cả những nhãn hiệu. Tình yêu chỉ là tình yêu, mà không tặng nó một ý nghĩa của riêng bạn. Khi bạn thương yêu một bông hoa bằng toàn thân tâm của bạn, mà không chỉ nói, ‘Đẹp làm sao đâu,’ và đi khỏi, hay khi bạn thương yêu một người trọn vẹn, bằng tất cả cái trí, tâm hồn, và thân thể của bạn, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng không có ham muốn trong nó, và vậy thì không-xung đột, không-mâu thuẫn. Chính ham muốn mới tạo tác mâu thuẫn, đau khổ, xung đột giữa cái gì là và cái gì nên là, lý tưởng. Người đã kiềm chế những giác quan của anh ấy và khiến cho anh ấy thành vô cảm không biết tình yêu là gì; vì vậy, mặc dù anh ấy tham thiền suốt mười ngàn năm kế tiếp, anh ấy sẽ không tìm được Thượng đế. Chỉ khi nào toàn thân tâm của bạn được làm cho nhạy cảm cùng mọi thứ – cùng chiều sâu của những cảm thấy của bạn, cùng tất cả những phức tạp lạ thường của cái trí của bạn – và không chỉ với điều gì bạn gọi là Thượng đế, ham muốn mới không còn mâu thuẫn. Vậy là có một tiến hành hoàn toàn khác biệt đang xảy ra, mà không là qui trình của ham muốn. Tình yêu là vĩnh hằng riêng của nó, và nó có hành động riêng của nó.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 6 tháng 2 năm 1957

Tuyển tập những Lời giảng, Tập X

Đừng đụng chạm đến ham muốn, cho phép nó bay bổng hoặc tan biến . . . đó là chính bản thể của một cái trí không-xung đột.

T

ừ trước đến nay, chúng ta luôn luôn làm một điều gì đó cho ham muốn, đưa nó vào quan điểm phù hợp, thành kiến thích hợp, mục đích đúng đắn, kết thúc hợp lý. Và nếu cái trí – mà bị quy định, mà luôn luôn suy nghĩ dựa vào thành tựu qua huấn luyện, qua giáo dục, và vân vân – không còn đang cố gắng định hình ham muốn như cái gì đó tách khỏi chính nó; nếu cái trí không còn đang can thiệp vào ham muốn, nếu tôi được phép sử dụng từ ngữ đó, vậy thì có gì sai trái với ham muốn? Vậy thì liệu nó là sự việc mà chúng ta luôn luôn đã biết đến như là ham muốn, hay sao? Làm ơn, thưa các bạn, theo cùng nó, đến cùng tôi.

Bạn thấy, chúng ta đã luôn luôn nghĩ về ham muốn dựa vào thành tựu, đạt được, kiếm được, trở nên giàu có, phía bên trong hay phía bên ngoài, dựa vào lẩn tránh, dựa vào ‘nhiều hơn’. Và khi bạn thấy tất cả điều đó, và gạt nó đi, vậy thì cảm thấy, mà từ trước đến nay chúng ta đã gọi là ham muốn, có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, đúng chứ? Vậy thì bạn có thể thấy một chiếc xe hơi đẹp, một ngôi nhà xinh xinh, một cái áo dễ thương mà không có bất kỳ phản ứng của mong muốn, gắn kết.

Người hỏi: Có phải những mâu thuẫn trong ham muốn khiến cho không thể giải quyết được ham muốn?

Krishnamurti: Tại sao lại có những mâu thuẫn này, thưa bạn? Làm ơn hãy theo sát. Tôi muốn giàu có, quyền hành, quan trọng, và vẫn vậy tôi thấy sự vô lý của nó bởi vì tôi thấy rằng những con người vĩ đại, kèm theo tất cả những chức tước của họ và vân vân, chỉ là những con người không là gì cả. Vậy là, có một mâu thuẫn. Bây giờ, tại sao? Tại sao có sức hút này trong những phương hướng khác nhau; tại sao tất cả không cùng chung một phương hướng? Bạn theo kịp điều gì tôi có ý? Nếu tôi muốn là một người chính trị, tại sao không là một người chính trị, và hòa hợp cùng nó? Tại sao có sự rút lui khỏi nó này? Làm ơn chúng ta hãy bàn luận về nó trong một vài phút?

Người hỏi: Chúng ta sợ hãi điều gì có lẽ xảy ra nếu chúng ta hoàn toàn trao toàn thân tâm của chúng ta vào một ham muốn.

Krishnamurti: Liệu bạn đã trao chính bạn vào bất kỳ thứ gì một lần, hoàn toàn, trọn vẹn?

Người hỏi: Một hay hai lần, trong một vài phút.

Krishnamurti: Hoàn toàn ở trong nó? Có lẽ thuộc tình dục, nhưng ngoại trừ việc đó, liệu bạn biết khi nào bạn đã trao chính bạn vào cái gì đó, hoàn toàn?

Người hỏi: Có lẽ khi lắng nghe âm nhạc.

Krishnamurti: Hãy theo dõi, thưa bạn. Một món đồ chơi cuốn hút một đứa trẻ. Bạn cho một đứa trẻ một món đồ chơi, và cậu bé hoàn toàn hạnh phúc; cậu bé luôn khuấy động, cậu bé bị choán hết tâm trí cùng nó, hoàn toàn ở đó. Liệu đó là trao chính bạn vào cái gì đó? Những người chính trị, những người tôn giáo – họ trao chính họ vào cái gì đó. Tại sao? Bởi vì nó có nghĩa quyền hành, địa vị, thanh danh. Ý tưởng của là một người nào đó cuốn hút họ giống như một món đồ chơi. Khi bạn đồng hóa chính bạn cùng cái gì đó, liệu đó là trao chính bạn vào cái gì đó? Có những người đồng hóa chính họ cùng quốc gia của họ, nữ hoàng của họ, vị vua của họ, và vân vân, mà là một hình thức khác của cuốn hút. Liệu đó là trao chính bạn vào cái gì đó?

Người hỏi: Liệu có thể trao chính người ta vào cái gì đó nếu luôn luôn có một phân chia ở giữa?

Krishnamurti: Đó là nó, thưa bạn. Chính xác điều đó đúng. Bạn thấy, chúng ta không thể trao chính chúng ta vào cái gì đó.

Người hỏi: Liệu có thể trao chính người ta vào người nào đó?

Krishnamurti: Chúng ta cố gắng để; chúng ta cố gắng để đồng hóa chính chúng ta cùng người chồng, người vợ, người con, cái tên – nhưng bạn biết điều gì xảy ra nhiều hơn tôi, vì vậy, tại sao nói về nó? Bạn thấy, chúng ta đang lạc đề với điều gì chúng ta đang bàn luận.

Người hỏi: Một ham muốn là đúng đắn và tốt lành khi nó không gây thiệt hại đến bất kỳ thứ gì khác.

Krishnamurti: Liệu có ham muốn sai lầm và ham muốn đúng đắn? Bạn thấy, bạn đang quay lại nơi bắt đầu; chắc chắn, chúng ta đã trình bày xong về toàn vấn đề. Liệu bạn thấy chúng ta đã diễn giải nó như thế nào rồi – ham muốn tốt lành và xấu xa, xứng đáng và không-xứng đáng, cao cả và thấp hèn, lợi lộc và thua thiệt? Hãy thâm nhập sâu thẳm vào nó. Bạn đã phân chia nó, đúng chứ? Chính sự phân chia đó là nguyên nhân của xung đột.Vì đã tạo ra xung đột bởi sự phân chia, thế là bạn đã giới thiệu thêm một vấn đề: làm thế nào loại bỏ xung đột?

Bạn thấy, thưa các bạn, chiều nay, chúng ta đã nói chuyện được mười lăm phút, để tìm ra liệu người ta có thể thực sự hiểu rõ ý nghĩa của ham muốn. Và khi người ta thực sự hiểu rõ ý nghĩa của ham muốn, mà gồm cả tốt lành lẫn xấu xa, khi người ta thấy toàn ý nghĩa của xung đột này, phân chia này – không chỉ bằng từ ngữ, nhưng hiểu rõ nó trọn vẹn, hiệp thông cùng nó – vậy thì, chỉ có ham muốn. Nhưng, bạn thấy, chúng ta quả quyết đánh giá nó như tốt lành và xấu xa, lợi lộc và thua thiệt. Tôi nghĩ ngay khởi đầu chúng ta có thể xóa sạch sự phân chia này, nhưng điều đó không dễ dàng lắm; nó cần đến sự vận dụng chuyên cần, nhận biết, thấu triệt.

Người hỏi: Liệu có thể loại bỏ vật được ham muốn và ở cùng bản thể của ham muốn?

Krishnamurti: Tại sao tôi phải loại bỏ vật được ham muốn? Có gì sai trái với một chiếc xe hơi đẹp? Bạn thấy, bạn đang tạo ra xung đột cho chính bạn khi bạn sáng chế sự phân chia này giữa bản thể của ham muốn và vật được ham muốn. Phương hướng của bản thể luôn luôn thay đổi vật được ham muốn, và đó là sự đau khổ của nó. Khi người ta còn trẻ, người ta thèm muốn thế giới; và khi người ta lớn lên, người ta chán ngấy thế giới.

Bạn thấy, chúng ta đang cố gắng hiểu rõ ham muốn và qua đó thả cho xung đột chết dần đi, tan biến đi. Chúng ta đã đề cập quá nhiều vấn đề chiều nay. Sự thôi thúc tìm kiếm quyền hành quá mạnh mẽ trong chúng ta, quá gắn chặt trong cái trí, và bao gồm cả sự thống trị người hầu hạ, người chồng, người vợ – bạn biết tất cả điều đó. Có lẽ một số người trong các bạn, trong suốt bàn luận này chiều nay, đã thâm nhập vấn đề này, đã thấy rằng nơi nào cái trí đang tìm kiếm sự thành tựu, có sự thất vọng và thế là đau khổ lẫn xung đột. Ngay đang thấy nó là đang buông bỏ nó. Có lẽ vài người các bạn không chỉ đã theo sát những từ ngữ nhưng còn cả đã hiểu rõ những hàm ý của cảm thấy mong muốn được thành tựu, được là cái gì đó – sự hèn hạ của nó. Người chính trị tìm kiếm thành tựu, vị giáo sĩ làm nó, mọi người theo đuổi nó, và người ta thấy sự thô tục của tất cả điều đó, nếu tôi được phép sử dụng từ ngữ đó. Liệu người ta có thể thực sự buông bỏ nó? Nếu bạn thấy nó như bạn thấy một vật độc hại, vậy thì nó giống như một gánh nặng khủng khiếp đã được cởi bỏ khỏi hai vai của bạn. Bạn thoát khỏi nó; bằng một cái búng tay, nó tan biến. Vậy thì bạn sẽ đến mấu chốt đó mà thực sự có ý nghĩa lạ thường. Không phải tất cả điều này – tất cả điều này có ý nghĩa riêng của nó – nhưng cái gì khác nữa, mà là một cái trí đã hiểu rõ ham muốn, cảm thấy và suy nghĩ, và thế là vượt khỏi và ở trên nó. Liệu bạn hiểu rõ bản chất của một cái trí như thế – không phải sự diễn tả bằng từ ngữ về nó? Vậy là, cái trí nhạy cảm cực độ, có thể có những phản ứng mãnh liệt mà không-xung đột, nhạy cảm đến mọi hình thức của đòi hỏi; một cái trí như thế vượt khỏi tất cả cảm thấy và suy nghĩ, và hoạt động của nó không còn ở trong lãnh vực của tạm gọi là ham muốn nữa.

Tôi e rằng, đối với hầu hết chúng ta, đây là điều vô lý, một trạng thái phải được ao ước hay được tạo ra. Nhưng bạn không thể đến với nó theo cách đó hay bằng bất kỳ phương tiện nào. Nó hiện diện khi người ta thực sự hiểu rõ tất cả điều này, và bạn không phải làm gì cả.

Bạn thấy, nếu bạn sẽ không hiểu sai điều gì đang được nói – nếu bạn có thể đừng đụng chạm đến ham muốn, hãy cho phép nó bay bổng hoặc tan biến – chỉ để nó lại một mình – đó là chính bản thể của một cái trí không-xung đột.

London, nói chuyện trước công chúng lần thứ bảy

Ngày 16 tháng 5 năm 1961

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XII

Chúng ta sẽ phát hiện rằng tình yêu và ham muốn và đam mê là cùng sự việc. Nếu bạn hủy diệt một việc, bạn hủy diệt hai việc còn lại.

C

húng ta phải hiểu rõ ham muốn, và khó khăn lắm khi hiểu rõ cái gì đó quá sinh động, quá đòi hỏi, quá khẩn thiết, bởi vì trong ngay sự thành tựu của ham muốn, đam mê được sinh ra, cùng vui thú và đau khổ của nó. Và nếu người ta muốn hiểu rõ ham muốn, chắc chắn, phải không có sự chọn lựa. Bạn không thể đánh giá ham muốn như tốt lành hay xấu xa, cao cả hay hèn hạ, hay nói, ‘Tôi sẽ giữ lại ham muốn này và từ chối ham muốn kia.’ Tất cả điều đó phải được gạt đi nếu chúng ta muốn tìm ra sự thật của ham muốn – vẻ đẹp của nó, sự xấu xa, hay nó có lẽ là bất kỳ thứ gì. Nó là một sự việc rất hiếu kỳ để suy nghĩ, nhưng ở đây phương Tây, nhiều ham muốn có thể được thành tựu. Bạn có những chiếc xe hơi, tài sản, sức khỏe, khả năng đọc sách, thâu lượm hiểu biết, và tích lũy vô số loại trải nghiệm; trái lại, khi bạn đi đến phương Đông, họ vẫn còn đang ao ước thức ăn, quần áo, và chỗ ở, vẫn còn bị trói buộc trong đau khổ và hèn hạ của nghèo đói. Nhưng cả phương Tây lẫn phương Đông, ham muốn luôn luôn đang hừng hực, trong mọi phương hướng. Người từ bỏ thế giới cũng bị què quặt bởi sự ham muốn theo đuổi Thượng đế của anh ấy cũng giống hệt như người theo đuổi sự thịnh vượng. Vì vậy, nó luôn luôn ở đó, đang hừng hực, đang tự-mâu thuẫn chính nó, đang tạo ra khó nhọc, lo âu, tội lỗi, và tuyệt vọng.

Tôi không hiểu liệu có khi nào bạn thử nghiệm điều này. Nhưng việc gì xảy ra nếu bạn không chỉ trích ham muốn, không đánh giá nó như tốt lành hay xấu xa, nhưng chỉ nhận biết được nó? Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ nhận biết được cái gì đó có nghĩa gì? Hầu hết chúng ta đều không nhận biết được bởi vì chúng ta đã trở nên quen thuộc với chỉ trích, đánh giá, nhận xét, đồng hóa, chọn lựa. Chắc chắn, sự chọn lựa ngăn cản nhận biết bởi vì sự chọn lựa luôn luôn được tạo ra như một kết quả của xung đột. Nhận biết khi bạn đi vào căn phòng, thấy tất cả đồ đạc, tấm thảm hay không có nó, và vân vân – chỉ thấy nó, nhận biết được nó mà không có bất kỳ ý thức nào của đánh giá – rất khó khăn. Bạn có khi nào thử quan sát một con người, một bông hoa, một ý tưởng, một cảm xúc, mà không có bất kỳ chọn lựa, bất kỳ đánh giá?

Và nếu người ta làm cùng sự việcvới ham muốn, nếu người ta sống cùng nó – không phải phủ nhận nó hay hỏi, ‘Tôi sẽ làm gì với ham muốn này? Nó quá xấu xa, quá mạnh mẽ, quá hung hăng,’ không cho nó một cái tên, một biểu tượng, không che đậy nó bằng một từ ngữ, vậy thì, liệu nó còn là bất kỳ nguyên nhân nào của hỗn loạn nữa? Vậy thì, liệu ham muốn còn là cái gì đó phải bị xua đuổi, bị hủy diệt? Chúng ta muốn hủy diệt nó bởi vì một ham muốn xé nát một ham muốn khác, tạo ra xung đột, đau khổ, và mâu thuẫn; và người ta có thể thấy người ta cố gắng tẩu thoát khỏi xung đột mãi mãi này như thế nào? Vì vậy, liệu người ta có thể nhận biết được tổng thể của ham muốn? Qua từ ngữ tổng thểtôi có ý không chỉ một ham muốn hay nhiều ham muốn, nhưng chất lượng tổng thể của chính ham muốn. Và người ta có thể nhận biết được tổng thể của ham muốn chỉ khi nào không có quan điểm về nó, không-từ ngữ, không-đánh giá, không-chọn lựa. Nhận biết được mọi ham muốn khi nó nảy sinh, không phải đồng hóa chính bạn cùng nó hay chỉ trích nó; vậy thì, trong trạng thái của nhận biết đó, liệu nó là ham muốn, hay liệu nó là một ngọn lửa, một đam mê cần thiết? Từ ngữ đam mê thông thường được quy vào một việc – tình dục. Nhưng đối với tôi, đam mê không là tình dục. Bạn phải có đam mê, mãnh liệt, để thực sự sống cùng bất kỳ thứ gì, để sống trọn vẹn, để quan sát một hòn núi, một cái cây, để thực sự nhìn ngắm một con người, bạn phải có sự mãnh liệt đầy đam mê. Nhưng đam mê đó, ngọn lửa đó bị từ chối khi bạn bị bủa vây bởi vô số thôi thúc, đòi hỏi, mâu thuẫn, sợ hãi. Làm thế nào một ngọn lửa có thể bùng cháy khi nó bị chết ngộp bởi nhiều khói? Sống của chúng ta không là gì cả ngoại trừ khói; chúng ta đang tìm kiếm ngọn lửa nhưng chúng ta đang bóp nghẹt nó bằng cách kiềm chế, kiểm soát, định hình sự việc mà chúng ta gọi là ham muốn.

Nếu không có ham muốn, làm thế nào có thể có vẻ đẹp? Tôi không có ý vẻ đẹp của những bức tranh, những tòa nhà, những phụ nữ sơn phết, và mọi chuyện của nó. Chúng có những hình thức riêng của chúng về vẻ đẹp, nhưng chúng ta không đang nói về vẻ đẹp giả tạo. Một sự vật được xếp đặt vào chung bởi con người, như một thánh đường, một đền chùa, một bức tranh, một bài thơ, hay một bức tượng có lẽ đẹp hay có lẽ không đẹp. Nhưng có một vẻ đẹp vượt khỏi cảm thấy và suy nghĩ, và không thể được nhận ra, được hiểu rõ, hay được nhận biết nếu không có đam mê. Vì vậy, đừng hiểu lầm từ ngữ đam mê. Nó không là một từ ngữ xấu xa; nó không là một vật bạn có thể mua bán ngoài chợ hay nói năng một cách lãng mạn. Nó không liên quan gì với cảm xúc, cảm thấy. Nó không là một sự việc để được kính trọng; nó là một ngọn lửa hủy diệt bất kỳ thứ gì giả dối. Và chúng ta luôn luôn quá sợ hãi khi cho phép ngọn lửa đó nuốt trọn những sự việc mà chúng ta yêu quý, những sự việc mà chúng ta nghĩ là quan trọng.

Rốt cuộc, những sống mà chúng ta theo đuổi lúc này, được đặt nền tảng trên những nhu cầu, những ham muốn, và những phương cách kiểm soát ham muốn, đã khiến cho chúng ta nông cạn và trống rỗng nhiều hơn bao giờ hết. Chúng ta có lẽ rất khôn ngoan, rất học thức, có thể lặp lại điều gì chúng ta đã thâu lượm, nhưng những máy móc điện tử đang thực hiện việc đó, và trong những lãnh vực nào đó máy móc có khả năng hơn con người, chính xác và mau lẹ hơn trong những tính toán của chúng. Thế là, chúng ta luôn luôn quay lại cùng sự việc – đó là, sống như chúng ta theo đuổi lúc này quá hời hợt, nông cạn, giới hạn; tất cả, bởi vì sâu thẳm phía bên trong chúng ta trống rỗng, cô độc, và luôn luôn đang cố gắng che đậy nó, nhét đầy sự trống rỗng; vì vậy, nhu cầu, ham muốn trở thành một vấn đề khủng khiếp. Không gì có thể lấp đầy khoảng trống sâu thẳm bên trong đó – không thượng đế, không đấng cứu rỗi, không hiểu biết, không liên hệ, không con cái, không vợ, không chồng – không gì cả. Nhưng nếu cái trí, bộ não, toàn thân tâm của bạn có thể nhìn ngắm nó, sống cùng nó, vậy thì bạn sẽ thấy rằng, thuộc tâm lý, phía bên trong, không có nhu cầu cho bất kỳ thứ gì. Đó là tự do thực sự.

Nhưng điều đó đòi hỏi thấu triệt rất sâu thẳm, thâm nhập tận cùng, nhìn ngắm không ngưng nghỉ; và từ đó có lẽ chúng ta sẽ biết tình yêu là gì. Làm thế nào có thể có tình yêu khi có quyến luyến, ghen tuông, ganh tị, tham vọng, và tất cả sự đòi hỏi theo cùng những từ ngữ đó? Vậy thì, nếu chúng ta đã thâm nhập vào trống không đó – mà là một thực sự, không phải một hoang đường, không phải một ý tưởng – chúng ta sẽ phát giác rằng tình yêu và ham muốn và đam mê là cùng sự việc. Nếu bạn hủy diệt một, bạn hủy diệt hai điều còn lại; nếu bạn làm hư hỏng một, bạn làm hư hỏng vẻ đẹp. Muốn tìm hiểu tất cả điều này đòi hỏi, không phải một cái trí tách rời, không phải một cái trí hiến dâng hay một cái trí tôn giáo, nhưng một cái trí mà đang tìm hiểu, một cái trí không bao giờ thỏa mãn, một cái trí luôn luôn đang tìm kiếm, đang nhìn ngắm, đang quan sát nó, đang nhận biết nó. Nếu không có tình yêu, bạn sẽ không bao giờ tìm được sự thật là gì.

Paris, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 12 tháng 9 năm 1961

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XII

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]