Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 5: Sự bất biến của Luật Nhân Quả

05/12/201016:46(Xem: 14204)
Quyển 5: Sự bất biến của Luật Nhân Quả

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển5

Sự bất biến của Luật Nhân Quả

Trong mấy trăm năm qua, diện mạo Phật giáo đã có một số thay đổi. Trước hết, Phật giáo đã được xem là một tôn giáo. Rồi sau đó Phật giáo còn được coi là một triết lý. Có những người còn bóp méo Phật giáo tới mức không thể nhận ra được nữa và đã trở thành có nhiều tính chất mê tín và tôn thờ thần tượng hơn. Mới đây Phật giáo lại còn được xem như một màn trình diễn đầy hình thức bên ngoài.

Một số những sự hiểu lầm này là do vô tình, thường phát sinh khi người ta cố gắng tìm hiểu và tôn kính giáo lý. Một số những sự hiểu lầm khác xảy ra khi người ta lợi dụng người khác để làm lợi cho mình. Nếu muốn hiểu đúng Phật giáo và đạt lợi ích thực sự, chúng ta cần phải trở về với hình thức Phật giáo nguyên thủy.

Khoảng hai ngàn năm trước, vào năm 67 Tây lịch, Phật giáo chính thức du nhập vào Trung Quốc, và từ đó đã lan truyền và thịnh hành ở khắp xứ này. Hoàng đế Trung Hoa đã công cử những sứ giả đặc biệt đi Ấn Ðộ để cung thỉnh các Tăng Sĩ Phật Giáo tới Trung Quốc để truyền dạy giáo lý. Thời đó người Trung Hoa đã coi Phật Giáo là một nền giáo dục.

Kinh sách Phật giáo gọi Phật Thích Ca là "Ðức Bổn Sư", tức là "Thầy của chúng ta".Những người nghe ngài thuyết pháp được gọi là "người học", và liên hệ thầy trò này chỉ có ở trong ngành giáo dục. Trong kinh sách còn có một lý do khác để có thể gọi Phật giáo là một nền giáo dục, đó là các đệ tử thường hỏi những câu hỏi và Ðức Phật trả lời những câu hỏi này. Khi các đệ tử không hiểu roõ, hoặc nghĩ rằng mình không hiểu rõ, họ sẽ hỏi để được biết rõ hơn, và Ðức Phật sẽ giảng giải rõ hơn. Ðây là lối thảo luận giữa thầy và trò trong một lớp học. Chúng ta nên biết rằng Phật Thích Ca chỉ dạy mà thôi, chứ không cử hành lễ nghi nào cả.

Phật giáo là hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca, giống như nền giáo dục của Khổng Tử, vì hai bên trình bày những quan điểm và những phương pháp tương tự. Mục tiêu của nền giáo dục Phật Giáo là đạt trí huệ. Trong tiếng Sanskit, trí huệ này được gọi là "anuttara-samyak-sambhodi", hay "Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", tức trí huệ hoàn hảo. Ðức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của việc học và tu tập là đạt được trí huệ tối thượng này.

Ðức Phật cũng nói rằng mọi người đều có khả năng chứng ngộ trạng thái giác ngộ vô thượng này, vì đó là chân tính của chúng ta. Trí huệ không phải là cái để đạt được ở bên ngoài, nhưng vì chúng ta do vô minh mê lầm nên không thể làm hiển lộ được tiềm năng này. Nếu giải trừ được mê lầm này thì chúng ta sẽ chứng ngộ được trí huệ vốn có. Vậy, Phật Giáo là một hệ thống giáo dục có mục đích giúp người ta tìm lại chân tính nguyên thủy của mình.

Phật giáo còn dạy về tâm bình đẳng, vì Ðức Phật nói rằng toàn thể chúng sinh đều có trí huệ và chân tính này. Vì vậy, giữa các sinh linh không có điểm khác biệt cốt yếu nào cả. Hiện tại mọi người có vẻ khác nhau, vì chúng ta đã trở nên mê muội, không biết tới chân tính của mình. Mức độ trí huệ hiển lộ trong mỗi cá nhân tùy thuộc vào mức độ vô minh chứ không tùy thuộc chân tính nguyên thủy của cá nhân đó. Giáo lý của Ðức Phật giúp chúng ta chứng ngộ trí huệ vô thượng vốn có từ khởi thủy. Với trí huệ này, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề và chuyển hóa đau khổ thành phúc lạc.

Do thiếu trí huệ, chúng ta cảm nhận và hành xử một cách sai lầm, và do đó phải chịu đau khổ vốn là hậu quả của những ý nghĩ, lời nói, và hành vi xấu. Nếu có trí huệ thì ý nghĩ lời nói, và hành vi của chúng ta sẽ đúng đắn, và chúng ta sẽ không phải chịu những nghiệp quả xấu, và như vậy sẽ có hạnh phúc. Từ đó, chúng ta có thể thấy đau khổ có nguyên nhân là vô minh, còn nguồn gốc của hạnh phúc thì chính là sự chứng đắc trí huệ của mình.

Ngày nay chúng ta còn được hưởng nền giáo dục của Ðức Phật trong những giảng đường với nhiều dụng cụ trợ huấn. Khi bước vào một giảng đường hay một phòng học, chúng ta trông thấy tượng Ðức Phật, tượng trưng cho chân tính trong mỗi người. Có thể chúng ta thấy chén nước ở trên bàn thờ. Nước trong tượng trưng sự thanh tịnh của tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được bằng cách giải trừ tham, sân, và si. Nước phẳng lặng không một gợn sóng gợi ý cho chúng ta đoái xử với người và sự việc một cách bình tĩnh và vô phân biệt. Nước phản chiếu trung thực và đủ chi tiết cũng như chúng ta cần phải quan sát sự vật ở xung quanh mình một cách rõ ràng và đúng sự thật.

Những bông hoa tượng trưng cho kết quả của việc làm, nhắc nhở chúng ta rằng mọi hành vi thân, khẩu, ý của mình đều sinh ra những nghiệp quả tốt hay xấu. Ðèn hay nến tượng trưng trí huệ và sự sáng suốt dẹp tan bóng tối vô minh. Bông sen tượng trưng sự siêu việt mười cõi hiện hữu. Trước hết, cành sen mọc lên từ lớp bùn dưới đáy hồ tượng trưng sáu cõi luân hồi. Sen vươn lên qua lớp nước tượng trưng bốn cõi thánh. Sau cùng bông sen nở ở trên mặt nước tượng trưng sự đạt cõi Pháp Giới tức giác ngộ viên mãn.

Bông sen nhắc nhở chúng ta rằng dù đang sống ở thế gian chúng ta không nên để cho mình bị ô nhiễm bởi sự vật thế gian. Bông sen trên mặt nước muốn nói rằng sẽ có lúc toàn thể chúng sinh đều thành Phật. Cõi Phật siêu việt tất cả mười cõi luân hồi, và sự thành Phật là mục tiêu tối hậu của sự tu học, vì vậy khi trông thấy hoa sen, chúng ta sẽ nhớ là mình cần phải thực hành tu tập để thoát luân hồi đắc Phật Quả.

Ngày nay, khi trông thấy hình tượng Ðức Phật, chúng ta lại được nhắc nhở là mình cần phải biết ơn ngài đã truyền dạy Giáo Pháp trong bốn mươi chín năm. Là một nhà giáo dục xã hội tự nguyện, Ðức Phật đã dành trọn cuộc đời của ngài để dạy chúng ta cách đoạn lìa phiền não, đạt trí huệ hoàn hảo và hạnh phúc đích thực. Ngài cũng là một người bình thường như mọi người khác, nhưng ngài đã tinh tấn tu hành giác ngộ khi nhìn thấy sự thật của đau khổ sinh, lão, bệnh, và tử. Ngài đã chứng ngộ chân lý của sự sống và vũ trụ, và đã làm gương cho chúng ta noi theo để cũng đạt giác ngộ, sống đời hạnh phúc và mãn nguyện.

Trên thế giới ngày nay có nhiều triết lý, tôn giáo, và những nền văn hóa, nhiều quan điểm khác nhau, giải thích vũ trụ và mối liên hệ của con người với vũ trụ. Nhưng dù có nhiều dị biệt, thực ra thế giới cũng có nhiều điểm tương đồng, thí dụ như những giáo lý không sát sinh, không trộm cướp, không nói dối; hãy làm cho người khác những gì mà mình muốn người khác làm cho mình; biết ơn người khác và sẵn sàng trả ơn.

Dù gọi là quan tâm và tôn trọng người khác hay gọi là từ bi, bác ái, mọi người trên thế giới đều tin vào việc giúp đỡ người khác bằng tài sản hay trí huệ của mình. Ngày nay, nhiều người đang tìm kiếm trí huệ để có thể hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Chúng ta vừa bị thôi thúc bởi những cảm xúc trái ngược nhau lại vừa bị thôi thúc bởi óc duy lý. Khi nghe nói tới những tín ngưỡng khác, nhiều người có những cảm giác khác nhau từ lo ngại cho tới tò mò muốn biết, từ ngạc nhiên tới bị thu hút, từ nghi ngờ tới hợp tác.

Nhìn ra bất cứ đâu chúng ta cũng thấy những xã hội với nhiều nền văn hóa khác nhau, những xã hội có rất nhiều dị biệt, những xã hội thường quá chú trọng vào những điểm dị biệt này. Ngày nay, nhiều người tìm kiếm ở bên ngoài bản thân. Họ nhìn vào những điểm dị biệt và cho rằng đó là nguyên nhân của những sự đau khổ, trên thế giới. Nhưng thật ra nguyên nhân của đau khổ nằm ở bên trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta chịu khổ sinh, lão, bệnh, tử. Chúng ta khổ vì đời sống khó nhọc, vì không đạt được những gì mình mong muốn, vì phải xa lìa những người mình yêu và phải sống gần những người mình ghét, và khi ngươøi ta không hiểu nguyên nhân thật sự của đau khổ thì sự đau khổ đó của họ sẽ gia tăng.

Có những người thường hay dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ. Ðó là vì họ cảm thấy không thể điều khiển được cuộc đời của mình. Họ muốn kiểm soát người khác và có thêm nhiều thứ nữa. Năm mươi năm trước, người ta có thời giờ để thưởng thức thiên nhiên, để học sách thánh hiền. Nhưng ngày nay chúng ta không có thì giờ để ngắm cảnh hay để chiêm nghiệm về cuộc đời. Ðời sống của chúng ta tiện nghi hơn đời sống của thế hệ trước, nhưng chúng ta gần như không có đời sống tâm linh. Vì vậy chúng ta tìm những thú vui bên ngoài hay những viên thuốc để làm tê liệt những cảm giaùc của mình, để che đậy sự bất lực của mình trong việc đối phó với đời sống.

Chúng ta phải làm sao để sửa chữa những điều này? Chúng ta cần phải giảm thời gian làm việc và thời gian giải trí. Với tâm thanh tịnh chúng ta sẽ có ít nhu cầu hơn. Chúng ta đã dùng cuộc đời một cách uổng phí trong việc tìm cách thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình. Chúng ta đã không mang gì vào cuộc đời, vì vậy chúng ta cũng sẽ không mang theo được gì khi rời bỏ cuộc đời. Ðiều mà chúng ta đang cần là lối sống đơn giản. Phật Thích Ca đã sống một đời phạm hạnh, đơn sơ chỉ với những gì cần yếu nhất; ba chiếc y, ăn ngày một bữa, ngủ dưới gốc cây một đêm, nhưng ngài vẫn sống một đời phúc lạc và mãn nguyện.

Chúng ta nên làm theo gương Ðức Phật, sống đơn giản để có thể giảm bớt ái dục và do đó để thỏa mãn với cuộc sống. Chúng ta có thể làm việc một năm rồi lại nghỉ một năm. Lối sống đơn sơ sẽ mang lại cho chúng ta sự thanh tịnh và an lạc. Nếu không chấp vào thủ hay xả, chúng ta sẽ bước vào trạng thái lạc tịnh của một bậc giác ngộ.

Làm sao để chuyển hóa theo hướng này? Chúng ta chuyển hướng bằng cách giải trừ tham, sân, si, và kiêu ngạo, để tâm trí sáng suốt không mê muội nữa và bằng cách lầu thông luật nhân quả. Người ta nói rằng các Bồ Tát sợ nhân, còn chúng sinh thì sợ quả (Bodhisattvas fear causes while sentien beings fear effects). Vì hiểu luật nhân quả nên các Bồ Tát sợ gặp nghiệp quả xấu và do đó các ngài hết sức tránh tạo nghiệp xấu. Nên các ngài xóa bỏ được những món nợ nhân duyên, tích lũy công đức cho tới khi đắc Phật Quả.

Moïi sự vật trên thời gian đều phải chịu sự chi phối của luật nhân quả. Vạn vật đều giả ảo và vô thường, nhưng luật nhân quả thì lại là một chân lý vĩnh cửu và bất biến.

Nhân và quả có mối liên hệ mật thiết với nhau vì chúng hiện hữu cùng với nhau. Nhân trở thành quả, và quả này lại trở thành một nhân khác. Từ chuỗi nhân quả bất tận này chúng ta có thể thấy một hành động nguyên nhân không thể kết thúc trọn vẹn, và một nghiệp quả không phải là quả độc nhất. Sự phối hợp của nhân và quả tạo ra một chu trình tàn nhẫn, đó là vòng luân hồi sinh tử.

Một Bồ Tát là một người đã giác ngộ, và do đó hiểu rõ rằng mọi hành động đều sinh ra hậu quả. Các vị Bồ Tát rất thận trọng trong mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói và mỗi hành vi, để không gây ra nghiệp quả xấu trong tương lai cho chính mình.

Không giống như các Bồ Tát, chúng ta không hiểu những quy luật và những chân lý cuûa đời sống. Chúng ta chỉ có thể có một chút tri thức giới hạn và mơ hồ. Vì vậy mà chúng ta đã vô ý tạo ra nhiều nghiệp xấu nhưng lại không chịu hiểu tại sao mình lại phải chịu nhiều quả xấu, và đa số chúng ta không bieát hối hận mà lại còn đổ lỗi cho người khác đã gây ra tai họa cho mình. Sự không hiểu biết này lại tạo thêm nhiều nghiệp quả xấu nữa. Như vậy nhân và quả liên tục xuất hiện xung quanh chúng ta. Nếu không hiểu luật nhân quả chúng ta sẽ không nhận ra sự liên quan giữa những hành vi và những hậu quả.

Pháp môn niệm Phật giúp ta được tái sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương phù hợp với luật nhân quả. Khi thực hành pháp môn này, vì lợi ích của mình, chúng ta sẽ tránh tạo thêm nghiệp xấu, chỉ có những hành vi tốt đối với người khác, và đó chính là điều mà các Thầy Tổ cùng các Hiền Thánh đã khuyến khích chúng ta làm.

Với pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta có thể mang nghiệp hiện hành của mình tới cõi tịnh Tây Phương. Có một điều chúng ta cần phải hiểu là nghiệp hiện hành ở đây là nghiệp "cũ" chứ không muốn nói nghiệp "mới". Những nghiệp "mới" được tạo trong hiện tại thì không thể mang tới Tịnh Ðộ Tây Phương được. Nghiệp mới tạo lại là những chướng ngại cản trở chúng ta vãng sinh Tịnh Ðộ. Nghiệp cũ là những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo trước khi học và thực hành Phật giáo.

Khi hiểu như vậy, chúng ta phải quyết định không tạo thêm nghiệp xấu nữa để có thể hoàn toàn giải thoát. Còn nếu nghĩ rằng chỉ cần niệm Phật là sẽ được tái sinh trong cõi tịnh chứ không phải tránh tạo nghiệp xấu thì như vậy là sai lầm. Người ta nói rằng trong mười ngàn người thực hành pháp môn niệm Phật chỉ có vài người được sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Tại sao vậy? Tại vì đa số người ta không chịu ngừng tạo nghiệp xấu trong kiếp hiện tại. Rốt cuộc, dù có tụng kinh niệm Phật bao nhiêu họ cũng không thể tái sinh vào cõi tịnh được. Họ vẫn còn phải chịu nghiệp quả trong sáu cõi luân hồi. Ðây là một điều quan trọng mà chúng ta cần phải khắc cốt ghi tâm.

Ðể tu theo Phật giáo, chúng ta cần phải phát Bồ Ðề tâm (Bodhi mind), hiểu rõ những quy luật và chân lý của cuộc đời, là tâm đại từ bi, nguyện đạt giải thoát để có thể giúp chúng sinh cũng được giải thoát. Khi phát Bồ Ðề tâm, chúng ta quyết định không tạo mọi nghiệp ác chỉ tạo thiện nghiệp và thực hành mọi đức hạnh.

Bồ Ðề tâm đại bi tâm và thành thực tâm là tâm vô vị kỷ, hoạt động vì lợi ích của chúng sinh, không mong cầu được đền ơn đáp nghĩa. Với Bồ Ðề tâm, chúng ta sẽ có thể phụng sự chúng sinh cũng như nghĩ tới lợi ích của bản thân hay của gia đình mình. Khi thực hành tu tập với Bồ Ðề tâm, chúng ta sẽ hóa giải được những nghiệp quả xấu.

Sự thật thì chúng ta không xóa bỏ được những món nợ nhân quả của mình, mà chỉ có thể chuyển nghiệpquả xấu thành phúc lợi trong cõi người và cõi trời, và do đó chỉ có tính cách tạm thời, vẫn còn phải chịu luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, việc chuyển hoùa này có thể tương đương với sự giải trừ nghiệp xấu khi chúng ta chuyển hóa, phiền não thành bồ đề tâm, hay chuyển luân hồi thành niết bàn (transformation is equivalent to elimination to transform our afflictions into the Bodhi mind. It is transform the cycle of birth and death into the state of Nirvana).Trong tiến trình chuyển hóa này, đức hạnh của chúng ta trở thành tinh truyền và hoàn hảo khi chúng ta đắc Phật Quả viên mãn.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật nói rằng chúng sinh đều có những đức tính và trí huệ của chư Phật. Nói cách khác, chúng sinh đều có Phật tánh tức chân tính nguyên thủy vốn có của chúng ta, tạm thời bị che phủ bởi vô minh, vọng tưởng phân biệt, và ái dục. Ðắc Phật Quả có nghĩa là làm cho chân tính hiển lộ, là đạt trạng thái trí huệ hoàn hảo. Khi đó, đức hạnh, tài năng và phúc lợi cũng sẽ hoàn hảo. Vậy, khi mọi phương diện đều hoàn hảo, chúng ta sẽ thành Phật.

Nhưng tại sao trong hiện tại đời sống của chúng ta lại khó khăn như vậy? Tại vì chúng ta vẫn còn phiền não, tức những vọng niệm phân biệt và những chấp thủ. Phiền não gây ra đau khổ cho thân thể và tâm trí. Chấp thủ là sự bám giữ vào những đối tượng hay những ý tưởng nào đó, và do đó gây ra ái dục, ý tưởng vị kỷ và ganh tị, muốn điều khiển và sở hữu người khác. Vì những điều này mà chúng ta bám giữ vào những ý nghĩ về những gì đã xaûy ra, những gì mình nhớ, những gì mình đã tưởng tượng. Chúng ta bị những ý nghĩ này lôi cuốn mà không thể ngừng lại được.

Chúng ta cần phải chấm dứt những sự chấp thủ này vốn đã làm cho mình đau khổ hay sân hận, đã gây ra những cảm xúc mạnh, không để cho tâm mình được an lạc. Vậy chúng ta phải làm sao? Là những người bình thường, hay phàm phu, chúng ta vẫn còn lệ thuộc những ý nghĩ và những cảm xúc có tính cách chấp thủ, vậy ngay khi nhưõng ý nghĩ này phát khởi, chúng ta hãy thay thế chúng bằng câu niệm "A Di Ðà Phật".Chúng còn xuất hiện chúng ta còn niệm "A Di Ðà Phật".Chúng ta có thể thực hành phương pháp giải trừ vọng niệm này ở bất nơi đâu và bất kỳ lúc nào.

Chư Phật dạy rằng vũ trụ sắc tướng là do tâm tạo, tức là phát sinh từ những vọng tưởng phân biệt và những chấp thủ của chúng ta (universe is generateđ from our wandering and discrminatory thoughts, is created from our attachment). Những chướng ngại này là những niềm tin sai lầm và những tà kiến, và đã tạo ra bốn mươi mốt cấp giác ngộ của Bồ Tát Pháp Thân. Có những cấp khác nhau này là vì người ta có những mức độ và vọng tưởng khác nhau.

Vũ trụ được tóm lược qua mười pháp giới. Mười cõi từ đâu mà có? Mười pháp giới (ten Dharma Realms) xuất hiện từ những vọng niệm phân biệt và do sự không bình đẳng của chúng ta. Khi chúng ta có một ý nghĩ phân biệt đối với người hay sự vật khác thì khi đó. Mười pháp giới sẽ xuất hiện. Trong mười cõi này, cao nhất là bốn cõi thánh Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, và Phật (Sound-hearer, Pratyekabuddha, Bodhisattva & Buddha).

Khi chúng ta tham dục thì Sáu Nẻo Luân Hồi sẽ xuất hiện, đó là cõi Trời, cõi Người, Atula, Ðịa Ngục, Quạ quỹ và Súc sinh - Heaven, Humans, Asuras, Hell, Hungry ghosts, and Animals).Khi sự tham dục gia tăng thì ba cõi thấp nhất trong sáu cõi luân hồi sẽ xuất hiện, tức là các cõi súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Nếu sự tham dục trở nên nghiêm trọng thì các cõi địa ngục sẽ xuất hiện. Tại sao chúng ta không thể thoát luân hồi hay thoát khỏi những nghiệp quaû gây chướng ngại? Vì chúng ta đã không muốn tu tập để chuyển hóa từ xấu sang tốt mà lại còn gia tăng ác nghiệp của mình.

Vậy phải làm sao để giải trừ những vọng niệm và tà kiến, khai mở những khả năng này và đức tính nguyên thủy của chân tính? Chỉ có một cách là buông bỏ mọi vọng tưởng và chấp thủ. Khi vọng tưởng và chấp thủ không còn nữa, chúng ta sẽ không những thoát khỏi sáu cõi luân hồi mà lại còn vượt lên trên tất cả Mươøi Cõi Pháp nữa. Khi đó chúng ta sẽ trụ trong Chân Như Pháp Giới, trạng thái Phật Quả viên mãn. Luật nhân quả nằm ở bên trong cõi này.

Vọng niệm phân biệt và chấp thủ là nhân, Mười Pháp giới là quả. Vì vọng niệm và chấp thủ tạo ra nghiệp xấu nên chúng ta phải giải trừ chúng để chuyển nghiệp và công đức của mình được viên mãn. Khi tu tâm vô phân biệt, hành giả sẽ buông bỏ được mọi phiền não. Nhưng đa số chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc xả ly này vì đã có thói quen của ái dục và sân hận, và do đó phải chịu thêm nghiệp quả xấu. Do vọng niệm phân biệt mà thế giới này có những sự bất bình đẳng. Kinh Kim Cương (Diamond Sutra)nói rằng người ta thường chấp giữ bốn điều: ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, và thọ giả tướng. Nếu không nghĩ theo bốn điều: mình, người, chúng sinh, và kiếp sống này thì với công phu tu tập, chúng ta sẽ đoạn lìa được phiền não. Vì vậy, không những cảm xúc phiền não xuất hiện, chúng ta sẽ tự nhắc nhở mình về bốn điều này và nhớ rằng chúng chỉ là những ảo tưởng, không thật có. Như vậy chúng ta sẽ được an lạc thực sự, sẽ chấp nhận hoàn cảnh cuûa mình, và biết vui mừng khi người khác làm được việc tốt.

Việc tích lũy công đức tùy thuộc vào việc tu tập của chúng ta. Chúng ta tu tập như thế nào? Pháp tu tập của chúng ta là buông bỏ mọi vọng niệm và mọi chấp thủ, sửa đổi những nếp nghĩ và nếp sống sai lầm. Ðức hạnh có nghĩa là gì? đức hạnh là sự thành tựu Thiền định, Trí huệ và Chân như Pháp giới. Phước là cái thành tựu bên ngoài như bố thí, phóng sanh, cúng dường, ấn tống kinh sách. Một vị giác ngộ viên mãn phải đầy đủ cả phước và đức.

Các vị Bồ Tát thuộc những cấp cao nhất vẫn chưa đạt được công đức hoàn hảo, vì các ngài chưa phá bỏ những mức độ vô minh cuối cùng của thời gian. Các ngài chưa buông bỏ một chút vọng niệm còn sót lại, nên công đức của các ngài chưa hoàn hảo. Khi không còn một chút vô minh nào cả, công đức của các ngài sẽ hoàn hảo, và các ngài đắc thành Phật Quả.

Chúng sanh phạm lỗi lầm là do vô minh và tà kiến. Khi tiếp xúc với người và sự vật, chúng ta thường hành xử một cách tham, sân, si, ích kỷ và với ý muốn kiểm soát và điều khiển những gì ở xung quanh mình, chúng ta cần phải bỏ ý định này và thay thế những ý nghĩ vị kỷ bằng những ý hướng vị tha. Khi đó phiền não sẽ mỏng dần và tâm trí sẽ thanh tịnh hơn. Nếu đạt được trạng thái tâm này, chúng ta nên giúp người khác cũng đạt được như mình.

Chừng nào vẫn còn những ý tưởng tham, sân, si, kiêu ngạo và ý muốn kiểm soát người khác, chúng ta sẽ vẫn còn những nguyên nhân làm cho mình phải tái sinh trong ba cõi thấp: súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Si mê làm cho người ta rơi vào cõi súc sinh. Tham dục làm cho người ta tái sinh trong loài quỷ đói, còn sân hận là nguyên nhân của sự tái sinh trong địa ngục.

Khi đã tạo nghiệp xấu thì không có cách gì để tránh quả xấu. Bản thân mỗi người phải chịu nghiệp quả xấu của mình. Không có thần, thánh, hay Phật nào có thể giải khổ hay gánh dùm nghiệp quả xấu cho chúng ta. Các vị không có quyền lực để làm như vậy. Bản thân chúng ta phải chịu hậu quả của những nghiệp ác của mình. Chúng ta không thể tránh được nghiệp quả cũng giống như không thể chạy thoát được cái bóng của mình.

Khi làm được một việc tốt nhỏ nào đó, chúng ta không nên mong sẽ được hưởng phước báo tức khắc. Mong ước như vậy là ảo tưởng, bởi vì chúng ta vẫn còn rất nhiều nghiệp quả xấu mà mình đã tạo trong quá khứ, mà một nghiệp tốt nhỏ không thể bù lại được. Nếu không hiểu điều này thì khi gặp khó khăn chúng ta sẽ có thể nghi ngờ những lời dạy của Ðức Phật. Chúng ta sẽ thắc mắc là tại sao mình làm điều tốt mà lại gặp chuyện xui xẻo trong khi người khác tạo nghiệp xấu lại gặp điều may mắn. Chúng ta sẽ nghi ngờ luật nhân quả và có thể vô tình phỉ báng giáo lý của chư Phật, và như vậy là tạo thêm nghiệp xấu nặng nề.

Nghiệp quả có thể xuất hiện sớm hay muộn tùy theo trường hợp. Thứ nhất, quả tốt phát sinh từ nghiệp tốt hay quả xấu do nghiệp xấu có thể xuất hiện ngay trong kiếp hiện tại. Thứ nhì, nghiệp tốt hay xấu được tạo trong kiếp này nhưng quả chỉ hiển lộ trong kiếp sau. Thứ ba, nghiệp quả chỉ hiển lộ trong kiếp thứ ba hay nhiều kiếp sau nữa. Vậy, quả tốt hay xấu có thể xuất hieän sớm hay muộn, và chúng ta không có khả năng biết được sẽ xuất hiện lúc nào.

Vậy lúc nào nghiệp quả xấu xuất hiện? Nghiệp quả tốt cũng như nghiệp quả xấu chỉ xuất hiện khi nhân duyên đã tụ hội đầy đủ. Nếu nhân duyên, hay những điều kiện có đủ trong kiếp hiện tại thì nghiệp quả sẽ hiển lộ ngay trong kiếp hiện tại. Nếu nhân duyên chỉ hội tụ trong kiếp sau thì nghiệp quả sẽ xuất hiện trong kiếp sau. Còn nếu nhân duyên chỉ có đủ sau nhiều kiếp thì nghiệp quả cũng sẽ chỉ xuất hiện sau nhiều kiếp. Tức là một nghiệp thiện hay ác một khi đã được tạo ra rồi, nó phản ứng trở lại với ta không sớm thì muộn, chứ mãi mãi không bao giờ mất.

Chúng ta hãy xét thí dụ một truyện mà Ðức Phật đã kể trong Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra). Một người già thỉnh cầu Ðức Phật cho mình được gia nhập Tăng đoàn. Ðể trở thành tăng sĩ người ta cần phải có những đức tính và nhân duyên tốt. Lúc đoù tất cả các tăng sĩ đệ tử của Ðức Phật đều đã thành tựu đạo quả, vì vậy Ðức Phật thử tài của họ bằng cách bảo họ xét coi có nên chấp nhận người già này vào tăng đoàn hay không. Các đệ tử của ngài đã đắc quả La Hán nên có thể biết được năm trăm kiếp trước của bất cứ người nào. Họ cho rằng ông già không đủ điều kiện để trở thành tăng sĩ, vì họ không thấy ông ta trồng nhân lành nào trong những kiếp trước. Nhưng Ðức Phật nói với họ rằng trong vô số đại kiếp trước đây ông già là một tiều phu. Một hôm khi đang đi vào trong núi kiếm củi thì người tiều phu đó gặp một con cọp. Ông ta liền leo lên một cái cây để tránh con thú rồi kêu "Nam Mô Ðức Phật” (Homage to the Buddha) để mong được cứu nạn. Chỉ với vài lời đó, ông già đã gieo trồng nhân duyên tốt cho mình, vì vậy khi được gặp Ðức Phật sau vô số kiếp, ông già đã được hưởng quả tốt. Ông được Ðức Phật cho phép gia nhập Tăng đoàn, và sau đó đã đắc quả La Hán, một quả vị mà ở trong đó người ta không tạo nghiệp xấu thân, khẩu, ý nữa. Ðó là một thí dụ về nghiệp quả xuất hiện sau vô số kiếp.

Tất cả những ý nghĩ, lời nói, và hành động phát xuất từ tâm trí của chúng ta đều tạo ra nghiệp quả. Chúng ta gieo cái gì thì gặt cái đó. Gieo nhân tốt, chúng ta sẽ được hưởng nghiệp quả tốt; gieo trồng nhân xấu, chúng ta sẽ phải chịu quả xấu. Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể sửa đổi được định luật này. Nghiệp quả chỉ xuất hiện khi có đủ những điều kiện nhân duyên. Nếu chúng ta không thấy việc làm tốt của mình mang lại quả tốt thì đó là vì nhân duyên chưa hội tụ đầy đủ để kết thành quả mà thôi.

Khi hiểu thấu đáo về luật nhân quả, chúng ta sẽ cẩn thận trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành vi của mình để tránh tạo nghiệp xấu. Chúng ta sẽ biết cách cư xử đúng đắn với người và sự vật, chúng sẽ vun bồi đức hạnh để được hưởng quả tốt có ích lợi cho mình về sau.

Ðức Phật đã nói rõ về cách phân biệt nghiệp tốt với nghiệp xấu. Khi nghĩ tới việc làm lợi ích cho chúng sinh, chúng ta đang gieo trồng phước đức cho mình. Còn nếu chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân mà không cần biết tới người khác, là ta tạo nghiệp xấu vậy. Chúng ta cần phải tránh việc lợi dụng người khác để làm lợi cho mình, vì những hành vi như vậy sẽ tạo ra nghiệp quả xấu mà chúng ta sẽ phải chịu về sau. Dù tin hay không tin, luật nhân quả muôn đời vẫn như thế. Vậy, chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng thực hành đại từ bi để mang phúc lạc đến cho mình và cho người, và dứt khoát không bao giờ gây sự khổ đau cho người.

Chúng ta nên phải biết vị kỷ và là vị tha như thế nào để biết mình đang tạo nghiệp xấu hay đang tạo nghiệp tốt. Nên nhớ rằng vọng niệm và chấp thủ là nguyên nhân của luân hoài trong mười cõi. Khi mọi ý nghĩ đều có tính cách ích kỷ và chấp thủ của chúng ta rất nghiêm trọng, và do đó chúng ta tiếp tục luân hồi sinh tử. Vì vậy, nếu chỉ nghĩ tới chính mình, gia đình của mình, tổ chức của mình, hay đất nước của mình thì đó là tạo nghiệp xấu.

Ðại đa số người không hiểu điều này, nên họ cho rằng lối nghĩ như vậy là chuyện tự nhiên, hay có khi còn là đúng nữa. Họ không biết rằng lối nghĩ vị kỷ và chật hẹp như vậy là hoàn toàn trái ngược với giáo lý của Ðức Phật. Do không có trí huệ đích thực, chúng ta không trông thấy sự vật một cách rõ ràng và chỉ có những ý niệm sai lầm. Ðức Phật là bậc đại giác ngộ nên ngài chỉ nói lên những sự thật.

Mỗi ý nghĩ là một sự tạo nghiệp. Nếu sự tạo nghiệp phát xuất từ trí huệ thì nghiệp quả này cũng phát xuất từ trí huệ. Nếu tạo nghiệp từ vô minh thì nghiệp quả cũng phát xuất từ vô minh. Vì thường tạo nghiệp trong vô minh nên chúng ta đã phạm rất nhiều tội lỗi trong những kiếp quá khứ cũng như kiếp hiện tại. Chúng ta thường tạo nghiệp xấu nhiều hơn là nghiệp tốt. Nếu tạo nghiệp tốt nhiều hơn nghiệp xấu thì chúng ta đã không phải lăn trôi trong luân hồi sinh tử.

Còn luân hồi thì còn có thể tạo nghiệp xấu thêm nhiều hơn nghiệp tốt, vì vậy chúng ta cần phải có chánh niệm, thận trọng trong mọi hành vi thân, khẩu, ý. Tuy nhiên, Ðức Phật daïy rằng nghiệp không cố định mà có thể được chuyển hóa. Vì mọi sự vật đều do tâm tạo ra nên nghiệp cũng phát sinh từ tâm trí, và vì vậy nghiệp cũng có thể được chuyển hóa bằng tâm trí. Khi đạt được sự thanh tịnh trong tÂm trí thì nghiệp xấu của chúng ta sẽ được giải trừ.

Do mê muội và tà kiến, chúng ta thường không hiểu trọn vẹn ý nghĩa những lời dạy của Ðức Phật. Kinh sách nói rằng những bậc giác ngộ như các La Hán và Bồ Tát đã hoaûng sợ khi nghe Ðức Phật nói về nghiệp quả. Một La Hán sẽ toát mồ hôi khi nhớ lại sự đau khổ mà mình đã phải chịu ở Ðịa Ngục Vô Gián trong những kiếp trước. Như vậy các ngài có ý thức về nghiệp quả nhiều hơn chúng ta bây giờ. Vì chưa có khả năng nhớ lại những kiếp trước của mình nên chúng ta không biết rằng mình cũng như tất cả mọi người đều đã có những lần ở trong địa ngục. Nếu còn kẹt ở trong luân hồi thì gần như chắc chắn chúng ta sẽ còn trở lại địa ngục nhiều lần nữa.

Thời gian của một kiếp tái sinh trong cõi trời cao nhất là tám mươi ngàn đại kiếp, nhưng thời gian này là ngắn so với thời gian vô số đại kiếp mà một người phải trải qua trong địa ngục. Tất cả chúng ta đều đã phạm tội nặng và vẫn có thể được cứu độ trước khi rơi vào địa ngục, nhưng một khi đã xuống địa ngục, chúng ta sẽ rất khó được giải cứu, dù đã có Bồ Tát Ðịa Tạng giúp đỡ những sinh linh ở đó. Bất cứ một vị Phật hay một vị Bồ Tát nào có nhân duyên với một sinh linh ở địa ngục và đến đó giáo hóa vẫn được gọi là Bồ Tát Ðịa Tạng.

Có thể chúng ta có nhân duyên với một người nào đó đang ở địa ngục. Khi trở thành Bồ Tát hay Phật, chúng ta sẽ có thể đi đến đó để giúp đỡ họ, và lúc đó chúng ta cũng được mệnh danh là Bồ Tát Ðịa Tạng. Vậy, danh hiệu của một vị Phật hay một vị Bồ Tát là một thánh danh được dùng cho mọi người, chứ không phải của riêng một vị nào.

Trong Kinh Ðịa Tạng, chúng ta thấy rằng việc giải cứu những sinh linh ở địa ngục là điều rất khó khăn. Bồ Tát Ðịa Tạng có trí huệ và quyền năng lớn nên ngài có thể cứu độ chúng sinh ở địa ngục. Nhưng do tập khí, khi được tái sinh ở cõi trời, chúng ta vẫn tiếp tục tạo nghiệp xấu để rồi sẽ lại trở xuống địa ngục. Ở địa ngục chúng ta sẽ phải đau khổ liên tục, không có một lúc nào ngừng nghỉ để có thể tu tập, vì vậy chúng ta sẽ chỉ có sự sân hận, và do đó nghiệp xấu gia tăng. Kinh sách đã giải thích rõ ràng như vậy để chúng ta biết là việc cứu độ những sinh linh ở địa ngục khó khăn như thế nào.

Vậy, chúng ta coù thể được cứu độ sau khi đã tạo nghiệp xấu, nhưng phải trước khi qua đời và rơi vào địa ngục. Trong khoảng thời gian này chúng ta phải được giáo hóa đến chỗ thức tỉnh để biết sám hối và sợ phải sa vào địa ngục, quyết định không tạo nghiệp xấu về thân, khẩu, ý nào nữa, và chỉ làm những việc tốt mà thôi. Như vậy tâm ta thanh tịnh và có thể thay đổi hoàn cảnh của mình, chuyển hóa nghịch cảnh thành thuận cảnh. Nếu có thể phát bồ đề tâm thì hoàn cảnh của chúng ta lại càng tốt hơn nữa. Vào lúc qua đời, nếu chúng ta thành tâm sám hối và niệm "A Di Ðà Phật"từ một đến mười biến để cầu vãng sinh Tịnh Ðộ, chúng ta sẽ được tái sinh trong cõi tịnh, dù đáng ra chúng ta phải rơi vào địa ngục Vô Gián. Chúng ta sẽ ở trong cõi Tịnh Ðộ như vị Bồ Tát không thoái chuyển. Ở đó chúng ta sẽ có cơ hội trở lại thế gian để giúp những người có nhân duyên với mình.

Có khi chúng ta làm những việc tốt nhưng vẫn bị người khác chê cười hay khinh thường, hay chúng ta có thể bệnh nặng, nghèo khổ, hay phải sống một kiếp tệ hại hơn kiếp trước. Tại sao vậy? Ðó là do những nghiệp xấu nặng nề của chúng ta đã được giaûm xuống thành những quả xấu nhẹ trong kiếp hiện tại. Nói cách khác, phải sống trong tình trạng như vậy có nghĩa là nghiệp xấu của chúng ta đã trở nên nhẹ hơn.

Kinh Kim Cương nói rằng nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ, người ta có thể phải chịu nghèo khổ, thấp hèn, hay phải đọa địa ngục. Vì vậy, nghịch cảnh của chúng ta trong hiện tại là quả báo xấu mà chúng ta phải chịu do đã tạo nghiệp xấu trong quá khứ. Tuy nhiên, khi chấp nhận đời sống tu tập, nghiệp xấu của chúng ta sẽ được giải trừ và cuối cùng chúng ta sẽ đạt giác ngộ viên mãn. Như vậy, chúng ta có thể chuyển hóa nghiệp xấu chỉ với một ý tưởng giác ngộ, tức là quyết định đi theo con đường tu tập.

Kinh sách cũng nói rằng khi chúng ta thực hành công hạnh của cấp Bồ Tát hay cấp Phật, các vị Bồ Tát và thần linh sẽ liên tục bảo hộ chúng ta. Nếu chúng ta gặp chướng ngại hay khó khăn hay khi thi hành những việc lớn này thì đó là vì nghiệp xấu quá khứ của chúng ta quá nặng. Nếu chúng ta cương quyết lập công đức lớn thì chúng ta sẽ vượt qua được những chướng ngại và khó khăn hiện tại và sẽ đạt được vô số lợi ích và phúc lạc. Chúng ta hãy sẵn lòng hoạt động trong nghịch cảnh. Chúng ta cần phải bình tĩnh trả những món nợ nghiệp quả, không than thở hay sân hận một chút nào. Nếu sân hận với nghịch cảnh thì món nợ của kiếp sau sẽ lớn hơn kiếp này rất nhiều.

Sư phụ của tôi, Hòa Thượng Tịnh Không, là tấm gương tốt về sự trả nợ nghiệp quả. Ngài đã phải chịu khổ cực nhiều năm, nhưng ngài vẫn cố gắng chăm chỉ tu học và làm việc. Sau đó ngài gặp được ông bà Phật tử Hàn Anh (Yin-Han), và được hai vị này hết lòng giúp đỡ. Chỉ lúc đó với mức sống khả quan ngài mới có thể thực hiện ước nguyện của ngài là đi giảng pháp. Những chướng ngại và khó khăn của ngài là nghiệp quả xấu đã tích tụ trong quá khứ, và do nhẫn nhục chịu đựng, ngài đã dần dần giải trừ được nghiệp xấu của mình.

Việc thiết lập Thư Viện Hoa Tạngvà sau đó là Cơ Sở Giáo Dục Phật Ðàlà những điểm son trong sự nghiệp hoằng pháp của Hòa Thượng Tịnh Không. Hiện tại, dưới sự hướng dẫn của ngài, hơn năm mươi Trung Tâm Tịnh Ðộ Học (Pureland Learning Centers) và Hội Phật A Di Ðà (Amitabha Buddhist Soscieties)trên khắp thế giới đang góp phần quan trọng trong việc truyền bá Phật Giáo. Ðây là hoa trái Phật Pháp tốt nhất mà chúng ta đang thọ hưởng.

Vậy, chúng ta không nên nản chí khi phải đối diện với nghịch cảnh. Kinh sách nói rằng chư Phật, Bồ Tát đã xếp đặt mọi chuyện trong đời sống của chúng ta. Tất cả những nghịch cảnh và khó khăn dù nặng nề tới đâu cũng do các ngài xếp đặt trước, mục đích là để giải trừ dần dần nghiệp xấu của chúng ta cho tới khi chúng ta tích lũy công đức. Nghịch cảnh và khoù khăn cũng giúp hành giả nâng cao trình độ tu tập và đạt thành tựu. Tất nhiên chư Phật, Bồ Tát không muốn chúng ta gặp điều xấu. Ðối với những hành giả chân chính, nghịch cảnh và chướng ngại là điều quý báu. Khi hiểu như vậy, chúng ta sẽ nhẫn nhục và chấp nhận thực tại của những khó khăn, không nản chí, để cuối cùng mình đạt được mục đích.

Ðức Phật đã dạy rằng chúng ta cần phải hiểu thấu đáo những giáo lý trong kinh sách để có khả năng chịu đựng khi gặp chướng ngại. Dù đang ở trong hoàn cảnh tốt hay xấu chúng ta cũng phải giữ bình tĩnh. Nghịch cảnh giúp chúng ta thanh toán những món nợ nghiệp báo của mình. Nhưng thuận cảnh có mang lại lợi ích nào không? Chúng ta cần phải có thiền định và trí huệ vững chắc để không thoái chuyển, rơi rớt khi gặp thuận cảnh, và trong hoàn cảnh tốt, tâm trí của chúng ta thường phát sinh những ý tưởng tham dục, thoả mãn. Người tu Phật không cho phép mình mãn nguyện bất cứ một sở đắc nào, nếu chưa rốt ráo đạt đạo đạt ngộ mà khởi niệm mãn nguyện, thoả mãn, ngay lúc ấy chúng ta đã rơi vào con đường ma rồi.

Chúng ta muốn tránh mọi phiền não, thí dụ như không sân hận, nhưng khi có chuyện gì xảy ra, chúng ta có thể nổi giận trước khi kềm chế được mình. Khi có ý tưởng tham dục mà lại không được như ý, chúng ta sẽ nổi sân hận. Ðó là vì tập khí và ác nghiệp đang lấn lướt ta. Nhưng chúng ta có thể sửa đổi điều này bằng cách tu học theo Giáo Pháp tinh cần hơn nữa. Tri và hành là hai điều quan trọng ngang nhau vì chúng bổ túc cho nhau, và đưa tới sự hiểu và thực hành rốt ráo.

Khi gặp khó khăn, người ta thường đổ lỗi cho người khác, và lại còn cho rằng Trời không công bằng với họ. Rất hiếm khi họ chịu nghiêm chỉnh nghĩ đến lỗi lầm của chính mình. Nếu chúng ta không nhất tâm sám hối là vì chúng ta vẫn còn vô minh và tà kiến. Ngày nay, chúng ta thường nghe nói người ta lừa dối lẫn nhau. Những chuyện lừa bịp diễn ra hằng ngày trên thế giới. Tại sao lại có tệ nạn này? Nếu hiểu Phật Giáo và sự thật về cuộc đời và vũ trụ, chúng ta sẽ biết rằng hiện tại mình bị lừa dối vì trong quá khứ mình đã lừa dối người khác.

Khi hiểu như vậy chúng ta sẽ coi việc mình bị lừa dối chỉ là một sự trả nợ nhân quả. Nợ tiền phải trả bằng tiền, và nợ nhân quả phaûi trả bằng nghiệp quả. Luật nhân quả là vững chắc và không thể nào tránh được.

Ðức Phật dạy rằng mọi vật đều như một giấc mộng, như ảo ảnh, như cái bóng, như bọt nước. Không có gì trường tồn, không có gì chắc thật để cho người ta thủ đắc hay bám giữ vào. Ðây là một chân lý mà chúng ta cần phải ghi nhớ. Cuối cùng, khi hiểu ra rằng không có gì để được hay mất, chúng ta sẽ thoát khỏi vô minh. Vậy, khi gặp khó khăn, chúng ta phải nghĩ rằng đây chỉ là một sự trả nợ. Như vậy, chúng ta sẽ nhẫn nhục và lại còn hân hạnh trả cho người khác những gì họ muốn, và luôn luôn biết sám hối những lỗi lầm của mình.

Ngày nay chúng ta thấy nhiều người có hạnh phúc và có nhiều tiền của. Những thứ này ở đâu ra? Ðây không phải chỉ là một sự ngẫu nhiên may mắn mà là kết quả tốt mà họ đã gieo trồng trong những kiếp trước. Hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà có gốc rễ rõ ràng.

Ðại Sư Ấn Quang nói rằng người ta có thể đạt được mọi thứ bằng sự thành thực, vì thành thực sẽ mang lại lợi ích cho bản thân, và bằng sự tôn trọng người khác, tức là làm lợi ích cho người khác. Với sự thành thực và sự tôn trọng, chúng ta sẽ hòa hợp với mọi người. Ðể xã hội được hòa hợp, chúng ta cần phải hiểu nguyên lý nhân duyên và nghiệp quả. Ðể được người khác tôn trọng mình chúng ta cần phải tôn trọng người khác trước. Chúng ta cần phải sửa đổi bản thân để làm cho hoàn cảnh được tốt hơn. Nếu không làm như vậy thì chúng ta sẽ không tránh được những tai họa lớn trên thế giới, vốn là cộng nghiệp của chúng sinh.

Trong suốt cuộc đời của ngài, Ðại Sư Ấn Quang khuyến khích mọi người nghiên cứu về nhân duyên và nghiệp quả với sự hỗ trợ của những tài liệu “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Bốn Bài Học Của Liễu Phàm". Ngài đã dành hết cuộc đời cuûa mình cho việc giúp đỡ người khác. Nhưng có điều đáng tiếc là người ham muốn lợi lộc thế gian thì nhiều, còn người thức tỉnh muốn sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương thì ít.

Bằng việc phân phát những cuốn sách cẩm nang như “ Kinh Thiện Ác Nhân Quả”,“ Liễu Phàm Tứ Huấn”, Ðại Sư Ấn Quang đã cho thấy ngài là người có tâm đại từ bi, thành tâm giúp đỡ nhân loại. Ngài quả là một Bồ Tát, hóa thân của Bồ Tát Ðại Thế Chí, xuất hiện ở thế gian này để hóa độ chúng sinh. Chúng ta nên làm theo gương ngài bằng cách giới thiệu và truyền bá pháp môn Tịnh Ðộ khắp thế giới với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại. Hy vọng việc làm này sẽ giúp giảm thiểu hay có thể giải trưø những tai họa trên thế giới, vốn là hậu quả của những nghiệp xấu về thân, khẩu, ý mà loài người đã tạo ra trong hai ngàn năm qua. Nếu làm được như vậy chúng ta sẽ lập được vô lượng công đức.

Ðức Phật dạy rằng chúng ta không nên phân biệt mình với người khác, vì tất cả là một. Chúng ta cần phải có lòng từ bi, lời nói tử tế, và việc làm tốt của một người cao quý. Tất cả chúng ta sống trong cùng một thế giới, có cùng những vấn đề. Khi có người rơi xuống sông, chúng ta sẽ tìm cách cứu người đó mà không cần biết người đó thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào. Chúng ta sẽ làm mọi việc theo khả năng của mình để giúp đỡ mọi người. Nếu tất cả chúng ta đều sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần thiết thì thế giới này sẽ không có những vấn đề mà thế giới đang có, đó là hận thù, chiến tranh, khủng bố và tai họa.

Chúng ta có thể tùy ý tạo thêm vấn đề hoặc giải quyeát vấn đề. Nếu muốn giải quyết mọi vấn đề, chúng ta cần phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta có thể tiêu hàng triệu đô la Mỹ cho một quả bom hoặc hai mươi đô la để giúp một người thuộc thế giới thứ ba trong một tháng. Chúng ta có thể dùng tiền để giết người hoặc để cứu người. Việc nào sẽ giải quyết vấn đề? Chiến tranh sẽ không giải quyết được vấn đề, dù tạo chiến tranh với mục đích vô vị kỷ. Sự bố thí đích thực thì hoàn toàn không có một chút mong cầu được đền đáp nào cả. Nếu chúng ta mong cầu một cái gì thì việc làm của chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề. Khi những nền văn hóa và những tôn giáo khác nhau biết tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau thì rốt cuộc chúng ta sẽ có một xã hội hòa hợp và thịnh vượng, một thế giới hòa bình và ổn định. Ðây là điều mà chúng ta hy vọng và là bổn phận mà chúng ta phải thi hành.

Mấy tháng trước, ở nước Úc, Hòa Thượng Tịnh Không và bản thân tôi đã tham dự những cuộc họp của Diễn Ðàn Ða Tín Ngưỡng Multi-Faith Forum),được chính phủ Úc bảo trợ và Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình. Ở những cuộc họp này, những nhà lãnh đạo của các nhóm tôn giáo chia sẻ ý kiến về cách giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc, văn hóa, và tôn giáo. Mục tiêu của họ là thiết lập một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc, đa tôn giáo hòa hợp và thịnh vượng. Ðể xã hội và đất nước được ổn định và thịnh vượng, trước hết chúng ta cần phải có sự giao tiếp hòa hợp giữa các nhóm văn hóa, sắc tộc, và tôn giáo.

Mỗi nhóm văn hóa, sắc tộc, và tôn giáo đều có những phẩm tính đáng biểu dương, và dù phát xuất từ những bối cảnh khác nhau, chúng vẫn còn nhiều điểm tương đồng. Nếu chúng ta dùng những điểm giống nhau này làm chỗ bắt đầu để tìm kiếm nền móng chung và dẹp bỏ mọi bất đồng thì chúng ta sẽ có thể cảm nhận được những điểm tốt của nhau. Như vậy chúng ta sẽ thành thực tôn trọng nhau, và sẽ không còn muốn can thiệp vào nội bộ của người khác hay giải quyết vấn đề bằng võ lực. Như vậy mọi sự tranh chấp sẽ tự nhiên tan biến, chiến tranh sẽ không còn, và xã hội của chúng ta sẽ được hòa bình và thịnh vượng.

Ðức Phật dạy rằng vũ trụ vạn vật và chúng ta là một thực thể trọn vẹn. Nếu tất cả chúng ta đều hiểu điều này thì sẽ không cần gì phải lo nghĩ về sự ổn định của xã hội và hòa bình của thế giới. Với sự bắt đầu như vậy, chúng ta sẽ nhận ra là quả thật tất cả mọi người khác chính là bản thân ta.

Làm hại người khác là làm hại chính mình; làm lợi cho người khác là làm lợi bản thân. Nếu tự cô lập với những ý tưởng ích kỷ và những hành vi làm lợi cho riêng mình thì chúng ta sẽ không thể nào tránh được những sự đụng chạm và những chiến tranh giữa các chủng tộc, tôn giáo, và các nền văn hóa.

Với những lời dạy của Ðức Phật, chúng ta được biết về sự quan trọng của việc thực hành và đề cao tâm từ bi và bình đẳng. Trong xã hội, mỗi người có một vai trò khác nhau, nhưng vai trò của mọi người đều quan trọng và cần thiết như nhau. Không có vị trí tốt hay xấu, cao hay thấp, mà chỉ có những nhiệm vụ khác nhau.

Trong phẩm tựa của Kinh Hoa Nghiêm, có giới thiệu hai trăm bảy mươi lăm nhoùm thuộc các loài sinh linh khác nhau trong ba ngàn đại thiên thế giới tham dự một cuộc tụ họp. Ðây là một cuộc tập họp đa văn hóa của các loài thuộc những thế giới và những tín ngưỡng khác nhau. Ðể giúp chúng ta đạt được sự hòa hợp này, chư Phật, Bồ Tát đều trước hết dạy rằng toàn thể vũ trụ là một thực thể đơn nhất.

Cuốn Kinh Dịch của Trung Hoa đã có từ ba ngàn năm trước viết rằng trời và đất, bốn mùa và vạn vật đều được tạo thành bởi những hạt nhỏ vô cùng. Lão Tử cũng nói rằng vũ trụ và chúng ta có cùng nguồn gốc, vạn vật và chúng ta là một thực thể. Như Ðức Phật đã dạy, tất cả chúng ta có cùng một chân tính.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có kể một truyện về Ðức Phật và Ma Vương, hiện thân của tất cả những điều xấu. Ma Vương là đối thủ mà Ðức Phật đã chiến thắng trong đêm Ðức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Ðề.

Một hôm, khi Ðức Phật đang ở trong hang và thị giả của ngài là Ananda đứng ở ngoài cửa thì Ma Vương xuất hiện. Ananda kinh ngạc và kêu Ma Vương hãy biến đi, nhưng Ma Vương tiến tới, bảo ông vào trình với Ðức Phật rằng Ma Vương có ý tới thăm. Ananda nói với Ma Vương: "Ngươi tới đây làm gì? Ngươi không nhớ là Ðức Phật đã đánh bại ngươi ở dưới gốc bồ đề hay sao? Ngươi không biết hổ thẹn hay sao mà còn đến đây làm gì ? Ðức Phật sẽ không gặp ngươi đâu. Ngươi là ma qủy. Ngươi là kẻ đối nghịch của ngài”

Khi nghe Ananda nói như vậy, Ma Vương cười rồi hỏi: "Ông có muốn nói là thầy của ông đã nói với ông “rằng ông ta có kẻ thù địch hay không?"

Tôn giả Ananda không nói được gì cả, và phải đi trình với Ðức Phật là có Ma Vương tới thăm, chỉ mong Ðức Phật sẽ bảo: "Ra nói với Ma Vương là ta không có ở đây. Cứ nói là ta đang bận việc". Nhưng Ðức Phật không bảo như vậy, mà ngài rất vui khi nghe ông bạn cũ Ma Vương tới thăm mình. Ngài nói: Thật không? Ông ta tới đây thật hả?" Rồi ngài đi ra gặp Ma Vương, cúi chào và nắm tay y một cách thân mật. Ngài nói: "Chào ông! Hồi này ra sao? Mọi việc đều tốt đẹp cả chứ?"

Ma Vương không nói gì cả, vì vậy Ðức Phật đưa y vào trong hang, mời y ngồi, rồi bảo tôn giả Ananda đi pha trà. Ananda đi ra ngoài nhưng vẫn để ý nghe ngóng hai người nói chuyện. Ðức Phật lại thân mật hỏi: "Hồi này ra sao? Công việc của ông tới đâu rồi?"

Ma Vương đáp: "Mọi việc không được tốt lắm. Tôi cảm thấy chán làm Ma Vương rồi. Chỉ muốn làm một việc gì khác. Ông cũng biết là làm Ma Vương không phải dễ. Khi nói thì phải nói theo kiểu câu đố. Khi làm thì phải làm theo kiểu maùnh mung và phải có vẻ gian ác. Sự thật là tôi thấy chán tất cả. Nhưng cái mà tôi ngán nhất chính là bọn đệ tử của tôi. Hồi này chúng nó toàn nói tới bất công, hòa bình, bình đẳng, giải phóng, với lại bất bạo động. Nghe mà phát ngán. Có lẽ tôi nên giao hết tụi nó cho Ngài. Tôi muốn làm việc khác".

Ðức Phật lắng nghe và rất thông cảm với Ma Vương. Sau cùng ngài ôn tồn nói: "Như vậy ông tưởng làm Phật là vui lắm hay sao? Ông không biết là các đệ tử của tôi đã làm những chuyện gì. Họ gán cho tôi những lời mà tôi chưa bao giờ nói. Họ xây những cái chùa lòe loẹt rồi đặt những bức tượng của tôi lên bàn thờ để oản và chuối; để họ hưởng, chứ tôi nào có đụng vào mấy thứ đó. Rồi họ đóng gói tôi, biến giáo lý của tôi thành món hàng thương mại. Nếu ông biết làm Phật thật sự là như thế nào thì chắc chắn ông sẽ không muốn làm Phật nữa”.

Một trong những điều mà Ðức Phật và Ma Vương nói tới là tính vị kỷ. Do vị kỷ mà chúng ta sẵn sàng làm hại người khác để làm lợi cho mình. Tư tưởng vị kỷ gây ra tranh chấp giữa mọi người, giữa những gia đình, và giữa những quốc gia. Sự vị kỷ là nguyên nhân chính yếu của những tai họa tự nhiên cũng như những tai họa do con người gây ra. Khi quan sát thế giới, có thể chúng ta sẽ thắc mắc là vì đâu có những tai họa mỗi lúc mỗi gia tăng này. Nguyên nhân là tính vị kỷ mỗi lúc mỗi gia tăng của chúng ta. Như Ðức Phật đã dạy, tất cả đều là hậu quả của vô minh, mê muội, và tà kiến.

Nếu so sánh một cái cây với vũ trụ, những chiếc lá là những cá nhân, chúng ta sẽ thấy lá cây tuy khác nhau nhưng thật ra là một thành phần của toàn thể cái cây, cũng như mỗi cá nhân là một thành phần của toàn thể vũ trụ. Khi phân biệt mình với người khác, chúng ta đã tạo ra những rào cản và những sự tranh chấp. Toàn thể chúng ta là một thực thể, cũng giống như lá cành, thân, và rễ của cái cây là một thực thể.

Khi chúng ta hiểu như vậy, mọi sự tranh chấp sẽ tan biến, từ bi tự nhiên sẽ xuất hiện, và chúng ta sẽ nghĩ tới người khác như nghĩ tới bản thân. Chúng ta có thể giúp việc giáo dục mọi người không tham muốn hay chấp thủ mà biết vui hưởng hạnh phúc một cách an nhiên, tự tại. Nếu chúng ta không đủ sức để cứu độ toàn thể chúng sinh trong vũ trụ thì chúng ta cũng có thể hướng dẫn mọi người trên thế giới này.

Là đệ tử của Ðức Phật, chúng ta có bổn phận truyền bá giáo lý Phật Giáo một cách đúng đắn để hướng dẫn chúng sinh. Có những người căn cơ cao có thể dễ dàng chấp nhận giáo lý. Mà cũng có những người căn cơ thấp không hiểu giáo lý, dù chúng ta có ra sức giảng giải nhiều bao nhiêu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên phê phán người khác, mà nên xét xem cách trình bày Giáo Pháp của mình có đúng hay không, phương pháp truyền bá của mình có khéo léo hay không. Trong việc hướng dẫn người khác chúng ta cần phải biết chọn những cách nào thích hợp với lối sống và trình độ của hoï.

Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là không có sự thành tâm. Tâm trí của chúng ta có thể thiếu chân thành. Nếu có sự chân thành thì chúng ta có thể xuyên phá được cả đá cứng, có thể cảm động được người khác và do đoù có thể giúp cho họ học giáo lý của Ðức Phật. Nhưng chúng ta không thể thay đổi niềm tin tôn giáo của người khác mà cũng không nên tìm cách làm như vậy. Có một người đồng đạo nói với Hòa Thượng Tịnh Không rằng người ta đã hỏi ông về cách làm cho những người Gia Tô giáo trở thành Phật tử, nhưng Hòa Thượng và ông ta đều quyết định việc làm này là sai lầm. Ngược lại, chúng ta cần phải giúp tín đồ Gia Tô giáo trở thành người Gia Tô giáo tốt, tín đồ Hồi giáo trở thành trở thành người Hồi giáo tốt, tín đồ Ấn giáo trở thành người Ấn giáo tốt. Làm sao chúng ta có thể biến một người Gia Tô giáo thành đệ tử Phật? Làm sao chúng ta có thể hủy diệt được niềm tin tôn giáo của người khác? Làm sao chúng ta có thể phản đối những gì mà cha mẹ của họ đã dạy họ? Làm như vậy là sai lầm. Còn nếu chúng ta khuyến khích những người Gia Tô giáo, những người Hồi giáo, những người Ấn giáo đó trở thành những Bồ Tát giúp đỡ chúng sinh thì như vậy là chúng ta làm điều tốt. Chúng ta không thể giúp đỡ người khác bằng cách thay đổi niềm tin tôn giáo của họ. Phật giáo là một nền giáo dục minh triết có khả năng giúp mọi người hiểu chân lý của đời sống và vũ trụ. Mọi người cần phải hiểu chân lý, nhưng không cần phải thay đổi niềm tin tôn giáo để có thể hiểu chân lý.

Chúng ta không thể yêu cầu người khác bỏ niềm tin của họ, phản lại cha mẹ và thần thánh của họ. Phật giáo không thể phá bỏ phong tục và tập quán của thế gian này. Nếu chúng ta biến người khác thành người của Phật giáo, có nghĩa là chúng ta hủy diệt đạo pháp. Xin hiểu rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo. Phật giáo là một nền giáo dục, và chúng ta là những học trò của Ðức Phật. Chúng ta không phải là những tín đồ tôn giáo.

Kinh Hoa Nghiêmcó nói về một nhà lãnh đạo tôn giáo người Bà La Môn. Thật ra vị này là một Bồ Tát thị hiện như một tu sĩ để hóa độ chúng sinh. Nếu một vị Bồ Tát muốn giúp đỡ người Gia Tô giáo, ngài sẽ xuất hiện như một nhà lãnh đạo Gia Tô giáo, ngài có thể xuất hiện như một nhà lãnh tụ của Hồi giáo. Bằng cách như vậy, các vị Bồ Tát có thể hướng dẫn mọi người trở thành những công dân tốt.

Nhưng nếu chúng ta có đầu óc chật hẹp, phân biệt tôn giáo theo kiểu "đạo của tôi tốt hơn đạo của anh", là hoàn toàn sai lầm, bởi vì với lối nghĩ như vậy chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề chung của mọi người, mà chỉ gây thêm bất hòa và tranh chấp. Ðức Phật đã dùng bốn nguyên tắc đeå giúp đỡ người khác, trong đó đáng kể nhất là làm cho người khác được vui, vì nếu người khác không vui với chúng ta thì chúng ta sẽ không có mối liên hệ tốt với họ. Nếu muốn giúp đỡ người khác, chúng ta cần phải có liên hệ tốt để họ dễ chấp nhận những gì chúng ta trình bày.

Trong tiệc Từ Thiện mừng năm mới, có hơn ba ngàn vị khách thuộc các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Chúng ta cũng dự tiệc với nhau nhưng lại dùng những món ăn khác nhau. Trong khi chúng ta dùng đồ chay thì các vị khách người Mã Lai dùng những món hợp với khẩu vị của họ. Chúng ta mời họ những món ăn mà họ thích và đã quen dùng. Chúng ta không mong họ ăn giống như mình.

Ðeå giúp đỡ người khác, để mang lại sự yên lành và hòa bình cho thế giới, chúng ta cần phải hiểu rõ về người khác, cần phải biết họ là ai, họ thích cái gì và không thích cái gì. Như vậy chúng ta sẽ biết cách tôn trọng tập quán và ý hướng của họ. Chúng ta phải cho thấy là mình quan tâm và có lòng từ bi đối với tất cả mọi người. Chúng ta nên tìm hiểu giáo lý của tất cả những tôn giáo khác. Khi đó chúng ta sẽ có thể nói về Phật giáo cho người khác, nếu họ muốn biết. Chúng ta sẽ phạm sai lầm khi muốn người khác từ bỏ tín ngưỡng của họ. Vì vậy, chúng ta cần phải biết quan tâm tới ý tưởng của người khác, tìm cách giúp họ đạt được mục đích mà họ đã nhắm tới, đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ truyền bá tôn giáo của chính họ. Như vậy họ sẽ vui lòng và mãn nguyện.

Mới đây, khi viếng thăm những viện dưỡng lão và nhà nuôi trẻ của người Hồi giáo và Ấn giáo, chúng ta đã tặng họ thực phẩm và giúp họ về tài chánh. Chúng ta làm như vậy vì chúng ta có khả năng và vì tất cả mọi người là một. Chúng ta phải biết hợp tác với nhau, bởi vì nếu có sự giao tiếp tốt đẹp, chúng ta sẽ thiết lập và phát triển được mối liên hệ lâu bền.

Ðể thực hiện điều này, chúng ta thực hành hạnh bố thí, một trong sáu Ba la mật tức sáu hạnh hoàn hảo của bậc Bồ Tát. Bố thí có ba loại là: bố thí tài vật, bố thí giáo pháp, và bố thí sự vô úy. Loại bố thí cao nhất là bố thí giáo pháp với những lời nói tử tế. Khi quan tâm tới người khác và nói chuyện với họ, chúng ta dùng những lời từ bi, nhưng không phải là những lời ngọt ngào mà rỗng tuếch. Chúng ta dùng những lời nói cho thấy mình thành thực quan tâm tới người khác.

Ðiều kế tiếp là chúng ta làm việc cùng với người khác. Thí dụ, hoạt động kế tiếp mà chúng ta dã dự định là tổ chức một đại hội đa văn hóa và đa chủng tộc. Dựa theo Kinh Hoa Nghiêm, vốn là pháp môn chân chính đa văn hóa, là thế giới đích thực có tính chất chân, thiện, mỹ, và đức hạnh. Tịnh Ðộ Tây Phương và Thế giới Hoa Tạng sống trong bầu không khí đa văn hóa mỗi ngày.

Trong Phật giáo, khi học được điều gì giá trị, chúng ta phải thực hành điều đó ngay. Vậy, chúng ta phải đưa giáo pháp vào thực hành. Chúng ta phải thành tâm giúp chúng sinh trở thành Phật và Bồ Tát. Coù sự đồng nhất trong sự đa tạp, và có sự đa tạp trong sự đồng nhất. Vậy, trong sự đồng nhất, tất cả chúng ta chia sẻ sự minh triết và những giáo lý chung. Sự đồng nhất không gây hại cho sự đa tạp, và sự đa tạp không làm hại sự đồng nhất. Hai điều này cộng lại là vẻ đẹp, hạnh phúc, và sự hòa hợp đích thực.

Là những người bình thường, chúng ta rất hay làm một việc sai lầm là cưỡng bách người khác phải giống như mình. Chúng ta phải bỏ ý muốn kiểm soát và điều khiển người khác, coi người khác là thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tham dự đại hội của chư Phật, Bồ Tát. Nếu vẫn còn ý định kiểm soát người khác, chúng ta sẽ vẫn còn lăn trôi sinh tử trong sáu cõi luân hồi, không thể nhập vào cõi Phật. Khi sống với chư Phật, chúng ta sẽ biết sống hòa hợp với những thuộc tất cả các nền văn hóa, các chủng tộc và các tôn giáo. Hiện tại chúng ta thấy có những mâu thuẫn và nhiều chiến tranh trên khắp thế giới. Tại sao loài người chúng ta lại thù ghét nhau đánh giết lẫn nhau? Tại vì chúng ta thấy có những nền văn hóa và những tín ngưỡng khác nhau, nhưng làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng chiến tranh sẽ giải quyết những vấn đề của loài người?

Ðức Phật đã từ bỏ đời sống xa hoa của bậc vua chúa để làm một tu sĩ. Ngài là một hoàng tử nhưng ngài nhận thấy rằng mình không thể đạt an lạc bằng cách hoạt động chính trị. Ngài là một chiến sĩ giỏi, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng chiến tranh. Ngài là một nhà lãnh đạo có tài, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng kinh tế. Ngài là một học giả có khả năng, nhưng ngài biết rằng mình không thể đạt được an lạc thật sự bằng khoa học. Ngài biết rằng chỉ bằng giáo dục và tri kiến chân chính thì mình mới có thể đạt an lạc, và vì vậy ngài trở thành một bậc thầy.

Chỉ bằng giáo dục chúng ta mới có thể thực sự giải quyết được những vấn đề của thế giới. Chỉ bằng cách hợp tác để dựng xây những mục tiêu chung, chúng ta mới có theå đạt được hòa bình và hòa hợp. Chỉ bằng việc giúp đỡ lẫn nhau chúng ta mới có thể cùng nhau sống trong thịnh vượng, và chỉ khi nào đạt được sự đồng ý kiến thì chúng ta mới có thể giải trừ được những tai họa đang tiến tơùi gần.

Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ thực sự đạt được sự hợp nhất bất nhị giữa mình và người khác. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rằng tất cả mọi người đều liên quan với nhau, và là một. Chúng ta sẽ hiểu rằng vũ trụ là một đại gia đình lý tưởng, và tất cả các nhóm khác nhau chính là một nền văn hóa đa dạng. Khi chúng ta có đầu óc rộng rãi như vậy, mọi sự tranh chấp giữa người khác và chúng ta sẽ không còn. Những người nào có đầu óc quảng đại và hiểu biết này là những bậc giác ngộ giống như các vị Phật và các vị Bồ Tát vậy. Những người như vậy không còn có ý muốn điều khiển người khác nữa. Họ đã loại bỏ tính vị kỷ và ganh tị. Họ không còn tham muốn và bám giữ về mặt tình cảm nữa. Họ không đổ lỗi cho người khác khi gặp vấn đề khó khăn. Họ không nghĩ tới phước báo cho mình, và không còn những ý nghĩ vị kỷ. Họ hiểu rằng tất cả mọi sinh linh và mọi vật trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Họ hiểu rằng mọi hành động đều sinh ra nghiệp quả. Họ hiểu rằng chính mình chịu trách nhiệm cho tất cả những gì xảy ra cho mình. Họ hiểu rằng tất cả đều là ảo ảnh, không có gì để nắm giữ, không có gì để được hay mất.

Tất cả những nguyên tắc và những pháp môn mà Ðức Phật đã dạy đều hợp lý và thực tế. Giáo lý của ngài là một kho tàng quý báu của loài người, là tinh túy của các neàn văn hóa thế tục cũng như các nền văn hóa tôn giáo của chúng ta. Trí huệ Phật là sự hoàn hảo của vũ trụ, có thể khả năng giải quyết một cách hoàn hảo tất cả những vấn đề của chúng ta.

Chúng ta cần phải thực hành lòng tốt và sự hiền từ với người khác và không vị kỷ. Chúng ta cần phải nhập vào trạng thái an lạc và thanh tịnh của bậc giác ngộ. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ mang lại sự hiểu biết, sự thức tỉnh, và hòa bình đích thực cho thế giới cũng như cho toàn thể vũ trụ.

(Theo tài liệu của TT Wu Ling, đệ tử của HT Tịnh Không)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]