Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04_Đại Sư Pháp Chiếu (747-821) Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ (747-821)

06/11/202407:22(Xem: 365)
04_Đại Sư Pháp Chiếu (747-821) Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ (747-821)
tu to phap chieu-2

Lược Truyện 
Đại sư Pháp Chiếu Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ
(747-821)

Đại sư Pháp Chiếu (747-821), họ Trương, Cao tăng thời nhà Đường, Tổ thứ 4 của Tông Tịnh Độ ở Trung Quốc. Một đời của Đại sư có nhiều sự tích thần kỳ vi diệu, thù thắng, nay chọn mấy điều lược thuật như sau: 

Đại sư thuở nhỏ xuất gia làm Tăng, ban đầu ở chùa Đông Lâm ở Lô Sơn chuyên tu niệm Phật Tam Muội. Một hôm sau khi sư nhập định vào thế giới Cực Lạc, thấy có vị tăng đứng hầu bên Phật. Khi Đại sư đến, Phật A Di Đà nói rõ, mới biết vị tăng đó là Đại sư Thừa Viễn ( Tổ thứ 3 Tông Tịnh Độ) ở Hoành Sơn. Sau khi xuất định, Đại sư liền đến Hoành Sơn ở Hồ Nam, dưới núi gặp Đại sư Thừa Viễn y phục giống ở trong cảnh Cực Lạc mà sư thấy,  liền bái Đại sư Thừa Viễn làm Thầy. Tại Hoành Sơn, Đài Đi Đà Đạo Tràng Bát Chu tinh tấn tu Tịnh Nghiệp. 

Niên hiệu Đại Lịch thứ 2 ( 767), thời nhà Đường, khi Đại sư tu hành ở Hoành Sơn Nam Nhạc, một hôm sáng sớm ăn cháo, bỗng nhiên thấy trong bát hiện rõ cảnh giới: Trong núi có một ngôi chùa, bảng chùa đề chữ bằng vàng “ Đại Thánh Trúc Lâm Tự”. Hai vị Bồ Tát đang giảng kinh thuyết pháp, đại chúng vây quanh nghe pháp. Cảnh giới này Đại sư thấy nhiều lần, bấy giờ thỉnh giáo Đại Đức, có một vị tăng quá khứ qua Ngũ Đài Sơn sau khi nghe nói:” Đây đúng là Ngũ Đài Sơn”. Đại sư liền phát tâm sáng sớm lễ Ngũ Đài Sơn. Nhưng có quá nhiều chướng duyên, chưa thể đến lễ được. 

Vào ngày hạ, Niên hiệu Đại Lịch thứ 4 (769), Đại sư mở đạo tràng Ngũ Hội Niệm Phật (1) tại chùa Hồ Đông ở Hàng Châu, vào ngày mùng 2 tháng 6 cảm được mây lành giăng che đạo tràng, trong mây hiện lầu gác, có mấy vị Tăng người Ấn, thân cao hơn trượng, tay cầm tích trượng đang lướt đi. Lại thấy Phật A Di Đà và Phổ Hiền, Văn Thù hai vị Bồ tát hiện thân sắc vàng, biến đầy hư không. Đại chúng tham dự pháp hội đều thấy rõ ràng, ai nấy đều hớn hở vui mừng, đốt hương chiêm ngưỡng đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hồi lâu mới biến mất.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 5 (770), Đại sư đến Ngũ Đài, cảnh tượng trông thấy hoàn toàn giống với cảnh giới mà Đại sư thấy trong bát, sau được hào quang Phật phóng xuống dẫn đường đến chùa Đại Thánh Trúc Lâm. Khi vào chùa, thấy hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền đang giảng kinh thuyết pháp có cả vạn người cung kính lắng nghe, Đại sư cũng tham gia vào hội chúng để lắng nghe pháp. 

Lập tức, Đại sư lên phía trước cung kính đảnh lễ thỉnh giáo:” Hiện tại thời kỳ mạt pháp (Triều Đường là kỳ đầu của mạt pháp), căn tánh chúng sanh không như xưa, nên cần nương pháp môn nào để tu? Bồ tát Văn Thù bảo Đại sư rằng:” Tu pháp môn niệm Phật là thích hợp nhất”. Đại sư hỏi:” Nên niệm Phật thế nào “? Bồ tát Văn Thù khai thị:” Ở phía Tây thế giới này, có Phật A Di Đà, nguyện lực của Đức Phật đó không thể nghĩ bàn, ông nên niệm liên tục khiến không gián đoạn, sau khi mạng chung, nhất định vãng sanh, không còn thoái chuyển.”

Bồ tát Văn Thù đích thân truyền trao pháp môn niệm Phật đến Ngũ Hội Niệm Phật này. Đáng tiếc là Ngũ Hội Niệm Phật ở thời mạt pháp chỉ truyền được 500 năm, hiện đã tuyệt dứt âm hưởng. Khai thị xong, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền đồng đưa tay vàng xoa đảnh Đại sư và thọ ký cho Đại sư rằng: “ Ông nhờ niệm Phật, không bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Nếu các thiện nam tử mong nhanh thành Phật, không bỏ qua niệm Phật thì có thể chóng chứng Vô Thượng Bồ Đề”. Đại sư sau khi nghe nghi hoặc được đoạn trừ, hớn hở vui mừng, làm lễ lui ra. 

Sau khi xuống núi, dọc đường Đại sư ghi dấu hiệu, xoay đầu nhìn lại, chùa viện không còn, chỉ còn một dãy núi hoan vu, bấy giờ Đại sư mới biết đó là Bồ tát hóa hiện. Đại sư tinh tấn tu tông Tịnh Độ, càng siêng năng dụng công, thường hành Bát Chu Tam Muội, tự tu Ngũ Hội Niệm Phật, cũng đem pháp Ngũ Hội Niệm Phật dạy người tin nguyện niệm Phật. 

Đại Tông hoàng đế bấy giờ ở nội thành Trường An thường lắng nghe hướng Đông Bắc có tiếng niệm Phật, phái sứ giả đến khu vực Thái Nguyên, Tây Sơn, xem Đại sư ở đó hoằng dương Phật pháp. Đại Tông xuống chiếu mời Đại sư vào cung, phong làm Quốc sư, dạy cho người trong cung tu Ngũ Hội Niệm Phật. 

Sau đó, vào Niên hiệu Hưng Nguyên thứ 1 (784), Đức Tông Hoàng Đế cũng thỉnh Đại sư vào cung dạy Ngũ Hội Niệm Phật. Nhân đây Đại sư lại được tôn “ Ngũ Hội PhápSư “. 

Đại sư một đời chuyên tâm tu trì pháp môn niệm Phật, 10 phần tinh tấn, ngày đêm không có gián đoạn. Có hôm, bỗng nhiên thấy vị tăng người Ấn là Tôn giả Phật Đà Ba Lợi hiện ra trước, bảo Đại sư rằng” Hoa sen niệm Phật của sư đã thành tựu, qua 3 năm nữa, hoa sen lúc đó sẽ nở”. Sau 3 năm, đến thời gian dự định, Đại sư đến đại chúng cáo biệt:” Ta đi”. Nói xong, Đại sư ngồi ngay ngắn viên tịch, sau khi vãng sanh, Đức Tông ban cho Đại sư thuỵ hiệu là:” Đại Ngộ Hoà Thượng.”

Niên hiệu Vĩnh Thái thứ 1 (765), Đại sư ở Trường An( Nay là Tây An) nơi Viện Tịnh Độ của chùa Chương Kính, y “ Kinh Vô Lượng Thọ” soạn “ Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Lược Pháp Sự Nghi Tán”(1 quyển), “Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hạnh Nghi” ( 3 quyển), giới thiệu tường tận pháp môn Ngũ Hội Niệm Phật Tịnh Độ do sư đề xướng, dẫn dắt. Ngoài ra còn có “ Đại Thánh Trúc Lâm Tự Ký”( 1 quyển).

Đại sư một đời ngôn truyền thân giáo, đáng là bậc mô phạm của hành giả Tông Tịnh Độ. Đạo hạnh công phu tu hành của Đại sư,  thật xứng đáng với danh hiệu của một bậc Tổ sư. Vì vậy Đại sư được tôn làm Tổ thứ 4 của Tông Tịnh Độ.



Tu Viện An Lạc, California, 12:00 khuya, 03-11-2024

Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch)


——————

(1)Ngũ Hội Niệm Phật (五會念佛) Cũng gọi Ngũ hội chân thanh. Năm hội niệm Phật do ngài Pháp chiếu đời Đường phỏng theo sự miêu tả gió thổi cây báu phát ra 5 thứ âm thanh trong kinh Vô lượng thọ mà sáng lập pháp môn Năm hội niệm Phật làm cho kẻ tăng người tục ham thích cảnh Tịnh độ. Nghi thức này thường lựa chọn 1 số vị xuất gia, tại gia có giọng hay, tiếng tốt, họp tập lại, uy nghi tề chỉnh, chia làm 5 hội, dựa theo 5 âm điệu cao thấp, nhanh chậm mà niệm Phật. Hội thứ nhất niệm chậm rãi, âm điệu trầm bình; hội thứ 2 cũng niệm chậm rãi nhưng âm điệu cao hơn; hội thứ 3 niệm không chậm không nhanh; hội thứ 4 niệm nhanh dần; hội thứ 5 niệm nhanh hơn. Năm hội niệm Phật này có năng lực: Trừ 5 khổ, dứt 5 cái(phiền não), cắt đứt 5 đường, tịnh hóa 5 mắt, đầy đủ 5 căn, thành tựu 5 lực, được giác ngộ, đủ 5 giải thoát, mau chóng thành tựu 5 phần pháp thân...





Tu To Phap Chieu
淨宗四祖法照大師略傳




法 照大師(公元747~821年),俗姓張,唐朝高僧,中國淨土宗第四代祖師。大師一生有許多神奇殊妙的感應事蹟,今揀幾則略述如下。

大師少時出家為僧,初於廬山東林專修念佛三昧。一天入定後進入極樂世界,看到有位僧人侍立佛側,大師得到阿彌陀佛明示,知道這位僧人是衡山承遠大師(淨宗三祖)。大師出定後立即前往湖南衡山,在懸崖下見到承遠大師,與極樂世界所見到的衣服形狀一模一樣,於是拜承遠大師為師,在衡山彌陀台般舟道場精修淨業。

唐代宗大曆二年(公元767年),大師在南嶽衡山修行時,有天早晨吃粥,忽然看到缽裡面清清楚楚現了一個境界:一座山裡面有一個寺院,匾額題「大聖竹林寺」金字。兩位菩薩在講經說法,大眾圍繞聽經。這樣的境界,大師見了多次,於是請教大德,有一位去過五台山的僧人聽後說:「這應該是五台山。」大師便發心朝禮五台山。然障緣甚多,未能成行。

大曆四年(公元769年)夏天,大師在衡州湖東寺啟建五會念佛道場,六月初二日感得祥雲彌漫道場,雲中現出樓閣,有幾位梵僧,身高丈餘,手持錫杖在行走。又見阿彌陀佛與普賢、文殊兩位菩薩現金色身,遍滿虛空。參與法會的大眾都清楚的看到,個個歡喜踴躍,焚香瞻禮。這種情景過了很久才消失

大曆五年(公元770年),大師到達五台,看到的景致真的跟缽裡所見的境界完全一樣,後蒙佛光引導下,真找到大聖竹林寺。於是進入寺院,看見文殊、普賢兩位菩薩正在講經說法,有一萬多人在恭聽,大師也加入其中聽了一座。

隨即,大師恭敬頂禮上前請教:「現在末法時期(唐朝是末法初期),眾生根性不如以往,應當修什麼法門比較可靠?」文殊菩薩就跟大師講:「修念佛法門最為穩當。」大師問:「當云何念?」文殊菩薩開示:「此世界西,有阿彌陀佛,彼佛願力不可思議,汝當繼念,令無間斷,命終之後,決定往生,永不退轉。」且親授念佛方法,這就是五會念佛。可惜五會念佛在末法只傳五百年,現已絕響。開示完畢,文殊菩薩與普賢菩薩共同舒展金臂摩大師頂,為大師授記:「汝以念佛故,不久當證無上正等菩提。若善男子等,願疾成佛者,無過念佛,則能速證無上菩提。」大師聽後除掉所有疑惑,歡喜踴躍,作禮而退。 下山之後,大師沿路做記號,正在做記號,回頭一看,寺院沒有了,一片荒山,於是覺悟到這是菩薩化現。大師精修淨宗,用功尤勤,常行般舟三昧,自修五會念佛,也以五會念佛之法教人信願念佛。當時的代宗皇帝在長安城內常常聽聞東北方有念佛聲,派遣使者找到山西太原地界,看到大師在那裡弘揚佛法門。代宗於是下詔書,迎大師入宮,封為國師,教宮人修五會念佛。之後的德宗皇帝於興元元年(公元784年)也請大師入宮中教五會念佛,因此大師又被尊為「五會法師」。

大師一生專心致志修持念佛法門,十分精進,日夜沒有間斷。有一天,忽然梵僧佛陀波利尊者現前,對大師說:「你的念佛蓮華已經成就,再過三年,蓮華就要開了。」三年後,到了預定蓮華開的時候,大師就向大眾告別:「吾行矣!」說完,端坐而逝,往生後德宗敕大師謚號「大悟和尚」。

永泰元年(公元765年),大師在長安(今西安)章敬寺的淨土院,依《無量壽經》撰寫《淨土五會念佛略法事儀贊》(一卷),還撰寫了《淨土五會念佛誦經觀行儀》(三卷),更為詳盡系統的介紹了他所倡導的淨土五會念佛法門。此外還著有《大聖竹林寺記》一卷。

大師一生言傳身教,堪為淨宗行者之榜樣。其德業功行,實不愧一代祖師之榮稱,因此被尊為淨宗四祖.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 4122)
Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường
29/09/2011(Xem: 4036)
Chữ “nhẫn” trong chữ Hán được viết như sau: 刃 (nhận) +心 (tâm) = 忍 Chữ 刃 (nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết Chữ 心 nghĩa “tim”, chữ tâm được dùng rất phổ biến như tâm cảnh心境, tâm địa心地 nghiên cứu về hiện tượng ý thức gọi là tâm lý học 心理學, Phật học thì thượng gọi vạn pháp duy nhất tâm, gọi tắc duy tâm 唯心
22/09/2011(Xem: 4487)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh.
15/09/2011(Xem: 4406)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
14/09/2011(Xem: 4964)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
13/09/2011(Xem: 4605)
Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.
02/09/2011(Xem: 6659)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
30/08/2011(Xem: 5572)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.
25/08/2011(Xem: 7376)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự Thật – Tương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
25/08/2011(Xem: 6302)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]